Hai người chạm cốc uống một hơi cạn sạch, Vô Tấn rót rượu cho hắn, Trương Dung vội đoạt lấy bầu rượu:
- Để ta.
Hắn rót rượu cho Vô Tấn, vừa cười vừa hỏi:
- Tước cao tất có chức cao không biết hoàng thượng phong cho ngươi chức vị gì?
Vô Tấn cười nói:
- Hôm nay đã phong quân chức.
- Đợi đã nào.
Trương Dung ngăn lại cười nói:
- Để ta đoán một phen.
Hắn trầm ngâm một thoáng rồi nói:
- Đã phong cho ngươi làm Lương quốc công thì hiển nhiên muốn ngươi đi Tây Lương phát triển, nhưng ngươi niên kỷ còn nhỏ, cho nên hẳn là phó đô đốc, ta đoán không sai chứ?
Vô Tấn lắc đầu:
- Không phải đi Hà Lũng đại nhân đoán sai rồi.
Trương Dung ngạc nhiên:
- Vậy đi đâu?
- Vẫn quay trở lại Đông Hải quận, hoàng thượng phong cho ta làm Sở Châu tổng quản phó đô đốc.
Trương Dung thật sự ngây người hắn ngơ ngác nhìn Vô Tấn, sau nửa ngày mới từ từ nói;
- Ngươi có biết Sở Châu thủy quân đô đốc là ai? Có bao nhiêu đội thuyền binh lực ra sao không?
- Ta đúng là không biết.
Vô Tấn vội vàng hỏi:
- Những chuyện này ta rất muốn biết, Trương đại nhân có thể nói được không?
- Ta cho ngươi biết, Sở Châu thủy quân có năm thủy quân phủ, hơn hai vạn người phân bố ở duyên hải Đông Hải, nhan môn ở Giang Ninh phủ, Sở Châu thủy quân đô đốc chính là Sở vương ở phía xa, mà thực quyền chính là phó đô đốc Dương Tụng, người cưới tộc muội của Thân Quốc Cữu, là tâm phúc của Thân Quốc Cữu, hắn và ta cũng giống nhau, tháng sau là mãn khóa, triệu hồi về kinh, Sở Châu thủy quân cho tới giờ vẫn là thế lực của Thân Quốc Cữu, chúng ta đều cho rằng sẽ do một tâm phúc của Thân Quốc Cữu đến đảm nhiệm không ngờ lại là ngươi, thật là bất ngờ, hoàng thượng lần này làm như vậy là có dụng ý gì?
Trương Dung nói cũng khiến cho Vô Tấn lắp bắp kinh hãi, hán vẫn cho rằng Thủy quân phó đô đốc là một chức quan nhàn tản hoàng thượng sẽ không cho một người mười tám tuổi như mình có thực quyền, không ngờ Thủy quân đại đô đốc Sở châu lại là Sở vương như vậy hắn thực tế là người cầm quyền, chấp chưởng hai vạn quân ở Sở châu? Cứ như thế mà cướp đi địa bàn của Sở vương, hoàng thượng có ý gì đây?
Hắn thật sự muốn hồ đồ, hắn một mực nghĩ tới dụng ý của hoàng đế không cho hắn đi Hà Lũng chính là đánh một đòn tới Thân Quốc Cữu, muốn cho hắn gây thù chuốc oán với Thân Quốc Cữu sao?
Hắn lần này hộ tống thuế ngân đông cung vào kinh, hoàng thượng khẳng định cũng biết, nhìn biểu hiện kia xem hắn là người của thái tử đông cung có lẽ muốn cho hắn tự gây thù hằn với Thân Quốc Cữu, đem Lương vương hệ trở thành địch nhân của Thân Quốc Cữu, như vậy chẳng phải là tiện nghi cho thái tử sao?
Mọi chuyện không đơn giản như vậy Trương Dung tựa hồ nghĩ tới chuyện gì đó liền cúi đầu trầm tư hắn bỗng nhiên uống cạn chén rượu rồi nói với Vô Tấn:
- Ngươi có đồng ý đi gặp cha ta một lần không? Có thể ông ấy cho ngươi một lời giải thích.
Phụ thân của Trương Dung tên là Trương Tấn Tiết chính là hữu tướng trung thư của Đại Ninh vương triều kiêm lại bộ thượng thư, là quan lớn số hai trên triều sau Thân Quốc Cữu, trên thực tế nếu như Thân Quốc Cữu không có nhân tố hoàng thân thì Trương Tấn Tiết là quyền thần số một.
Vô luận tư lịch hay xuất thân Thân Quốc Cữu đều thấp hơn Trương Tấn Tiết một bậc, hơn nữa Trương Tấn Tiết nắm thực quyền, Thân Quốc Cữu nắm tài quyền, Thân Quốc Cữu không thể so sánh với Trương Tấn Tiết, chỉ là so sánh thế lực địa phương thì Trương Tấn Tiết không bằng Thân Quốc Cữu.
Trương Tấn Tiết năm nay ngoài năm mươi tuổi, phụ thân của hắn là tướng quốc Trương Gia Dịch, bản thân của hắn năm hai mươi tuổi đã đậu thám hoa, từ huyện lệnh mà đi lên, từng bước được thăng thành trung thư lệnh, lại bộ thượng thư, tư lịch cực kỳ hùng hậu.
Trương Tấn Tiết dáng người trung đẳng, từ bên ngoài nhìn vào thậm chí còn có phần gầy yếu, hắn tuy tướng mạo xấu xí nhưng bất cứ động tĩnh gì trên triều đình đều không qua được mắt hắn.
Trương Tấn Tiết có hai trai hai gái, hai đứa con gái đều đã xuất giá, con trai trưởng là Trương Quần đảm nhiệm thứ sử Trần Lưu quận, thứ tử là Trương dung, là huyện lệnh Duy Dương.
Hôm nay thân thể của Trương Tấn Tiết không được khỏe buổi trưa về nhà nghỉ ngơi, trong thời gian này triều đình không có chính vụ đại sự gì ngược lại đấu tranh quyền lực khắp nơi lại phức tạp, Trương Tấn Tiết trong lòng rõ ràng lần này đấu tranh quyền lực nổ ra vào việc đông cung áp giải thuế ngân vào kinh, sau đó là tới hổ phù án.
Hai chuyện này có vẻ không tương liên gì với nhau nhưng nếu lưu tâm quan sát thì bên trong còn có một vòng liên hệ đó là Lan Lăng quận vương xuất hiện tại Yển Sư huyện trở thành yểm hộ thuế ngân cho đông cung.
Mà hổ phù án Lan Lăng quận vương lại dính líu vào trong đó hơn nữa còn là nhân vật mấu chốt, Trương Tấn Tiết căn cứ vào kinh nghiệm chính trị vài chục năm phán đoán, hắn cho rằng hạch tâm đấu tranh là tranh giành thế lực của Lương vương hệ.
Bất luaaj là Thân Quốc Cữu ngầm hạ sát thủ hay là thẳng thắn làm thái tử đối với hổ phù án vô cùng quan tâm đặc biệt, kỳ thật tất cả đều muốn lôi kéo thế lực của Lương vương vào trận doanh của mình để cho mình sử dụng.
Trương Tấn Tiết cũng thừa nhận thế lực của Lương Vương hệ thực khiến cho người ta tâm động hai mươi vạn đại quân Tây Lương một mực nắm giữ ở trong tay của Lương vương hệ, đó là mấu chốt khiến cho Đại Ninh vương triều được yên ổn ở biên cương, cũng là quân đội duy nhất mà hoàng đế trực tiếp khống chế.
Thái tử cùng với sở vương, bất kể là ai đoạt được ủng hộ của thế lực Lương vương đều có một bước tiến dài trong việc tranh đoạt ngôi vị hoàng đế, thế nhưng mà thái độ của hoàng thượng thì sao?
Trương Tấn Tiết chú ý tới ,hoàng thượng từ đầu tới cuối không tỏ thái độ, thậm chí còn đặt mình ở ngoài sự suy xét điều này khiến cho Trương Tấn Tiết cảm thấy vô cùng quỷ dị.
Mãi cho tới sáng sớm ngày hôm nay ở trong cung đột nhiên truyền ra ý chỉ, phong cháu trai của Lan Lăng quận vương Hoàng Phủ Vô Tấn làm Lương quốc công, Trương Tấn Tiết bỗng nhiên ý thức được hoàng thượng đã xuất thủ.
Hoàng thượng cảnh báo thái tử và Thân Quốc Cữu ai cũng không được có chủ ý với quân ở Hà Lũng, tuy nhiên Lan Lăng quận vương chỉ có một cháu trai là Hoàng Phủ Trác con của Hoàng Phủ Võ Thực, bây giờ lại hiện ra Hoàng Phủ Vô Tấn khiến cho người ta cảm thấy khó hiểu.
Hắn đang ở trong thư phòng tự đánh giá điều này thì bỗng nhiên thấy Trương Dung ở ngoài cửa gọi:
- Phụ thân hài nhi có thể vào không?
- Vào đi.
Trương Dung đẩy cửa tiến tới, quỳ xuống lễ bái:
- Hài nhi thỉnh an phụ thân.
Trương Tấn Tiết đối với hai đứa con trai đều vô cùng ưa thích dĩ nhiên hơi thích tiểu nhi tử hơn, tiểu nhi tử từ nhỏ lớn lên tuy giống mẫu thân nhưng tính cách lại giống hắn, trầm ổn khôn khéo, có chút thu liễm.