Tuy rằng lưu tặc đã chiếm được Thông Châu, cũng đã lưu lại hai ngàn quân trấn thủ, nhưng đám quân này đang chấp hành cuộc "Vận động tinh thần" truy gian trợ quân lương, tuyệt đại bộ phận nhân sự đã được phái ra ngoài bắt giữ mấy kẻ thổ hào xấu xa ở bốn phương tám hướng, trên bến thuyền chỉ để lại mấy chục người trông coi, thủ vệ vô cùng lơi lỏng.
Hơn hai trăm quan quân của Vương Phác lưu lại còn có mười chiếc thuyền lớn đậu trên bến thuyền. Bởi vì thân phận hiện tại của bọn họ là thuyền phu của tào bang (tào là vận chuyển bằng đường thủy), nên lưu tặc không có làm khó những kẻ "tào bang" khốn khổ này, tuy nhiên hai ngàn thạch lương trên thuyền lại bị lưu tặc trưng hết rồi.
Tướng lĩnh thủy sư Trương Nhan Lân và Lý Ngang dưới trướng Hoàng Đắc Công hằng ngày đều này nỉ đám lưu tặc, ra sức cầu xin bọn chúng trả lại lương thực, nói tào bang bọn họ chỉ là phụ trách vận chuyển lương thực mà thôi, nếu lương thực không được vận chuyện đến bến thuyền thì sẽ bị đuổi việc, "tào bang" của bọn họ phải bồi thường gấp đôi lương thực, đây chẳng phải là bức người ta đến tuyệt lộ hay sao?
Khi bọn Vương Phác chạy trốn đến bến thuyền Thông Châu theo đường bộ, lưu tặc thủ ở bến thuyền bị hai tên Trương Nhan Lân và Lý Ngang đến quấy rầy liên tục, nên trốn mất, nhắm mắt làm ngơ, nên bọn Vương Phác không tốn chút sức đã lên được thuyền vận tải. Đợi mười chiếc thuyền vận tải đi rồi, lưu tặc thủ vệ bến thuyền cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm, thầm nghĩ cái đám khó ưa này cuối cùng đã đi rồi, thế giới này đã thanh tịnh.
Lên được thuyền, Vương Phác ra lệnh cho ba trăm tướng sỹ quan quân dốc hết sức đẩy thuyền nam hạ, một mặt lại thả bồ câu đưa thư để đưa tin về Nam Kinh, nói Thái Tử đã được cứu ra, trong vòng nửa tháng nhất định sẽ trở về Giang Nam!
Nam Kinh.
Tổng đốc Phượng Dương Mã Sỹ Anh đã tỏ thái độ, nói rằng nước không thể một ngày không có vua, đốc thúc quan viên Nam Kinh sớm ngày lập tân quân, mau chóng phát lương cho hai mươi vạn đại quân trú thủ Giang Bắc! Việc Mã Sỹ Anh công khai tỏ thái độ đã cổ vũ cực kỳ nhiều đối với ý chí chiến đầu của người đảng Đông Lâm, nỗi băn khoăn trong lòng Sử Khả Pháp cũng biến mất.
Sau khi Mã Sỹ Anh tỏ thái độ một ngày, Lữ Đại Khí, Khương Viết Quảng cùng với đám người đảng Đông Lâm như Tiền Khiêm Ích, Trương Phổ, Chu Tiêu, Trần Trinh Tuệ, Ngô Ứng Cơ tập trung ở nha môn Binh bộ (Phục xã hiệu xưng Tiểu Đông Lâm, có chung nguồn gốc với đảng Đông Lâm), cùng Sử Khả Pháp, Mã Sỹ Anh thương lượng việc lập tân quân.
Có sự ủng hộ của Mã Sỹ Anh, việc lập tân quân đã vào thế đã rồi, cho dù là Cao Hoằng Đồ, Tôn Truyền Đình phải đối cúng không làm được gì, trừ phi Tôn Truyền Đình dám mạo hiệm phát động binh biến đối đầu thiên hạ. Tuy nhiên, Sử Khả Pháp hiểu con người của Tôn Truyền Đình, Tôn Truyền Đình không phải là người không biết lo việc lớn. Quốc nạn lâm đầu, y sẽ không làm cái chuyện kẻ đau khổ người vui sướng đâu.
Sử Khả Pháp phát hiện Cao Hoằng Đồ và Tôn Truyền Đình không có mặt, nhìn tả hữu rồi nói:
- Cao đại nhân và Tôn đại nhân sao vẫn chưa đến?
Tả hữu trả lời:
- Đại nhân, ty chức đã phái người đi mời rồi, nhưng gia đinh của hai vị đại nhân nói, Cao đại nhân và Tôn đại nhân đều đã ngã bệnh.
Sử Khả Pháp ngạc nhiên nói:
- Đều đã ngã bệnh?
- Nào có chuyện trùng hợp như thế?
Chu Tiêu vừa được bổ nhiệm vào Lễ bộ làm Chủ sự lạnh lùng nói:
- Sớm không bệnh muộn không bệnh, hai người lại phải bệnh cùng một ngày hôm nay. Hừ, Cao Hoằng Đồ và Tôn Truyền Đình rõ ràng là đang cố ý đùn đẩy trách nhiệm! Giờ đây quốc nạn lâm đầu, hai người này không lo suy nghĩ dốc sức vì triều đình, mà lại vì tư lợi cá nhân không nhìn đại cục, thật là đáng xấu hổ.
- Chu đại nhân.
Sử Khả Pháp cau mày nói:
- Xin đừng chỉ trích sau lưng. Nhân phẩm của Cao đại nhân và Tôn đại nhân bổn quan vẫn biết, bọn họ tuyệt không phải là người như thế.
Mã Sỹ Anh nói:
- Nếu là như vậy, chúng ta không đợi Cao đại nhân và Tôn đại nhân nữa.
- Mã đại nhân nói rất đúng.
Lễ bộ Thị lang tân nhậm Tiền Khiêm Ích vuốt râu, vui vẻ nói:
- Cao đại nhân, Tôn đại nhân lo lắng việc nước mà ngã bệnh, chúng ta càng phải gánh vác việc nước nặng nề mới đúng.
- Được rồi.
Sử Khả Pháp gật gật đầu, nói:
- Trước mắt có hai vị phiên vương đang ngụ tại Nam Kinh, lần lượt là Phúc Vương và Lộ Vương
- Đương nhiên là phải lập Lộ Vương.
Sử Khả Pháp chưa dứt lời, Chu Tiêu liền cắt ngang:
- Lộ Vương là người có tài lại sáng suốt, ai ai cũng biết, mà Phúc Vương lại không nổi danh, hạ quan cho rằng hãy lấy hiền tài làm trọng.
Chu Tiêu vừa dứt lời, Tiền Khiêm ích, Trương Phổ và người của đảng Đông Lâm đều gật đầu.
Lộ Vương Chu Thường quả thật tài đức sáng suốt hơn Phúc Vương Chu Do Tung sao? Khó mà nói được!
Nhưng có một chuyện có thể xác định, nếu Thái Tử Chu Từ Lãng và Vĩnh Vương Chu Từ Quýnh, Định Vương Chu Từ Chiếu đều gặp bất hạnh, vậy thì Phúc Vương Chu Do Tung phải là người đầu tiên kế vị Hoàng Đế Đại Minh!
Hồng Vũ Đế có quy định rõ ràng đối với việc thừa kế ngôi vị Hoàng Đế:
- Cha chết con kế vị, Huynh chết đệ lên ngôi, có đích lập đích, không đích lập trưởng!
Luận về huyết thống, Phúc Vương Chu Do Tung là cháu nội của Vạn Lịch Đế, mà Lộ Vương Chu Thường Phương chẳng qua chỉ là cháu họ của Vạn Lịch Đế, hơn nữa còn lớn hơn một đời so với Sùng Trinh Đế, ngôi vị Hoàng Đế Đại Minh không thể nào đến lượt Lộ Vương Chu Thường Phương thừa kế.
Người của đảng Đông Lâm muốn lập Lộ Vương Chu Thường Phương là có nguyên nhân, bởi vì lão Phúc Vương Chu Thường Tuân và người Đông Lâm có ân oán.
Vạn Lịch Đế vốn dĩ tính lập Chu Thường Tuân làm Thái Tử, có thể mượn thế rồng, người đảng Đông Lâm do Tả Quang Đấu dẫn đầu lại lấy tổ chế "Có đích lập đích, không đích lập trưởng" mà nói, phải ép Vạn Lịch Vương lập trưởng tử Chu Thường Lạc làm Thái Tử cho bằng được. Cuộc tranh đấu quân thần này cuối cùng là người đảng Đông Lâm thắng lợi mà chấm dứt, vì vậy mà Chu Thường Tuân không trở thành Thái Tử.
Nếu như tiểu Phúc Vương Chu Do Tung làm Hoàng Đế, người đảng Đông Lâm lo lắng y sẽ lật lại vụ của lão Phúc Vương, lấy ân oán cũ của những năm Vạn Lịch ra mà làm khó người đảng Đông Lâm, cho nên mới đề xuất lập Lộ Vương Chu Thường Phương, còn cho Lộ Vương cái hư danh "hiền tài", dụng ý thật sự kỳ thực không thể cho ai biết.
Lúc người đảng Đông Lâm và Mã Sỹ Anh tập trung ở nha môn Binh bộ thảo luận việc lập tân quân, thì một con bồ câu đưa thư vỗ cánh bay vào các lâu hậu viện của hành dinh Đề đốc Yến Tử. Một đôi bàn tay trắng như tuyết đưa tay vào trong chiếc lồng tinh xảo, nhẹ nhàng lấy ra một ống trúc trên chân con bồ câu, xoay nhẹ mở ra, lấy ra một cuộn giấy nhỏ ở bên trong.
Chủ nhân của cái cổ tay trắng muốt đó mở cuộn giấy ra vội vàng kích động hô to:
- Ngọc Nhi, mau bảo người đánh xe, lập tức đi phủ Tổng đốc.
Chủ nhân của chiếc cổ tay trắng muốt đương nhiên chính là Liễu Khinh Yên, chờ đợi mười mấy ngày rốt cuộc đã chờ được tin tức của Vương Phác, Liễu Khinh Yên rốt cuộc cũng đã buông nhẹ tảng đá trong lòng.
Không đợi Liễu Khinh Yên rời khỏi hành dinh Đề đốc, Tôn Truyền Đình đã đích thân tìm đến cửa.
Trước khi Vương Phác đi có nói với Tôn Truyền Đình, có tin tức gì thì sẽ bảo Liễu Khinh Yên báo cho y đầu tiên. Mấy ngày nay, Tôn Truyền Đình gần như hằng ngày đều đến hành dinh Đề đốc, đợi tin tức của Vương Phác đến nỗi sắp phát điên rồi!
Vừa nãy có người truyền đến tin tức, Mã Sỹ Anh và người của đảng Đông Lâm tề tựu ở nha môn Binh bộ của Sử Khả Pháp, đang thương lượng việc lập tân quân. Xem ra lần này người đảng Đông Lâm quyết tâm muốn lập tân quân rồi. Nếu như Vương Phác không có tin tức truyền về, để cho người đảng Đông Lâm nấu gạo thành cơm, vậy thì tất cả đều sẽ muộn màng.
- Sao rồi?
Thấy Liễu Khinh Yên, Tôn Truyền Đình liền hỏi:
- Tiểu tử thối có tin tức gì không?
- Đã có tin tức.
Liễu Khinh Yên vui vẻ nói:
- Phò mã gia vừa mới truyền tin tức về, nói ngài đã cứu được Công Chúa điện hạ, Thái Tử, còn có hai vị tiểu Vương gia, trước mắt đã đi qua Thông Châu đang ngày đêm trở về Nam Kinh, có lẽ khoảng nửa tháng nữa sẽ có thể về đến!
- Còn phải nửa tháng?
Tôn Truyền Đình cau mày nói:
- Lần này tiểu tử thối quả thật là làm việc không trôi chảy.
Liễu Khinh Yên nói:
- Sợ là trong đó đã xảy ra sai sót gì đó, làm chậm trễ mà thôi.
- Không được.
Tôn Truyền Đình nói:
- Lão phu lập tức chuyển cáo tin tức này cho đám người Sử Khả Pháp, cho bọn họ biết Thái Tử còn sống, đang trên đường đến Nam Kinh!
Nói đoạn, Tôn Truyền Đình xoay người đi.
Lúc này, một âm thanh kiều mị từ ngoài cửa truyền vào:
- Tôn đại nhân, lúc này ngài tiết lộ tin tức cho người của đảng Đông Lâm, sẽ không ngăn cản được bọn họ lập tân quân, mà chỉ sợ sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của Phò mã gia và Thái Tử. Đừng quên hiện tại toàn bộ Giang Bắc đều nằm trong tay của Mã Sỹ Anh.