Thành Lập Cộng Hòa Năm 1400

Chương 15



Họp! lại họp. Trước đây, cứ có vấn đề gì cần ý kiến của mọi người thì hội Liên Việt sẽ tổ chức họp. Nhưng như vậy quá mất thời gian, không thể nào bộ phận nào đó có vấn đề lại bắt mọi người bỏ dở công việc để đi họp được. Bởi vậy, từ tháng trước, hội Liên Việt đã đưa ra quy chế mới, 1 tuần họp 1 lần, vào ngày thứ 7. Mọi vấn đề có thể mang ra nghiên cứu vào hôm đó. Và hôm nay chính là ngày thứ 7. Mạnh trước tiên mở miệng nói 1 câu chuyện cười



- Chào cả nhà. Đêm qua tớ có một giấc mơ, tớ mơ thấy chúng ta đang họp thì Kiên chạy vào, nói “Tôi có 1 tin xấu và 1 tin tốt, tin xấu là chúng ta hết đồ ăn rồi, từ ngày mai chúng ta sẽ ăn lá cây. Tin tốt là lá cây có rất nhiều” Sau đó tớ thấy Stephen cầm dao nĩa đuổi theo lão Kiên, nước dãi chảy ròng ròng hô lớn: Ta không muốn ăn lá cây, ta muốn ăn thịt



Đúng lúc đó, Kiên đẩy cửa chạy vào hô lớn



- Ta có một tin xấu và một tin tốt...



Tất cả mọi người giật hết cả nẩy, quay ra nhìn lão Kiên. Mạnh nuốt nước bọt hỏi



- Không phải... liên quan đến lá cây chứ???



- Cái gì lá cây? – Kiên ngơ ngác



- Ha ha, không có gì. Lão nói xem có tin tốt và xấu gì nào?




- Tin tốt là ... chúng ta đã chế được pháo cối rồi, sử dụng đạn vôi sống



- Thật sao? Quả là quá tốt rồi – mọi người đều mừng rỡ. Có pháo cối tức là mọi người có thêm 1 phần sức mạnh



- Còn tin tức xấu?



- Tin tức xấu là chúng ta sắp bị tấn công bởi 2 vạn quân Chân Lạp và 5000 quân Chiêm.



- Cái gì? - Tất cả mọi người đều hốt hoảng. 2 vạn quân, đó là một con số lớn như thế nào. Tập trung cả hội liên việt lại chỉ có 150 người, mà đối phương có 25000 quân.



- Tin này chuẩn xác không? – Mạnh hỏi điều mà tất cả đều quan tâm



- Có lẽ không chuẩn, nhưng theo tổ tình báo và tổ trinh sát, bọn họ đã hợp binh ở Parang, đang phối hợp rèn luyện.



Lại có chiến tranh. Hội Liên Việt mới đến Thuận Hóa có một thời gian ngắn, nhưng nhờ dùng tài phú thu được khi buôn bán với nhà Minh và cướp bóc Hải tặc biển Đông để xây dựng, phát triển, lúc này Thuận Hóa đã là miếng ngon trong mắt của các quốc gia lân cận. Lần này quân Chiêm phối hợp quân Chân Lạp chuẩn bị làm một trận cướp bóc rồi rút về, nên cũng không sợ nhà Hồ trả thù. Không phải lần trước nhà Hồ cũng sai quân xuống đánh, cuối cùng bị đói phải lui về hay sao. Chỉ cần không ở lại cắm chốt ở Thuận Hóa, La Khải cũng chẳng sợ nhà Hồ trả thù



-----------



Chiến tranh, chiến tranh. Dân chạy nạn từ các làng mạc lân cận nhanh chóng được dồn hết về các phủ, các huyện, nơi có tường thành chắc chắn, có thể cung cấp cho họ nơi trú ẩn an toàn. Khi ra đi họ mang theo tất cả những gì ăn được, còn lại thì đốt sạch, phá sạch. Đây chính là kế sách vườn không nhà trống mà ban tham mưu đưa ra để chống giặc.



Trên khu đất trống rộng rãi ven biển, 1500 lính mới đứng xếp thành 50 cái đội hình hình vuông, 3 tháng huấn luyện gian khổ đã làm cho bọn chúng bớt chút ngây ngô của những anh nông dân chân đất, mà đã có chút sương gió của lính chiến sa trường. 50 tên tiểu đội trưởng đều là các thành viên của lực lượng vũ trang Liên Việt đứng phía trước, quay mặt lại đối diện với đội hình. Phía bên trái là tiểu đội pháo binh, tạm thời đều 40 tên sỹ quan pháo binh Liên Việt phụ trách, đều là những người có kiến thức tốt về hình học, toán học, hiểu cách sử dụng các loại thước ngắm.



Nam đứng trên cồn cát cao phía trước đoàn quân, trong lòng nổi sóng. Đây là lần đầu tiên có một người khác ngoài Mạnh cầm quân giao chiến, hơn nữa quy mô cũng lớn hơn những lần trước, lại có cả pháo binh phối hợp. Nam vô cùng hồi hộp, nhưng cũng vô cùng hưng phấn. Chỉ có gần 1600 người mà lại giao chiến với 25000 người, con số quả thật vô cùng khủng bố. Nhưng có 4 khẩu đại pháo và 6 khẩu pháo cối, lại thêm lính mới được trang bị nỏ Kiến Vằn, Nam cảm thấy thắng lợi đang nằm trong tầm tay



Nam hắng giọng, nói



- Anh em, bọn mọi rợ Chiêm thành và Chân Lạp sắp đến đây, cướp bóc của cải của chúng ta, làm nhục vợ con của chúng ta, chém giết người nhà của chúng ta. Chúng ta để mặc cho chúng hoành hành sao?




- Không!!! Không!!! – 1500 lính mới gào thét vang trời, khí thế như cầu vồng



Quả thật, trên khắp lãnh thổ Đại Ngu, Thuận Hóa, hai châu mới được gia nhập vào lãnh thổ vào cuối đời trần là hoang vu nhất. Nhưng ở đây cũng ít chịu ảnh hưởng bởi chế độ điền trang của nhà trần nhất, ít địa chủ nhất. Hội Liên Việt tiếp quản nơi đây, cũng thực thi nhiều chế độ mềm mỏng như miễn thuế đinh, chỉ thu thuế ruộng, mà cũng chỉ thu 10% sản lượng, nếu chả may có vấn đề, có thể khất nợ đến vụ sau. Lại đem các loại vải vóc đổi lấy lương thực dư thừa... Bởi vậy dân Thuận Hóa, chủ yếu là ở Châu Thuận, vì châu Hóa đa phần vẫn là dân Chăm, chỉ lập An Phủ Sứ để cai quản và chứng tỏ là đất của mình thôi, đều trở nên giàu có, nhà nào cũng có của ăn của để. Bởi thế nay có người muốn đụng đến của cải của gia đình họ, những lính mới này làm sao có thể để yên được



- Tốt lắm – Nam cười vừa lòng, lại hỏi tiếp – Vậy chúng ta phải làm gì?



- Giết!!! Giết!!! Giết!!!



-------------



Quả đúng như dự báo của tổ tình báo và tổ trinh sát, sau 1 tuần cọ xát, quân Chiêm và Chân Lạp đã hợp binh, bắt đầu tiến vào địa phận châu Hóa. An Phủ sứ Hóa Châu là Bình Khang chỉ có 400 vệ binh, một mặt lập tức sai người cấp báo với Liên Việt, mặt khác mang theo binh sỹ bảo vệ dân Việt lùi về huyện Hương Trà. Nhận được tin, ban tham mưu cũng cử Nam mang theo lính mới tiến về huyện Hương Trà.



Trên tường thành huyện Hương Trà, an phủ sứ Bình Khang nhìn bên ngoài đồn trại của quân Chiêm và Chân Lạp mọc lên như rừng, lo lắng hỏi quan trấn thủ Hương Trà là Ngọc Lễ



- Quân địch đông quá, theo ngài liệu quân của Hầu gia có đánh lui được kẻ thù không?



Ngọc Lễ khẽ lắc đầu, thở dài



- Khó lắm. Nghe nói hầu gia chỉ có 3000 lính, cho dù chiêu mộ nghĩa dũng quân cũng chỉ được hơn 2 vạn người, nhưng quân giặc đều là lão binh, có kinh nghiệm sa trường rồi, nghĩa dũng quân sợ rằng không chống cự được. Chỉ hy vọng hầu gia có thể cầm cự được đến ngày quân triều đình xuống cứu



- Điều này là không có khả năng. Nghe nói hầu gia và triều đình có mâu thuẫn, triều đình cũng vì thế mới phân đất Thuận Hóa này cho hầu gia – Bình Khang thở dài nói



Đúng lúc đó thì có tiếng tù và vang lên. Cổng doanh trại của liên quân Chiêm – Chân lạp từ từ mở ra, từ bên trong, quân địch tràn ra như kiến cỏ, nhốn nháo hướng về phía tường thành chạy đến. Đi đầu là đám cảm tử người Chân lạp, mặc quần ngắn, quấn xà cạp, để trần nửa người trên, vác thang mây chạy như bay. Quân Việt thủ thành dùng tên bắn, đá ném, nhưng cũng không cản được bước chân quân xâm lược. Chỉ trong chốc lát, quân Chân Lạp đã đến được hào nước bên ngoài thành. Những chiếc thang mây được ném xuống, tạo thành những cái cầu đơn giản. Những đội xung kích tiếp theo của quân Chiêm lao qua những cây cầu này, đem thang mây đặt sát vào chân tường thành. Quân thủ thành dùng cung bắn xuống, khiến quân Chân lạp không ít kẻ bị trúng tên té xuống hào, bị cọc nhọn đâm trúng, chết và bị thương vô số, máu chảy đỏ hồng cả mặt hào. Quân thủ thành cũng dùng những cây câu liêm cố gắng đẩy đổ thang mây, nhưng vừa đẩy ngã được 1 cái thì lại có cả chục cái khác bắc lên. Tường thành chỉ cao không đầy 10m, quân Chiêm và quân Chân Lạp chẳng mấy chốc mà đã lên được mặt thành, bắt đầu cùng quân nhà Hồ hỗn chiến. Chẳng mấy chốc, quân thủ thành tan tác, lá cờ ngũ sắc bị rơi trên mặt đất, nhầu nhĩ đầy vết máu...



----------



Quê Nãng, người Thanh Hóa, di cư vào Thuận Hóa cách đây 6 năm. Xứ sở này so với đất Thanh Hóa khắc nghiệt đầy gió lào, nắng biển thì khá hơn một chút, nhưng quanh năm làm lụng cũng chỉ đủ ăn, nộp các loại thuế má mà thôi. Nhưng từ mấy tháng qua, hội Liên Việt cải cách các kiểu, cuộc sống của mọi người mới bắt đầu khởi sắc, ai cũng để dành ra được một chút gì đó, không ít thì nhiều. Cuộc sống vừa mới tốt đẹp, quân Chiêm và Chân Lạp đã đến xâm lấn, ai mà chịu cho nổi. Quê Nãng lúc còn ở nhà đã nổi tiếng sức khỏe hơn người, nhưng sức ăn cũng kinh khủng. Xứ Thanh Hóa lắm nắng, nhiều gió không đủ sức nuôi hắn, nhà Trần lại có chính sách di dân vào Nam, Thanh Hóa liền dắt vợ con theo vào, hy vọng có thể kiếm được bữa ăn no. Hôm trước nghe có lính triều đình đến thông báo quân Chân Lạp và Chiêm Thành sắp đến xâm lấn, mọi người rút vào thành. Quê Nãng liền đưa vợ con rút về huyện thành Hương Trà. Nhìn những mảnh ruộng lúa xanh mơn mởn, những mái nhà rơm chìm trong lửa đỏ, giếng nước bị đổ thuốc độc, phân và nước tiểu các loại đục ngầu, hôi thối, Quê Nãng lại càng căm thù quân xâm lấn. Hắn dự định đem vợ con gửi lại nhà người quen, rồi đi đầu quân giết giặc. Nào ngờ vừa đến huyện thành hôm trước, hôm sau quân Chiêm đã vội công thành. Tiếng la ó, tiếng chém giết làm thức tỉnh người thanh niên trẻ tuổi đang trong giấc ngủ. Quê Nãng ôm vợ, ôm con, hôn mỗi người một cái thật sâu rồi khoác áo, mở cửa bước ra ngoài, bước lên con đường của một người anh hùng một đi không trở lại.



Bên ngoài lúc này vô cùng lộn xộn. Vô số người bồng bế nhau, mẹ gánh con, chồng dìu vợ, chạy về phía cửa Bắc. Có người hô to, có người khóc, Quê Nãng nghe mang máng quan quân đang cùng quân giặc đánh nhau ở cửa Nam, thế giặc to lắm, quan quân sắp không đỡ được rồi.




Nghe thế, hắn cứ lội ngược dòng người, hướng về phía cửa Nam mà đi. Chưa đi được mấy bước, hắn nghe có tiếng kêu cứu, tiếng cười dâm đãng trong một ngõ nhỏ. Quê Nãng nhíu mày, hướng về phía ngõ kia mà đi đến. Trước mắt hắn, trong ngõ, hai tên lính Chiêm để trần thân trên đang ép một cô gái vào tường, một tên đang cởi xà cạp, chuẩn bị làm trò đồi bại. Quê Nãng tức giận hét lớn 1 tiếng, cầm 1 cái đòn gánh nhặt được gần đó, phang mạnh vào đầu 1 tên giặc. Cái đầu nhỏ bé bị đập thụt hẳn vào trong cổ, đỉnh đầu vỡ toác, màu và óc tràn ra trông thật ghê tởm. Tên còn lại thấy thế, vừa định nhặt đao chém Quê Nãng, lại bị hắn dùng đòn gánh đập ngang lưng, gãy xương sống mà chết. Cô gái vừa được giải cứu quỳ trên đất ôm ngực khóc thút thít. Quê Nãng nhìn nàng nói:



- Thành sắp mất rồi, mọi người đang chạy về phía Bắc. Cô chạy nhanh may còn kịp.



Nói xong, Quê Nãng quay lưng tiến về phía Nam, để lại một bóng lưng to lớn trải dài trên đường. Cô gái nhìn theo bóng lưng dần khuất xa, lí nhí nói câu cảm ơn, rồi đội lên đầu chiếc nón thúng, quay lưng chạy về phía Bắc.



Trên đường đi, không thấy mấy xác của dân thường, chỉ có vài xác lính thủ thành và mấy xác giặc, như vậy quân giặc vẫn chưa lọt được vào thành, tình huống còn có chút khả quan.



Từ xa xa vọng lại tiếng chém giết, tiếng quát tháo... Quê Nãng nghĩ bụng tường thành đã ở trước mặt rồi, lại càng dồn sức cho bước chân. Qua ngã quanh cuối cùng, một cảnh chém giết như ở trong địa ngục hiện lên trước mắt hắn. Quân hai bên hỗn chiến từ dưới đất lên đến mặt thành. Thường xuyên có người bị đâm hoặc bị đá lộn cổ từ trên tường thành xuống. Một tên lính Chiêm chém cụt tay một người lính Việt, người này liền lao lên, ôm chặt hắn cũng ngã xuống thành. Một người lính việt đâm chết một tên lính Chiêm, chưa kịp tìm đối thủ tiếp theo đã bị mấy tên lính Chân lạp vây lại chém thành thịt vụn. Có người mạo hiểm dùng câu liêm đẩy đổ thang mây, lập tức bị xạ thủ Chân Lạp bắn thành con nhím.



Quê Nãng hét lên một tiếng “Quan quân tránh ra” rồi bê lấy một cái cối xay ném mạnh về phía quân Chiêm đang tụ tập. Rầm, cái cối nặng hơn hai trăm cân bay đến, đập đám quân Chiêm thành một đám máu thịt be bét. Hai tên lính Chiêm dùng giáo xông đến định đâm Quê Nãng, bị hắn ôm đầu đập vào nhau, vỡ tung như 2 quả dưa hấu, trắng đỏ trộn lẫn. Quê Nãng xách cổ hai tên này đập tới đập lui, đập ngã, đập chết vô số quân Chiêm. Một lá cờ của quân Việt bị chém gãy, rơi xuống từ trên tường thành. Quê Nãng vội tiến lên tiếp lấy, cầm trong tay hô lớn



- Các anh em. Vệ gia hộ Quốc! Giết!!!



Hô xong hắn dẫn đầu xông lên tường thành, bất kể tên lính Chiêm hay Chân lạp nào cản đường Quê Nãng đều bị hắn dùng bàn chân to đạp bay, hoặc bị hắn dùng cờ gạt ngã xuống đất



- Giết!!! Giết!!! – một đám binh sỹ Việt hô lớn, mắt đỏ quạch, vung gươm múa đao theo Quê Nãng đánh lên tường thành



-------



Ráng chiều đã ngả về Tây, trên tường thành xác chất cao như núi. Có quân Việt, có quân Chăm, có lính Chân Lạp, có cả nghĩa quân. Cửa thành đã vỡ tung, một cánh cửa đã sập xuống, một cánh vẫn còn treo lủng lẳng. Phía sau cổng thành, một bóng người đồ sộ cầm lá cờ to ngũ sắc, chân đạp trên đám xác người, cả người ngập ngụa máu, thậm chí còn có mấy cái cuống mũi tên gãy, có lẽ là do hắn tự bẻ, hướng ra phía ngoài rỉ máu. Hắn tựa như ác ma trở về từ địa ngục, khiến cho xung quanh hắn chi chít quân Chiêm, quân Chân lạp cũng không dám tiến lên. Người này chính là Quê Nãng. Hắn đã chết rồi! Chết nhưng không hề gục xuống, vẫn đứng sừng sững như bức thành đồng ngăn chặn bước chân kẻ thù. Chết mà mắt không hề nhắm lại, cứ mở trừng trừng nhìn quân giặc dã man.



Ầm!!! Ầm!!! Tiếng nổ ầm ì vang như tiếng sấm vang lên. Từ phía xa, sau ngọn đồi thấp, một lá cờ hai màu vàng trắng, trung tâm có một con rồng đỏ dần dần xuất hiện, theo sau là mấy ngàn lính mới phủ Triệu Phong. Quân Liên Việt đã đến!!!