Ngẫm lại cho thấy, nếu Tào Tháo đã tín nhiệm Tào Bằng vậy thì chắc chắn sẽ không để hắn ở lại thành Tương Dương lâu. Dù sao Kinh Châu này tuy đã tỏ vẻ nguyện ý quy hàng nhưng vẫn chưa thật sự nắm vững. Tào Bằng làm sứ giả của Tào Tháo, cũng không dễ rời khỏi. Vậy thì Tào Tháo phái người đến bảo vệ Tào Bằng dường như cũng trở nên hợp tình hợp lí. Sau khi nghe Tào Bằng giải thích, lập tức tỏ ý sẽ phụ trách việc lương thảo cho Hổ Báo kỵ.
Sau đó, nàng lệnh Thái Hòa đi lấy lương thảo chuyển về doanh trại Hổ Báo kỵ.
Lại nhẹ nhàng hỏi Tào Bằng|:
-Hổ Báo kỵ đã đến, Tào công từ định tính toán thế nào?
Rất rõ, Thái phu nhân vẫn là hơi lo. Dù sao trong tay Tào Bằng còn có tám trăm lính đang đóng trong thành Tương Dương. Nếu chẳng may, tám trăm lính đó dũng cảm (tuy nàng không rõ lắm nhưng lại nghe đám người Văn Sính đề cập). tiếp tục giữ Tào Bằng trong thành, nàng có hơi không an tâm.
Tào Bằng nói:
-Ta sẽ dẫn tùy thân đi ra khỏi thành, đóng quân ngoài.
-Ồ...sao nhanh vậy?
-Phu nhân, Hổ Báo kỵ luôn ngang tàng kiêu ngạo, ta lần đầu nắm giữ Hổ báo kỵ, không thể kinh sợ.
Nếu không cùng bọn chúng, chỉ sợ quân Trung Lang Tướng khó có thể khiến Hổ Báo kỵ kinh sợ. Nghĩ cho dân chúng Tương Dương, trước mắt ta trấn thủ trong doanh.
Rõ ràng Thái phu nhân là không muốn Tào Bằng ở trong thành nhưng lại tỏ ra bô dáng muốn giữ lại.
Tào Bằng cười thầm trong lòng nhưng trong lời nói vẫn là thể hiện khách sao. Thái phu nhân cũng rất vui, sau khi giả vờ giữ lại một lần, mới tiễn Tào Bằng đi ra.
-Hữu Học sao phải trú ở ngoài thành?
Kỳ thật phu nhân hoàn toàn không muốn ngươi ra khỏi thành, chẳng qua…
Sau khi rời khỏi Châu phủ, Văn Sính không thể không khuyên bảo Tào Bằng. Nói thậtlòng, Văn Sính có cảm tình rất tốt đối với Tào Bằng. Không có sự hống hách đắc chí của tuổi thiếu niên, càng là khi đắc chí thì càng khiêm tốn, cung kính, tiến lùi vừa phải. Ở nơi oai đỉnh văn phong Kinh Châu này Văn Sính tuy là tướng võ nhưng lại rất được coi trọng với phong thái và lễ nghi đã được hun đúc sâu sắc. Thậm chí trong ấn tượng của y, Tào Bằng rất ít khi thất lễ. điều này cũng làm cho Văn Sính tăng thêm rất nhiều thiện cảm đối với Tào Bằng, càng không cần phải nói hai người bọn hắn còn là quen biết nhau đã lâu.
Lại qua việc Tào Bằng thăm hỏi Tư Mã Huy, từ Khi Tư Mã Huy giật dây bắc cầu, mối quan hệ giữa Văn Sính và Tào Bằng rất tốt.
Thứ nhất ý cũng kính nể tài học của Tào Bằng, thứ hai là Tào Bằng là người Nam Dương, có cùng tình yêu quê hương với y, càng không cần phải nói, y và Tào Bằng đã quen biết nhau từ mười năm trước. Khi hai người lần đầu tiên bàn thảo tại Nam Dương, Văn Sính nghe nói tin tức của Vương Mãnh, cũng vô cùng thổn thức.
Năm đó chia tay Tào Bằng ở Dương Sách, nhưng y thật không ngờ, có một ngày kia cậu bé lánh nạn sẽ có thành tựu như ngày hôm nay.
-Hữu Học, vẫn còn lo lắng lắm…
Sau khi về đến trạm dịch, Tào Bằng lệnh cho Khấu Phong thu dọn hành lý đồng thời phái người thông báo cho chồng của Lục Mạo. Văn Sính nhẹ giọng hỏi.
Tào Bằng do dự một chút rồi gật đầu.
-Lưu Yến thúc rộng lượng, là chính nhân quân tử, sao Hữu Học không…
Văn Sính không nói tiếp nhưng ý tứ cầu xin lại không cần nói cũng hiểu.
Tào Bằng sớm đã biết Văn Sính có thiện cảm với Lưu Bị, cho dù Lưu Bị nhân nghĩa thật, hay là giả rộng lượng, đối với Tào Bằng mà nói, ông ta là kẻ thù của Tào Tháo, cũng là kẻ thù của chính hắn. Thời tam quốc, anh hùng xuất hiện lớp lớp, vì tình cảm cá nhân mà khiến cho cuộc chiến thất bại, gây ra hậu quả nghiêm trọng chỗ nào cũng có. Tào Bằng sẽ không phạm sai lầm như thế! Nếu hắn có cơ hội, nhất định sẽ không bỏ qua Lưu Bị.
-Trọng Nghiệp, Lưu Huyền Đức đối nhân xử thế như thế nào ta không biết.
Hắn đừng tưởng ta muốn giết hắn là vì thù riêng. Thật sự ta và Lưu Bị cũng không xuất hiện cùng lúc với nhau nhiều lắm, dù có va chạm nhưng đa phần là vì việc công.
Nay Tào thừa tướng thống nhất phương bắc, thu phục Giang Nam, một ngày hai ngày sẽ xong.
Có thể trở thành địch thủ của Tào thừa tướng, chỉ lác đác mấy người, nhưng mà Lưu Bị lại là tai họa ngầm. Nếu ta không thể diệt trừ Lưu Bị thì Kinh Châu tất gặp họa..Trọng nghiệp ngươi nghĩ Lưu Bị sẽ ngồi xem Thừa tướng chiếm lĩnh Kinh Châu sao? Hắn nhất định sẽ không cho phép. Đến lúc đó, hắn sẽ không ngừng gây nên hỗn loạn ở Kinh Châu, kết quả xảy ra tất nhiên là chín quận mười tám huyện Kinh Tương sẽ kéo dài trong khói lửa chiến tranh, sinh linh đồ thán.
Ta không dám nói Tào thừa tường chắc chắn có thể làm cho Kinh Châu giàu có và đông đúc.
Nhưng tuyệt đối sẽ không làm cho Kinh Châu trở nên hoang vắng giống như Từ Châu năm đó.
Đôi khi Trọng Nghiệp không thể vì tình cảm cá nhân mà bịt hai mắt. Chẳng lẽ, Trọng Nghiệp ngươi muốn nhìn thấy bà con hương thân phụ lão ở Kinh Châu ly tán, trôi giạt khắp nơi sao?
-Việc này…
Văn Sính hít một hơi, rơi vào trầm tư.
Y kính trọng Lưu Bị nhưng mà không có nghĩa y sẽ coi thường việc Kinh Châu trở nên đống hoang tàn.
Tào Bằng nhắc đến Từ Châu, có thể được cho là vết xe đỗ. Đúng vậy nếu không giết chết Lưu Bị, Kinh Châu có thể có được an bình thật sao?
Nghĩ đến đây, Văn Sính bỗng nhiên nghiến răng một cái, từ trong người lấy ra một miếng binh phù.
-Hữu Học, dưới chân núi Vạn Sơn có một điền trang, là tài sản riêng của ta.
Bên trong điền trang có hai ngàn binh mã là binh riêng của ta, nay do con nuôi ta ta Văn Võ thống soái. Hữu Học cầm binh phù này tiến đến gặp con nuôi của ta.
Văn võ năm nay mới hai mươi tuổi, cũng làm quan.
Để hắn nghe theo sự điều khiển của Hữu Học cũng coi như là vì ngày sau. Về phần Phàn thành, ta tự phái người đi theo dõi.
Những năm cuối Đông Hán, giữ và nuôi tư binh không phải là chuyện gì lớn cả.
Đặc biệt là sau khi đã trải qua rối ren vì triều cương không thịnh, các nước chư hầu mọc lên như nấm, tuy nhiên tất cả những người có chút thân gia đều sẽ dự trữ và nuôi dưỡng tư binh để giữ tài sản cho mình. Tình hình ở phương bắc tốt hơn một chút, nuôi dưỡng tư binh chủ yếu tập trung ở khu vực Kinh Sở và Ngô Việt. Lúc trước, tiểu bá vương Tôn Sách Tôn Bá Phù luôn kiêu ngạo hống hách, nhưng đối mặt với sĩ tộc Giang Đông, rất nhiều khi cũng phải giữ thái độ khiêm tốn một chút.
Lúc sinh thời, Tôn Sách ngoài chinh phạt thiên hạ còn là lực lượng làm suy yếu sĩ tộc Giang Đông.