Chỉ nghe lời đánh giá này, có thể đoán ra Tào Bằng muốn nói đến người nào.
Khoái Chính không kìm nổi mỉm cười!
Lý Nghiêm, rõ ràng Tào Bằng muốn nói đến chính là Lý Nghiêm.
Thật ra, Khoái Chính hiểu rất rõ Lý Nghiêm, hơn rất nhiều so với Tào Bằng. Sự hiểu biết của Tào Bằng đối với Lý Nghiêm chỉ là dựa theo trí nhớ của kiếp trước. Hơn nữa cảm giác hắn đối với Lý Nghiêm kỳ thật không tốt lắm, cho nên theo bản năng, đối với Lý Nghiêm liền nảy ra ý bài xích. Về sau được biết Lý Nghiêm ngay tại Vũ Âm, lại thấy sự kênh kiệu của Lý Nghiêm, khiến Tào Bằng càng thêm không thích y.
Khác hẳnvớiKhoái Chính, mười sáu tuổi Lý Nghiêm đã bắt đầu đi làm, lúc đầu chỉ là một Huyện thừa lại. Từ một quan lại nhỏ cực kỳ bình thường, từng bước một đi lên, hiện nay đã là quan Chủ bộ, cần khoảng chừng thời gian là mười lăm năm. Tất cả quãng thời gian Lý Nghiêm làm quan, có thể đánh giá Lý Nghiêm chính là: xử sự giỏi giang. Có chuyện gì mà giao cho Lý Nghiêm làm, là có thể không cần phải bận tâm chi nữa.
Khoái Chính từng làm Huyện lệnh Cức Dương, hơn nữa lúc trước cũng có quan hệ mật thiết với các huyện.
Cho nên, Khoái Chính đối với Lý Nghiêm, kỳ thật không quá xa lạ.
Sau khi y đi tới Vũ Âm, cũng có nghe việc Lý Nghiêm gây khó dễ, nhưng thật ra cũng không có để ý lắm.
Đối với y, có bản lãnh, gây khó dễ cũng là việc chẳng đáng gì.. Khoái Chính thuộc loại người có tư chất bình thường, không có gì giỏi, nhưng không tính việc hơn thua, làm việc chỉ để ổn thỏa là được. Cho nên y cho rằng, Lý Nghiêm kênh kiệu không có gì là lạ. Vấn đề là ở chỗ, đối tượng y gây khó dễ là không đúng người! Tào Bằng này là ai? Đường đường là Thái Thú quận Nam Dương, là một viên quan vô cùng nổi tiếng Tào Tam Thiên.
Loại người có địa vị này, cũng không phải là một Chủ bộ như Lý Nghiêm, có thể gây khó dễ.
Khoái Chính cho rằng Lý Nghiêm đã tìm sai đối tượng. Nếu đổi lại là người khác, không chừng sự kiêu ngạo này, sẽ trở thành hành vi thích thanh nhàn không màng danh lợi. Y không biết rằng, Tào Bằng đối với Lý Nghiêm có ác cảm là xuất phát từ nội tâm.
- Chính Phương người này, quả thật là có tài, chỉ có điều có đôi khi, quá mức kiêu ngạo. Tuy nhiên nếu có y trợ giúp, ta lại có chút tin tưởng…Ừ, như vậy đi, ta cùng với Chính Phương nói chuyện, nghe một chút ý kiến của y.
Tào Bằng thấy Khoái Chính hứa hẹn, lập tức thấy thư thái.
Ở một khoảng thời gian trước kia, tuy rằng hắn phản cảm với Lý Nghiêm, thậm chí không muốn tiếp xúc với Lý Nghiêm. Nhưng tìm hiểu về Lý Nghiêm thì chưa bao giờ ngừng. Cùng lúc, hắn áp chế ngạo khí của Lý Nghiêm, mặt khác lại chú ý đến tình hình của Lý Nghiêm. Căn cứ vào sự giới thiệu của Lã Thường, cùng với lời bình của Giả Hủ đối với Lý Nghiêm, Tào Bằng đối với Lý Nghiêm, sự việc ở Niên Dạ coi như là đã nắm được tình hình chung một cách rõ ràng…
Lý Nghiêm, rất có tài hoa. Nhưng thấn thế của y cũng không tốt lắm.
Thuở nhỏ của Lý Nghiêm, gia cảnh rất khó khăn, có thể dùng từ nghèo rớt mồng tơi để hình dung.
Cũng vì có hoàn cảnh như vậy, tạo nên một Lý Nghiêm vô cùng tự ti đồng thời lại vô cùng tự phụ. Y có dã tâm, hơn nữa lại thông minh lanh lợi. Đối với người có thân thế cao quý trong thâm tâm y rất hâm mộ và tôn kính. Nhưng đồng thời, y cũng không muốn có quan hệ với họ. Y rất có tài hoa, nhưng bởi vì y tự phụ và kiêu ngạo khiến cho những người xung quanh y rất có địch ý với y, thậm chí có thể nói là phỉ báng.
Nguyên nhân là vì thế, y phải mất khoảng mười lăm năm thời gian mới làm được chức Chủ bộ.
Lý Nghiêm trong lịch sử, sau khi tìm đến nương tựa Ba Thục, được danh sĩ ở Giang Hạ là Phí Quan tiến cử, mới trở thành Thành Đô lệnh, sau đóng ở Miên Trúc, chống lại Lưu Bị. Phí Quan kia, chính là người giỏi về việc giao tiếp mà trở nên nổi tiếng, hiểu được cách làm như thế nào để lôi kéo được lòng người. Phí Quan, cũng chính là bá phụ của danh thần Thục Hán Phí Suất. Về điểm này, tính tình của Khoái Chính cũng tương tự như của Phí Quan. Tuy Tào Bằng không rõ lắm trong lịch sử Lý Nghiêm quật khởi như thế nào, nhưng theo hắn quan sát, Khoái Chính hẳn là cũng có đủ năng lực, kìm hãm và sử dụng Lý Nghiêm. Đồng thời, Hồ Dương vì Tào Bằng làm lá chắn ở phía nam, nếu là ở thời bình, chỉ dựa vào một Khoái Chính, đã đủ để dẹp yên nơi ấy. Nhưng hiện tại, chính sự đang biến động.
Mặc dù Khoái Chính am hiểu sự việc bên trong, một mặt cần phải cầm binh ngăn địch, nhưng chỉ có thể đảm đương được một phía. Lý Nghiêm vừa có thể làm phụ tá cho Khoái Chính, đóng ở Hồ Dương. Có người này ở Hồ Dương, ít nhất có thể giữ cho Hồ Dương trong một thời gian ngắn không bị công phá.
Tất nhiên, chỉ dựa vào một mình Lý Nghiêm, cũng không đáng tin lắm.
Cho nên sau khi Tào Bằng thảo luận cùng với Khoái Chính, lại giao cho Đỗ Kỳ đến thành Cửu Nữ chiêu binh mãi mã cho binh Tào ở Nam Dương…
Nghĩ lại, Lưu Biểu vì tránh Tào Tháo đánh bất ngờ Kinh Châu, vì thế mở cửa thành Cửu Nữ ở Niên Dạ. Đâu có ai ngờ được, mười năm sau, Tào Bằng lại một lần nữa mở cửa thành Cửu Nữ ở Niên Dạ, mục đích là để chống lại việc Lưu Biểu đánh lén. Cho nên phong thủy thay phiên luân chuyển, có lẽ là đúng như vậy. Sau khi Đỗ Kỳ biết Tào Bằng ủy nhiệm, giống như có được vô vàn niềm vui bất ngờ, vui vẻ lĩnh mệnh mà đi. Sau khi sắp đặt hai quan ải quan trọng là Hồ Dương, Cức Dương, Tào Bằng lại một lần nữa cảm nhận được, thiếu nhân sự nghiêm trọng.
Thân là Thái Thú của một quận, lẽ ra Tào Bằng có thể cần nhân số ở bộ khúc rất nhiều. Ngoại trừ ba chức vị quận úy, quận thừa, quận chủ ra, còn phải bố trí mười một Tào sử ngũ quan duyện, ngũ bộ đốc na, Tào duyện, chủ ký thất sử và trang bị một loạt nhân sự khác nữa. Nhiều vô số, cần khoảng hai mươi người. Mà cho tới bây giờ, mười một Tào sử chỉ mới sắp đặt có mấy người. Trong đó, Đỗ Kỳ là binh Tào sử, Bộc Dương Dật là hộ Tào sử, Lục Mạo là pháp Tào sử…Lư Dục được sắp đặt chức vị Chủ ký thất sử, đồng thời còn đảm nhận chức vụ Công Tào sử.
Nhưng còn lại các Tào khác, vẫn thiếu như cũ.
Tào Bằng cảm thấy rất đau đầu, trong lúc nhất thời, lại không tìm thấy người thích hợp.
Ở đường cùng, hắn đành phải đem Khương Phố từ binh của Bạch Bác tạm thời điều động đến, cho y giữ chức vụ phụ úy Tào sử, tạm thời phụ trách tình hình trị an. Rồi sau đó, lại để cho Trần Thức, đồng bọn năm đó của y giữ chức vụ tặc Tào sử. Các Tào khác còn lại, tạm thời để cho bọn người của Lư Dục kiêm nhiệm, cuối cùng coi như giải quyết vấn đề ở quận Nam Dương, hoạt động bình thường trở lại…Nhưng, Tào Bằng biết, việc này cũng không phải là kế lâu dài!
Kiến An ngày hai mươi sáu tháng giêng năm thứ mười hai, Trương Liêu dùng mười ngày thời gian, công hãm Phạm Dương.
Tướng phòng giữ Phạm Dương là Triệu Độc tử chiến đầu tiên, phó tướng Hoắc Nô, nổi lửa đốt huyện, hy sinh vì nghĩa lớn…
Cùng lúc đó, ở Tam Hàn xa xôi, cũng dấy lên chiến hỏa. Lã thị Hán quốc Dĩ Bàng Minh làm chủ soái, Chu Kỳ làm quân sư, đánh vào nước Tân La. Quốc chủ nước Tân La không địch lại quân tiên phong của Lã thị Hán quốc, vì thế khẩn cấp cầu viện Cao Cú Lệ Vương Vị Cung. Vị Cao Cú Lệ Vương này, lập tức phái người đi tới Hán Thành, cảnh cáo tộc người Lã thị, không được thâm nhập lãnh thổ, lập tức rời khỏi nước Tân La, nếu không Cao Cú Lệ ắt phải xuất binh thảo phạt.
Thật ra lúc này Vị Cung cũng không muốn quan tâm tới Tân La.
Sự chú ý của y, chủ yếu đều tập trung bốn mặt của Liêu Đông, hớn hở tập hợp binh mã, chuẩn bị đi tới U Châu trợ chiến.
Sau khi Vị Cung phái người cảnh cáo Lã thị Hán quốc, Lã thị Hán quốc tất nhiên không dám hành động thiếu suy nghĩ. Nói thì nói vậy, Lã Lam căn bản là không để tâm đến lời cảnh cáo của y, trực tiếp sai người cắt mũi của sứ giả, đuổi y quay về thành trong nước. Vị Cung lập tức nổi giận, ngay tại Niên Dạ phái binh mã mưu tính tấn công Lã thị Hán quốc. Nhưng, dưới sự chỉ huy trấn thủ của Cao Thuận, Lã thị Hán quốc ở Niên Dạ đánh bại binh mã của Cao Cú Lệ, khiến cho Vị Cung hoảng kinh.
Mãi cho đến lúc này, Vị Cung xem như mới chính thức đối mặt với Lã thị Hán quốc.
Y không dám lại phát binh đi tới Liêu Đông, mà tập trung nhân mã, tập kết đến Lã thị Hán quốc…Cũng chính vào lúc này, thủy quân Chu Thương, ở Niên Dạ chế tạo thành công mười chiếc lầu thuyền, từ Đông Lăng Đảo xuất ra, trong đêm ấy chở khí giới nặngcùng với lương thực, đưa đến Lã thị Hán quốc.
Lã thị Hán quốc và đường hàng hải của Trung Nguyên trong ngày này, đã chính thức mở ra!
Kiến An giữa tháng hai năm thứ mười hai, quân binh Tào đã ở dưới thành của quận Lâm Trác.
Viên Hi gặp tình thế của quân Tào ở Niên Dạ, không thể chống cự, đành phải vứt bỏ thành mà đi, trốn đến Ngư Dương.
Cùng lúc đó, Thái Thú quận Đại là Tiên Vu thấy tình thế không ổn, vội ra hàng. Hầu như là binh của Trương Yến không cần vấy máu, chiếm được quận Đại…Toàn quận Cốc bị thất thủ.
Toàn bộ ba tháng, đối với Viên Hi mà nói, không thể nghi ngờ là một trận tai nạn.
Y khổ tâm tổ chức chiến tuyến ở U Châu, vậy mà không đến một tháng, toàn bộ chiến tuyến đều bị phá. Ba quận ở U Châu khó bề thất thủ, lại bị Tào Tháo công chiếm. Mà sau khi y ký thác kỳ vọng vào đồng hương Hoàng Trân tiếp quản Ung Nô, liền lập tức mở thành quy hàng. Tào Chương thuận thế chiếm lĩnh Ung Nô, thẳng bức huyện Ngư Dương. Viên Hi thấy tình thế không ổn, không dám nghênh chiến. Không đợi binh mã của Tào Chương đến, liền dẫn quân vứt bỏ thành mà đi, một đường chạy trốn, mãi cho đến sau khi vượt qua Nhu Thủy, mới xem như ở Phì Như, miễn cưỡng ổn định đầu trận tuyến. Mà thủ lĩnh Đạp Đốn ở Ô Hoàn Liêu Tây có mối quan hệ tốt với họ Viên. Đạp Đốn nguyên là muốn xuất binh tương trợ, không ngờ không đợi hắn xuất binh, Viên Hi đã tháo chạy tới Phì Như.
Đạp Đốn coi như bạn thân, không nói hai lời, phái ra binh mã, đón tiếp Viên Hi tới hang ổ ở Ô Hoàn Liêu Tây, sắp đặt ở Liễu Thành.
Thời điểm Viên Hi rút lui khỏi Phì Như, ra lệnh cho Khiên Chiêu cùng với Tương Nghĩa Cừ hai người tử thủ Phì Như, rồi sau đó lại phái người đi tới Liêu Đông, cầu viện Công Tước Khang.
Tới tháng tư, chiến sự hai bên đã được một thời gian.
Tào Tháo cuối cùng đóng quân ở Vu Vô, trên cơ bản tiến hành nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn, hai bên nhìn như là bãi binh. Nhưng trên thực tế, tất cả mọi người đều biết rõ ràng, lần này Tào Tháo không diệt được Viên Hi, quyết không thể từ bỏ ý đồ. Hơn nữa, Ô Hoàn Liêu Tây, cùng với Tào Tháo càng có mối thù sâu nặng ở Niên Dạ. Ừ lúc trước, đúng là Ô Hoàn Liêu Tây này đánh bất ngờ gò đất, làm cho Tào Phi chết. Về công mà nói, Ô Hoàn Liêu Tây tập kích quấy rối biên cương, đoạt lấy nhân khẩu, là cái họa tâm phúc của Trung Nguyên. Ô Hoàn không diệt, Tào Tháo khó có thể an tâm. Vì thế, sau khi trải qua một thời gian ngắn nghỉ ngơi và chỉnh đốn, Tào Tháo lại hạ lệnh, vượt sông Nhu Thủy, tiến binh đến Phì Như, đánh vào Liêu Tây.
Chỉ có điều, Tào Tháo lại thật không ngờ, đúng lúc này, mùa mưa ở Liêu Tây, bất ngờ đến......
Mưa liên miên, bắt đầu từ tháng tư, mắt thấy sẽ không dừng lại.
Thỉnh thoảng sẽ có hai ngày đón ánh mặt trời, nhưng trong nháy mắt, lại trở nên mưa dầm kéo dài. Đường, nhân lúc mưa liên miên, mà trở nên lầy lội khó đi. Rất nhiều nơi, giọt nước rất nặng. Chỗ cạn xe ngựa đi không được, mà ở chỗ sâu thuyền cũng khó có thể qua. Kể từ đó, cũng khiến cho Tào Tháo không thể không chậm lại tiến trình tấn công Liêu Tây.
Lão biết, nếu kéo dài thêm một ngày, tất phải sẽ hao phí vô số tiền lương, càng sẽ mang đến rất nhiều chuyện không hay...
Đứng ở trước cửa lều soái ở ngoài thành Vô Chung, tâm tình của Tào Tháo, cùng với thời tiết ở Vô Chung giống nhau, đầy vẻ lo lắng. Mưa phùn lả lướt, làm cho người ta cực kỳ khó chịu. Một trận gió lạnh gió thổi qua, làm cho Tào Tháo không kìm nổi giật mình lạnh toát. U Châu chết tiệt này, không hổ là một nơi lạnh khủng khiếp. Ở Trung Nguyên, tháng tư nóng như lửa đốt, mùa hè nóng bức không chịu nổi. Nhưng thời tiết ở Vô Chung này, lại phá lệ rét lạnh như cũ.
Rất nhiều binh lính của quân Tào, vì không quen với khí hậu mà cảm thấy không khoẻ.
Lần này chinh phạt U Châu, Tào Tháo chuẩn bị rất nhiều.
Không chỉ mang đến Niên Dạ quân y sinh (người coi việc chữa bệnh trong quân đội) mà còn điều động cả thái y Trưởng sử Đổng Hiểu, đang tiến đến. Cũng vì nguyên do đó, mặc dù có rất nhiều người bị bệnh, là một điều phiền toái ở Niên Dạ. Nhưng dù vậy, Tào Tháo vẫn cảm thấy một loại áp lực khó hiểu.
Đúng lúc này, từ xa đi tới một người.
Quách Gia cầm trong tay ô giấy dầu, cực kỳ kích động chạy đến trước lều soái, nói từ xa: