Thật ra việc buôn bán muối lậu vẫn còn. Cho dù lúc triều đỉnh còn kỷ cương, còn uy tín thì cũng có người làm việc đó. Trước kia, quan phủ còn có thể dựa vào việc lũng đoạn muối lậu mà thu được rất nhiều thuế. Vì vậy mà ở một mức độ nào đó vẫn mắt mở mắt nhắm đối với muối lậu. Nhưng hiện giờ thiên hạ đại loạn, triều đình chỉ còn trên danh nghĩa thì thuế muối gần như bỏ đi, chẳng ai để ý tới đồng thời việc buôn bán muối lậu trên quy mô lớn cũng gây ra sự hỗn loạn.
Đám tư thương buôn muối vì để đảm bảo cho lợi ích của mình mà thu nạp lưu dân gây họa một phương.
Chẳng hạn như Mạch Nhân vì lợi ích cá nhân mà cấu kết với trộm cướp, giết hại quan lại. Thứ tình hình này còn tốt hơn một chút vì ít nhất Mạch Nhân không có gây nguy hại đối với láng giềng. Nhưng điều này cũng không có nghĩa rằng tất cả những tư thương buôn muối cũng giống như Mạch Nhân mã tuân thủ nghiêm ngặt điểm mấu chốt.
Một khi hợp pháp hóa muối lậu thì cũng đồng nghĩa với việc nắm lại nghề muối vào tay quan phủ.
Đồng thời còn nhân đó mà thực hiện đồn điền giúp cho trăm họ an cư, tăng thuế cho quốc khố.
Điều Đặng Tắc suy nghĩ chính là Hải Tây. Còn thứ mà Trần Đăng suy nghĩ lại là cả Quảng lăng. Lại nói tiếp, địa vị của Hải Tây ở Quảng Lăng thật ra vẫn rất xấu hổ. Đối với cả quận Quảng Lăng thì ở khu Hoài Bắc chỉ có một mình huyện Hải Tây, mười huyện còn lại đều ở Hoài Nam. Đó là lý do chủ yếu khiến cho Hải Tây không có sự quản lý thích hợp.
Cái Trần Đăng suy nghĩ xem có thể thi hành hợp pháp hóa muối lậu ở cả Quảng Lăng không.
Dù sao thì y cũng là thái thú Quảng Lăng, chuyện cần phải suy nghĩ còn nhiều hơn so với Đặng Tắc. Huống chi y còn sinh ra và lớn lên ở Quảng Lăng.
- Đám hải tặc được bình tịnh, ba vạn người sẽ ở lại Hải Tây.
Tiếp theo ngươi dự định làm thế nào để sửa lại nghề muối, mở rộng chính lệnh của mình?
- Tiếp theo hạ quan còn có chuyện phải làm. Trước tiên hạ quan phải đo đạc lại đất đai, kiểm tra dân cư. Hạ quan chuẩn bị chấm dứt chuyện này trước năm mới, đợi đầu xuân năm sau thì bắt đầu tập trung vào đồn điền. Theo tình hình hiện tại của Hải Tây thì đồn điền có thể đạt tới ba vạn mẫu, đủ để bố trí cho ba vạn hải dân. Nếu như đồn điền có thể thành công thì tới năm sau, Hải Tây không còn phải dựa vào việc mua lương thực ở huyện khác mà còn giải quyết được chuyên lương của quận Quảng Lăng.
Từ Châu vốn là một nơi giàu có và đông đúc vậy mà hiện giờ lại xuất hiện tình trạng thiếu lương. Nếu huyện Hải Tây có thể giải quyết được vấn đề lương thực thì đối với mười huyện Hoài Nam chắc chắn bớt áp lực hơn.
Trần Đăng trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Vậy chuyện thứ hai là sao?
- Tấn công muối lậu.
- Là sao?
- Trước mắt Hải Tây cũng chỉ có hơn bốn trăm binh mã, tuy nhiên thường sử dụng cũng chỉ có được hai trăm. Đội chấp pháp thì hiển nhiên không thể coi như lính bình thường. Còn tuần binh thì cũng không thể lâu dài.
Đặng Tắc nói:
- Vì vậy mà hạ quan chuẩn bị xây dựng một đội riêng chừng hai trăm người, phong tỏa con đường muối tới Hải Tây, tấn công muối lậu.
- Còn gì nữa không?
- Còn nữa đó là mở đồng muối.
- Chuyện đồng muối này sắp xếp thế nào?
- Về chuyện đồng muối thì hạ quan cũng đã nghĩ rất kỹ. Chuyện kinh doanh buôn bán không phải là thứ hạ quan am hiểu. Vì vậy mà hạ quan quyết định giao cho Hoảng Chỉnh và Phan Dũng xử lý. Có điều quyền sở hữu đồng muối vẫn ở trong tay quan phủ. Hoàng Chỉnh và Phan Dũng chỉ có quyền kinh doanh, hàng năm phải nộp phí, đồng thời cũng phải thông qua được kiểm tra về công trạng.
- Khoan đã. Ngươi nói tới quyền sở hữu và quyền kinh doanh là thế nào?
- Cái này là do Hữu Học đưa ra phương pháp.
- Vậy ngươi nói lại cho ta nghe.
Đặng Tắc ngồi trong phòng khách mà giảng giải cho Trần Đăng.
Trong hậu viện, Tào Bằng và Trường Văn ngồi trên hiên. Trong tay Trường Văn cầm một cái nồi bằng đầu mà lật đi lật lại, nét mặt có chút ngạc nhiên.
- Đây là cái nồi hấp của ngươi?
- Đúng vậy.
- Dường như cũng không có gì đặc biệt.
- Ha ha! Thứ này cũng không phải dùng để xem mà để sử dụng... Hay là như thế này. Chốc nữa, chúng ta tìm người tới chợ Bắc xem có thịt sơn dương rồi mua một ít về đây. Hôm nay chúng ta ở đây ăn to nói lớn, để cho huynh trưởng từ từ thưởng thức thế nào là mỹ vị.
- Ha ha! Chuyện đó không phải bàn.
Tào Bằng cũng cười.
- Huynh trưởng! Đã biết huynh trưởng lâu như vậy rồi, đệ vẫn chưa biết đại danh của huynh trưởng.
- Ngươi không biết ta là ai?
- Cái này...ta nhất định phải biết?
Trường Văn sửng sốt nhưng rồi chợt cười ha hả.
- Đúng là ta hơi thiếu sót. - Y cười ha hả, nói:
- Ta họ Trần! Có điều không phải họ Trần ở Quảng Lăng mà ở Dĩnh Xuyên. Ta tên là Trần Quần.
Các thế tộc Dĩnh Xuyên vào những năm cuối thời Đông Hán chiếm địa vị vô cùng quan trọng.
Nếu như nói vào những năm cuối thời Đông Hán, nhân tài kiệt xuất nhất của Dĩnh Xuyên, không ai qua được bốn người đó là Chung Hạo, Tuân Thục, Hàn Thiều, Trần Thật.
Chắt của Chung Hạo chính là Chung Do.
Còn Tuân Thục có tám con trai được mệnh danh là Bát Long. Tuân Úc chính là một trong tám đứa con của y.
Hàn Thiều cũng có thanh danh hiển hách chỉ có điều con cháu nối dõi lại không nổi danh. Mà một trong bốn người đó là Trần Thực thì cũng chính là tổ phụ của Trần Quần.
Phụ thân của Trần Quần là Trần Kỷ cũng là danh sĩ vọng tộc ở Dĩnh Xuyên.
Trong sử sách có ghi lại rằng Trần Quần là một người hữu nghĩ, thích kết giao.
Có thể được sử sách đánh giá như vậy thì chứng tỏ Trần Quần không hề tầm thường. Có điều trong Tam Quốc diễn nghĩa, Trần Quần cũng không có nhiều đất diễn. Chỉ khi Lưu Bị nhập Xuyên, y từng đề nghị Tào Tháo xuất binh tấn công Tôn Quyền. Nhưng sau đó vì kế của Gia Cát Lượng mà khiến cho Tào Tháo bỏ quên ý kiến của Trần Quần. Nhưng sau đó, Trần Quần vẫn được trọng dụng.
Còn trong lịch sử thì trước đó Trần Quần từng được Lưu Bị sử dụng.
Năm Hưng Bình thứ nhất, Lưu Bị là thứ sử Dự Châu từng phong Trần Quần làm biệt giá.
Lúc ấy Đào Khiêm mới ốm chết, vì vậy mà Lưu Bị chuẩn bị làm chủ Từ Châu, nhưng Trần Quần lại cho rằng chưa thích hợp, còn nói Lưu Bị sớm muộn gì cũng bị Lã Bố tập kích. Nhưng Lưu Bị không nghe cố ý đi trước, cuối cùng quả nhiên như lời Trần Quần nói. Vì vậy mà Lưu Bị cảm thấy vô cùng hối hận.
Từ đó về sau, Trần Quần theo phụ thân là Trần Kỷ tới định cư ở Từ Châu.
Dòng họ Trần ở Dĩnh Xuyên và họ Trần ở Quảng Lăng mặc dù không có sự liên hệ với nhau nhưng Trần Khuê và Trần Kỷ lại có quan hệ.
Trần Quần ở tại Hạ Bì nhưng Lã Bố không dùng y.
Còn bản thân Trần Quần thì dường như cũng không có ý định phò tá Lã Bố vì vậy mà chỉ đi khắp nơi tìm bằng hữu mà kết giao.
Tào Bằng có nghe nói tới Trần Quần nhưng cũng không biết nhiều lắm. Những điều hắn biết về những năm cuối thời Đông Hán chủ yếu là từ Tam quốc diễn nghĩa.
Mà trong Tam Quốc diễn nghĩa thì Trần Quần cũng chỉ là một nhân vật phụ. Ngoài ra, sự hiểu biết của Tào Bằng đối với Trần Quần còn có một điều đó chính là Cửu Phẩm trung chính.
Nếu như có người hỏi Tào Bằng rằng cửu phẩm trung chính là như thế nào thì thật sự hắn cũng không trả lời được. Thật ra cửu phẩm trung chính được thoát thai từ cửu phẩm quan lại do Tào Tháo sáng lập. Rồi sau đó, Trần Quần có sửa đổi đi mà biến thành chế độ Cửu phẩm trung chính. Nhưng Cửu phẩm trung chính tồn tại mấy trăm năm nên đối với Hoa hạ có một sự ảnh hưởng rất sâu.
Đêm đó, Tào Bằng tổ chức một bữa tiệc. Có điều lần này bữa tiệc của hắn hoàn toàn khác. Hắn cho người chuẩn bị một cái bàn tròn rồi đặt một cái nồi đồng ở giữa bàn.
Trong chợ Bắc cũng không có thịt dê núi nhưng người bản địa lại có nuôi.
Sau khi giết thịt xong, Tào Bằng cho người thái thịt ra thành những miếng mỏng rồi đặt vào trong một cái khay mà bày lên mặt bàn.
Thịt dê núi còn tươi, các loại rau và còn có gia vị do Tào Bằng sai người đặc chế. Tất nhiên ở đây không có tương hay vừng.... Những loại gia vị đó vào thời đại này còn chưa xuất hiện. Tào Bằng cũng chỉ cho người điều chế một số loại gia vị đơn giản hiện có rồi sau đó bưng lên.
Trần Quần phải nói là một lão tham. Trần Quần được nghe các ăn như thế này từ trước, hiện giờ có cơ hội nhấm nháp thì sao có thể bỏ qua được.
Sau khi cho nước gừng sôi lên, mới cho miếng thịt dê núi vào nhúng.... Tào Bằng đón tiếp mọi người dùng cơm. Trần Đăng và Trần Quần cũng chẳng hề khách khí mang miếng thịt còn tươi mới chấm một miếng rồi cho vào miệng mà gật đầu liên tục.
- Cách ăn này mặc dù đơn giản nhưng rất đặc sắc.
- Ừm! Ta thấy trong thời tiết bây giờ hoàn toàn phù hợp với thứ đồ ăn này. Đúng là một sự hưởng thụ tuyệt vời.
Cả hai tên tham ăn đều liên tục khen ngợi, còn Đặng Tắc thì không nhịn được mà trách cứ Tào Bằng.
Nếu biết có cách ăn như thế này, tại sao không nói sớm?
Tào Bằng chỉ biết cười trừ:
- Cho dù đệ có nói thì tỷ phu có thời gian ăn không?
- Chuyện này... - Đặng Tắc cũng bật cười.
Lời nói của Tào Bằng rất thật. Mấy hôm trước, Đặng Tắc gần như làm việc liên tục không có thời gian trống. Lúc đầu, hắn ở Hứa Đô thì giúp Điển Vi luyện binh rồi sau đó lại tới Hải Tây gặp phải bao nhiêu chuyện khó khăn. Nếu như không giải quyết được chuyện hải tặc thì không chừng hiện giờ hắn vẫn còn phải lo lắng đề phòng. Cho dù có thế nào thì từ khi tới Hải Tây đến nay, dường như chỉ có hôm nay là nhẹ nhàng nhất.
- Thúc Tôn! Ngươi chuẩn bị thực hiện đồn điền ta cũng không phản đối. Tuy nhiên có hai chuyện ngươi phải đồng ý với ta. Thứ nhất ngươi không thể cưỡng ép chuyện đồn điền, mà phải do mọi người tự nguyện. Huyện Hải Tây trong những năm qua gặp nhiều tai nạn, hiện giờ vất vả lắm mới ổn định được, ta không hy vọng nó lại rơi vào đau khổ... Hơn nữa việc này đối với ngươi cũng không có gì không tốt. Mặc dù Hải Tây không rộng lớn lắm nhưng người ở Quảng Lăng rất rắc rối. Nếu như bọn họ liên hệ với nhau mà ngươi lại cưỡng ép mở rộng tạo nên thanh danh không tốt thì sau này đối với ngươi mà nói cũng không ổn lắm.
Những lời nói đó của Trần Đăng cũng là vì suy nghĩ cho Đặng Tắc. Đặng Tắc cũng không còn là đứa trẻ con nên làm sao không hiểu được ý tốt của Trần Đăng?
- Xin Trần thái thú cứ yên tâm. Hạ quan sẽ lưu tâm làm việc.
- Còn chuyện thứ hai....
Không để cho Trần Đăng nói xong, Trần Quần đã ngắt lời.
- Nguyên Long huynh! Công việc của các ngươi thì chọn chỗ nào đó mà nói. Trước món ngon thế này và ngươi còn có tâm nói tới công việc thì đúng là giết chết bữa ăn... Đến đây nào Thúc Tôn. Uống rượu.
- Thật ra có một số việc các ngươi cũng biết rằng ta không tiện nói. Nhưng ta phải nhắc nhở cho các ngươi rằng các ngươi thiết lập con đường muối, để cho việc buôn bán muối được hợp pháp hóa ở Hải Tây trước mắt mà nói thì đúng là biện pháp tốt. Nhưng như vậy các ngươi sẽ bị một số người căm ghét. Các ngươi khống chế con đường muối trong tay chỉ sợ...
- Mi gia ở Đông Hải?
- Cái này..
Trần Đăng không ngờ Tào Bằng lại nói thẳng ra như vậy.
"Ai! Đúng là thanh niên xốc nổi!"
- Dù sao thì Mi gia Đông Hải cũng đã kinh doanh nhiều năm, Mi Chúc cũng không phải là một người đơn giản. Hiện giờ tuy hắn không những tay vào chuyện trong gia tộc nhưng trên thực tế Mi gia ở Đông Hải vẫn là một lực lượng rất mạnh trong tay Mi Chúc. Lúc trước, quận Đông Hải cũng muốn xử lý Mi gia nhưng kết quả là phải thê thảm mà chuyển đi. Mi gia có buôn muối lậu, cũng có người đỡ lưng. Nếu các ngươi phong tỏa con đường muối ở Hải Tây thì sẽ bị Mi gia trả thù.
Lời nói của Trần Đăng thật ra ẩn chứa một ý. Nếu Mi Chúc ra tay trả thù thì cho dù gã có là thái thú Quảng Lăng thì cũng không tiện ra tay giúp đỡ.
Ngẫm lại thì chuyện đó cũng hết sức đơn giản.
Tổ tiên Mi gia buôn bán muối lậu, nắm chặt con đường muối ở lưỡng Hoài trong tay nhiều năm cũng là có lý do của nó. Quảng Lăng đúng là nơi lưỡng Hoài làm sao không có người của Mi gia? Nếu Đặng Tắc khống chế con đường muối chắc chắn sẽ động chạm tới lợi ích của rất nhiều người. Tới lúc đó, Trần Đăng cũng không thể giúp Đặng Tắc được nhiều lắm. Cho dù Trần Đăng cũng tán thành với việc khống chế con đường muối.
- Chuyện này hạ quan đã có tính toán.
- Tính gì?
- Trước khi ta rời khỏi Hứa Đô từng nghe người ta nói Tào công sử dụng việc binh điền?
- Binh điền?
Đặng Tắc gật đàu:
- Ta định theo phương pháp của Tào công để cho thương điền và binh điền song song... Vào ngày vụ mùa, nông nhàn thì luyện binh...đây chính là ngụ binh ư nông (1). Binh nông kết hợp chỉ cần có thể vượt qua mùa thu thì cho dù Mi gia có lợi hại tới mấy ta cũng không sợ họ.
- Ngụ binh ư nông? Binh nông hợp nhất?
Trần Quần đặt đũa xuống, nhìn Đặng Tắc mà nói nhỏ:
- Chẳng lẽ Thúc Tôn là người của pháp gia?
- A?
- Phương pháp ngụ binh ư nông hoàn toàn giống với nhà Tần thời đó. Tào công sử dụng binh điền có lẽ không bị người ta công kích. Nhưng nếu như Thúc Tôn mà thực hiện việc đó chắc chắn sẽ dẫn tới tranh luận. Theo ý kiến của ta thì ngươi có thể thi hành chính sách binh điền, có điều lấy thương điền là chính còn binh điền thì giấu trong đó đồng thời, ngươi phải nhanh chóng gửi sách lược tới Hứa Đô xin Tào công đồng ý. Nếu không thì chắc chắn ngươi sẽ gặp phiền toái.
Ý kiến của Trần Quần làm cho Đặng Tắc bừng tỉnh. Gã quay đầu lại nhìn Tào Bằng thì thấy Tào Bằng gật nhẹ đầu.
Đặng Tắc là một người tu luật pháp thì làm sao không hiểu được chuyện đó. Phương pháp binh điền dấu trong thương điền thật ra cũng là lời đề nghị của Tào Bằng.
Trong thời kì Tam quốc đúng là từng có việc binh điền, hơn nữa còn do Tào Tháo làm.
Có điều hiện giờ việc thực hiện dân điền vừa mới bắt đầu còn chưa được hai năm cho nên binh điền còn chưa xuất hiện.
Còn về việc Tào Tháo có đưa ra khái niệm binh điền hay không thì Tào Bằng cũng không biết rõ lắm. Nhưng hắn biết nếu muốn thuyết phục Đặng Tắc làm binh điền thì cũng đánh trúng ý của Tào Tháo. Trần Quần nói đúng, nếu tự ý thi hành binh điền, làm không tốt sẽ bị Tào Tháo hoài nghi. Dù sao thì Tào Tháo trong lịch sử nổi danh là một người đa nghi. Binh nông kết hợp nếu làm không tốt sẽ khiến cho Tào Tháo nghi nghờ.
"Có lẽ mình suy nghĩ vẫn còn đơn giản. Đúng là phải thượng tấu về Hứa Đô."
Đặng Tắc bưng chén rượu lên:
- Trường Văn! Đa tạ.
- Việc Hữu Học tới Quảng Lăng...
Trần Quần đột nhiên nhắc lại chuyện xưa.
Tào Bằng hơi chun mũi, hỏi:
- Không biết tại sao Trần thái thú lại muốn triệu ta tới đó?
- Cái này thật ra không dám giấu diếm. Đây không phải là ý của ta mà là của gia phụ.
- Đây là ý của Trần Công?
- Đúng vậy.
Tào Bằng ngây người. Hắn có thể xác định rằng bản thân cùng với Trần Khuê không hề có liên hệ. Đang yên đang lành, Trần Khuê lại triệu hắn tới đó làm gì?
- Trần công triệu kiến tại hạ muốn dùng vào việc gì?
- Chuyện này thì gia phụ không nói. Chỉ nói là tận lực mời bằng được Hữu Học tới Quảng Lăng.
Lần này Tào Bằng đúng là có chút hồ đồ.
- Trần thái thú! Nếu như ta không đồng ý, chuyện này để cho tại hạ suy nghĩ thêm có được không?
- Tất nhiên là có thể. Có điều ngươi nên quyết đoán sớm.
Tào Bằng và Trần Đăng nói tới đó là chấm dứt.
Mọi người lại nâng ly rồi cạn chén. Ước chừng hết khoảng sáu cân thịt dê núi thì mới cảm thấy mỹ mãn.
Trong đó một mình Tào Bằng đã ăn gần hai cân. Từ khi hắn ở Hạ Bì đột phá, cốt cách sinh trưởng rất tốt, hơn nữa sức ăn cũng từ từ trở nên kinh người. Không chỉ có hắn mà Vương Mãi cũng vậy. Vương Mãi tự mình nói hiện giờ gã có thể ăn một lần mười cái bánh, gần hai ba cân. Sức ăn kinh người như vậy càng tăng thêm sức khỏe cho họ. Sau khi ăn no, Tào Bằng liền dẫn hai tên tùy tùng đi tới chợ Bắc bàn bạc với đám người Vương Mãi và Đặng Phạm.
Ngày hôm sau, Trần Đăng quay trở về. Giống như khi tới, lúc quay trở về y cũng hết sức lặng lẽ.
Có điều Trần Quần vẫn ở lại. Y ở lại Hải Tây, nói rõ là muốn ăn đồ ăn của Tào Bằng.
Đối với chuyện này, Tào Bằng cũng chẳng từ chối. Cái đạo lý có thêm một người bạn, Tào Bằng hiểu rất rõ. Kiếp trước, bản thân hắn giao lưu rất hẹp vì vậy vào những lúc quan trọng chỉ có một mình một súng làm việc, cuối cùng dẫn tới cảnh nhà tan cửa nát. Tới đời này, Tào Bằng cố gắng thay đổi tính cách của mình, cố gắng kết giao với mọi người để hòa nhập vào cùng với thời đại.
Trần Quần cũng là một người rất giỏi kết giao. Hơn nữa, gã không có cái kiểu quần áo lụa là của con nhà thế gia. Mặc dù trong xương tủy có một sự kiêu ngạo nhưng cũng còn phải xem kết giao với người nào.
Chẳng hạn như khi đối mặt với đám người Hoàng Chỉnh, Phan Dũng, Trần Quần thường thường chẳng thèm để ý.
Nhưng quay đầu lại, lúc nói chuyện với đám người Bộc Dương Khải thì y thể hiện một sự nho nhã. Còn khi ở một chỗ với Tào Bằng, Trần Quần giống như một lão tham, hơn nữa rất hoạt bát. Việc kết giao đối với Trần Quần thì ở đời sau chỉ dùng một từ "thích"
Trần Quần có học thức hơn người, thông kim bác cổ. Cái gì gã cũng có thể nói nhưng đều có chừng mực. Tào Bằng rất ít khi nghe thấy gã bình luận về thời cuộc. Phàm những khi đề cập về triều đình, Trần Quần đều sử dụng cách thứ đưa đẩy khéo léo để cho qua. Hơn nữa, gã cũng không nói tới Lưu Bị, chẳng nói tới Lã Bố mà chỉ nói một chút phong thổ. Nếu như có người nào suy nghĩ thật sâu xa thì sẽ phát hiện trong lời nói của Trần Quần rất thâm sâu.
Y ủng hộ quân tào. Đối với chuyện này Tào Bằng biết rõ trong lòng những cung không nói. Bạn đang đọc chuyện tại Trà Truyện
(1); Ngụ binh ư nông: Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nhà Đinh là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Những đinh nam từ 18 tuổi trở lên đến tuổi binh dịch được gọi là hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi là đại hoàng nam, phải gia nhập quân ngũ.
Lực lượng cấm quân chuyên bảo vệ cung điện của nhà vua, đóng xung quanh kinh thành, gọi là thiên tử binh, còn lực lượng quân tại các địa phương gọi là lộ quân hay sương quân. Triều đình chia số quân trong bộ phận sương quân thành từng phiên, một số phiên thường trực, còn lại về quê làm sản xuất nông nghiệp; cứ như vậy từng lượt luân phiên nhau. Số quân không có số nhất định mà cốt lấy người khỏe mạnh đủ có thể tham gia quân ngũ[2].
Như vậy trong thời bình, binh lính chia nhau vừa sản xuất vừa tập luyện. Việc để binh lính tại các địa phương làm nông nghiệp được gọi là gửi binh ở nông (ngụ binh ư nông).