Đế Chế Đại Việt

Chương 52-2: Thời đại lý - trần (2)

Lý Anh Tú cũng rõ ràng bấy giờ binh sĩ triệu hoán cũng sẽ được tập trung vào trại lính chứ không xuất hiện tại bệ đá cổ nữa. Lý Anh Tú liền gọi Trần Thư đi trại lính xem sao. Thế nhưng vừa đến trại lính Lý Anh Tú liền hít một hơi khí lạnh. Lớn, quá lớn. Trại lính khi xưa được xây dựng cách thủ phủ không xa, nhưng hiện tại hắn phải đi hết mười phút mới đến, cả diện tích của trại lính rộng chừng một sân bóng, có đại môn đi vào, xung quanh là các tòa lâu tiễn phòng ngự. Trại Lính hiện tại không phải là mấy dãy nhà đơn sơ như trước mà chia làm ba khu vực: Nơi nghỉ ngơi cho binh sĩ, kho quân nhu và diễn võ trường.

Đứng giữa diễn võ trường hiện tại chính là một trăm Thiên Tử quân như những mũi phi lao xếp hàng thẳng tắp. Nhìn thấy Lý Anh Tú đi vào liền quỳ một chân xuống nói.

- Bái kiến bệ hạ. 

- Tất cả miễn lễ.

- Tạ ơn bệ hạ.

Lý Anh Tú nhìn đội Thiên Tử quân này vô cùng hài lòng. Vậy là hiện tại Thiên Tử quân hắn đã tập hợp được đến hai trăm người, đã có thể trở thành một “quân”. Trước kia Cấm quân cũng chính là Thiên Tử quân là lực lượng nòng cốt của chiến tranh, mà Sương quân, Lộ quân các kiểu cũng chỉ là phụ trợ mà thôi. Mà Lý Anh Tú hiện tại thực hiện chế độ binh sĩ chuyên nghiệp, không có Lộ quân, Sương quân. Chủ lực trên chiến trường chính là các “quân” được tổ chức hiện tại, Thiên Tử quân ngược lại trở thành “thân quân” bảo vệ nhà vua. Trong đầu Lý Anh Tú dần dần hiện ra một bộ khung nhà nước cần phải trở về thảo luận với Lữ Gia mới rõ ràng được.

Trại lính: Nơi huấn luyện binh sĩ bộ binh. Hiện tại đã mở khóa: Dân binh, bộ binh, bộ binh hạng nặng, cung thủ, lao thủ.

Lý Anh Tú ngạc nhiên, bộ binh hạng nặng đã mở khóa sao? Khác với bộ binh bình thường, Lý Anh Tú rõ ràng bộ binh hạng nặng chính là được trang bị thiết giáp nha, chỉ những binh sĩ khỏe mạnh, lại tinh nhuệ mới có thể trở thành bộ binh hạng nặng mà thội.

Bộ binh hạng nặng: Đơn vị tinh nhuệ được mệnh danh là hổ bôn, hổ dực, cực kỳ tinh nhuệ, là một phần của Cấm quân. Chi phí huấn luyện: Lương thực (5), sắt (3),… vàng (0,1). Lưu ý người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe sẽ bị trại lính tự động loại bỏ.

Thêm một binh chủng nữa chi phí huấn luyện cần đến vàng, và cái yêu cầu sức khỏe cũng làm cho ước mơ đại trà trọng trang bộ binh cho binh lính của Lý Anh Tú cũng đổ sông đổ bể. Hiện tại vàng của cả Đại Việt có bao nhiêu đơn vị? Cũng chỉ hơn hai ngàn đơn vị tương đương với hơn hai trăm ký. Vậy mà cũng chỉ đào tạo hai vạn trọng trang bộ binh. Quá đắc đỏ, huống chi còn có yêu cầu sức khỏe kia. Thế nhưng Lý Anh Tú cũng không kìm lòng được nói.

- Trần Thư, truyền chỉ sang Cơ Mật viện Trẫm muốn tuyển một trăm trai tráng khỏe mạnh tham gia quân đội, tiền lương một tháng một quan tiền. Người dự tuyển đến trại lính báo cáo, giao cho Cao Lỗ chủ trì.

- Tuân lệnh bệ hạ.

Trần Thư âm thầm ghi nhớ. Với sức mua hiện tại của Đại Việt một tháng một quan tiền đã là đãi ngộ rất cao. Trần Thư tin tưởng thông báo vừa ra trai tráng sẽ tranh nhau đập vỡ đầu mà đi dự tuyển.

Nhìn vào trang bị của trọng trang bộ binh Lý Anh Tú vô cùng thèm muốn, một thân từ trên xuống dưới mặc Sơn Văn giáp bằng sắt, trên đầu đội mũ Hổ quan, chân mang giày da, tay cầm trảm mã đao dài hai mét.

Lao thủ: Binh sĩ tầm xa trong quân đội nhà Trần, trang bị phi lao cùng thuẫn bài, sức sát thương vô cùng mạnh mẽ khi được sử dụng với số lượng lớn.

Lao thủ xuất hiện rất nhiều trong các hiện vật của nhà Trần, loại này tầm bán tuy ngắn nhưng sức công phá cao, không một loại giáp nào có thể chống lại được phi lao. Các binh chủng khác cũng có sự thay đổi rõ rệch, dân binh trang bị vẫn là áo vải, mà bộ binh cũng thay đổi theo tiểu chuẩn mũ Đâu Mâu bằng đồng, Minh Quang giáp bằng da, đoản kiếm cũng thay đổi thành trường đao. Cung thủ trang bị thay đổi từ hộ tâm phiến sang Quyên giáp, đội mũ Tứ Phương Bình Đính, cung gỗ cũng đổi thành cung phức hợp.

Lý Anh Tú biết được cung nhà Trần bắn xa đến hơn hai trăm mét, thuộc top 10 loại cung tốt nhất của thế giới. Hiện tại xuất hiện trong trại lính chứng tỏ lò rèn cũng đã sản xuất được.

Quả nhiên từ xa đã thấy Cao Lỗ chạy vội đến nói.

- Thần bái kiến bệ hạ.

Lý Anh Tú mỉm cười nói.

- Lỗ công không biết tìm Trẫm có việc gì mà vội vã như vậy?

Cao Lỗ thở dốc một hơi nói.

- Bẩm bệ hạ, thần đã nghiên cứu ra Sơn Văn giáp và nỏ phức hợp, có thể thay thế trang bị cho binh sĩ.

Lý Anh Tú thầm hô một tiếng quả nhiên. Sơn Văn giáp chính là một loại thiết giáp cho bộ binh, những mãnh giáp được xếp thành hình chữ sơn (山) chống tên vô cùng tốt, đao kiếm chém vào cũng rất khó để phá được giáp, là điển hình của trọng trang bộ binh. Sơn Văn giáp xuất hiện từ rất sớm ở Bắc quốc và Việt quốc, tuy nhiên bị giới hạn bởi sản lượng sắt thép, cũng như khối lượng áo giáp không phải ai cũng mặc được nên Sơn Văn giáp so với Quang Minh giáp không được đại trà, mãi đến cuối thời Trần Sơn Văn giáp mới xuất hiện nhiều trên các đơn vị Cấm quân.

Lý Anh Tú gật đầu nói.

- Trẫm cũng đang có ý định thành lập một đội trọng trang bộ binh, Lỗ công đến thật đúng lúc. Chúng ta vừa đi vừa nói.

Lý Anh Tú ban xuống nhiệm vụ Cao Lỗ liền nhận mệnh, hai người lại đi đến chuồng ngựa, bên cạnh đó chính là trại huấn luyện kỵ binh. So với trại huấn luyện kỵ binh, chuồng ngựa vậy mà không có biến hóa nào cả. Lý Anh Tú rất nhanh phát hiện ra vấn đề.

“Đinh, diện tích xung quanh không đủ, không thể thăng cấp công trình, đề nghị dịch chuyển công trình”.

Lý Anh Tú hỏi.

- Hiện tại dịch chuyển có thể bị mất mác gì không?

“Đinh, dịch chuyển công trình ban thưởng không bị tổn thất gì, muốn dịch chuyển công trình xây dựng thì phải xây lại từ đầu”.

Lý Anh Tú tỏ vẻ đã hiểu hướng Trần Thư hỏi.

- Trần Thư, khanh có biết nơi nào rộng rãi, phù hợp để chăn ngựa hay không? 

Trần Thư nghĩ nghĩ một chút liền đáp.

- Bẩm bệ hạ, bệ hạ có thể dịch chuyển chuồng ngựa ra ngoài thành, nơi chúng ta đang nuôi voi.

Lý Anh Tú bừng tỉnh. Đúng a, lúc trước bởi vì voi không thể vào trong thành được nên Lý Anh Tú có xây tạm một khu nuôi nhốt voi phía bên ngoài thành, nơi đó không quá cao, đất đai tương đối bằng phẳng, cách Thăng Long cũng không xa, hoàn toàn thích hợp.

- Dịch chuyển.

Lý Anh Tú mặc niệm, chuồng ngựa lập tức hóa thành những hạt bụi vàng bay đi ra khỏi ngoài thành, hẳn là một lần nữa xây dựng bên ngoài đi, hắn sẽ kiểm tra sau. Lý Anh Tú dẫn theo hai người vào bên trong trại huấn luyện kỵ binh. Giống với trại lính, trại huấn luyện kỵ binh cũng thay đổi lớn, chia làm bốn khu: Nơi ở, diễn võ trường, kho quân dụng và chuồng ngựa.

Bởi Lý Anh Tú chỉ huấn luyện khinh kỵ do thám chia đều cho các quân nên hiện tại bên trong khá trống trải, chỉ có bốn tên khinh kỵ mà thôi.

Trại huấn luyện kỵ binh: Nơi huấn luyện kỵ binh cho Đại Việt. Hiện tại mở khóa binh chủng: Khinh kỵ do tham, khinh kỵ, trọng trang thiết kỵ

Cũng giống như trại lính xuất hiện trọng trang bộ binh, trại huấn luyện kỵ binh cũng mở khóa trọng trang thiết kỵ.

Trọng trang thiết kỵ: Lực lượng mũi nhọn, đặc biệt tinh nhuệ có thể càn quét bất cứ địch nhân nào trên chiến trường. Yêu cầu: Chiến mã (1), lương thực (10), sắt (6)…vàng (2). Lưu ý: Binh sĩ không đủ sức khỏe sẽ bị trại lính tự động loại bỏ.

Trọng trang thiết kỵ vậy mà giá vàng tiêu hao so với khinh kỵ gấp đôi, đã vậy còn gấp hai mươi lần trọng trang bộ binh, quá đắt đỏ. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó cả, binh lính đi ra từ trại huấn luyện ý chí kiên cường, trung thành, độ tinh nhuệ cũng hơn những binh sĩ bình thường nhiều lắm.

Lý Anh Tú cũng nhìn hai binh chủng còn lại vậy à cũng có sự biến đổi lớn.

Cung tinh kỵ (khinh kỵ do thám lv2): Lực lượng trinh sát tinh nhuệ, nắm giữ khả năng cưỡi ngựa bắn cung cùng trinh sát cao cấp. Yêu cầu: Chiến mã (1), lúa (10)…

Khinh kỵ: Lực lượng kỵ binh đông đảo nhất trên chiến trường, có thể quấy rối, truy kích địch nhân, nắm giữ khả năng kỵ chiến mạnh mẽ. Yêu cầu: Chiến mã (1), lúa (10),…vàng (1)

Trong ba loại kỵ binh cũng chỉ có cung tinh kỵ là không yêu cầu vàng, có thể đại lượng huấn luyện, tuy nhiên vấn đề ở chỗ Đại Việt hiện tại cũng không có quá nhiều chiến mã. Lý Anh Tú quyết định đi sang chuồng ngựa thử xem sao.

-----

Hôm bữa quên nói đấu củng là loại hệ thống nối rường, cột, xà làm kiến trúc càng thêm vững chắc. Ở các kiến trúc thời Lý - Trần đấu củng xuất hiện rất nhiều cũng là thời kỳ phát triển nhất của đấu củng. Về sau thì đấu củng càng ít xuất hiện trên các kiến trúc hơn.