LANG KỴ TRÚC MÃ LAI

Tình trạng
Hoàn thành
Nguồn
lele1881.wordpress.com
Lượt xem
350
Đánh giá
Thể loại: đam mỹ, cổ trang, cung đình, thanh mai trúc mã, hoan hỉ oan gia, ấm áp, ngược nhẹ, 1×1, HE
Editor: Le
Tình trạng bản gốc: Hoàn – 36 chương
Nhân vật chính: Nhạc Kiêu x Lăng Tuần
Nhân vật phụ: Hoài Lễ, Hoài Dương, Lăng Giác, Nhạc Lan Thư…

Trong truyện thì em thụ vốn là công tử của phủ thượng thư, còn anh công lại là con trai của một võ tướng, Vì thế khi còn nhỏ đã đi theo hoàng thượng săn bắn mà gặp nhau.
  Anh gầy gò đen đúa chẳng có chút đáng yêu, thấy em trắng trẻo mập mạp chẳng hiểu sao trong mắt anh lại thành nhu nhược ướt át bẩn thỉu, thấy ghét nên ra cạp em nó chảy máu vai, khởi đầu cho mối “huyết” hải thâm cừu của đôi oan gia hoan hỉ =)))

5 tuổi cắp sách đi học chung, ngôi trường tư thục liền oanh oanh liệt liệt trở thành chiến trường cho 2 bạn ghi dấu chiến tích, có điều ghét nhau chả ai bằng nhưng thân nhau cũng chả ai sánh kịp, 2 bạn cứ vừa đấm đá vừa cười đùa mà lớn lên.
Lần nọ vì thách đấu nhau hại em suýt chết đuối, anh mới kinh hoảng nhận ra mình sợ mất em đến mức nào, từ đây suy nghĩ về em cũng dần dần biến chất, cuối cùng nhận ra tình cảm của mình trong giấc mộng xuân đầu tiên khi mới 13 tuổi =.
,=

Không muốn kéo em nhúng chàm, anh lựa chọn một mình ôm tình đơn phương bắt đầu xa lánh.
Em tưởng anh thay đổi nên rất buồn, cũng giận không thèm nói chuyện với anh nữa.
Qua 2 năm, em lên kinh khảo thí, vô tình ngã ngựa trọng thương, anh thấy mình không cứu được em thì vô cùng tự trách, ôm em thề sẽ không bao giờ rời em nữa.


Trong triều có bạn vương gia cũng rất thích ẻm, chờ ẻm 8 năm không thấy ăn thua đâm ra chán đời, mượn rượu tính làm liều với em.
Em trong lúc nguy ngập liền gọi tên anh cầu cứu.
Anh đương nhiên xuất hiện vô cùng đúng lúc, lấy danh phận hái hoa tặc liền cuỗm ẻm đi luôn.
Trốn vào trong rừng lại đem thùng dấm ra đổ qua đổ lại, 2 tên ngốc tử rốt cục cũng hiểu rõ lòng mình:”

Giải thích một chút về tên truyện: Đây là câu thơ thứ 3 trong bài “Trường Can Hành” của Lý Bạch.
Bài thơ này là nguồn gốc của thành ngữ “thanh mai trúc mã”.
Bốn câu đầu tiên của bài thơ như sau:

Thiếp phát sơ phú ngạch,
Chiết hoa môn tiền kịch
Lang kỵ trúc mã lai(1)
Nhiễu sàng lộng thanh mai(2)

Tạm dịch:

Em tóc vừa xõa trán,
Ngắt hoa chơi trước nhà.

Chàng vờ cưỡi ngựa đến,
Đuổi nhau quanh ghế ngồi.


____________
(1) Trúc mã ở đây là gậy tre mà trẻ con lấy giả làm ngựa để cưỡi (chứ không phải “ngựa tre”).

(2) Sàng ở đây là một thứ ghế (chứ không phải “giường”).