Tháng 11 năm Kiến An thứ tư, Chiêm Thiền tặc Lê Đại Ẩn đột nhiên khởi sự, dẫn quân quy thuận Lưu Sấm.
Mà ngay sau khi Lê Đại Ẩn quy thuận có ba ngày, Trường Sầm tặc Phong Trì cũng dẫn sáu huyện Nhạc Lãng đến đầu quân, trong chốc lát khiến cho quận Nhạc Lãng mạnh lên trông thấy. Cả quận Nhạc Lãng gồm mười tám huyện, Lê Đại Ẩn khởi sự, hai huyện Chiêm Thiền, Toại Thành liền thuộc vào sự quản lí của Lưu Sấm. Bây giờ Phong Trì cũng mau chóng quy thuận theo, còn mang theo cả sáu huyện Trường Sầm, Liệt Khẩu, Hải Minh, Chiêu Minh, Đới Phương và Đề Hề. Trong mười tám quận của Nhạc Lãng thì đã có tám quận hoàn toàn quy thuận Lưu Sấm, mà là tự nguyện quy thuận, Lưu Sấm không tốn một binh một tốt nào. Biến động đột ngột như vậy, khiến cho tất cả mọi người đều cảm thấy kinh hãi. Sau khi hai người Lê Đại Ẩn và Phong Trì liên tiếp quy thuận, lại đến Hàm Tư, Đồn Hữu lần lượt khởi sự, thế cục của Quận Nhạc Lãng bỗng chốc thay đổi, tám huyện cường hào còn lại cũng đã do dự chưa quyết. Nhưng cho dù là như thế, thì phía nam Quận Nhạc Lãng đã hoàn toàn thuộc về Lưu Sấm.
Tư Mã Ý sau khi quay về Đạp Thị, lập tức đề nghị Cam Ninh binh tiến về Nam Phổ, hợp nhất với quân của Chiêm Thiền tặc Lê Đại Ẩn Phong Trì vốn vẫn còn muốn dựa vào lực lượng trên biển để đàm phán với Lưu Sấm, nhưng thấy tình hình này, y liền biết ngay đại thế đã mất, sảng khoái chấp nhận điều kiện của Tư Mã Ý.
Trường Sầm hải tặc gia nhập Đại Hán hải quân. Hơn tám mươi tàu thủy trong tay Phong Trì, giao ra bảy mươi chiếc, còn lại hơn chục chiếc dùng làm thuyền buôn. Cam Ninh tiến cử với Lưu Sấm, Phong Trì làm phó đô đốc, ngang hàng với Chu Thương, đồng thời dẫn quân đóng ở Đảo Bạch Linh như cũ, nhưng tất cả chiến thuyền trong tay y lại được đưa về Thạch Cữu Đà để tu sửa, gần vạn hải tặc dưới trướng bị đưa tới Đạp Thị, tiến hành nghỉ ngơi chỉnh đốn và cải biên.
Như vậy thì Phong Trì mặc dù vẫn ở Đảo Bạch Linh như cũ, nhưng hải quân trong tay giờ đã đổi thành hải quân Đại Hán. Nhưng là trao đổi, Lưu Sấm sẽ phái người lập biểu dâng triều đình, cầu xin ban tước vị cho Phong Thị, đồng thời còn đưa con cháu Phong Thị tới thành Cô Trúc học tập.
Phong Thị vẫn ở lại Trường Sầm như trước, căn cơ không bị ảnh hưởng. Chỉ là muốn quát sá trên biển như trước thì hẳn không mấy khả năng nữa. So ra thì tình hình của Lê Đại Ẩn ổn hơn chút. Y không giống như Phong Trì cắm rễ trăm năm, gia nghiệp thịnh vượng ở đất Trường Sầm. Y vốn con cái của dân đen, có được gia nghiệp như ngày hôm nay, hoàn toàn do mình y gây dựng nên. Hơn sáu mươi chiếc thuyền biển khác toàn bộ quy thuộc Hoàng Các, từ nay về sau sẽ tồn tại dưới hình thức thuyền buôn. Còn gần tám nghìn hải tặc dưới trướng, chỉ giữ lại ba nghìn người, số còn lại cũng bị điều tới Đạp Thị chỉnh biên. Kể từ đó, nhân khẩu Đạp Thị đột ngột tăng tới hơn vạn, quy mô thành trì cũng trở nên rộng lớn hơn, cũng bắt tay vào cải tạo lại. Theo quy định do Lưu Sấm đặt ra thì, hơn vạn hải tặc này sau khi trải qua chỉnh biên, tất cả những người già cả tàn tật ốm yếu sẽ bị thải loại, ở lại Đạp Thị khai hoang vỡ ruộng. Chỉ có thanh niên khỏe mạnh hoặc người có kinh nghiệm hoặc giỏi về hàng hải mới được giữ lại trong quân. Hoặc là điều khiển hải quân hoặc là ở lại đóng giữ Quảng Lộc.
Tóm lại là sau lần chỉnh biên này, lực lượng trên biển của Lưu Sấm không những không bị yếu đi mà ngược lại lại còn mạnh thêm. Đối với chuyện này thì Phong Trì cũng được mà Lê Đại Ẩn cũng thế, đều không có ý kiến khác.
Biến động lớn của Quận Nhạc Lãng, đối với thế cục Liêu Đông có một ý nghĩa sâu xa.
Tây An Bình vốn phải chịu áp lực rất lớn, lòng người hoang mang. Cùng với chuyện quá nửa quận Nhạc Lãng khởi sự, Công Tôn Khang như chim đậu cành cong, không còn chút ý chí kháng cự nào. Cùng lúc đó, Tây An Bình Liêu Đông quân xảy ra biến động trên quy mô lớn. Ngày hai mươi tư tháng mười một năm Kiến An thứ tư, sau khi Thái Sử Từ lãnh đạo xây dựng toàn Băng Thành thứ mười bốn cách Tây An Bình thành tám mươi dặm về phía tây, cả Tây An Bình đã không còn có thể tiếp tục gắng gượng được nữa.
Ban đêm, Tây An Bình đột ngột xảy ra binh biến.
Một Giáo Liêu Đông quân đột nhiên khởi sự, ban đêm tập kích nha phủ Tây An Bình. Tuy chỉ có hơn hai ngàn người nhưng lại gây ra biến động cho cả Liêu Đông. Sau khi gần nửa số quân Liêu Đông biết tin, lập tức khởi binh hưởng ứng, thậm chí còn có rất nhiều bách tính Liêu Đông chủ động trợ giúp, cũng khiến cho Công Tôn Khang căn bản là không kịp có bất cứ hành động phản ứng nào. Ở Tây An Bình đồn trú hơn ba vạn binh mã, tuy nói là có trợ giúp của người Cao Cú Lệ, nhưng lương bổng quân nhu chủ yếu vẫn dựa vào thu hoạch của thị trấn Tây An Bình.
Cả Tây An Bình nhân khẩu không quá ba vạn, lại phải gánh vác lương bổng cho hơn ba vạn binh mã.
Điều này cũng khiến cho bách tính Tây An Bình khốn khổ vô cùng.....Trước kia Công Tôn Khang có tiếng dâm uy, mà thời cục Liêu Đông cũng chẳng sáng sủa gì, cho nên bách tính chỉ biết chịu đựng. Còn bây giờ, Nhạc Lãng rung chuyển, đồng nghĩa với việc chặt đứt cánh tay của Công Tôn Khang, còn trong quận Liêu Đông, Vấn huyện, An thị, Hậu thành trước sau quy thuận. Sau khi Lưu Sấm phái đại tướng Ngụy Diên vượt sông Tiểu Liêu cướp huyện thành Cao Cú Ly, ba huyện Tứ Cái Mã (nay là Phủ Thuận), Vọng Bình, Liêu Dương cũng lập tức hưởng ứng, lần lượt quy thuận Lưu Sấm. Năm huyện của quận Huyền Thố chỉ còn lại một huyện Cao Hiển vì khoảng cách tương đối xa, thế nên vẫn chưa có phản ứng gì, bốn huyện còn lại tất cả đều đã thuộc quyền quản lí của Lưu Sấm. Dưới tình hình này, thế cục Liêu Đông tất nhiên có thể nhìn là biết.
Quan trọng hơn là, trong tháng 11, Lưu Sấm đã lệnh đại tướng Bàng Đức binh tiến Cao Cú Lệ. Bàng Đức học theo Thái Sử Từ, năm mươi dặm xây một thành, áp sát thành Hột Thăng Cốt. Vương tử Bạt Kì đã bỏ chạy khỏi Cao Cú Lệ nhiều năm nay đột nhiên xuất hiện, khuyên tướng giữ thành Hột Thăng Cốt Đắc Lai nên đầu hàng. Đắc Lai này xưa nay rất ngưỡng mộ Hán thất. Trong lịch sử, người này vì khuyên ngăn Cao Cú Lệ Vương không nên đối đầu với Ngụy quốc Tào Tháo, nhưng Cao Cú Lệ Vương không nghe theo nên đã tuyệt thực mà chết.
Bác Vị Cư mang theo thư của Bạt Kỳ, đến Hột Thăng Cốt thành.
Đắc Lai sau khi xem xong thư cũng do dự không quyết.
Trong thư Bạt Kỳ nói với Đắc Lai: Thiên Tử nhà Hán đã vô cùng bất mãn với Cao Cú Lệ, lần này phái Lưu hoàng thúc đến, là vì muốn cho Cao Cú Lệ một bài học.
- Bác Vị Cư tiểu vương, thế Lưu hoàng thúc kia thật sự lợi hại lắm sao?
Bác Vị Cư nói: - Đắc Lai đại nhân không biết chứ Lưu hoàng thúc ở Trung Nguyên, được xưng là Phi Hùng, là Trung Nguyên đệ nhất mãnh sĩ.
Ta chưa từng gặp Lưu hoàng thúc, nhưng lại từng bái kiến Ngụy Diên tướng quân dưới trướng người, cũng chính là người hiện đang trấn thủ quận Huyền Thố Ngụy Tướng quân Ngụy Văn Trường. Người này có sức trăm người không địch nổi, ta đã từng sai hơi chục mãnh sĩ liên thủ thăm dò, lại bị Ngụy tướng quân đánh cho không còn sức mà đánh trả. Hơn nữa, ông ta mưu lược hơn người, vô cùng lợi hại. Ngụy tướng quân nói, nhân vật như ông ta, dưới trướng Lưu hoàng thúc nhiều như cá chép trên sông.....
Ta vốn không tin, nhưng sau khi gặp Bàng Đức tướng quân xong mới biết, Ngụy tướng quân không nói dối.
Lưu hoàng thúc lấy đầu thượng tướng giữa trăm vạn quân dễ như lấy đồ trong túi, các thuộc hạ như Triệu Vân, Hạ Hầu Lan, Hổ Si Hứa Chử và cả Thái Sử Từ tướng quân cũng đều là dũng tướng ba quân. Ngoài ra, theo như Ngụy tướng quân nói, cha vợ của Lưu hoàng thúc chính là người năm đó được gọi là Hao Hổ Tịnh Châu Lã Bố. Bây giờ ông ấy cũng ở Liêu Tây.....Đồng thời, ở Liêu Tây còn có các tướng khác như Trương Liêu, Hoàng Trung, đều dũng mạnh phi thường vạn người không địch nổi.
Mà dưới trướng Lưu hoàng thúc còn có một cánh quân thủy hùng mạnh. Chủ soái của cánh quân đó là Cam Ninh Cam Hưng Bá, vũ dũng hơn người, tên hiệu là Cẩm Phàm tướng quân....
Bao nhiêu người tài ba đều tận tâm tận lực giúp đỡ Lưu hoàng thúc. Càng không phải nói nhân sĩ mưu trí dưới trướng Lưu hoàng thúc nhiều vô kể, Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý, Trần Cung, Trần Quần, Bộ Chất, Trần Kiểu...ai cũng có thể đảm đương một mặt nào đó.
Bao nhiêu người tài giỏi như vậy đều dốc sức cho Lưu hoàng thúc, Đắc Lai đại nhân lẽ nào cho rằng, với vùng Cao Cú Lệ nhỏ bé này của chúng ta là có thể đủ sức chống đỡ hay sao?