Y Quan Khắp Thành

Chương 101: Ngoại truyện Bởi vì tôi ghen ghen ghen ghen mà

Bởi vì tôi ghen ghen ghen ghen mà (4)
Truyền thông giám sát thực chất là con dao hai lưỡi.

Khi anh của tôi vẫn là “Luật sư tranh tụng án hình sự số 1” trong nước, anh ấy cực kỳ coi thường hành vi tìm truyền thông thổi gió châm lửa trước khi lên tòa, cho rằng làm vậy cực kỳ nghiệp dư. Nhưng buộc phải thừa nhận, dựa theo tình hình trong nước bây giờ, đây thật sự là một cách hiệu quả.

Lúc vừa mới được thăng chức lên làm phó viện trưởng viện kiểm sát, Đường Dịch Xuyên từng nhận một vụ án “sinh viên ăn trộm trứng chim*”, luật sư bào chữa là người biết dắt mũi dư luận, hoàn toàn không hề đề cập tới tổ chức săn bắt trái phép đứng sau sinh viên đó, lại lên mạng lôi kéo dân trí, đầu tiên là viết một bài thu hút sự cảm thông cho “chàng trai nhà nghèo”, sau đó lại tiếp tục “vây Ngụy cứu Triệu*”, đưa ra so sánh với một vài vụ án hình sự mang tính chất nghiêm trọng như tham ô tài sản và nhận hối lộ, cưỡng hiếp giết người. Quả nhiên đã khơi dậy làn sóng dư luận dữ dội trên mạng, ai cũng chửi ăn trộm trứng chim thì có làm sao? Tham quan còn chưa giết hết, trộm mấy quả trứng mà phán mười năm à?

*Vụ án ăn trộm trứng chim mà không biết đó là trứng của loài chim được quốc gia bảo vệ, sinh viên này đã bán số trứng đó, vì vậy mà bị phán mười năm tù với tội danh buôn bán trái phép động vật quý hiếm

**Một trong ba mươi sáu kế của Tôn Tẫn, ý chỉ tránh nơi địch mạnh, đánh nơi hiểm yếu.

Rõ ràng bên tòa án không chịu được áp lực dư luận, đã ám chỉ muốn giảm án vào giai đoạn hòa giải trên tòa.

Án nào cũng là án, ý của Đường Dịch Xuyên rất rõ ràng, cậu ấy chỉ quan tâm đến chuyện sự thật có được phanh phui hay không, pháp luật được áp dụng có chính xác hay không, nếu sợ số đông mà giảm án thì cậu ấy sẽ kháng cáo.

Trợ lý thẩm phán vẫn luôn coi kiểm sát và tòa án là một nhà, khi nói chuyện cũng không mấy nhỏ nhẹ: “Công tố Đường, ngài thế này là vì sóng không ập đến chân mình, những lời mắng chửi của dân chúng trên mạng cũng không nhắm vào viện kiểm sát…”

“Đây là nội quy của tòa án trung cấp số 2 à?” Sau khi thăng quan tiến chức, Đường Dịch Xuyên ngày càng giỏi dùng giọng quan, cậu ấy lạnh lùng quắc mắt với trợ lý nọ, “Không đến lượt cậu lên tiếng ở đây, đi ra ngoài.”

Tôi khá thân thiết với vài chánh án tòa án nhân dân trung cấp, mấy lời này đều là bọn họ kể lại với tôi. Đường Dịch Xuyên có kênh kiệu ngang ngược như thế hay không thì còn chưa biết, dù sao trước mặt những đơn vị trong ngành cậu ấy sẽ vẫn nể mặt, nhưng có một điều mà tôi chắc chắn, cậu ấy không thích Hình Minh Minh cho lắm. Suy cho cùng ai làm lãnh đạo cũng sẽ không thích bị người khác cầm kính lúp săm soi suốt cả ngày – đây chẳng phải là ý của câu “chính quyền nêu gương*” hay sao.

*Xuất phát từ cụm Chính quyền nêu gương và dư luận giám sát, lấy điểm nóng của dư luận và góc nhìn quần chúng làm phương hướng phát triển của chính phủ, đồng thời chú ý lắng nghe nhu cầu và phản ứng của người dân. Bắt đầu từ những vấn đề mà người dân cần và quan tâm nhất, thiết thực thay đổi tác phong cầm quyền, làm những việc tốt, thiết thực cho người dân. Tăng cường uy tín và năng lực phục vụ nhân dân của chính phủ.

Vậy nên tôi đứng im tại chỗ không nhúc nhích, nhìn cậu ấy đi về phía Hình Minh, lòng ngứa ngáy rục rịch như mèo cào.

Hình Minh cũng đón đường Đường Dịch Xuyên, giơ một tay ra chủ động giới thiệu: “Hình Minh, Tầm nhìn Đông Phương.”

“Ngưỡng mộ đã lâu.” Đường Dịch Xuyên mỉm cười, cũng vươn tay ra, “Chi cục số 2 Viện kiểm sát, Đường Dịch Xuyên.”

Tên này càng lên chức cao thì lại càng kiệm lời, có thể nói ba chữ thì đừng hòng nói thêm hai chữ, có lẽ cũng là vì muốn phô trương thanh thế, khoe khoang khí khái. Tôi nhìn bọn họ bắt tay, một bên là công tố viên đẹp trai nhất Trung Quốc, bên kia là biên tập viên thời sự đẹp trai nhất Trung Quốc, công bằng mà nói, bọn họ đối diện nhau thế này rất đẹp mắt.

Tôi để ý, Đường Dịch Xuyên đeo kính.

Hình Minh quay đầu lại khẽ gật đầu với tôi, nói rằng nếu đã có hẹn với giai nhân, hôm nay tới đây thôi, ngày mai hẹn nhau ở ga tàu cao tốc.

Cậu ta nói xong thì đi luôn, ban đầu thì bước nhanh như gió, sau đó thì lại chậm dần, hướng thẳng về phía chiếc Bentley màu đen đỗ ở góc đường.

“Xử lý vụ án?” Chiếc Bentley đã rời đi, tôi nhíu mày nhìn Đường Dịch Xuyên.

“Về nhà.” Đường Dịch Xuyên quay đầu bước đi.

Tôi lái xe đưa Đường Dịch Xuyên về nhà, dọc đường đều chỉ kể về vụ án Trần Tiểu Liên cho cậu ấy, cố gắng lấp liếm đi ánh hưởng tệ hại của ba chữ “mụ vợ già” khi nãy.

Đường Dịch Xuyên nói với tôi rằng vụ án này nhìn thì có vẻ tương tự như vụ trước đây cậu ấy từng xử lý, nhưng những chi tiết quan trọng thì lại khác biệt hoàn toàn, nên dù cho công tố viên có là cậu ấy thì cũng không thể đưa ra quyết định không truy tố.

“Nói vậy thì phúc thẩm cũng không mấy khả quan sao?”

“Chưa chắc, nếu ‘Tầm nhìn Đông Phương’ tham gia vào thì cũng khả quan đấy.”

Câu này đúng. Vào năm 2006, đã có một vụ án nổi tiếng tên là “Án Hứa Đình” liên quan đến sự can dự của giới truyền thông vào tư pháp xảy ra ở Trung Quốc. Một nhân viên an ninh trẻ tên Hứa Đình đã nhận được một trăm bảy mươi lăm ngàn nhân dân tệ do máy ATM bị trục trặc, ai ngờ lại bị phán chung thân với tội danh trộm cắp tài chính có tổ chức. Sau phiên sơ thẩm, truyền thông tham gia vào đầu tiên, ngay lập tức dấy lên làn sóng phẫn nộ của nhân dân, ngay đến giới luật cũng tranh luận không ngớt, cuối cùng Hứa Đình kháng cáo, được sửa thành ngồi tù năm năm.

Tới nhà, Đường Dịch Xuyên tiếp tục thảo luận về vụ án với tôi, nói rằng tiền “quyên tặng” của đàn anh Diêu kia vừa khéo lại có tác dụng, để Trung tâm cứu trợ phụ nữ và trẻ em thành phố quyên góp cho cha mẹ và con gái của Tiểu Liên thông qua “Tầm nhìn Đông Phương”. Một mặt có thể xoa dịu áp lực cuộc sống cho gia đình họ Trần, mặt khác cũng thể hiện rõ thái độ của đoàn thể xã hội đối với vụ án lần này, tạo ra áp lực với viện kiểm sát và tòa án.

“Đường Đường, tôi yêu cậu chết đi được.” Chuyến này tôi đi công tác với Hình Minh chắc chắn phải mất ít nhất một tuần không về nhà, nhất thời động tình, tôi không nhịn được nên đã áp Đường Dịch Xuyên lên sô-pha, cúi người hôn lên ấn đường của cậu ấy. Tôi ướm hỏi, “Đêm nay có thể cho tôi ở trên không?”

Rõ ràng Đường Dịch Xuyên cũng bị nhen lửa, tôi hôn lên ấn đường, cậu ấy cắn lên yết hầu của tôi, nhưng lại lý trí dừng ngay khi nghe thấy tôi hỏi, cậu ấy nhíu mày: “Hôm nay là thứ mấy?”

Tôi và Đường Dịch Xuyên không ai chịu khuất phục trước ai, nhưng suy cho cùng cũng đã chẳng còn trai tráng mười mấy hai chục tuổi nữa, làm tình một trận phải đánh một trận, thật sự không đỡ nổi. Vậy nên về sau chúng tôi giao hẹn: Cậu ấy hai tư sáu, tôi ba năm bảy, chủ nhật thì ngoan ngoãn thu binh, nghỉ ngơi dưỡng sức.

Về sau lại tiếp tục điều chỉnh tùy tình hình, nếu hôm sau tôi phải lên tòa hoặc cậu ấy phải đi truy tố, người kia sẽ tự giác đặt sự nghiệp nằm ngửa lên hàng đầu, dù dùng tư thế nào đi chăng nữa, tóm lại là người ở dưới vẫn mệt hơn.

Nhưng Đường Dịch Xuyên rất kiêu căng, từ sau khi tôi bỏ hình sự chuyển sang kinh tế, cậu ấy chẳng thèm coi vụ án của tôi ra gì nữa, động một tí là lôi chuyện giường chiếu riêng tư của chúng tôi lên tầm “hại nước hại dân”. Xét về tổng thể, vẫn là tôi phải khuất phục nhiều hơn.

“Thứ sáu… Nhưng mai tôi phải đi…” Tôi vừa mút mát cổ cậu ấy, vừa vươn tay cởi thắt lưng của cậu ấy.

Đường Dịch Xuyên hất tay tôi ra, nói là đừng có vờ vịt, phục vụ cho tôi hài lòng trước, tôi sẽ thỏa mãn anh.

Tôi thầm nghĩ, có vẻ như cũng không lỗ, thế là vui vẻ cười toe toét, nhanh chóng cởi hết những thứ trói buộc nửa dưới của cậu ấy, vùi mặt vào giữa háng người ta…

(Tôi là chiếc rèm phất phơ)

Không ngờ Đường Dịch Xuyên sướng xong lại lật mặt, cậu ấy đẩy tôi ra, đứng dậy mặc đồ.

“Ý gì vậy?” Tôi cứng đờ, đột ngột dừng lại, thật sự rất khó chịu.

“Ngày mai tôi phải đến trường Đảng giảng bài.”

Đường Dịch Xuyên vừa nhắc, tôi mới nhớ ra hình như cậu ấy có lịch trình gì mà “Lớp cán bộ thanh niên mùa đông”. Đang mất hứng, Đường Dịch Xuyên đi rồi còn quay lại, tự dưng cúi người áp sát lại gần tôi, vươn tay vuốt ve bên dưới đang chào cờ của tôi.

“Dù sao thì, thà chết đói chứ không than vãn, thà chết nghẹn cũng không chịch mụ vợ già.” Như lọt vào sương mù, khóe môi cậu ấy mấp máy, ngay sau đó lại hung dữ véo thằng nhỏ của tôi một cái, đẩy thẳng tôi từ thiên đàng xuống địa ngục.

“Tốt hơn là anh nên cố mà chịu đựng đi.” Sau đó cậu ấy đi thật.

Tôi cố nén cảm giác đau trướng ở thân dưới, bước vào phòng làm việc thì mơ hồ thấy trên màn hình laptop của cậu ấy ghi “Năm điều thận trọng”, “Sáu rào cản” và “Bảy mối ràng buộc*”, tất cả đều là mấy câu hô hào sáo rỗng chống tham nhũng, thực sự chán chết.

*Chiều ngày 29/6, Chi bộ Tổng cục Công tác Mặt trận Thống nhất Thành ủy đã mời Hứa Quốc Thắng, Phó trưởng Ban Giảng huấn Thành ủy đến giảng cho toàn thể đảng viên và cán bộ một bài giảng đặc biệt về “Tăng cường tinh thần, đạo đức của Đảng và trở thành những đảng viên trong sạch, đủ tư cách”, trong đó “Năm điều thận trọng” gồm thận trọng giữ vững ý định ban đầu thuần khiết, không bị lung lay, bối rối và sa đọa vào các loại cám dỗ; thận trọng với bản thân, yêu cầu và duy trì bản thân một cách nghiêm ngặt khi ở một mình; thận trọng với ham muốn, kiểm soát và kiềm chế ham muốn của mình; thận trọng chú ý đến tiểu tiết, tế nhị, đừng vì nhỏ mà thua lớn; thận trọng đến bước cuối cùng, xem xét cẩn thận hậu quả của sự việc. “Sáu rào cản” gồm rào cản chính trị, rào cản quyền lực, rào cản tiền bạc, rào cản tình bạn, rào cản cuộc sống và rào cản gia đình. “Bảy mối ràng buộc” gồm ràng buộc chính trị, ràng buộc kinh tế, ràng buộc gia đình, ràng buộc danh dự, ràng buộc tình thân, ràng buộc tự do và ràng buộc sức khỏe.

Tôi bực tức rời khỏi phòng làm việc, ham muốn không được giải tỏa nên đành phải dồn hết tâm sức vào vụ án. Tôi định gọi điện cho anh trai xin lời khuyên, không ngờ người nghe máy lại là Hứa Tô.

“Anh tôi đâu?”

“Ngủ rồi.” Hứa Tô đầu bên kia thấp giọng đáp, “Vừa ngủ xong.”

“Ngủ sớm thế?” Tôi nhìn đồng hồ, còn chưa đến chín giờ tối, bên đảo Bali cũng không lệch múi giờ.

“Hầy, anh còn không hiểu tính anh trai anh nữa, sư tử đó. Mặt Trời còn chưa xuống núi ổng đã ép uổng tôi, vất vả lắm mới dừng lại được, lưng tôi sắp gãy đến nơi rồi, anh tuyệt đối đừng có đánh thức ổng.”

Tôi với Hứa Tô đúng là cùng ngành khác mệnh. Sau khi anh trai tôi không làm luật sư nữa, dựa vào mối quan hệ và kinh nghiệm nhiều năm của mình trong giới chính trị và kinh doanh để đầu tư kiếm chác, anh ấy đầu tư vào một công ty mới lên sàn GEM đầu năm nay, liên tục tăng vọt trong hai mươi phiên giao dịch, giá trị thương hiệu cũng tăng lên vài lần, không ngờ một năm kỳ quái này còn chưa kết thúc, anh ấy đã lại đập vào IPO*.

*Phát hành công khai lần đầu, còn gọi là IPO là việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng. Khái niệm công chúng được hiểu là một số lượng nhà đầu tư đủ lớn với giá trị chứng khoán chào bán cũng đủ lớn. Sau khi phát hành lần đầu ra công chúng, một công ty cổ phần sẽ trở thành công ty đại chúng.

Ham muốn tiền tài của anh tôi không có điểm dừng, mà ham muốn với Hứa Tô lại càng sâu sắc, vậy nên Hứa Tô ỷ vào việc anh tôi kiếm được nhiều tiền, càng ngày càng ngang ngược cả trong lẫn ngoài văn phòng.

“Vụ án gì?” Hứa Tô đoán được mục đích tôi tìm anh trai, giọng nói cũng hứng thú hơn, “Anh trai không được thì bàn với chị dâu nè.”

“Chú mày thì biết con khỉ gì, tôi cúp -”

“Đừng mà, đừng cúp mà, tôi lên tiến sĩ rồi, sao so được với bằng cấp của anh chứ.”

Hứa Tô đang học tại chức tiến sĩ, suy cho cùng thì cái ngành này của chúng tôi toàn tinh anh ưu tú, bằng cấp thấp quá thì rất khó ngẩng cao đầu. Cậu ta còn chưa có bằng mà đã bắt mọi người trong văn phòng gọi mình là “tiến sĩ Hứa”, nghe xong là hếch cái mặt lên, vẫy đuôi y như một con công nhỏ.

“Thôi được rồi, thêm đầu thêm ý tưởng, để tôi nói với cậu, vụ án là thế này -”

Tôi còn chưa dứt lời, Hứa Tô đầu bên kia đã kêu “Á” một tiếng, ngay sau đó là từng đợt thở gấp khẽ khàng truyền qua, khó nghe cực kỳ.

Hẳn là anh tôi tỉnh rồi.

Tôi chửi một tiếng “Mẹ nó đúng là kẻ no không biết cái khổ của kẻ đói” rồi căm phẫn cúp máy.
Hết chương 4.