Xuyên Không Về Làm Hoàng Hậu Của Trẫm

Chương 12: 12 Tiếp Tế


Khánh Thiên ra sân, ngồi xuống bên cạnh Lam Chi.

Từ từ cầm lấy cánh ta của cô.

“Huynh làm gì đấy?”
Lam Chi vội giật cánh tay lại, nhưng Khánh Thiên nắm chặt hơn.

“Đưa ta xem…” hoàng thượng nhìn vào vết thương trên mu bàn tay của Lam Chi rồi hỏi.

“Bị ngã à?”
“Ừ… ừm..

do không cẩn thận..” Lam Chi thấy người ta lo lắng cho mình thì cũng không cứng giọng được nữa.

“Đau không?”
“Không, vết thương nhỏ thế này, làm sao làm khó đến ta được… haha.”
Lam Chi rút cánh tay mình lại.

Khánh Thiên nhẹ nhàng dùng tay áo lau đi vết bẩn trên mặt Lam Chi.


“Lấm lem!!!”
“… kệ ta..”
“Ta xin lỗi, ta không nên lớn tiếng với cô.”
“Xì…” Lam Chi xì giọng, rồi tiếp tục hì hục nhóm lửa.
“Lần sau nhất định không được làm bất cứ chuyện gì một mình nữa.

Nơi đây hoang vu, lỡ đâu có thú giữ hoặc thổ phỉ thì làm sao?”
“Ta biết rồi!”
“Nha đầu cô đó.

Rất cứng miệng, ngoan cố! Có biết ta và A Minh lo cho cô lắm không hả?”
“Biết rồi… biết rồi… lần sau ta không đi một mình nữa là được chứ gì.”
….

Đến tờ mờ sáng hôm sau, họ tiếp tục lên đường.

Đến một thị trấn nhỏ, thô sơ và rất đỗi khổ sở, người dân ăn mặt rách rưới, mặt mày hóc hác cùng đi về một hướng.

“Xin lỗi! Cho ta hỏi thăm, mọi người đang đi đâu vậy ạ?” Lam Chi nhanh chóng tiến đến hỏi một người phụ nữ.

“Bọn ta đang đến chổ phủ Thừa tướng, hôm nay là ngày họ sẽ phát cháo và gạo hằng tháng.”
“Vị đại thẩm này.

Sao lại như thế? Rõ là triều đình đã ban xuống ngân lượng cho từng nhà rồi mà?” A Minh hỏi.

“Làm gì có ngân lượng gì? Đến cả cháo phát hằng tháng còn chỉ có nước chứ không được bao nhiêu gạo.”
Nói rồi người đó lầm lũi rời đi.

Thấy vậy Lam Chi cãi trang thành một người nông dân nghèo, tay cầm bác đến xin cháo.

Họ thấy Lam Chi rách rưới thì cho cho một thìa cháo lõng và một túi gạo rồi đuổi đi.

Nhìn bác cháo lõng và túi gạo đã móc meo.

Khánh Thiên vô cùng xót dạ.


Huynh cầm chặc nắm gạo trong tay, mắt đầy giận dữ nhìn về phủ thừa tướng.
“A Minh.

Tìm một chỗ ở lại.

Chúng ta sẽ phát cho người dân ở đây lương thực và ngân lượng.”
“Dạ.”
Sau đó, ba nguoi thuê được một căn nhà nhỏ, và thông báo với thôn dân là sẽ phát lương thực và ngân lượng cho họ vào ngày hôm sau.


“Các vị hương thân, mau đến nhận cứu trợ đi.”
Lam Chi hô to gọi mọi người đến.

Rất nhanh, xung quanh ngôi nhà đã rất đông người dân bu quanh chờ lãnh tiếp tế.

Họ tay chân run run, gương mặt hiện tõ sự mừng rỡ, miệng không ngừng nói đa tạ.
Nhưng chưa phát được bao lâu thì một đám quan lính đến ngăn cản.

“Các người là ai? Từ đâu đến?”
“Ta là ai, thì có liên quan gì đến các người?”
Lam Chi hăn hãi tiến lên cãi nhau.
“Nè, đây là đât của bọn ta.

Các người muốn tiếp tế cũng phải thông qua ý của đại nhân bọn ta chứ?”

“Bọn ta tiếp tế bằng tiền của bọn ta… hà cớ gì phải hỏi ý các người?”
“Cô đúng là coi trời bằng vun.”
“Ta làm sao? Các người không tiếp tế cho họ.

Thì bọn ta làm, đến cả việc giúp dân, giúp nước..

ngươi cũng muốn ngăn cãn hay sao?”
“Được… để ta xem, hôm nay ai dám nhận tiếp tế của các người.” Thừa tướng từ xa vọng giọng đến.

Ông nhìn người dân đang đứng nắng và đắc ý nói.

“Họ chỉ là những người qua đường… tiếp tế cho quý hương thân được một ngày hai ngày… còn ta..

ta mới là người cho các người cái ăn cái mặt hàng tháng….

Ta xem xem hôm nay, ai nhận đồ của đám người này thì từ nay, phủ thừa tướng ta không tiếp tế cho gia đình nhà đó nữa.”
Nghe đến đây, người dân dù đói khổ, vẫn bấm bụng trả lại hết số gạo và ngân lượng vừa được phát.

Một phần vì sợ sẽ không được nhận tiếp tế hằng tháng, một phần vì sợ đắc tội đến quan quyền.