Trọng Sinh Ngày Ngày Làm Ruộng

Chương 10: Chương 10


“Nhị tỷ, sao tỷ biết làm nhiều món lạ thế?”Tô Diệp nói dối tỉnh bơ: “Học trong mơ.”“Ai rảnh rỗi nhập vào giấc mộng dạy cho tỷ thế? Sao lại không chọn dạy nương nhỉ? Nương nấu ngon hơn nhị tỷ mà.” Hài tử đầu gỗ thắc mắc.“Nào biết”Diệp Mai ho nhẹ cắt ngang, nghiêm túc nói: “Người hữu duyên mới được học con ạ.”Tô Thế Vĩ cũng chêm mấy câu nhắc nhở: “E hèm, việc trong nhà phải giữ kín, không được khoe với người ngoài, biết chưa!”“Diệp tử, trưa nay ăn hết sủi cảo rồi.

Bữa tối con làm cái bánh….

bánh gì có nhân ấy được không?”“Bánh có nhân là bánh gì?” Diệp Quốc Kiện và Trần Lan từ ngoài sân bước vào.“Là món ngon nhị tỷ chuẩn bị cho bữa tối ạ” Tô Cảnh Phong tích cực trả lời.“Buổi tối cả nhà cữu sang đây cùng ăn cơm nhé.

Thời gian vừa rồi quá bận không có thời gian, nhân dịp trời mưa rảnh rỗi, vừa hợp quây quần tụ tập.

Con cần nguyên liệu gì thì nói cho đại cữu chuẩn bị.” Diệp Quốc Kiện lên tiếng.“Sau này bột mì thành lương thực chính, ta cũng muốn phụ bếp học cách làm món mì, phở.”“Quá vui, đáng tiếc thiếu rượu nhắm.” Con sâu rượu của Tô Thế Vĩ trỗi dậy.“Nhà Thế Lương mở tiệm tạp hóa nơi đầu thôn, bán gạo dầu muối tương dấm, các nhu yếu phẩm thiết yếu thường ngày.

Hình như có bán cả rượu, ta sai Đức Tường đi mua.”“Diệp Tử, buổi tối cần chuẩn bị những gì nào?”“Bột mì, thịt, rau cải”“Nhạc gia đừng chuẩn bị gì, cứ sang người không thôi.

Mọi người giúp chúng ta nhiều việc như vậy, xây tường, đào hầm, bán lợn rừng, vận chuyển bao nhiêu lương thực… Nếu muốn kẻ chi tiết thì đệ thiếu nợ nhạc gia nhiều lắm.”“Uh thì sang người không”Tô Diệp mặc áo tơi tránh mưa, tay cắp rổ chống gậy gỗ đi sườn núi hướng bắc.

Sau khi dọn sạch cỏ, thông đường rất nhiều thôn dân sang đây hái rau dại, đốn củi trên vách núi.

Bẫy rập Tô Diệp đào hai bên đường vẫn nguyên vẹn, đấy bẫy trống rỗng đọng nước mưa ẩm ướt.

Dải đất vệ đường không còn bóng dáng cây rau dại nào.

Tô Diệp vạch bụi rậm đi mãi mới tìm được lùm rau tể thái (cải dại).

Vào tháng chín, cây tể thái hơi già nhưng hết sự lựa chọn.

Hái nửa canh giờ được đầy rổ rau, sắn them hai con gà rừng và một con thỏ hoang.Về đến nhà, quần áo nửa khô nửa ướt còn giầy sũng nước mưa.

Thân con gái không được dầm mưa, bàn chân phải chú ý giữ ấm, Tô Diệp hoàn toàn ném sau đầu.


Nhà có thiếu thốn đồ ăn đâu… Diệp Mai lầm bầm lầu bầu cô con gái.Tô Hủy nấu canh gừng giải cảm, vị cay nồng.Chưa đến giờ nấu cơm chiều, Tô Diệp tranh thủ thời gian, nhờ Tô Cảnh Lâm dạy nhận mặt chữ.

Tô Diệp đọc hiểu năm sáu phần chữ phồn thể nhưng không biết viết.

Tô Diệp nhìn Tô Cảnh Lâm chằm chằm.

Tô Cảnh Lâm gượng gạo, mất tự nhiên: “Sao đấy?”“Du ký, thoại bản”“Diệp tử, muội không biết chữ, xem không hiểu.

Ca đọc cho muội nghe.”Tô Diệp lặng thinh , tiệp tục nhìn hắn chăm chú.

Tô Cảnh chào thua, đưa cho nàng một quyển thoại bản.

Tô Diệp lật trang đầu tiên, chữ viết liên mạch mấy hàng không dấu chấm câu ngắt nghỉ.

Nàng mới đọc hai trang đã mất kiên nhẫn, gập sách trả lại cho Tô Cảnh Lâm.

Tô Diệp đi qua phòng bếp sang lán tranh, ngồi bần thần ngắm Tô Thế Vĩ đục đẽo gỗ.

Tô Thế Vĩ đang làm rương quần áo.

Thấy con gái nhàn rỗi mốc meo, Tô Thế Vĩ với tay lấy tấm ván gỗ thô và dụng cụ bào, đưa đẩy vài cái làm mẫu cho con học theo.

Tô Diệp nhìn nhìn, tiếp nhận dụng cụ, chuyên chú gia công bề mặt gỗ.

Tô Diệp bào một lúc đã nắm chắc cách thức, tinh thần hăng hái, càng bào động tác càng thông thuận.

Mãi đến khi Diệp Mai gọi nàng vào phòng bếp, Tô Diệp mới dừng tay đứng dậy.

Gà rừng đã cắt tiết vặt lông, thỏ hoang chặt đầu lột da rửa sạch sẽ, rau tể thái ngắt ngọn non xếp chỉnh tề.Bột mì tràn đầy hai chậu to, Diệp Mai chuẩn bị sẵn bên kệ bếp, số lượng nhiều gấp đôi buổi sáng.


Trong hai chậu đó có một chậu do Trần Lan bưng sang đóng góp.

Tô Diệp xắn tay áo nhào nặn.

Nhân lúc ủ bột, nàng chặt gà rừng, ướp gia vị cho Diệp Mai nướng lửa nhỏ.

Thịt thỏ lọc sạch xương sống và xương dăm, băm thịt với hành, gừng, nấm hương khô, rau tể thái.

Băm nhuyễn mịn tất cả, trộn phết theo chiều kim đồng hồ cho hòa quyện.

Cán vỏ bánh, thêm nhân, gấp mép đặt trên bàn cơm.

Diệp Mai, Trân Lan, Tô Hủy học rất nhanh, mấy cái đầu hơi khó coi, cái to cái bé nhấp nhô chưa đều nhưng mấy cái sau gói cực đẹp, còn đẹp hơn Tô DiệpTô Diệp hít hà cảm thán: Nữ tử Giang Nam khéo tay nghịch thiên.

Nhớ hồi mới học nặn bánh bao, nàng học rất lâu mới đạt tiêu chuẩn.Gà rừng chín mềm, da nâu ngon mắt.

Tô Diệp hướng dẫn Tô Dủy rút bớt củi duy trì lửa nhỏ âm ỉ.

Nàng đặt chảo sắt lên bếp, chờ chảo nóng già, múc một muôi dầu tráng đều bề mặt, ép dẹp bánh bao dán kín bốn phía, đậy nắp giữ nhiệt.

Chảo sắt to, diện tích rộng, một mẻ chứa đồng thời hai mươi cái bánh.

Tô Diệp đếm nhẩm tới 120, mở nắp chảo, dùng xẻng lật mật bánh bao lại đếm tới 100, nhấc khỏi bếp.

Hai mặt bánh bao vàng ruộm, hương thơm vấn vít trêu chọc người thèm thuồng.


Tô Quả, Tô Cảnh Phong nhấp nhổm ngay cửa phòng bếp dòm vào.

Phòng bếp quá nóng, Tô Diệp đổ mồ hôi ròng ròng.

Diệp Mai thương con, làm thay nàng.

Tô Diệp nhìn nhìn một lúc, thấy ổn thỏa mới ra ngoài gian chính hóng gió.Tuy bữa tối chỉ có hai món gà rừng và bánh bao chiên nhưng ai cũng thỏa lòng mãn ý.

Hai nam nhân vừa ăn vừa phấn khởi nhắm rượu, đúng là mỹ vị nhân gian.Cơn mưa rả rích mất ba ngày.

Người xưa có câu mưa rơi cuối hạ báo hiệu thu sang.

Mưa tạnh, gió đông bắc ùa về, nhiệt độ giảm, tiết trời trở lạnh.

Diệp Mai kiểm kê lại toàn bộ quần áo, chăn mền.

Số lượng ít ỏi đáng thương.

Trong nhà có khung cửi, Diệp Mai tự se sợi, dệt mấy xấp vải bố.

Trong thôn có nhà nhận nhuộm vải, Diệp Mai trả công bằng lương thực, nhờ người ta nhuộm.

Thiếu bông, Diệp Mai định vào phủ thành mua thêm.

Sẵn tiện dạo cửa hàng mua đồ dùng sinh hoạt thiết yếu.

Diệp Quốc Kiện muốn mua lương thực.

Tô Thế Vĩ phân công Tô Cảnh Lâm hộ tống nương, thuận tiện mua lương thực.Vắng Tô Cảnh Lâm, Tô Diệp đơn độc lên núi.

Nàng kiểm tra bẫy rập, Tám hố to, hố nào cũng có thu hoạch, Đa số thỏ hoang sa lưới, thêm mấy con gà rừng… Không thấy lợn rừng, Tô Diệp hơi thất vọng.

Tô Diệp nhặt con mồi, rải đất xóa mùi máu, phủ lá khô ngụy trang.


Nấm rừng cơ hồ tuyệt tích, nàng thở dài xách con mồi dẹp đường hồi phủ.

Buổi chiều Tô Diệp xây tường vây với Tô Thế Vĩ.

Diệp Văn Giang thảnh thơi, hướng dẫn nàng nhưng chỗ cần sửa sang, truyền đạt ít mẹo hữu ích.

Tô Thế Vĩ nhủ thầm: “Khuê nữ nhà con có phải thợ xây đâu, tỉ mỉ thế làm gì” Dĩ nhiên Tô Thế Vĩ chỉ dám giữ chặt trong lòng, nếu ông mở miệng cãi trước mặt, nhạc phụ cho ông ăn đòn mất.Cuối giờ thân, đoàn người trở về từ huyện thành, kéo theo xe đầy lương thực.

Tô Diệp chẳng kiểm đếm xem nhà có bao nhiêu gạo mì, lầm lũi khuân xuống hầm.

Phần lớn lương thực Diệp Quốc Kiện mua cũng cất trong hầm Tô Gia, đặt riêng một góc tránh nhầm lẫn.Thời gian thấm thoắt thoi đưa đón chào trung tuần tháng chín, đã tới thời điểm thích hợp gieo trồng lúa mì vụ đông.

Tô Thế Vĩ dẫn Tô Cảnh Lâm, Tô Diệp khai khẩn nốt hai mẫu rưỡi đất hoang.

Hạt giống lúa mì sẵn sàng trong nhà, cũng không cần lo tìm hiểu kỹ thuật gieo trồng.

Quan phủ sẽ phái người phụ trách xuống tuyên truyền giảng dạy công khai.

Tô Thế Vĩ e ngại hai mẫu rưỡi lúa mì không thu hoạch được bao nhiêu, sang năm chưa biết ra sao, tiêu năm lượng bạc mua thêm năm mẫu ruộng.

Bảy mẫu đất hoang liền kề nhau, trải dài bên ven đường hướng sườn núi bắc.

Khu vực này cỏ dại rậm rạp, đá vụn lởm chởm, chất đất khô cằn, dọn dẹp bón thúc cực kỳ phiền phức.Tô Diệp nhìn cỏ dại tràn lan chằng chịt, cắt dọn thủ công vừa lâu vừa mệt, nói với Tô Cảnh Lâm: “Châm lửa đốt”.

Cỏ thu úa vàng, nhanh bắt lửa, hạt cỏ mầm bệnh cũng bị tiêu diệt.Tô Cảnh Phong đáp: “Đang thu mà ty, nguy hiểm lắm.”“Cuốc rãnh đất nông rộng hai mét bao quanh ruộng, tạo thành đường băng ngăn cản lửa tự nhiên.

Cỏ cháy hết sẽ tự tắt.”“Biện pháp này hiệu quả không? Hay chúng ta xin ý kiến của cha và cữu cữu đã.

Cữu cữu cũng mua mười mầu đất sát liền khu của nhà mình.

Nếu đốt thì đốt cả thể.”.