Thật ra việc tụ tập thi xã này cũng chẳng có gì sáng tạo cả. Ngay cả
Thái Học sinh giống như đời sau đều mặc đồng phục màu xanh, mở miệng là
công kích triều đình, lời nói không chút nể nang gì.
Thời Bắc Tống coi trọng người đọc sách, vì thế mới có phong nhã thời Tống,
nhưng bởi vậy mà đã quá mức phóng túng làm cho các thư sinh ngày ngày
không có việc gì làm, các danh sĩ thanh lưu thì chỉ biết ngồi tụ tập
thảo luận suông. Tình hình như này càng trở nên rõ ràng sau khi Vương An Thạch biến pháp. Nếu như nói trước khi biến pháp, văn sĩ đời Tống chú
trọng năng lực nói, thì sau khi biến pháp, những người gọi danh sĩ năng
lực nói không đủ, chỉ còn là những người có tiếng không có miếng. Đặc
biệt sau khi Huy Tông đăng cơ, bầu không khí lúc đầu còn tạm ổn, nhưng
tới những năm Tuyên Hòa, học trò mua danh cầu lợi đầy rẫy trong triều
đình...
Cái gọi là trên bảo dưới làm theo, trên triều đình đã như thế, đương nhiên dân gian cũng theo đó mà biến hóa.
Thái Học sinh đương nhiên cũng không phải là không có người có năng lực,
nhưng phần nhiều lại là những kẻ chỉ biết nói suông, không hiểu thời
cuộc.
Đối với cuộc chiến Tống Kim, nhóm Thái Học sinh tỏ vẻ không để tâm.
Bọn họ làm như đã hiểu rõ đối với Lỗ tặc, càng như hiểu rõ người Nữ Chân, nên hoàn toàn không để ở trong lòng.
Tuy nhiên, Ngọc Doãn có để ý hai người trong đám Thái Học sinh này.
Một người là tiến sĩ Trương Bính phủ Đức An, người kia là nội xá sinh Lôi
Quan của Trường Thái học. Sở dĩ Ngọc Doãn có hứng thú đối với hai người
này là bởi vì từng nghe Trần Đông nhắc đến, mà năm ngoái khi hắn ngẫu
nhiên có được bản danh sách của Trần Đông, trong đó cũng có tên hai
người này. Cho nên khi hai người này xuất hiện, Ngọc Doãn càng thêm cẩn
thận.
Trương Bính và Lôi Quan không để ý tới Ngọc Doãn.
Nhưng hai người thì lại để ý Triệu Thúc Hướng, thỉnh thoảng lại thì thầm nói chuyện với nhau.
Khi nghe Triệu Thúc Hướng nói thân phận của Ngọc Doãn, hai người thỉnh
thoảng liếc nhìn Ngọc Doãn, nhưng trong ánh mắt lại lộ vẻ khinh thường.
Trong mắt bọn họ, Ngọc Doãn trước sau chỉ là một đồ tể xuất thân phố phường.
Nếu không phải hắn may mắn có quan hệ với Hoàng Thường, thì sao có thể được bổ thân Văn Lâm Lang?
Nói thật ra, bổ thân Văn Lâm Lang đối với Ngọc Doãn mà nói chẳng những có
tác dụng tốt gì, mà ngược lại khiến những người đọc sách này nảy sinh
tâm lý bài xích hắn. Một người không có công danh, thậm chí còn chưa
từng vào thư viện, sao có thể đạt được vinh hạnh đặc biệt như thế?
Ngọc Doãn lại không hề để tâm tới.
Bầu không khí thi xã vô cùng nhàm chán.
Ngọc Doãn ở lại một lát thì mất đi hứng thú.
Triệu Kham vốn ôm lòng đến làm quen với một vài thanh niên tuấn kiệt, tài
đức, nhưng sau khi nghe bọn họ nói chuyện thì cũng mất đi hứng thú.
- Thầy, đi về đi.
Triệu Kham đề nghị lập tức cả Triệu Đa Phúc lẫn Chu Tuyền tán thành luôn.
Mấy người đứng dậy cáo từ với Triệu Thúc Hướng ra về, khi đi từ trên lầu xuống, đang chuẩn bị ra cửa thì nghe có người gọi:
- Tiểu Ất đã đến lầu Phong Nhạc, sao không gặp nô gia vậy?
Ngọc Doãn quay lại, thì ra là Mã Nương Tử.
Bên cạnh nàng là Bạch Thế Minh, dáng vẻ trầm ổn đi rất nhiều.
Ngọc Doãn vội vàng tạ lỗi với Triệu Đa Phúc, để đám người Triệu Đa Phúc đi trước.
- Tiểu Ất, hai ngày nữa ta đến nhà ngươi, đừng quên ngươi đã nói sẽ kể cho ta nghe chuyện “Bạch xà truyện” đấy nhé.
Triệu Đa Phúc mặc dù trong lòng không muốn nhưng cũng biết Ngọc Doãn có việc
phải làm, vì thế liền hẹn thời gian, rồi cùng Chu Tuyền dẫn theo Triệu
Kham ra về.
Ngọc Doãn quay người lại đến trước mặt Mã Nương Tử, chắp tay nói:
- Không biết Mã Nương Tử ở đây, là Tiểu Ất thất lễ. Ta vốn định hai ngày
nữa sau khi bớt việc thì sẽ đến nhà Mã nương tử thăm hỏi, không ngờ lại
gặp Mã nương tử ở đây.
Hắn đã nghe nói Quan Thắng kia là bà con xa của Mã Nương tử.
Sở dĩ sau khi đến nhậm chức vẫn luôn chiếu cố hắn là đã được Mã Nương Tử dặn dò.
Trước đó quan hệ giữa Ngọc Doãn và Lầu Phong Nhạc vốn vượt hẳn Phan lầu,
nhưng ai có thể nghĩ trời đưa đất đẩy mà nay giao tình giữa hắn và Phan
lầu vượt xa lầu Phong Nhạc. Nên khi gặp lại Mã Nương Tử, Ngọc Doãn cũng
bùi ngùi rất lâu.
Hắn nhận ra Mã Nương Tử có lòng muốn xoa dịu quan hệ giữa hắn và lầu Phong Nhạc.
Sớm biết như vậy, sao lúc ban đầu lại làm thế?
- Tiểu Ất lại có sáng tác mới sao?
- Hả?
Ngọc Doãn ngẩn ra, vội vàng lắc đầu cười nói:
- Sau khi đi Hàng Châu, ngày ngày bề bộn công việc, quân vụ, nào có thời gian rảnh để sáng tác chứ?
- Nhưng vừa rồi ta nghe Nhu Phúc Đế Cơ nói Bạch xà Truyện gì đó. Nếu đã
sáng tác xong, kính xin Tiểu Ất ưu tiên ta trước được không.
Mã Nương Tử đã nhận ra Ngọc Doãn có hàng.
Mà thái độ lúc này với lúc trước khi mua “Lương Chúc” khác nhau rất nhiều. Cũng khó trách, “Lương Chúc” kia lại bị hủy trong tay nàng, trong lòng
nàng rát hối hận. Mà nay nghe Bạch xà Truyện, sao Mã Nương Tử có thể dễ
dàng bỏ qua?
Không cần nói gì khác, chỉ cần tuyên bố với bên
ngoài tác phẩm mới của Tiểu Ất là cũng đủ xoay chuyển tình trạng suy tàn hiện nay cho Lầu Phong Nhạc.
Ngọc Doãn ngẩn ra, mới vừa rồi lúc
nói chuyện phiếm với Triệu Đa Phúc ngẫu nhiên có nhắc đến câu chuyện
này, cũng không để trong lòng. Mà thật ra, hắn cũng chưa hề nghĩ sẽ đưa
tác phẩm này lên sân khấu, cho nên cũng chỉ thuận miệng mà nói ra thôi.
Nhưng Mã Nương Tử nhắc đến lại nhắc nhở hắn... Bạch xà truyện lúc ban
đầu là "Bạch nương tử vĩnh trấn lôi phong tháp" của Phùng Mộng Long
triều Minh, sau này trải qua nhiều lần cải biên mới có Bạch nương tử
truyền kỳ mà Ngọc Doãn được xem ở kiếp trước. Nhưng trên thực tế, khởi
nguyên của Bạch xà truyện cũng từng được người đời sau bàn luận rất
nhiều, có người nói là khởi nguyên từ triều đại Nam Tống, cũng có người
nói là khởi nguyên thời Bắc Tống.
Mà Bắc Tống nói đến lại là khởi nguồn từ Thang Âm chân núi Hắc Sơn, Hứa gia câu thôn tại sông
Kỳ Hà. Hứa gia câu thôn dựa vào Hắc Sơn, cũng có tên là Kim Sơn, Đại Phi Sơn.
Từ thời kỳ Ngụy Tấn, Tả Tư thời Ngụy có ghi chép câu chuyện xưa "Liên Mi kết duyên với con bê". Con bò dắt con bê nô đùa trong Hắc
Sơn, sau đó kết hợp với cô gái Liên Mi, một già một trẻ, một đẹp một
xấu, sợ hãi bỏ trốn, người không thể ngăn cản.
Có người nói, sau đó mới có bạch xà gây với Hứa Tiên.
Chỉ là Liên Mi trong đó đã biến thành Bạch Tố Trinh.
Câu chuyện xưa này vốn bắt nguồn từ Thang Âm, cho nên cũng không coi là xa
lạ với phủ Khai Phong. Nhưng dựa trên cơ sở này thật sự đã cải biên một
chút, ngược lại cũng không phải là không diễn trên sân khấu được. Hơn
nữa, Lôi phong tháp nay đứng sừng sững trên núi Lôi Phong bên Tây Hồ.
Còn nữa, điều kiện sáng tác Bạch xà truyện cũng sung túc, thật sự viết
ra cũng không có vấn đề gì.
Nhưng vấn đề là hắn có thời gian rảnh không?
Ngọc Doãn do dự một chút, nhưng rồi vẫn đồng ý với thỉnh cầu của Mã Nương Tử.
- Nếu Mã Nương tử đã mở lời, đợi Tiểu Ất viết ra sẽ báo với Mã Nương Tử.
Không phải hắn vong ân phụ nghĩa từ bỏ Phan lầu.
Chỉ có điều Mã Nương Tử thật sự đã giúp hắn rất nhiều, khoan nói đến việc
Quan Thắng, mà trước khi hắn tái sinh, Mã Nương Tử đã âm thầm trợ giúp
rồi, sau khi hắn tái sinh cũng vẫn giúp đỡ nhiều. Tuy nói ân oán giữa
Ngọc Doãn hắn Mã Nương Tử đã thanh toán xong nhưng trong lòng hắn vẫn
còn mang cảm kích. Ân tình này không hoàn lại, Ngọc Doãn trước sau vẫn
thiếu nợ Mã Nương Tử.
Mã Nương Tử không hề thúc giục, nay thấy Ngọc Doãn đáp ứng thì cười rạng rỡ.
Hai người nói chuyện chốc lát, Ngọc Doãn cáo từ ra về.
Trước khi chia tay, Mã Nương Tử đột nhiên gọi hắn lại, nói nhỏ:
- Trước đó ta nhận được tin, Ứng Phụng Cục sắp bị bãi bỏ. Ta còn nghe nói lần này Tiểu Ất hồi kinh có dẫn theo không ít binh mã, chỉ sợ là cũng
bị Quan gia giải tán. Tiểu Ất hãy sớm có chủ trương, đừng để nước đến
chân mới nhảy. Ta còn nghe nói, cấm quân thiết lập quân trại ở Mưu Đà
Cương, nếu Tiểu Ất không muốn binh mã kia bị giải tán, không ngại hãy
tìm cách, không chừng sẽ có cơ hội chuyển biến.