Đã luôn ba hôm nay, sư ông đóng cửa chùa trên, cả ngay cặm cụi làm việc.
Làm việc gì? Trong chùa không một ai hay. Chỉ biết rằng đã sáu bữa nhà sư bỏ
cơm, và mỗi lần có ai vào khiến đàn chó sủa ầm ĩ, thì trên chùa lại nghe có tiếng
mõ đều đều và tiếng tụng kinh sang sảng. Mãi cho đến lúc một chú tiểu thân cận
đến gõ cửa và báo cho nhà sư biết người mới đến là ai.
Lần này cũng vậy, đàn chó vừa im sủa thì người ta nghe thấy tiếng tụng kinh
du dương huyền bí ở trong chùa đưa ra, lẫn trong mùi trầm, mùi hương phảng
phất. Nhưng chú tiễu vừa bạch có cô hàng nồi đất ở Kinh Bắc đến, thì nhà sư vội
vã mở cửa bảo đưa cô ta lên ngay.
Công việc của cô hàng chỉ có giao tận tay cho sư ông một bức mật thư. Đoạn,
nàng hầp tấp xin đi ngay. Muốn tránh sự ngờ vực, nhà sự lớn tiếng bảo chú tiểu
mua hai cái niêu thổi cơm.
Đóng cửa cải then xong, nhà sư đến chỗ bệ gạch bày tượng. Tức thì hở ra một
khe. Khi ấy lại mảnh tường để lấp cái khe đi, không ai có thể nhận thấy dấu vết
được, nhất là chỗ đó lúc nào cũng tối như ban đêm.
Cố nhiên cái bệ ấy rỗng, và tuy ở trong có thắp đèn, thở cũng vẫn dễ, vì có
nhiều lỗ thông hơi đục qua thân bụt gỗ khỗng lồ.
ở một góc buồng nhỏ hẹp ấy có một bản gỗ trên khắc chữ nôm. Bên cạnh, một
tập giấy vừa in xong. Thì ra luôn ba hôm nay, sư ông bận khắc bản gỗ ấy. Chẳng
nói thì độc giã cũng thừa biết công việc bí hiểm của nhà sư quan trọng là chừng
nao .
Nhưng có lẽ nhà sư cho bức thư kia còn quan trọng hơn nhiều, nên mới bỏ dở
việc in giấy mà vội vàng xé phong bì ra xem.
Bức thư vắn tắt như sau này:
Phạm quý hữu nhã giám.
Bọn đồng chí chúng ta mới thêm đươc một người văn võ hêm toàn. Người ấy
là Lê Báo công tử con cả quan Thiên thư khu mật viện sự Lê Ban. Lê Báo hiện ẩn
núp ở bản am, khao khát đươc gặp mặt quý hữu lắm. Vậy quý hữu nên sang ngay
Tiêu Sơn hội viện để bàn một điều rất là cẩn trọng, cần hp.
Phổ T nh tiền sư hnh thư.
Niên hiệu Chiêu thống (Đảng tiêu Sơn vẫn giữ niên hiệu cũ của nhà Lê không
chịu dùng niên hiệu Cảnh Thịnh nhà Nguyễn Tây Sơn) thứ mười một năm Bính
Thìn tháng chạp ~ờ~ mồng bốn.
Xêm xong thư, Phạm Thái - vì sư ông chính là Phạm Thái tức Phạm Phụng -
vội vàng thu xếp bản in giấy má gọn gàng, rồi ra ngoài đóng cửa phòng bí mật lại.
sau khi đã cặn kẽ dặn các tiểu trông nam chùa, chàng buộc hành lý vào trong một
cái tay nải nâu, vắt lên vai ra đi.
Vì cớ gì Phạm Thái vội vàng thế?
Có lẽ cũng vì một phần việc đảng bộ, nhưng nhất vì tính tò mò muốn biết Lê
Báo là ai, là người thế nào mà võ nghệ cao siêu lạ thường như thế?
Nguyên sáng sớm hôm nay, thám tử của chàng về báo cho biết tối hôm trước
có một người trẻ tự xưng là Lê Báo vào uống rượn ở một tửu quán phố Từ Sơn rồi
trong khi bất ngờ giết bọn lính canh trong quán và cướp một nhà sư trốn biệt.
Phạm Thái lấy làm kinh ngạc. Trong thư Phổ T nh nói sang hội diện cùng Lê
Báo. Vậy Lê Báo ấy chẳng hay có phải Lê Báo trong tửu quán không. Nếu phải thì
nhà sư bị cướp đi chẳng là Phổ tĩnh còn là ai?
Phạm Thái vừa rảo bước trên con đường Từ Sơn vừa lẩm bẩm: "Khó hiểu?
Chẳng nhẽ nhà sư ấy lại là Phổ T nh? VÔ lý? Trí dũng như anh Trần Quang Ngọc,
còn ai bắt cóc nổi. Mà dù bắt cóc, dù cướp đi nữa, sao lại đến Tiêu Sơn?
Câu truyện xẩy ra năm trước, chàng còn nhớ rành mạch, và khiến chàng không
thể nào tin được rần sự bắt cóc kia là có thực.
Hồi ấy Nguyễn Đoàn vừa bị giết, đồ đảng vỡ lở tán loạn, sào huyện bị phá tan
hoang. Phạm Thái phải lang thang, lẩn lút quanh vùng, luôn luôn bị quân lính của
quan hiệp trấn Kinh Bắc và viên phân phủ Từ Sơn tróc nã.
Một đêm chàng đến chùa Tiêu sơn ngủ trọ. Thấy cảnh chùa hùng vĩ độc chiếm
một trái đồi, chàng mừng thầm rằng chốn ấy có thể nương thân được để chờ vận
mà đi tìm kiếm, tụ hội các nhân tài trong nước. Lòng sốt sắng báo thù cho cha và
cho chủ đảng bị hại bởi tay Tây Sơn làm cho chàng trở nên tàn ác. Đối với chàng,
chỉ một mục đích chàng đương theo đuổi là đáng kể. Chàng không kiêng nể một
sự gì để đi tới mục đích ấy, dù phải quả quyết hung bạo cũng đành.
Bởi vậy chàng có manh tâm muốn giết nhà sư Tiêu Sơn để chiếm giữ ngôi
chùa làm một nơi sào huyệt. Chàng cho đó là một việc rất dễ dàng và giản dị. Sau
khi chàng cạo trọc đầu và thắng bộ quần áo nâu vào thì còn ai nhận được chàng là
Phạm Thái nữa; người ta sẽ gọi chàng là sư Tiêu Sơn và không bao giờ dám ngờ
rần chàng đã kế nghiệp nhà sư chân tu kia một cách võ đoán.
Nhưng Phổ T nh thiền sư trụ trì ở chùa Tiêu Sơn há phải là một thầy tu tầm
thường mà chàng có thể giết như giết co gà mái non? vì thế vào khoảng giờ Tý,
Phạm Thái vừa lẻn vào nhà trai, nơi túc phòng của Phổ T nh, định giở tay, thì dưới
ánh lù mù một ngọn đèn dầu, hai người liền đánh nhau một trận kịch liệt.
ý chừng đều biết sức nhau, nên sau khi đã giở mấy miếng võ ra, đôi bên cùng
lùi lại và cất tiếng cả cười Nhà sư khinh bỉ hỏi Phạm Thái:
- Cớ sao ta đã cho nhà ngươi ngủ trọ, nhà ngươi lại trả ơn ta một cách xứng
đáng thế?
Phạm Thái đáp vắn tắt:
- Không lôi thôi? Trong hai ta chỉ một người được sống.
Rồi chàng lại sấn tới giơ dao chém. Nhà sư né người sang một bên mà nói
răng:
- Khoan? Phòng này chật hẹp quá, không phải là nơi đấu võ. Vả như ngươi có
dao mà ta tay không. Chẳng lẽ nhà ngươi lại hèn nhát đến thế. Có giỏi hãy đi ngủ
một giấc cho khoẻ khoắn đã rồi sáng mai lên ngọn đồi sau chùa, cùng ta tỉ thí.
Ngươi có ưng thế không, Phạm Thái?
Phạm Thái, nghe nhà sư đọc đến tên mình thì giật mình kinh hãi. Phổ T nh liếc
mắt thấy vậy liền bất thình lình nhẩy lại giật phắt lấy con dao rồi mỉm cười bảo:
- Phạm Thái, chú có dao còn không làm gì nổi ta, bây giờ con dao ấy đã sang
tay ta, vậy chú nghĩ sao?
Phạm Thái cũng mỉm cười:
- Điều đó không cần biết vội, hãy hỏi nhà sư điều này: Sao nhà sư nhận được
tôi là Phạm Thái?
- Hỏ dở, một nghìn quan tiền thưởng của triều đình, ngươi bảo dễ không đáng
khiến ta lưu ý đến diện mạo nhà ngươi chăng?
Phạm Thái không nén được lòng tức giận, thét mắng:
- Thằnng sư hổ mang kia? Tao cho phép mày bắt tao đem nộp mà l~nh thưởng.
Nhà sư lạnh lùng bỉu môi, đáp:
- Nhưng ta đã trót hứa với nhà ngươi rằng mai lên đồi đấu võ mất rồi?
- Ta không thèm đấu võ với quân khốn nạn đội lốt sư để đi do thám cho giặc
của nhà Lê !
- Khá đấy? Phạm Thái anh hùng đấy? Còn kẻ đang đêm lẻn vào phòng này để
giết trộm thì Phạm Thái liệt vào hạng gì?
Phạm Thái phần xấu hổ, phần căm tức, sấn lại đánh nhà sư, nhưng nhà sư
nhanh nhện tránh sang một bên mà lớn tiếng hỏi:
- Thong thả, Phạm Thái có biết ông Trần Quang Châu là ai không?
- Sao ta không biết? Bậc trung thần ấy là bạn của thân phụ ta khi xưa, sao ta lại
không biết? Nhưng ta cấm thằng ác tăng kia không được đọc đến tên ngài.
Phạm Thái bỗng kêu rú lên:
- Trời ơi ? Anh Trần Quang Ngọc ?
- Chính ta là Trần Quang Ngọc.
Phạm Thái vội sụp lạy xuống đất, tạ tội:
- Anh ta chết cho em, vì em thật đáng chết.
Trần Quang Ngọc đỡ Phạm Thái dậy mà nói rằng:
- Chúng ta quen biết nhau từ thuở nhỏ. Ngày nay anh còn nhận sao được mặt
tôi, nhất tôi lại ẩn núp trong bộ thiền phục.
Hai người mừng rỡ đem truyện riêng ra kể cho nhau nghe. Phạm Thái nói:
- Chẳng hay sau khi bác đốc trấn bị mắc mẹo lừa ở Chí Linh rồi ra sao?
Trần Quang Ngọc ứa nước mắt trả lời:
- Khi ấy thân phụ bị bắt giải về Phú Xuân, Quang Trung dụ thân phụ quy hàng,
thân phụ nhất định không chịu nghe, nên đã bị hắn hại rồi, còn đâu.
- Thằng giặc già? Cha chúng mình cùng chết về tay nó. Nhưng đại huynh còn
cặm cụi chống chọi mãi với quân Tây sơn kia mà?
- Phải, được gần một năm. Vả hiện giờ đồ đảng của tôi cũng còn tới hơn
nghìn, tản mạn ở khắp các trấn, nếu cần dùng đến, có thể có ngay. Nhưng còn hiều
hữu, nay định đi đâu?
- Tôi cũng chẳng biết đi đâu.
- Ngày hiền hữu ở bên Nguyễn Đoàn, tôi vẫn có ý muốn sang theo, nhưng sau
biết Nguyễn Đoàn không phải tay làm nổi việc lớn, nên lại thôi.
- Thế thì đại huynh có con mắt tinh đời lắm. Quả thực, Nguyễn Đoàn là một
tay chủ trại tầm thường, chẳng qua chỉ sai khiến nổi một bọn lâu la Ô hợp mà thôi,
hiểu làm sao được chí lớn của anh em mình. Nếu hắn biết theo bài quân yếu về
mấy thế chiến công của tôi thì đâu đến nổi.
Quang Ngọc cười, hỏi:
- Tôi nghe nói bài quân yếu của hiền hữu có thể so sánh với những binh thư có
tiếng của cổ nhân như Lục Thao Tam Lược của Thái công, Thập Tam Thiên của
Tôn Tử. . .
Phạm Thái gạt đi mà rằng:
- Đại huynh nói quá. Tôi tài hèn đâu dám ví với các bậc đại tướng xưa.
Hai người chuyện trò với nhau mãi đến sáng về binh lược, võ nghệ. Hôm sau
Trần Quang Ngọc khuyên Phạm Thái thế phát quy y đễ dễ trốn tránh, rồi nhân
chùa Liên Đài ở xã Nghiêm Xá chưa có ai trụ trì (vì vùng ấy loạn lạc không nhà sư
nào dám ở tu) Phổ T nh thiền sư liền cắt Phạm Thái về đó lấy đạo hiệu là Phổ
Chiêu thiền sư.
Phạm Thái vừa đi vừa ôn lại trong trí quãng đời dĩ vãng. Chàng lấy làm lạ rằng
Phổ tỉnh thiền sư tức Trần Quang Ngọc là một tay võ nghễ cao cường mà còn bị
Lê Báo bắt thì không hiểu Lê Báo sức khoẻ đến bực nào. Mà nếu Phổ Tĩnh đã bị
bắt cóc, sao lại còn có bức thư gọi mình sang hội diện. Hay là bức thư man trá?
Nhưng chín tay Nhị Nương đưa cho ta kia mà. Vả xét tự dạng thì đích là thư của
Phổ T nh rồi, Chắc có điều gì bí mật chi đây.
Phạm Thái mải suy nghỉ đến nỗi tới đò Thọ Khê mà vẫn không biết. Mãi lúc bị
lính giữ lại hỏi, chàng mới giụt mình như choàng thức dậy:
- Nhà sư kia đi đâu?
Một viên đội cười bảo tên lính của mình:
- Sư ông Phổ Chiêu ở chùa Nghiêm Xá mà chú không biết hay sao?
Liền vẫy tay cho phép nhà sư xuống đò.
Thấy sự canh phòng nghiêm mật, Phạm Thái càng nóng ruột về câu chuyện
xảy ra ở tửu quán... Vì thế, trước khi đến Tiêu Sơn, chàng đi thẳng tới hàng nhà
Ngỗng (bạn đồng chí của chàng thường hội họp ở đấy) để dò tin tức.
Thấy cửa quán đóng im ỉm, chàng liền gõ năm tiếng, đó là hiệu riêng của
đảng Người chủ quán thì thầm mấy câu rồi đóng sập cửa lại. Trong lòng mừng rỡ,
Phạm Thái thong rong bước lên chùa Tiêu Sơn.