Hơn một năm sau, đúng trưa ngày mùng một tháng mười một năm Ất Mùi, tức năm Vĩnh Lạc thứ mười ba, Trinh Tâm hạ sinh một bé trai bụ bẫm, nặng đến sáu cân.
Nàng đặt tên cho con là Nam Cung Giao. Đứa bé có tiếng lạ là hai ngón chân cái hơi chĩa ra ngoài.
Giao nhi giống cha ở nết ăn nên lớn nhanh như thổi, hơn năm đã biết đi. Tất nhiên, khi nó đứng thì hai ngón chân cái giao nhau!
Dân trong thôn lấy làm lạ, nhưng không biết đấy là đặc tính của người Giao Chỉ nước An Nam!
Giao nhi càng lớn càng ăn rất khỏe. Điều này đã an ủi Nam Cung Bột, vì dung mạo đứa bé giống mẹ chứ chẳng giống cha, cho nên nết ham ăn là chứng tích của giòng máu Nam Cung!
Cuộc sống gia đình gã giờ đây đã khá giả, nhờ tính cần kiệm của Trinh Tâm và cũng nhờ y thuật của nàng.
Danh tiếng Dương Sa nữ đại phu đã lan ra những thôn kế cận, kẻ nghèo người giàu điều tìm đến khi đau ốm.
Đám quả phụ trong thôn đã trở thành trợ thủ của Trinh Tâm, lo việc hái thuốc, phơi phóng và bào chế dược vị!
Nhờ họ, Trinh Tâm biết rõ gia cảnh từng bệnh nhân, tùy giàu nghèo mà tính tiền.
Trinh Tâm dạy con rất nghiêm khắc, năm bốn tuổi đã cho học chữ và luyện võ. May thay, Giao nhi thông minh đỉnh ngộ chứ không ngốc như cha, học một biết mười, văn võ đều tiến bộ. Nó lại thừa kế nòi thần lực của Nam Cung Bột nên rất khỏe mạnh, mới lên tám đã đánh bại cả đứa trẻ mười hai!
Năm Bính Ngọ, Tuyên Đức Nguyên Niên, đời vua Minh Nguyên Tông, Giao nhi gần trọn mười hai tuổi. Cậu bé không vạm vỡ, to béo như cha những cũng cao hơn bọn tiểu hài đồng trang lứa!
Giao nhi may mắn thừa hưởng hết những ưu điểm của song thân: Thân cao và rộng, mũi thẳng, mặt xương xương, mắt hai mí đen tuyền, hơi xếch về đằng đuôi, cằm đầy đặn.
Tóm lại, Giao nhi là một cậu bé trai khá anh tuấn dù nước da ngăm đen như bất cứ người dân miền biển nào!
Rõ ràng, cậu giống mẹ nhiều hơn cha, nhưng Nam Cung Bột hài lòng vì gã chẳng ưa đôi mắt nhỏ và sống mũi tẹt của mình, ít ra thì Giao nhi cũng giống gã ở nết ăn và tính khôi hài.
Nam Cung Bột vẫn ra khơi đánh cá vì chẳng thể ở nhà ăn bám vợ được.
Một nam nhân chân chính phải làm việc gì đó dù nhỏ hay lớn.
Việc giáo dưỡng Giao nhi là của Trinh Tâm, song Nam Cung Bột cũng tranh thủ dạy cho con trai cưng pho quyền pháp gia truyền. Gã không dạy đao pháp vì Giao nhi đã luyện pho Lạc Điểu kiếm pháp của giòng họ Đặng.
Còn nghề bơi lội thì khỏi dạy vì Giao nhi ở dưới nước cũng thoải mái như trên cạn, thủy tính giỏi nhất trong đám thiếu niên.
Chính Trinh Tâm cũng không biết xuất xứ của pho kiếm pháp Lạc Điểu tổ tiên họ Đặng đã truyền lại nhiều đời, và nhờ nó mà Đại tướng Đặng Dung, bào huynh của Trinh Tâm, đã trở thành Đệ Nhất Kiếm Thủ đất An Nam!
Đặng Dung theo phò vua Trần Quang Trần Qúi Khách của An Nam khởi nghĩa chống Minh. Tháng chín năm Qúi Tỵ, một năm trước khi Trinh Tâm gặp Nam Cung Bột, thống binh đoàn quân viễn chinh triều Minh là Tân Thành Hầu Trương Phụ vào đến Thuận Hóa. Nửa đêm Đặng Dung đem quân tập kích Trương Phụ. Ông vượt qua được vòng vây vào đến tận thuyền của Trương Phụ. Do không biết mặt nên đã để họ Trương chạy thoát.
Trận ấy, Đặng Dung đã một mình một kiếm trước mười tám cao thủ Trung Nguyên theo hộ vệ Tân Thành Hầu, dọa khiếp tướng sĩ nhà Minh!
Bản lãnh siêu quần bạt tụy của Đặng Dung đã chứng tỏ được sự lợi hại của pho Lạc Điểu kiếm pháp.
Giao nhi học võ từ năm lên bốn nên thuộc làu cả kiếm lẫn quyền pháp, khinh công cũng khá!
Đầu tháng bảy năm ấy, đoàn thuyền chở lương sang tiếp viện quân binh ở An Nam gặp bão, phải ghé vào đảo Hải Nam để sửa chữa những cột buồm bị hư hại.
Ba mươi chiếc thuyền chở lương này thả neo ở một đoạn bờ biển cách thôn Dương Sa vài dặm. Bọn thủy binh la cà vào thôn ăn nhậu, oang oang khoe tầm quan trọng của nhiệm vụ hậu cần. Chúng còn khai ra cả mục đích lẫn danh tính của vị chỉ huy, tham tướng Trương Năng, bốn mươi lăm tuổi, mười tám năm trước từng theo Tân Thành Hầu Trương Phụ chinh phạt An Nam.
Lần này, Trương tham tướng phải quay lại An Nam vì lão Lê Lợi nào đó đã nổi dậy, cách nay mười năm, đánh cho quân nhà Minh chạy dài!
Nam Cung Bột đến nhà Tần Khải chơi, nghe được chuyện này, về kể lại cho vợ nghe!
Đêm ấy Trinh Tâm không ngủ, sáng ra, chờ trượng phu ăn điểm tâm xong, nàng quì xuống đất lạy!
Nam Cung Bột thất kinh vội đỡ lên, nhăn mặt hỏi:
- Vì sao phu nhân lại làm như vậy?
Trinh Tâm bật khóc, rồi gạt lệ nói với giọng kiên quyết:
- Tướng công cũng đã biết thiếp là một nữ tướng của An Nam. Mười năm qua, vì thương chàng và Giao nhi mà nấn ná ở lại chốn này chứ không về cố thổ góp sức với Lê Lợi kháng Minh! Nhưng nay nếu để đoàn lương thuyền đến được An Nam thì nghĩa quân nguy mất! Gia dĩ, gã Trương Năng kia chính là một tên đại ác, từng giết hạ hàng ngàn người Giao Chỉ vô tội. Lúc áp giải tù binh về Trung Hoa, Trương Năng còn hành hạ bọn thiếp rất tàn nhẫn, khiến vua Thịnh Quang phải nhảy xuống biển và gia huynh Đặng Dung cắn lưỡi chết theo. Sau đó, gã và tám tên nữa định cưỡng bức thiếp, may mà thiếp kịp nhảy ra khỏi thuyền, và được tướng công cứu vớt!
Nam Cung Bột ràu rĩ ngắt lời:
- Thế phu nhân định sẽ làm gì?
Trinh Tâm đáp:
- Lát nữa, gia đình chúng ta sẽ thu xếp hành lý, giả vờ về thăm quê của Tướng công ở Cán Châu. Chàng cứ đem Giao nhi đi, còn thiếp sẽ quay lại, tìm cách giết Trương Năng và đốt đoàn thuyền lương!
Giao nhi sợ hãi kêu lên:
- Hài nhi không để mẫu thân đi một mình được. Có chết thì cả nhà cùng chết chung!
Nam Cung Bột tần ngần suy nghĩ một lúc lâu, rồi mỉm cười thê lương, nhìn Trinh Tâm bằng ánh mắt âu yếm:
- Này nương tử! Bột ta vốn chẳng tán thành việc giết người cướp đất của triều đình! Trung Hoa rộng mênh mông, người ở không hết, hà tất phải đi xâm lăng nước khác? Ta tuy là người Hán nhưng chẳng mù quáng đến nỗi ủng hộ kẻ ác. Ta sẽ cùng nàng xuất thủ, chắc chắn sẽ thành công mà còn bảo toàn được mạng sống! Ta không muốn mất vợ và cũng chẳng nỡ để Giao nhi mồ côi mẹ!
Trinh Tâm mừng rỡ quì xuống lạy tạ:
- Tướng công nếu được đại nghĩa, không ngại tiếng phản tặc, khiến lòng thiếp mừng vì gởi thân chẳng lầm người!
Nam Cung Bột nghiêm giọng:
- Nhưng chỉ một lần này thôi! Dĩ hậu, nàng đừng dây vào ân oán giữa hai nước nữa!
Trinh Tâm gạt lệ hứa:
- Thiếp hiểu được nỗi khổ tâm của tướng công! Sau trận này, chúng ta sẽ về Trung Nguyên sinh sống! Đời thiếp sẽ trọn vẹn thuộc về họ Nam Cung, nhưng việc truy tầm tám tên cao thủ cận vệ của Trương Phụ, để báo thù cho gia huynh là vua quan nhà Hậu Trần, Giao nhi sẽ phải cáng đáng!
Nam Cung Bột gật gù:
- Tất nhiên là thế! Ta cũng không chịu buông tha những kẻ đã hành hạ và định cưỡng bức người vợ xinh đẹp của ta!
Trinh Tâm thẹn thùng nguýt phu quân:
- Tướng công quả là không biết thẹn! Trong lúc này mà chàng còn đùa được sao?
Nhưng chính câu nói bỡn của Nam Cung Bột đã khiến lòng người nhẹ nhõm.
Giao nhi cười khúc khích:
- Hôm nay hài nhi thấy phụ thân oai phong khác hẳn thường nhật!
Trinh Tâm đỏ mặt tát yêu con:
- Ngươi nói nhăng gì thế? Ta có bao giờ lấn lướt cha ngươi đâu?
Giao nhi nheo mắt, ranh mãnh đáp:
- Mẫu thân rất hiền, nhưng không hiểu sao người trong thôn ví phụ thân bằng cái tên Tam Bôi tiên sinh? Họ bảo rằng mẫu thân chỉ cho chồng uống mỗi ngày ba chén rượu mà thôi, nếu quá mức thì cấm vào giường trong một tháng!
Nói xong, cậu bé vuột nhanh khỏi tay mẹ để tránh bị đòn! Giao nhi núp sau lưng cha, cười giòn dã!
Trinh Tâm vừa thẹn vừa giận đuổi con trai chạy vòng quanh chồng.
Nam Cung Bột chụp tay nàng giữ lại, từ tốn nói:
- Giao nhi có tính hay đùa giống ta, nàng giận làm gì! Giờ hãy bàn kế hoạch cho chu đáo để khi hành sự không sơ suất.
Đến chiều thì cả thôn Dương Sa biết việc gia đình Nam Cung Bột về Cán Châu thăm mộ tổ tiên, và có thể sẽ ở lại luôn để Giao nhi được học hành tử tế hơn!
Nhà cửa được giao cho Tần Khải chăm sóc. Nếu vợ chồng Nam Cung Bột không trở lại thì coi như tặng luôn cho họ Tần.
Sáng hôm sau, nhằm ngày mùng chín tháng bảy, dân trong thôn Dương Sa bịn rịn tiễn đưa gia đình Nam Cung.
Đám nữ nhân sa lệ khóc ròng vì lưu luyến Dương Sa nữ đại phụ Nàng ma đã chửa bệnh và làm người bạn tốt của họ, trong suốt mười năm qua!
Trinh Tâm cũng ngậm ngùi khi phải chia tay những người dân chài chất phác, quê mùa này. Họ không thiếu những tật xấu của người nghèo như tham rặt, khôn vặt và nhiều chuyện. Nhưng bản chất nhân hậu, chuộng việc nghĩa, họ chẳng khác gì đồng bào của nàng ở bên kia biển!
Chạnh lòng tham của bọn vua chúa Trung Hoa đã gây nên cảnh chém giết giữa hai dân tộc vốn hiền lành, hiếu khách!
Giao nhi cũng gồng mình nhận những cú phát thật mạnh của bọn trẻ làng chài, và đáp lễ lại để giã từ. Cậu bé không hề thấy đau nhưng nước mắt sầu cứ tròn mau. Đứa bé nào cũng khóc khi phải xa rời nơi mà cả cuộc đời thơ ấu đã trôi qua vui vẻ!
Nam Cung Bột xiết chặt từng người trong đám nam nhân lần cuối rồi khàn giọng thúc giục vợ con lên xe ngựa. Gã đã mua một cỗ xe độc mã để chở thê tử và hành lý.
Cỗ xe lăn bánh đi về hướng Bắc, khuất dần sau những cụm dương xanh thẫm.
Người trong thôn giải tán, ai về nhà nấy, và không biết rằng Nam Cung Bột đã cho xe rẽ vào cánh rừng già dưới chân núi Lam Sơn, cách nhà cũ chừng sáu dặm.
Trời vừa tối hẳn, Nam Cung Bột và Trinh Tâm, toàn thân hắc y, mặt bịt kín, âm thầm quay lại nhà mình.
Họ vào bếp mang những túi dầu cá lanh ra chất đầy thuyền, rồi chèo về hướng đoàn chuyên chở lương.
Ngoài lúa và ngũ cốc, ba mươi chiếc thuyền lớn này còn chở theo cả quân nhu, như y phục, lu bạt, chăn mền, cung tên, yên cương!
Mỗi loại đều có tầm quan trọng như nhau nên được phân tán đều khắp lượt, để phòng có đắm vài chiếc cũng không ảnh hưởng đến đại cục.
Thực ra, chỉ có hai mươi chín chiếc thuyền cò hàng, chiếc soái thuyền của tham tướng Trương Năng dành cho các võ quan.
Trời bão nên gió rất lớn, Trương Năng phải thả neo, và buộc dính các thuyền lại với nhau, để tạo thế liên hoàn vững chắc. Như thế, quân sĩ có thể chuyển vật liệu sta chùa từ thuyền này sang thuyền khác một cách dễ dàng.
Những cột buồm gẩy đã được thay thế bằng loại gỗ tốt trong rừng Lam Sơn. Họ Trương định sáng mốt sẽ khởi hành nên tối nay mở tiệc mừng.
Hải Nam cách xa An Nam hàng ngàn dặm, chẳng có kẻ địch nào đe dọa nên Trương Năng cho lính thả giàn.
Cuối canh ba thì chẳng còn mấy tên tỉnh táo! Chúng được quyền ngủ đến tận chiều mai cho lại sức để sáng mười một ra khơi, vì bão đã tan.
Cuối canh ba phu thê Trinh Tâm đã lần lượt tưới dầu hết hai mươi chín chiếc thuyền hàng.
Soái thuyền nằm giữa, hai vợ chồng chia nhau mỗi người một đầu tiến vào, và gặp nhau ở đấy.
Soái thuyền của Trương Năng là một du thuyền có hai tầng, được canh giữ nghiêm mật, đèn đuốc sáng trưng.
Bên trong, bọn võ tướng vẫn còn ăn uống và thưởng thức lời ca, điệu múa của đám ca nhi được mời về từ trấn Hải Hoa gần đấy.
Phu thê Trinh Tâm ẩn ở thuyền bên cạnh nhìn sang.
Nam Cung Bột tư lự nói:
- Này nương tử! Cạnh Trương Năng còn có rất nhiều quan quân, chúng ta mà đánh vào, chưa chắc đã giết được họ Trương, có khi còn bỏ mạng. Mong nàng xem tưởng việc đốt lương hận thù riêng và nghĩ đến con thơ mà tạm gát việc giết Trương Năng.
Trinh Tâm mỉm cười:
- Tướng công quả là cao kiến, thiếp xin tuân mệnh!
Tình mẫu tử bao la đã thắng được lửa hận thù, Trinh Tâm quay lại nửa đoàn thuyền của mình, bật hỏa tập châm lửa đốt chiếc thuyền hàng bên cạnh soái thuyền.
Nam Cung Bột cũng khai hỏa chiếc thứ hai.
Như vậy, soái thuyền bị kẹp vào giữa, chắc chắn sẽ bị cháy lây.
Từ chiếc thứ ba trở đi, công việc càng khó khăn, vì bọn thủy quân ở hai thuyền trước đã báo động vang trời.
Trinh Tâm và Nam Cung Bột phải ra sức chém giết mới tiến sang được thuyền khác mà châm lửa.
Dù Minh Thành Tổ Chu Lệ đã băng hà nhưng Nam Cung Bột không biết điều ấy, nên dồn hết giận hờn vào thanh đao, bổ những nhát như trời giáng, quét bay bọn thủy quân đang choáng váng cơn say rượu, nên đám binh lính lấy hết sức lực và dũng khí la hét cho oai chớ không dám trực diện đương đầu với gã hắc y to lớn như hộ pháp kia. Nhờ vậy, Nam Cung Bột đỡ phải áy náy vì phải giết đồng bào của mình.
Bên này, Đặng Trinh Tâm không nhân từ như trượng phu, xuất thủ rất tàn nhẫn. Tuy sức lực không bằng Nam Cung Bột song đường kiếm của nàng nhanh nhẹn và hiểm ác tuyệt luân. Mối hận vong quốc đã biến nàng thành mãnh hổ, chém giết chẳng nương tay. Luồng kiếm quang lấp loáng dưới ánh lửa hồng trông tựa như màu máu.
Bọn thủy quân nhà Minh thấy đối phương đi đến đâu thì máu chảy đầu rơi, nên sợ hãi nhảy cả xuống biển cầu sinh.
Trương Năng và đám võ quan đã rời ngay soái thuyền, bỏ của chạy lấy người, vì biết các thuyền hàng đều chứa thuốc súng! Quân Minh đã đem cả đại pháo sang An Nam để trấn áp nghĩa binh Lê Lợi.
Quả nhiên, hai chiếc thuyền cạnh soái thuyền phát nổ trước. Ngàn cân hỏa dược phá nát thuyền, biến thành ngọn lửa khổng lồ, chụp xuống thuyền kế bên.
Thời Tam Quốc, trong trận Xích Bích, Tào Tháo từng bị dụ mà nối các chiếc thuyền lại với nhau, để rồi bại trận. Giờ đây, Trương Năng cũng tự se dây trói mình bằng kiểu ấy.
Lần lượt, từng chiếc thuyền phát nổ long trời lở đất, đánh thức bách tính Dương Sa cũng như những thôn gần đấy.
Dù còn đến gần hai chục thuyền lương chưa được châm lửa, nhưng phu thê Nam Cung Bột cũng nhảy xuống biển đào tẩu, vì biết rằng trước sau gì chúng cũng tan tành.
Hai người bơi một mạch về hướng Bắc, đến đoạn bờ biển đã hẹn trước rồi cùng nhau phi thân về hướng rừng Lam Sơn.
Trinh Tâm hân hoan bởi góp được công lao với quê nhà, nhưng biết lòng trượng phu đang nặng trỉu vì áy náy, nên nàng chẳng dám nói cười.
Về đến chỗ đậu xe, không thấy Giao nhi đâu, hai vợ chồng kinh hãi gọi vang.
Trinh Tâm giận dữ nói:
- Chắc là nó đã ra bờ biển xem cảnh thuyền cháy! Chúng ta phải quay lại đấy tìm mới được!
Họ vội vã lướt đi, lòng đầy lo lắng.
Bờ biển sáng rực và vẫn còn vang dậy tiếng nổ khủng khiếp của
những chiếc thuyền cuối cùng.
Hai vợ chồng vừa chạy vừa trừng mắt quan sát, cố tìm cho ra vóc dáng nhỏ bé của đứa con yêu.
Khi còn cách đám cháy hơn dặm, Trinh Tâm mừng rỡ rú lên khi thấy Giao nhi đang cầm tiểu đao chạy ngược về phía mình. Nàng lao đến ôm con thơ, nhận ra nó ướt như chuột lột.
Trinh Tâm nổi cơn lôi đình:
- Giao nhi! Vì sao con lại dám cãi lời song thân lần đến chỗ hiểm nguy!
Nam Cung Bột cũng càu nhàu:
- Ngươi quả là khó dạy! Ta phải đánh đòn mới được!
Giao nhi thản nhiên nhe răng cười:
- Hài nhi nghe song thân bàn bạc kế hoạch, đoán rằng Trương Năng sẽ phải nhảy ra khỏi thuyền để bơi vào bờ. Vì vậy, hài nhi đã phục sẵn dưới nước, ìn đâm cho lão ta một nhát chết toi! Trương Năng là người duy nhất biết việc mẫu thân nhảy xuống vùng biển Dương Sa mười ba năm trước. Nếu để lão sống sót thì lai lịch của mẫu thân sẽ bại lộ, di hại đến cả giòng họ Nam Cung! Lệnh truy nã chúng ta sẽ được thông báo khắp cả nước, dẫu đi đến đâu cũng khó sống.
Trinh Tâm bàng hoàng trước lập luân của con thơ, biết rằng mình đã phạm một sai lầm rất lớn, may mà Giao nhi đã kịp sửa chữa.
Nàng sung sướng ôm chặt ái tử và khen ngợi:
- Ôi Giao nhi! Con còn nhỏ mà đã suy nghĩ chu toàn đến thế sao?
Nam Cung Bột cũng hổ thẹn vì chính gã đã khuyên Trinh Tâm đừng giết Trương Năng. Gã chữa thẹn bằng cách nghiêm giọng trách móc:
- Nương tử ôm thù hận mà dạy con nên Giao nhi mới từng tuổi này đã dám giết người. Ta thật chẳng hài lòng chút nào cả!
Trinh Tâm cũng thấy đau lòng khi nghĩ đến cảnh con thơ tay nhúng máu. Nàng thở dài não nuột:
- Thiếp biết lỗi mình! Nguyện sẽ dạy dỗ Giao nhi cẩn thận hơn!
Nàng buồn rầu bảo con:
- Giao nhi! Đạo làm người phải xem chữ nhân làm trọng, nếu con hiếu sát như vậy thì có khác gì bọn quân Minh man rợ, đã từng giết hại người An Nam đâu?
Giao nhi gật đầu hối lỗi rồi lại cười ngay:
- Lúc đầu hài nhi cũng run tay không dám đâm lão họ Trương. Nhưng nghĩ đến cảnh lão ức hiếp mẫu thân là lửa giận lại sôi lên. Trừ cha ra, hài nhi chẳng muốn ai phạm đến cơ thể ngọc ngà của mẫu thân cả!
Nam Cung Bột phì cười còn Trinh Tâm thẹn chín người, phát mạnh vào lưng con trai:
- Tiểu quỷ quá lắm! Ngày ấy ta kịp nhảy xuống biển, có bị chúng đụng chạm gì đâu?
Giao nhi cười hì hì:
- Ai mà biết được? Có thể mẫu thân mắc cỡ nên nói thế đấy thôi!
Biết sắp ăn đòn, Giao nhi chạy ù đi ngay!
Nam Cung Bột đắc ý nói:
- Ai bảo rằng nó không giống ta? Tiểu quỷ này quả chẳng biết sợ là gì! Dẫu hoàn cảnh nào cũng đùa giỡn được! Ngày xưa ta cũng có tật sờ vú mẹ cho đến năm mười tuổi mới thôi!
Trinh Tâm thẹn quá hóa giận, đấm vào ngực trượng phu.
Nam Cung Bột chụp lấy tay nàng kéo đi, chạy theo con trai!
* * * * *
Hai tháng sau, gia đình Nam Cung Bột đến Cảnh Đức trấn, thuộc đất Giang Tây! Vì phòng xa, họ đã không định cư ở đất Cán Châu như dự kiến ban đầu.
Chắc chắn Tri huyện Hải Nam sẽ cho điều tra vụ đốt thuyền lương và có thể nghi ngờ nhà Nam Cung. Nhưng may thay, sự việc lại diễn biến theo một chiều hướng khác. Gã phó tướng Trương Năng vì sợ rơi đầu nên đã đưa đám tàn quân lên chiếc thuyền duy nhất còn sót lại, trốn sang quần đảo Phù Tang. Không có nguyên cáo cũng như nhân chứng, Tri huyện Hải Nam đành phải làm tờ trình gởi về cho Tri phủ Quảng Đông.
Nội dung là: Đoàn lương thuyền vô cớ phát nổ, không một ai sống sót?
Cảnh Đức trấn là địa phương sầm uất, trù phú nhất Giang Tây thời ấy. Nơi đây có đến mấy trăm lò gốm, sản phẩm nổi tiếng khắp Trung Hoa và hải ngoại. Ngày ngày, thương lái các nơi và bọn Tây Dương đến mua hàng, khung cảnh cực kỳ náo nhiệt.
Nhưng sanh nghề tử nghiệp, đa số dân trong trấn và quanh vùng đều mắc những chứng bệnh về đường hô hấp.
Khói từ lò gốm đã làm ô nhiễm bầu không khí, và ảnh hưởng đến sức khỏe của bách tính!
Vậy là y thuật của Trinh Tâm có đất dụng võ. Chỉ sau vài tháng nàng đã nổi danh thần y, có rất nhiều thân chủ!
Nam Cung Bột bỏ nghề đánh cá, phụ giúp ái thê việc thuốc men vì Giang Tây không có biển.
Năm Chính Thống thứ nhất đời Minh Anh Tông, Nam Cung Giao tròn hai mươi hai tuổi, đã có thêm hai em gái. Tuy An Nam đã giành được độc lập nhưng Trinh Tâm vẫn chưa quên mối thù giết anh, liền cho trưởng tử lên đường.
Nam Cung Bột đã sáu mươi mốt tuổi. Người già thường an phận nên lão không tán thành việc báo thù, nhưng biết tính tính kiên quyết của vợ, đành phải ngậm miệng.
Hiểu ý cha Nam Cung Giao cười bảo:
- Nam nhi chí tại bốn phương! Nay hài nhi giỏi võ hơn văn, chẳng lẽ lại sớm lấy vợ sanh con, sống đời tẻ nhạt ở chốn đầy khói bụi này? Năm xưa, phụ thân đã chẳng từng bỏ nhà vác đao đi lang bạt đấy sao?
Chàng ranh mãnh đảo mắt nói:
- Hài nhi sẽ mang về năm sáu cô vợ đẹp để khỏi bị ăn hiếp như phụ thân! Người này không cho ngủ thì ta chui vào giường khác!
Nam Cung Bột phá lên cười khanh khách, còn Trinh Tâm thì đỏ mặt. Ở tuổi bốn mươi tám, bà vẫn còn rất thon thả và quyến rũ khiến trượng phu mê như điếu đổ. Chính nhờ sự nghiêm khắc của bà mà Nam Cung Bột sống điều độ, giữ được vẻ cường tráng, dù đã bước qua tuổi lục tuần.
Trinh Tâm nén thẹn thùng, nghiêm giọng dạy con:
- Tửu sắc là hai việc mà bậc chính nhân luôn cẩn trọng! Nam nhi mà đa mang tình ái thì chẳng dựng nên nghiệp lớn!
Nam Cung Giao vòng tay chính sắc đáp:
- Hài nhi luôn ghi nhớ những lờl vàng ngọc của mẫu thân. Sau này xuất đạo, mỗi ngày chỉ uống ba chung, còn lấy vợ thì chỉ ba người mà thôi!
Biết chàng nói bỡn, Nam Cung Bột cười hô hố để chọc ghẹo bà vợ xinh đẹp và dữ như cọp của mình. Nào ngờ Trinh Tâm lại gật đầu:
- Giao nhi có tướng đào hoa lắm thê nhiều thiếp, ắt sẽ khổ vì tình. Nay con đã hứa thì phải giữ lời, nếu lấy đến người thứ tư thì ta không thừa nhận đâu đấy!
Nam Cung Giao ngỡ ngàng, còn Nam Cung Bột thì lẩm bẩm:
- Mẹ kiếp! Không ngờ thằng bé này lại tốt số hơn mình!
* * * * *
Gần tháng sau, trong thành Nam Kinh, cạnh sông Trường Giang xuất hiện một chàng trai mặc trường bào xanh nước biển thắt lưng và dây buột tóc màu vàng nhạt. Trên gương mặt trắng trẻo kia ló đôi lông mày chữ nhất đen như hai vệt mực, đôi mắt trong sáng, tinh anh. Sống mũi thẳng với chuẩn đầu tròn đầy, và đôi môi không mỏng không dầy.
Bảo rằng anh tuấn phi phàm thì e quá lời, nhưng khi chàng ta cười, lúm đồng tiền ở má trái sao duyên dáng lạ lùng! Nhìn lâu chúng ta sẽ phát hiện ánh mắt kia có chút gì ranh mãnh, pha chút diễu cợt.
Nam Cung Giao kế thừa được hết những ưu điểm của song thân: tính lạc quan, vui vẻ của cha và sự thông minh, kiên quyết của mẹ.
Lần đầu tiên đến chốn phồn hoa đô hội, chàng trai xứ biển ngây ngất ngắm nhìn cảnh vật, môi điểm nụ cười thán phục.
Nam Kinh ngày xưa chính là Kim Lăng, nơi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chọn làm Đế Đô, và đặt cho cái tên rất kêu là Ứng Thiên Phủ.
Nhưng sau khi con trai thứ của Thái Tổ, Yên Vương Chu Lệ, cướp ngôi cháu là Huệ Đế Chu Doãn Văn, đã cho dời đô về Bắc Kinh. Minh Thành Tổ Chu Lệ là một vị vua có tài trị nước.
Việc thiên sư lên phía Bắc có một ý nghĩa chiến lược rất quan trọng. Vì mối hiểm họa hình của Trung Hoa là bọn rợ phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu, chứ chẳng phải những nước nhỏ ở phía Nam như Giao Chỉ, Miến Điện, Tây Tạng.
Nam Kinh giờ đây chi còn là cố đô, song tập trung không ít những vị đại thần đặc phái của triều đình, chịu trách nhiệm từ sông Trường Giang trở về Nam. Những tù binh An Nam, Chiêm Thành, cùng tất cả sách vở tịch thu, đều ở cả Nam Kinh!
Nam Cung Giao đến đây không phải vì các tù nhân hay cổ thư mà vì một người có trên là Quách Tường An, hiện giữ chức Nam Kinh Binh bộ Thượng thư. Nghĩa là họ Quách nắm binh quyền ở các phủ phía Nam. Do việc Bắc Kinh ở tận cực Bắc xa xôi, cách Vạn Lý Trường Thành chỉ vài trăm dặm nên Nam Kinh hầu như có cả một triều đình nhỏ, các bộ đều cử đại diện đến đây.
Hơn hai mươi năm trước, Quách Tường An là một võ tướng dưới quyền Tân Thành Hầu Trương Phụ, sang chinh phạt An Nam. Lão giết người như ngoé, kể cả lương dân vô tội và đàn bà con trẻ! Lão cũng là một trong những kẻ đã hành hạ tù binh và định cưỡng bức Trinh Tâm.
Vì chuyện xảy ra đây hai mươi mấy năm nhưng thù nhà nợ nước đã luôn ám ảnh người nữ kiệt họ Đặng.
Bà đã nung nấu lửa căm hờn trong lòng con trai bằng những câu chuyện thương tâm do bọn quân binh tàn ác gây ra. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của Nam Cung Giao.
May mà cha chàng tánh tình phóng khoáng, rộng rãi, nên đã giảm nhẹ ấn tượng sắc máu trong tâm hồn thơ dại.
Song dẫu sao, Nam Cung Giao cũng quyết lấy đầu Trương Phụ và đám quan võ ác ôn kia.
Chàng tìm chỗ trọ, gởi ngựa và hành lý, đi dạo khắp nơi, chủ yếu là quan sát dinh thự của Nam Kinh Binh bộ Thượng thư họ Quách.
Cơ ngơi của Quách Tường An nằm gần cổ cung, nơi ngày xưa Chu Nguyên Chương trị vì.
Giờ thì Hoàng cung đã trở thành Hoàng cung để vua mới nghỉ ngơi, mỗi khi có dịp Nam du.
Khu vực này còn có khá nhiều dinh thự của các quan to khác, được bảo vệ nghiêm mật. Đường không cấm đi song lúc nào cũng có những đoàn quân sĩ tuần tra qua lại!
Con đường quan cách này được đặt tên là đường Hoàng cung. mặt lộ rộng bốn mươi bước chân lát đá bằng phẳng, hai bên đường trồng toàn những cây hoàng xương xanh thẵm!
Các kiến trúc trên đường rất đẹp và đầy nét cổ kính nên được du khách bốn phương chiếu cố, người qua kẻ lại tấp nập.
Đi nhiều ắt phải mỏi chân, khát nước. Do vậy có nhiều vị quan muốn chứng tỏ mình liêm khiết, giàu có nhờ tài kinh doanh của vợ, liền mở trà lâu, tửu quán ngay mặt tiền.
Đấy là những người ít quyền lực làm ở những ngành không quan trọng, chứ Binh bộ Thượng thư thì chẳng thể muối mặt được. Nhưng xeo xéo trước mặt dinh thự họ Quách có một tòa Phú Qúi đại tửu lâu.
Chủ nhân tửu lâu này là phu nhân của quan Thị lang Bộ Hộ họ Tả.
Từ trên tầng hai, Nam Cung Giao có thể quan sát bao quát cơ ngơi của Quách Tường An.
Đã trót mang tên là Phú Qúi nên nơi đây chỉ tiếp toàn những người sang cả đất Nam Kinh.
Rượu và thức ăn đều đắt gấp ba lần quán khác, khiến kẻ trung lưu cũng chẳng dám vào!
Nhưng sanh ý của Tả phu nhân rất thịnh vượng vì quán của bà là chỗ giao dịch làm ăn. Ai có việc muốn nhờ vả lo lót tất sẽ mời các quan đến đây thương lượng. Cũng là chỗ đồng liêu, bá quan Nam Kinh không sợ Tả phu nhân tiết lộ bí mật của mình! Họ lại chẳng phải là người trả tiền ăn nhậu, nên cứ khăng khăng đòi đến Phú Qúi đại tửu lâu cho an toàn!
Nam Cung Giao xuất thân nghèo khó, lại căn cơ hà tiện chẳng khác mẫu thân. Chàng bấm bụng mua bộ y phục bằng gấm thượng hạng để được vào chốn sang trọng này. Chàng mỉm cười xót xa khi gọi rượu thịt, biết rằng hầu bao sắp thủng!
Trên đầu Nam Cung Giao còn một tầng nữa, dành riêng cho các quan thù tiếp bọn trọc phú, thương nhân.
Tửu khách chân chính chỉ được ngồi ở tầng trệt và lầu một. Song từ đấy, khách vẫn có thể nhìn thấy núi Tây Hà ở ngoại thành.
Tây Hà là một thắng cảnh đất Kim Lăng, cứ mỗi độ thu về, sau tiết sương giáng, lá cây phong, cây hoàng lư, cây thị trên núi trở nên đỏ rực, cảnh tượng muôn phần xinh đẹp, hấp dẫn bách tính và du khách. Người xưa có câu: “Lá Sương Giáng đỏ hơn hoa tháng hai”, là để chỉ trường hợp này!
Do vị trí thuận tiện nên tầng hai rất đông khách, đa số là con cháu các quan và thế gia công tử đất Nam Kinh.
Không muốn nhiều người nhận ra sự hiện diện của mình ở chốn này, Nam Cung Giao tính tiền rồi rời Phú Qúi đại tửu lâu. Với đôi mắt tin tưởng và trí nhớ tuyệt luân, chàng đã nhớ rõ cách bố trí nhà cửa thông tư dinh Quách thượng thư.
Tuy không thể sánh với cha nhưng sức ăn của Nam Cung Giao cũng gấp ba người thường. Đĩa thức ăn lúc nãy chẳng thấm tháp gì, nên chàng tìm đến một phạn điếm hạng trung để ăn cho no.
Đầu canh ba đêm ấy, Nam Cung Giao thay áo dạ hành, mặt bịt kín tìm đến sào huyệt của kẻ thù!
Sau gần hai mươi hai năm trị vì, Minh Thành Tổ đã khiến nước Trung Hoa trở nên hùng mạnh, phú cường.
Triều cương vững vàng, đất nước thanh bình, chỉ ở những địa phương xa xôi mới có giặc cướp, còn chốn phồn hoa thì cùng lắm là vài tên trộm vặt.
Nam Kinh là trọng địa thứ hai, tập trung quan quân phương Nam nên lại càng an toàn, nhiều năm liền chưa hề xảy ra trọng án. Song cũng vì vậy mà bọn quân sĩ phòng vệ mất cảnh giác, tuần tra, canh gác lấy lệ, lòng chắc mẩm rằng sẽ chẳng có gì xảy ra!
Trinh Tâm là người nghiêm khắc, tuy thương con nhưng không hề nương tay khi dạy dỗ, nhờ thế Nam Cung Giao rất chuyên cần rèn luyện võ nghệ!
Là nam nhân, lại có thần lực hơn người, hiện nay, bản lãnh chàng đã cao hơn thân mẫu. Nếu không được thế thì Trinh Tâm đã chẳng yên lòng cho con đi báo huyết thù!
Trinh Tâm có tài học đạo và ký ức rất tốt, đã vẽ lại chân dung Trương Phụ và chín gã võ quan ác độc. Nam Cung Giao nhớ nằm lòng, nhưng chẳng biết họ ở đâu mà tìm!
Chàng đến Nam Kinh vì nghe bọn lái buôn đồ gốm kể về lão tham quan Quách Tường An. Đêm nay, chàng sẽ phải bắt sống gã để tra lối, hạ lạc tám người còn lại sau đó mới giết!
Giòng máu anh hùng của họ Đặng lưu chuyển trong huyết quản Nam Cung Giao không hề biết sợ.
Nhưng vấn đề là chàng có bắt được Quách Tường An trước khi bị bọn vệ quân phát hiện hay không?
Trong cơ ngơi đồ sộ có cả trăm phòng và tiểu xá này, làm sao chàng tìm được chỗ ngủ của Quách thượng thư? Vị quan nào cũng có cả chục tỳ thiếp, mỗi đêm ân ái với một nàng!
Nam Cung Giao quyết định bắt một người để dò hỏi. Chàng đột nhập vào từ phía sau, vượt qua bức tường cao gần trượng, nhảy xuống vườn hoa.
Khu vực này được canh gác bởi một toán vệ binh. Chúng lười biếng đi tuần, quây quần cạnh ba chiếc đèn lồng mà tán gẫu và chuyền tay nhau bầu rượu.
Nam Cung Giao nương theo bóng đêm và cây cối trong vườn, tiến về phía dãy nhà ngang và vài căn tiểu xá, có lẽ dành cho bọn gia nhân cư ngụ.
Lần đầu đóng vai thích khách, lòng chàng không khỏi có chút hoang mang và hồi hộp. Chẳng chút kinh nghiệm, chàng chỉ dựa vào óc phán đoán và sự cẩn trọng mà thôi.
Khi đi ngang căn nhà bếp lớn, Nam Cung Giao giật mình vì nghe có tiếng người đang ngâm thợ Giọng lão già này khàn khàn, đầy vẻ thê lương, chẳng hay ho chút nào cả! Song điều đáng chú ý là việc lão ngâm bằng tiếng An Nam!
Trong hai lần chinh phạt, Trương Phụ đã bắt giải về Trung Hoa mấy ngàn tù nhân gồm tù binh và dân thường. Tù binh bị giam cầm cho đến chết, hoặc bị đày đi làm lính, còn thường dân thì trở thành nô lệ, nô tỳ cho bọn quan lại Trung Hoa.
Sau hơn hai chục năm, số tù nhân An Nam này đã sinh sôi thành hàng vạn người, tập trung ở các phủ phía Nam, và nhiều nhất là đất Kim Lăng này!
Quách Tường An từng đích thân áp giải tù nhân về nước, dĩ nhiên đã tuyễn lựa cho mình khá nhiều chiến lợi phẩm! Lão già trong bếp kia là một trong số ấy!
Nam Cung Giao xúc động, lướt đến nép sát cạnh cửa sổ nhìn vào trong.
Bên bếp lửa bập bùng kia có một lão già tuổi lục tuần, áo gia nhân bạc màu, râu tóc hoa râm, đang ngồi nhâm nhi bầu rượu nhỏ trên chiếc chiếu rách.
Gương mặt nhìn nghiêng của lão trông đoan chính, quắc thước, vầng trán cao biểu hiện sự thông thái của người có học.
Lão nhân uống cạn một chung, hắng giọng ngâm tiếp một bài khác:
Thế sự du du nại lão hà!
Vô cùng thiên địa nhập làm ca.
Thời lái đồ điếu thành công dị.
Sự khú anh hùng ẩm hận đa.
Chủ hữu hoài phù địa thục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thủ vị báo đầu tiên bạch ky?
Độ long tuyền dải nguyệt ma!
Dịch:
Việc đời bối rối tuổi già vay
Trời đất vô cùng một cuộn say
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ
Anh hùng lỡ bước cũng khoanh tay
Vai khiêng trái đất mong phò chúa
Giáp gột sông trời khó vạch mây
Kiếm báu mài trăng mấy độ đây.
Bài thơ Thuật Hoài này chính là kiệt tác của đại tướng An Nam Đặng Dung, cậu ruột của Nam Cung Giao! Chỉ những người thân và lực lượng nghĩa quân Hậu Trần mới biết được. Như vậy lão già này có thể từng là thủ hạ của họ Đặng?
Nam Cung Giao phấn khởi, ra cửa lớn lao vút vào như bóng oan hồn.
Chàng cẩn trọng chĩa mũi kiếm vào ngực lão nhân rồi trầm giọng hỏi:
- Đêm nay lão Quách Tường An nằm ở đâu?
Do bản năng sinh tồn, lúc đầu lão nhân giật mình và sợ hãi. Song dường như lão chẳng hề lưu luyến kiếp đời nô lệ cho kẻ thù nên đã trấn tĩnh lại ngay. Lão bình thân hỏi:
- Vì sao các hạ lại muốn giết Quách thượng thư?
Nam Cung Giao lạnh lùng đáp:
- Báo gia thù! Lão là tù nhân của họ Quách, tội gì phải bao che cho lão ta?
Lão nhân gật gù, cười kinh ngạc:
- Lão phu quả chẳng yêu thương gì Quách Tường An, chỉ vì tò mò muốn biết nguyên nhân đấy thôi? Dẫu sao, hai mươi năm qua, lão phu cũng mang nợ áo cơm của họ Quách, chẳng thể vì sợ chết mà bán đứng y được. Các hạ nên nói rõ nguồn cơn để xem Quách Tường An có đánh chết hay không đã?
Nam Cung Giao phẫn nộ:
- Lão trượng là người An Nam, lẽ ra phải vui mừng khi thấy kẻ thù ác độc kia đền tội, sao lại có thái độ kỳ quặc như vậy?
Lão nhân tủm tỉm đáp:
- Người Giao Chỉ ân oán phân minh, thà tự tay phục thù chứ không nhờ vả kẻ khác!
Nam Cung Giao ngao ngán trước lão già gàn dở, hạ gịo.ng nói bằng tiếng mẹ đẻ:
- Tại hạ là người Giao Chỉ đây!
Trinh Tâm âm thầm dạy con ngôn ngữ quê hương, song Nam Cung Giao ít khi sử dụng nên khẩu âm không chuẩn.
Lão nhân rùng mình vì kinh ngạc và sung sướng nhưng vẫn nghi:
- Tiếng Giao Chỉ rất dễ học, mong các hạ nói rõ lai lịch?
Nam Cung Giao tuyệt đối không thể tiết lộ thân phận, di hại đến song thân nên chỉ còn cách tháo giầy, để lộ bàn chân có ngón cái hơi chĩa ngang.
Lão nhân xúc động đến ứa nước mắt, đưa tay gạt phắt lưỡi kiếm của chàng, chồm đến vuốt ve bàn chân kỳ lạ.
Đặc tính này đã mất dần đi sau gần ngàn năm bị người Hán đô hộ và đồng hóa, không phải người An Nam nào cũng có dị tướng này, nhưng ai có được thì chắc chắn là nòi Giao Chỉ!
Lão nhân nghẹn ngào nói:
- Các hạ cứ an tâm ngồi xuống đây, giờ này chẳng có ai đi ngang bếp đâu!
Nam Cung Giao kiên quyết đáp:
- Không được! Việc hàn huyên xin hẹn dịp khác, mong lão bá chỉ giáo cho đường đi nước bước để tại hạ hoàn thành sứ mạng!
“Đại hạn phùng Cam Vũ, tha phương ngộ cố tri”
Lão nhân đâu dễ gì để niềm vui của mình tan biến quá sớm.
Lão khẩn cầu:
- Đêm còn dài, mong thiếu hiệp nán lại thêm nửa khắc! Lão phu là Nguyễn Tuấn, quê ở đất Diễn Châu, dám hỏi xuất xứ của thiếu hiệp?
Nam Cung Giao hỏi lại:
- Chẳng hay vì sao Nguyễn lão bá lại ở chốn này?
Nguyễn Tuấn biết chàng chưa tin tưởng mình, liền nói rõ:
- Năm xưa, lão phu chịu trách nhiệm việc quân lương dưới trướng tướng quân Đặng Dung, cùng bị bắt giải về Trung Hoa. Lúc đi ngang đảo Hải Nam. Vua Trùng Quang nhảy xuống biển tự trầm, Đặng tướng quân cùng các tướng khác cũng cắn lưỡi chết theo. Lão phu là nho sĩ không có được dũng khí ấy, đành kéo dài kiếp sống thừa cho đến hôm nay!
Nam Cung Giao hờ hững nói:
- Trên thuyền tù chẳng lẽ không có nữ nhân nào?
Nguyễn Tuấn lắc đầu:
- Sao không có! Trương Phụ và bọn quan quân nhà Minh đã bắt được hơn hai trăm nữ binh và các nữ tướng: Đặng Trinh Tâm. Họ bị cưỡng hiếp, dày vò rất dã man, riêng Đặng tiểu thư giỏi võ nên kịp gieo mình xuống biển tự sát chứ không chịu ô nhục!
Nam Cung Giao dịu giọng:
- Bà ấy vẫn còn sống!
Sau hơn khắc mừng mừng tủi tủi, Nguyễn Tuấn hăm hở dẫn đường cho Nam Cung Giao đến tiểu viện của ả tỳ thiếp thứ chín, nơi Quách thượng thư thường xuyên qua đêm.
Chờ Nguyễn Tuấn đi khá xa, Nam Cung Giao bắt đầu hành động.
Nguyễn lão là đầu bếp chính của Quách thượng thư, thường xuyên phục vụ khách khứa nên nghe ngóng được rất nhiều. Ông đã kể cho Nam Cung Giao biết hạ lạc của Trương Phụ và bảy tên võ quan còn lại, nên chàng không cần phải tra hỏi Quách Tường An nữa.
Thu năm nay, vùng hạ du Trường Giang ít mưa nên trời oi bức, các cánh cửa sổ thông ra vườn hoa đều mở rộng.
Nam Cung Giao nghe tiếng động, ghé mắt nhìn qua song.
Trên chiếc giường gỗ quí cuối phòng là một lão già trần truồng đang ngủ say như chết, tiếng ngáy đều đều vang lên!
Quách thượng thư đã sáu mươi lăm nên kiệt lực sau trận thư hùng với nàng tiểu thiếp trẻ trung.
Có thể vì chưa thỏa mãn, hoặc vì khó chịu bởi tiếng ngáy của lão chồng già nên mỹ nhân chưa ngủ. Cửu nương chỉ mặc phong phanh tấm áo ngủ bằng the mỏng, yếm đào chẳng có dây lưng lười buộc nên thân thể nõn nà lồ lộ cả ra dưới ánh nến.
Nàng đang đứng cạnh bàn, say mê ngắm nghía những viên ngọc quí lấy từ rương gỗ nhỏ ra.
Cửu nương là danh kỹ số một của thành Nam Kinh, nhan sắc và tài cầm kỳ thi họa nổi tiếng khắp phương Nam. Quách Tường An đã chuộc nàng ra với giá vạn lượng bạc, biến mỹ nhân hai mươi ba tuổi này thành của riêng.
Họ Quách mê nàng như điếu đổ, tặng rất nhiều vàng ngọc. Bao nhiêu của đút lót, hối lộ đều chạy cả vào tay Cửu nương.
Mỹ nhân có nhũ danh là Hàn Ly Hoa, mặt đẹp như ngọc nhưng lòng tham cũng chẳng nhỏ!
Nam Cung Giao ngượng ngùng dán mắt vào thân hình thon dài, nẩy nỡ của người đàn bà lẳng lơ kia, nghe lòng nổi sóng. Chàng là trai mới lớn, dục hỏa rất vượng nên khó thoát khỏi sự hấp dẫn của vẻ đẹp lõa lồ, khêu gợi trước mắt.
Song Nguyễn Tuấn vừa mới kể cho không nghe về tính tình độc ác, tàn nhẫn của Ly Hoa. Nàng ta rất hà khắc với bọn tỳ nữ, gia nhân, nhất là những người gốc An Nam. Chỉ một chút sơ suất nhỏ, họ cũng phải chịu những trận đòn rách thịt, và phải nghe những lời chửi rủa nặng nề! Câu An Nam cẩu chủng là thành ngữ luôn gắn trên môi Hàn Ly Hoa.
Nam Cung Giao có nửa giòng máu Giao Chỉ, lại hết dạ tôn kính mẫu thân nên rất phẫn nộ. Lửa giận đã giúp chàng bình tâm lại, và thầm hổ thẹn vì sự hiếu sắc của mình.
Nam Cung Giao đi vòng ra phía sau, may mắn tìm được một ô cửa sổ tròn không chấn song đang mở toang để đón chút gió Tây hiếm hoi.
Cửa sổ này thuộc về phòng hai ả tỳ nữ thân tín của Ly Hoa.
Nam Cùng Giao trèo vào, điểm huyệt mê họ rồi mở cửa phòng đi lên phía trước.
Chàng âm thầm lao đến khống chế Cửu nương, biến nàng ta thành pho tượng gỗ câm lặng, chỉ còn đôi mắt đầy khiếp sợ kia là chuyển động.
Trinh Tâm tinh thông y lý nên Nam Cung Giao rành rẽ kinh mạch, nhận huyệt rất chính xác. Chàng xuất thủ từ phía sau nên Quách cửu nương không hề nhìn thấy vóc dáng.
Nam Cung Giao êm ái bước đến giường bát bửu một tay bịt chặt miệng, tay kia cắm thẳng tiểu đao vào tim kẻ thù!
Quách Tường An giẫy giụa một lúc rồi tuyệt khí, lìa đời trong trạng thái trần như nhộng, y hệt lúc chào đời!
Nghĩ đến việc lão ta từng cưỡng bức đám nữ binh của mẫu thân, và còn định tiết mạn cả bà, Nam Cung Giao liếc nhìn khúc thịt ỉu xìu, thảm hại kia, mỉm cười tinh quái vung đao hớt đứt.
Khi suy nghĩ cách trừng trị tính ác độc của Hàn Ly Hoa, máu khôi hài của họ Nam Cung đã nổi lên.
Nam Cung Giao điểm thêm Thùy huyệt Cửu nương, vác nàng ta đặt lên giường nằm ngược chiều với Quách Tường An.
Chàng nhét đoạn của quý vào chiếc miệng anh đào và đặt tay trái Ly Hoa vào cán tiểu đao.
Với hiện trường này, Cửu nương sẽ bị bọn bộ đầu Nam Kinh hành hạ đến sói tóc!
Nguyễn lão đã cho Nam Cung Giao biết rằng có một số người Giao Chỉ muốn trốn về quê hương nhưng không có lộ phí. Do vậy chàng tìm một mảnh vải, bỏ rương châu báu và ngân phiếu vào đấy, cột lại vác lên vai và thoát ra.