- Nhật Bản xưa kia là nước Cổ Oa, sau cuộc cải cách văn hóa thì bắt đầu có văn tự và sách sử ghi chép lại, diện tích lãnh thổ khoảng bằng ba lần tỉnh Chiết Giang, dân số thì gấp hai lần dân số của tỉnh Chiết Giang, khoảng 15 triệu người. Sau Quang Minh Thiên Hoàng là người thống trị trên danh nghĩa của Nhật Bản, nhưng người nắm quyền trên thực tế lại là Mạc Phủ tướng quân Đức Xuyên Gia Quang.
Về điểm này thì Nhật Bản có đôi nét giống với Đại Minh, Hoàng đế Đại Minh Long Vũ Đế cũng chỉ là vua trên danh nghĩa, còn tất cả mọi quyền hành lại nằm trong tay của Nội Các, nói cách khác là nằm trong tay Vương Phác - thống soái tối cao Trung Ương Quân.
Liễu Khinh Yên tiếp tục:
- Nhật Bản không phải là một quốc gia trung ương tập quyền thực sự, bởi trong nước vẫn còn có hàng trăm vị chư hầu lớn nhỏ, mỗi một chư hầu đều có nền kinh tế, chính trị độc lập. Xét về tiềm lực quân sự thì Mạc Phủ là vị chư hầu lớn nhất của Nhật Bản, với diện tích đất đai là một phần tư lãnh thổ, ngoài ra các chư hầu khác đều nằm dưới sự quản lý của Mạc Phủ.
- Nhật Bản tổng cộng có hơn một trăm chư hầu, mỗi một chư hầu đều có quyền xây dựng một chế độ quân đội riêng, trong đó, quân đội hùng mạnh nhất thì có tới hàng vạn quân binh, nhưng thậm chí cũng có những chư hầu không hề có nền quân đội riêng, chính vì vậy mà họ buộc phải lệ thuộc vào sự bảo hộ của Đức Xuyên Mạc Phủ - vị chư hầu có nề quân đội hùng mạnh nhất. Quân đội của Đức Xuyên Mạc Phủ có tới 15 nghìn quân binh. Cơ cấu quân đội của họ cũng giống như Trung Ương Quân của mình, đều tập hợp những binh lính có võ công cao cường, thân thủ nhanh nhẹn, nhưng ở Nhật bản họ được gọi với một cách tên khác- Võ sĩ.
- Một khi Nhật Bản bị tấn công, đất nước đối mặt với nguy hiểm thì Mạc Phủ trong vòng vài tháng có thể triệu tập được hơn mười vạn binh, có thể coi đây là bộ binh hạng nhẹ. Nếu như tập hợp được tất cả quân đội của các vị chư hầu còn lại thì có thể thậm chí thành lập được một đội quân hùng mạnh trên năm mươi vạn người, và đương nhiên là không cần phải nói đến sức chiến đấu của đội quân hùng mạnh này.
Nghe xong phần giới thiệu của Liễu Khinh Yên, Vương Phác liền hỏi:
- Bây giờ xin mời Tổng tham mưu trưởng giới thiệu cho mọi người được biết về kế hoạch tác chiến với Nhật Bản.
Liễu Như Thị liền đứng dậy, bắt đầu phần giới thiệu của mình:
- Vì Nhật bản không tiếp giáp với Đại Minh nên kế hoạch tác chiến với Nhật Bản sẽ chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ việc vận chuyển hải quân và hậu cần. Trước mắt với khả năng vận chuyển và bảo đảm hậu cần hải ngoại của hải quân Đại Minh thì nhiều nhất chúng ta chỉ có thể đảm bảo được khả năng tác chiến cho năm bộ binh doanh và hai pháo doanh vượt biển tác chiến.
- Với hỏa lực hạm pháo hùng mạnh và thực lực của bộ binh doanh, thì việc tấn công và chiếm lĩnh một vài khu vực của Nhật Bản thì không phải là một chuyện khó khăn gì cả, nhưng nếu chỉ dựa vào năm bộ binh doanh và hai pháo doanh này mà muốn chiếm lĩnh toàn bộ đất nước Nhật Bản thì là một chuyện không tưởng. Hơn nữa, với số dân là 15 triệu người thì việc chiêu mộ binh lính đối với Nhật Bản là một chuyện hết sức đơn giản.
- Từ những phân tích phía trên, Bộ tham mưu quyết định chia kế hoach tác chiến Nhật Bản làm ba giai đoạn: đầu tiên, chúng ta sẽ dựa vào ưu thế binh lực, chớp lấy thời cơ chiếm lấy Giang Hộ, tiêu diệt cơ quan đầu não thực sự của Nhật Bản- Đức Xuyên Mạc Phủ, làm như vậy sẽ khiến cho các chư hầu còn lại vì không có ai lãnh đạo mà rơi vào tình huống bị động, sau đó thì dẫn đến kết cụ chia năm xẻ bảy.
- Sau đó sẽ khơi mào hỗn chiến giữa các chư hầu ở Nhật Bản, dụng khoản lợi nhuận kếch sù từ việc mua bán nô lệ khiến bọn họ càng điên cuồng tàn sát lẫn nhau, từ đó về cơ bản là chúng ta đã làm suy yếu đi nhân lực và vật lực của Nhật Bản, kế tiếp đợi đến khi quốc lực của Nhật Bản thực sự suy yếu, chúng ta sẽ dựa vào ưu thế binh lực càn quét bốn đảo Nhật Bản và tiêu diệt hoàn toàn dân tộc Nhật Bản.
- Báo cáo!
Liễu Như Thị vừa dừng lại, thì từ bên ngoài vọng vào một giọng nói hốt hoảng.
Vương Phác liền ngẩng đầu lên, dõng dạc hạ lệnh:
- Cho vào!
Một tham mưu trẻ tuổi, tay cầm văn kiện bước nhanh vào trong phòng, trịnh trọng báo cáo:
- Cục đóng thuyền Trấn Hải cấp báo!
- Cục đóng thuyền Trấn Hải?
Vương Phác thì thầm, rồi hô:
- Đọc!
Vị tham mưu trẻ tuổi đó liền mở văn kiện ra, cao giọng đọc:
- Chiến hạm bọc thép đã chế tạo thành công, ngày hôm qua đã thành công hạ thủy.
Vị tham mưu trẻ tuổi vừa đọc đến đây, trong phòng vang lên không ngớt những tiếng hoan hô, vui mừng. Việc thử thành công chiến hạm bọc thép quả là một tin đại tốt lành đối với vương triều Đại Minh, có được một chiến hạm bọc thép lớn như vậy thì không những thực lực của hải quân Đại Minh sẽ như hổ mọc thêm cánh, mà đến cả khả năng vận chuyển trên biển của hải quân cũng sẽ được nâng cao.
- Tốt, quá tốt!
Nghe đến đó Vương Phác cũng vui mừng không kém, hưng phấn nói:
- Việc thử thành công chiến hạm bọc thép quả là rất đúng lúc, vừa kịp cho lần tác chiến Nhật Bản lần này. Vận may của nước Nhật Bản nhỏ bé quả là không tồi, có thể trở thành vật hi sinh đầu tiên cho chiến hạm bọc thép khổng lồ của Đại Minh.
Trong lúc đang vui mừng cực độ thì Vương Phác chợt phát hiện ra vị tham mưu trẻ tuổi kia vẫn chưa rời đi, nhìn bộ dạng của y, xem ra y vẫn còn điều muốn nói.
Vương Phác nhíu mày hỏi:
- Sao vậy, ngươi vẫn còn tin tức khác nữa hay sao?
Vị tham mưu trẻ tuổi kia gật đầu, đọc tiếp:
- Tống viện trưởng Viện khoa học quân sự vì lao lực quá độ nên ngay sau khi thử thành công chiến hạm bọc thép đã….qua đời.
- Ngươi vừa nói cái gì?
Nét mặt của Vương Phác có chút biến sắc, cái chết của Tống Ứng Tinh quả là sự mất mát to lớn đối với vương triều Đại Minh, nếu có thể lựa chọn thì Vương Phác nguyện lấy mười bộ binh doanh của Trung Ương Quân để đổi lấy tính mạng của Tống Ứng Tinh, nhưng đáng tiếc rằng mười bộ binh doanh của Trung Ương Quân cũng không thể nào khiến cho Tống Ứng Tinh sống lại. Vậy là nhà khoa học vĩ đại của Đại Minh đã qua đời.
- Truyền lệnh của ta…
Ngữ khí Vương Phác nghiêm trang hạ lệnh:
- Thành Nam Kinh và đại doanh Yến Tử Cơ treo cờ rủ, tất cả dân chúng và toàn thể tướng sĩ Trung Ương Quân đều phải đeo lụa đen, dùng quốc kỳ khâm liệm di thể Tống lão tiên sinh sau đó đưa về Nam Kinh, an táng tại khu lăng mộ dành cho những bậc vĩ nhân ở Tử Kim Sơn để người đời thờ cúng và tưởng nhớ.
- Rõ!
Vị tham mưu trẻ tuổi nghiêm trang nhận lệnh và đi ra.
Tất cả quan quân có mặt trong phòng họp đều có cảm giác đau khổ xem lẫn kinh ngạc: kinh thành và đại doanh Yến Tử Cơ treo cờ rủ, toàn bộ tướng sĩ Trung Ương Quân phải đeo lụa đen là lẽ đương nhiên, nhưng điều khiến mọi người có mặt ngạc nhiên nhất đó là: Vương Phác lại hạ lệnh dùng quốc kỳ khâm liệm di thể Tống Ứng Linh, sau đó thì đưa ông về Nam Kinh an táng ở khu lăng mộ dành cho những bậc vĩ nhân có công cho đất nước tại Kim Tử Sơn, đó là lễ tang trọng thể nhường nào chứ?
Luật Đại Minh đã quy định rõ, chỉ có nguyên thủ cao nhất nguyên của Đế quốc hoặc là nhân vật có công lao to lớn, đặc biệt với đất nước và dân tộc sau khi qua đời thì mới có tư cách được khâm liệm bằng quốc kỳ và an tán trong khu lăng mộ dành cho những bậc vĩ nhân Tử Kim sơn. Trong suy nghĩ của những vị quan quân này thì Tống Ứng Tinh không xứng với tang lễ trọng thể như vậy, chỉ có Vương Phác mới hiểu được rằng với những gì mà ông đã cống hiến cho thủy quân và dân tộc thì ông hoàn toàn xứng đáng với tang lễ này.
- Ngoài ra….
Ánh mắt uy nghiêm của Vương Phác khẽ dừng lại trên mặt của từng người, rồi chầm chậm nói tiếp:
- Chiến hạm bọc thép thử nghiệm thành công lần này sẽ chính thức được đặt tên là -Ứng Tinh, cái tên này sẽ được coi là sự kỷ niệm đặc biệt mà chúng ta dành cho những công lao to lớn của Tống tiên sinh đã đóng góp cho hải quân và đất nước.