Tiểu
Đường gật đầu, đứng dậy đến ngồi bên cạnh tôi, nhẹ nhàng giảng giải: Xăm hình hồi
đầu gọi là Thích Thanh (xăm hình bằng mực xanh), bắt nguồn từ Trung Quốc với lịch
sử kéo dài hơn 3500 năm. Loại hình này dùng trong các hình phạt xưa, gọi là Mặc
hình; tức là dùng kim và mực khắc chữ hoặc biểu tượng đặc biệt lên mặt tội phạm,
để chúng mãi mãi ghi nhớ tội danh mình đã phạm phải.
Cảnh
sát hình sự chúng tôi hàng ngày phải xông pha khắp nơi phá án, vợ chồng thường
xuyên xa cách, không có thời gian lo liệu việc nhà. Lâu dần, mâu thuẫn ngày
càng nhiều, tình cảm phai nhạt, hôn nhân cũng vì thế rất dễ rơi vào tình trạng
báo động đỏ. Tang Giai Tuệ giống tôi, cũng là người rất đam mê công việc, làm
việc gì cũng đều hết mình hết lòng. Hai năm trước, sau khi ly hôn, chồng cũ nhận
quyền nuôi con, còn cô thì sống một mình tại khu tập thể gần sở công an tỉnh.
Khi tôi đến dưới chân khu tập thể, Giai Tuệ đã đứng đợi ở cổng từ lâu.
Đất
khách gặp người quen, nhất là tình cảnh của tôi hiện nay không người thân
thích, hoàn cảnh khó khăn, gặp được người bạn thân nhất thế này thực sự buồn
vui đan xen lẫn lộn. Hai chúng tôi không hẹn mà cùng nắm chặt tay nhau, tình cảm
chân thành hiện rõ trên nét mặt.
Tang
Giai Tuệ cho tôi biết thời gian vừa qua rất bận, mới đây lại vừa đi Thiết Linh
điều tra một chuyên án của sở, nửa đêm hôm qua mới về đến Thẩm Dương. Sau khi
nhận điện thoại của tôi, cô ấy lập tức liên hệ với tổng đội để dò hỏi, mới hay
biết tôi đã xảy ra chuyện lớn như vậy.
Thấy
tôi mặt mày ủ rũ, Tang Giai Tuệ nói:
-
Tiêu Vi, cậu cũng đừng sốt ruột, tình cảnh hiện nay tuy có khó khăn nhưng mọi
việc rồi cũng sẽ qua thôi. Đúng rồi, tớ có một thứ muốn cho cậu xem, nhất định
cậu sẽ hứng thú với nó đấy.
Tôi
thở dài, cố gượng cười, nói:
-
Cách cách à, cậu không phải an ủi tớ đâu. Tớ bây giờ không lo liệu được cho bản
thân thì còn hứng thú với thứ gì nữa cơ chứ?
Tang
Giai Tuệ mỉm cười, ôm lấy vai tôi:
-
Trong cậu sầu não chưa kìa, chẳng giống phong cách thường ngày của cậu tí nào.
Đi thôi, mình lên nhà nói chuyện, tớ sẽ giới thiệu cậu với mấy người, đều là những
nhân vật tài năng hiếm có.
Trên
chiếc sô-pha da trong phòng khách có ba người đang ngồi: Một nam, hai nữ. Thấy
tôi bước vào, họ liền đứng cả lên.
Người
đàn ông là một ông già đen đúa, gày gò ốm yếu, tầm sáu bảy chục tuổi, tóc thưa
điểm bạc, da mặt nhăn nheo, mắt không to nhưng ánh mắt vô cùng tinh nhanh, trên
người mặc một bộ quần áo lụa màu đen, chân đi đôi giầy vải kiểu dáng đã cũ,
trông toát lên vẻ ương ngạnh của một tay giang hồ trong xã hội cũ. Người thứ
hai là một cô gái trẻ có gương mặt tròn, tóc tết bím, trông rất ngây thơ trong
sáng, vai khoác chiếc túi xách bằng vải dù mà xanh đậm căng phồng; kỳ lạ ở chỗ
mặc dù trong phòng rất ấm nhưng cô ta vẫn đeo đôi găng tay da mà đen. Người còn
lại chính là Tiểu Đường – cô bé nghệ nhân xăm mình mà nhiều ngày nay tôi vẫn
đang tìm, nhìn tôi cười láu lỉnh.
Thấy
tôi đứng ngây người ở cửa, Tang Giai Tuệ kéo tôi lại, lần lượt giới thiệu từng
người một: Ông già nhỏ thó tên Hắc Lão Ngũ, là vua trộm khét tiếng vùng Đông Bắc;
cô gái mặt tròn tên Sở Khinh Lan, là trưởng môn nhân đời thứ hai mươi chín Bắc
phái Kiện môn của Trung Quốc; Tiểu Đường tên thật là Đường Nhã Kỳ, là thợ xăm nổi
tiếng ở Thẩm Dương.
Nghe
giới thiệu xong, tôi ù hết cả tai, mãi vẫn chưa định thần được, gì mà vua trộm,
gì mà Kiện môn, lại còn hai mươi chín đời nữa… Đóng phim chắc? Nhìn kiểu ăn mặc
chẳng giống ai của họ, tôi lại càng nghi hoặc hơn, cảm giác như vừa bất ngờ rơi
vào thế giới võ hiệp.
Nghe
Giai Tuệ giảng giải, tôi dần dần hiểu ra câu chuyện là như thế này:
Tháng
Tư năm 2009, viện bảo tàng Cố Cung Thẩm Dương tiến hành trùng tu sau mười năm
hoạt động, các chuyên gia đã phát hiện ra một tấm kim loại khắc hình đôi rồng
ngay dưới ngai vàng trong điện Sùng Chính. Sau khi dùng máy thăm dò, họ phát hiện
dưới tấm kim loại có một khoảng không rộng lớn, không thể xác định được diện
tích cụ thể của nó.
Các
chuyên gia khảo cổ đã dùng rất nhiều cách, nhưng không thể mở được tấm kim lại
Song Long đó. Sau nhiều lần thăm dò, họ chỉ có thể kết luận: Bao phủ toàn bộ diện
tích phía dưới điện Sùng Chính là một tấm kim loại lớn, gần như chạy khắp Cố
Cung, và Song Long có lẽ là cánh cửa ngầm thông xuống địa cung. Thế nhưng cũng
chính lúc này, những sự việc ly kỳ liên tiếp xảy ra, các chuyên gia khảo cổ
tham gia quá trình khai quật đều lần lượt qua đời trong những vụ tai nạn thông
thường.
Qua
điều tra của công an, có thể là một lực lượng vô danh nào đó đang âm thầm cản
trở công tác khai quật ở Cố Cung. Do tình tiết vụ án nghiêm trọng, lại có liên
quan đến Cố Cung Thẩm Dương – một di tích quan trọng của quốc gia nên Sở Công
an khu vực Đông Bắc trực thuộc Bộ Công an cũng tham gia phá án.
Lúc
đó có người nhận ra tấm kim loại Song Long chính là một ổ khoá vô cùng phức tạp,
nên đã gợi ý mời Sở Kiếm Minh – bậc thầy mở khoá ở Trường Xuân để hợp tác điều
tra.
Sau
khi Lão Sở một mình vào điện Sùng Chính, ông ta đã biến mất đầy bí ẩn. Sau rất
nhiều ngày tìm kiếm nhưng không thấy tung tích ông ta, bất đắc dĩ tổ chuyên án
một lần nữa quay về Trường Xuân, tìm cháu gái của Sở Kiếm Minh, cũng chính là
người duy nhất thừa kế kỹ thuật mở khoá của Bắc phái Kiện môn Sở Khinh Lan; rồi
lại bằng những thủ tục hành chính đặc biệt, mời vua trộm khét tiếng vùng Đông Bắc
Hắc Lão Ngũ ra khỏi trại giam cùng trợ giúp.
Thế
là ba người gồm Tang Giai Tuệ, Sở Khinh Lan và Hắc Lão Ngũ sau khi mở được chiếc
khoá Song Long, đã cùng thâm nhập vào dưới lòng Cố Cung. Vượt qua rất nhiều thử
thách, họ đã mở được ổ khoá cuối cùng và lấy được chiếc khay sứ Thanh Hoa đời
vua Khang Hy.
Cố
Cung Thẩm Dương do Nỗ Nhĩ Cáp Xích xây dựng, nhưng bên trong lại tìm thấy chiếc
khay sứ Khang Hy; hơn nữa, sau khi tiến hành khám nghiệm họ cũng loại bỏ được
khả năng bị đánh tráo, khiến sự việc càng lúc càng trở nên phức tạp rối rắm
hơn.
Để
tìm hiểu bản chất chiếc khay sứ, ba người bọn họ đã tìm đến trấn Cảnh Đức. Được
sự giúp đỡ của lão nghệ nhân gốm sứ, họ đã phát hiện ra bức tranh phong cảnh
trên khay sứ Thanh Hoa thực chất là một hình xăm.
Nghe
đến đây, tôi bất giác rùng mình, mớ suy nghĩ hỗn độn trong đầu đã được sáng tỏ
đôi chút, lẽ nào trong chiếc khay sứ đó cũng lồng dán miếng da người có hình
xăm? Liên tưởng đến bức tranh da người của cậu, tôi mới chợt bừng tỉnh, chắc chắn
là như vậy, chúng đều là hình xăm, chẳng trách Tang Giai Tuệ nói rằng trong tay
cô ấy có một món đồ mà tôi hứng thú.
Nhưng
không ngờ, Tang Giai Tuệ lại lắc đầu, nghiêm túc nói:
- Cậu
đoán sai rồi, trên chiếc khay sứ đó không có da người mà chỉ có một hình xăm.
Tôi
chẳng hiểu gì hết, vội hỏi lại cô ấy:
-
Cách cách, cái này… cái này, không phải thế chứ, nếu không có da người, sao lại
gọi là hình xăm, đó… đó chẳng phải là một hình xăm sao?
Không
đợi Tang Giai Tuệ mở miệng, Tiểu Đường đột nhiên cười phá lên rồi rành rọt hỏi:
-
Ai bảo chị hình xăm chỉ được xăm trên cơ thể người?
Tôi
ngay lập tức quay sang nhìn cô bé, trong bụng đầy nghi ngờ, hình xăm đương
nhiên phải được xăm trên cơ thể người rồi, thế nhưng Tiểu Đương nói như vậy là
có ý gì? Nhìn quanh một lượt, thấy ba người bọn họ chẳng có biểu hiện gì khác
thường, chỉ nhìn tôi cười cười. Tang Giai Tuệ vòng tay với lấy túi xách, kéo
khoá, lấy ra một bức ảnh đưa cho tôi:
- Cậu
xem chiếc khay sứ mà bọn tớ tìm thấy trước đi đã.
Nhìn
góc độ chụp có thể biết bức ảnh được chụp từ trên xuống ở cự ly gần để lưu giữ
toàn bộ hình ảnh chiếc khay sứ. Rìa chiếc khay sứ là một vòng tròn những cánh
hoa đều tăm tắp, giữa đáy là dãy núi cao trùng điệp với những đường nét dứt
khoát, thân núi còn có làn sương mù vờn quanh bồng bềnh trông rất chân thực,
sinh động.
Tôi
cầm bức ảnh trên tay, cúi đầu ngắm nghía hồi lâu, mơ hồ nhận thấy có điều gì đó
rất khác lạ. Tuy tôi không hiểu lắm về hội hoạ, nhưng cũng dễ dàng cảm nhận thấy
thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong bức tranh sơn thuỷ này rất giống với hình ảnh
chiến sĩ trên da cậu tôi.
Tang
Giai Tuệ ngồi sát lại, chỉ tay vào chiếc khay sứ, nói nhỏ:
-
Thế nào, nhìn ra nghệ thuật gì rồi chứ?
Tôi
chau mày, giọng đầy ngờ vực:
-
Cách cách, cậu đừng bảo tớ thứ trong này là hình xăm đấy nhé.
Tang
Giai Tuệ vỗ đùi, hào hứng nói:
-
Đúng, chính là hình xăm. Thế nào, nằm mơ cũng không nghĩ đến đúng không?
Tim
tôi đập loạn xạ, tay run run, suýt chút nữa vứt bức ảnh ra xa, thật kỳ lạ hết sức.
Tôi có biết đôi chút về công đoạn làm đồ gốm sứ, hoa văn trên đồ sứ phải được vẽ
trước khi đưa vào nung ở nhiệt độ cao, thế nên nói bức tranh sơn thuỷ đó là
hình xăm, thì có đánh chết tôi cũng không tin được.
Thấy
vẻ mặt tôi hoang mang, Tang Giai Tuệ cười cười, vẫy tay gọi Tiểu Đường:
-
Em qua giải thích cho chị ấy đi.
Tiểu
Đường gật đầu, đứng dậy đến ngồi bên cạnh tôi, nhẹ nhàng giảng giải: Xăm hình hồi
đầu gọi là Thích Thanh (xăm hình bằng mực xanh), bắt nguồn từ Trung Quốc với
lịch sử kéo dài hơn 3500 năm. Loại hình này dùng trong các hình phạt xưa, gọi
là Mặc hình; tức là dùng kim và mực khắc chữ hoặc biểu tượng đặc biệt
lên mặt tội phạm, để chúng mãi mãi ghi nhớ tội danh mình đã phạm phải.
Theo
thời gian, xuất phát từ ý thức làm đẹp và tín ngưỡng tôn giáo, có người đã khắc
hình lên da, rồi dùng một loại mực lâu phai đổ vào vết châm, để cho những hoa
văn trên da thịt vĩnh viễn không bao giờ biến mất. Cứ thế, ngày này sang ngày
khác, càng lúc càng có nhiều người bắt chước làm theo. Lâu dần, hình thành nên
một nhóm người chuyên làm nghề này để nuôi sống gia đình, gọi là thợ xăm thân
khắc hình. Nghệ thuật xăm hình sau hàng nghìn năm phát triển đã dần được hoàn
thiện, sau đó hình thành nên một môn phái lưu truyền đến tận ngày nay, đó
là Mặc môn hay còn gọi là Văn môn, tên
gọi này bắt nguồn từ Mặc hình thời cổ.
Thời
Xuân Thu Chiến quốc, nghệ thuật xăm hình Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, xuất hiện
hàng loạt những nghệ nhân tài năng với nhiều thủ pháp và hoa văn độc đáo. Trong
đó, tuyệt kỹ xăm hình đỉnh cao không những có thể xăm trên cơ thể người, mà còn
có thể xăm trên các loại chất liệu khác. Xăm trên cơ thể người gọi là Xăm hình,
xăm trên các loại chất liệu khác gọi là Khắc hình, điều này đã được rút trong
câu“văn khắc thân hình, biến thân trước mặc”(xăm thân khắc hình, màu mực
trai khắp).
Nghe
Tiểu Đường giảng giải, tôi khẽ thở dài, bức tranh sơn thuỷ trên chiếc khay sứ
chắc chắn là tác phẩm khắc hình mà cô bé vừa nói. Thế nhưng tôi thực sự bất ngờ,
môn nghệ thuật này quá thần lỳ, bề mặt khay sứ vẫn vô cùng nhẵn bóng, không hề
có chút sần sùi, thật không thể hiểu nổi người ta đã khắc như thế nào. Nếu những
lời Tiểu Đường nói là thật thì chỉ có thể lấy câu “Xảo đoạt thiên công” (khéo
đoạt công trời) để hình dung thôi.
Tang
Giai Tuệ với tay lấy bức ảnh, tiếp nối câu chuyện. Sau khi đến trấn Cảnh Đức và
được biết trong chiếc khay sứ có điều bất thường, dưới sự chỉ dẫn của lão nghệ
nhân sứ, bọn họ đã lập tức quay về Thẩm Dương tìm Đường Nhã Kỳ kiểm tra, quả
nhiên đó chính là bức tranh sơn thuỷ được ra bởi nghệ thuật khắc hình.
Tôi
gật đầu vẻ hơi hiểu ra vấn đề, trong bụng thầm nghĩ, thảo nào mấy hôm nay Tiểu
Đường không về nhà, hoá ra bị ba người bọn họ mời đến đây. Nghĩ vậy, tôi không
nén nổi tò mò liền hỏi:
-
Có phải bức tranh da người của cậu tôi có điểm tương đồng với chiếc khay sứ, đó
đều là hình xăm, thứ mà cậu nói tôi sẽ có hứng thú… chính là nó, đúng không?
-
Không phải, thứ thực sự khiến chúng tớ quan tâm là tấm Long Bản trong tay cậu
cơ.
Hoá
ra, hôm tôi vô tình bước vào hiệu xăm hình, Tiểu Đường thoạt nhìn đã phát hiện
ngay ra hình rồng trên tấm Long Bản cũng là một tác phẩm khắc hình, chỉ có điều
lúc đó cả hai không quen biết nhau, nên cô bé đã không nói thật cho tôi biết. Đợi
tôi đi khỏi, cô bé liền thông báo cho Tang Giai Tuệ, mọi người đều thắc mắc tại
sao lại xuất hiên thêm một vật khắc hình như vậy và người phụ nữ đó là ai. Đúng
lúc đó, tôi lại gọi điện cho Tang Giai Tuệ, nghe xong câu chuyện, cô ấy biết
ngay đó là tôi nên muốn tôi đến ngay.
Tang
Giai Tuệ bảo tôi đến ngân hàng lấy tấm Long Bản về, đặt lên chiếc bàn trà màu
trắng rồi để bức ảnh khay sứ song song bên cạnh. Tấm gỗ đỏ sẫm, khay sứ xanh đậm,
hình đôi rồng và tranh sơn thuỷ trên nền trắng muốt càng hiện lên sống động, giống
như muốn thoát ra từ bức hình nền.
Tôi
nhìn không chớp mắt, hình ảnh hoà lẫn vào nhau, tựa hồ như một con rồng lớn màu
đỏ đang bay lượn quanh những dãy núi non trùng điệp, bên tai còn thấp thoáng
nghe thấy từng đợt gió rít trong rừng và tiếng rồng gầm thét.
Ngắm
nghía hồi lâu, tôi bắt đầu cảm thấy hết sức mơ hồ, khay sứ Thanh Hoa thời Khang
Hy và tấm Long Bản thời nhà Liêu cách nhau gần sáu trăm năm, vốn dĩ chẳng liên
hệ gì đến nhau, nhưng lại gặp nhau ở một điểm chung là đều được khắc hình với
thủ pháp hoàn toàn giống nhau, lại còn lần lượt dẫn đến hai vụ án đặc biệt
nghiêm trọng và hết sức ly kỳ. Rất khó lý giải rằng đây chỉ là sự trùng hợp của
lịch sử, trong đó chắc chắn phải ẩn chứa một bí mật kinh thiên động địa nào đó.
Vụ
án Cố Cung Thẩm Dương tuy ly kỳ, nhưng dù sao cũng chẳng liên quan gì đến tôi
nên tôi không muốn hao tốn chất xám suy nghĩ đến nó; nhưng còn mảnh da của cậu,
tấm Long Bản, lại còn La Viễn Chinh, Phùng Siêu và Mã Trấn Quốc, những câu hỏi
lớn ấy cứ quẩn quanh trong đầu tôi. Tôi nhất định phải làm sáng tỏ. Thế nhưng
tình hình trước mắt mấy ngày càng trở nên phức tạp, chân tướng sự việc khó đoán
mà không biết mọi việc nên bắt đầu từ đâu.
Tôi
cố trấn tĩnh lại, sau đó quay sang nói với Tang Giai Tuệ:
-
Cách cách, bây giờ tớ hoàn toàn không còn chút minh mẫn gì cả rồi, trong đầu chẳng
nghĩ ra được điều gì cả. Nhưng cũng may gặp được mọi người, tớ muốn tham gia
vào đội điều tra cùng mọi người làm sáng tỏ vụ án ở Cẩm Châu. Việc này cậu nhất
định phải giúp tớ.
Tang
Giai Tuệ chần chừ một lúc rồi lắc đầu nói, cô ấy đã dò hỏi cặn kẽ phó giám đốc
Sở Công an tỉnh là Tư Mã Cường, do vẫn đang trong thời gian chịu giám sát mà
tôi lại đột nhiên bỏ trốn, vì thế án đã chuyển lên Viện Kiểm sát tỉnh, Sở Công
an hiện thời không được nhúng tay vào. Do vậy, cô ấy đã tìm đến lãnh đạo Bộ
Công an khu vực Đông Bắc là Trần Đường, hi vọng anh ta có thể giúp cứu vãn tình
thế, tốt nhất là xoa dịu được vụ này. Trần Đường cho biết, vụ án của tôi tuy lớn,
nhưng dù sao vẫn thuộc án hình sự của địa phương, không liên quan đến an ninh
quốc gia, vì thế Bộ Công an cũng không tiện ra mặt can thiệp.
Tang
Giai Tuệ tỏ ý xin lỗi, cô kéo tay tôi, thành khẩn nói:
-
Tiêu Vi, rất xin lỗi, chỉ e là tớ không giúp gì được cậu, mấy hôm nữa bọn tớ phải
rời Thẩm Dương rồi.
Do
phát hiện được manh mối quan trọng, bọn họ phải lập tức lên đường đến thành phố
Bắc Trấn thuộc tỉnh Cẩm Châu. Còn mục đích của chuyến đi là gì, vì tôi không phải
người trong nội bộ tổ chuyên án vụ Cố Cung nên không được tiết lộ.
Bắc
Trấn là thành phố cấp huyện thuộc Cẩm Châu, trước đây mỗi khi điều hành công
tác trinh sát hình sự của cơ quan, tôi đã không ít lần đến đó. Vì đây vốn là
quê gốc nên tôi không nén nổi tò mò gặng hỏi về lý do chuyến đi của Giai Tuệ.
Từ
lúc bước vào của, cô gái tên Sở Khinh Lan chỉ cúi đầu, không nói năng gì, cũng
không chào hỏi tôi, dáng vẻ mang đầy tâm trạng nặng trĩu. Lúc này, cô mới chợt
ngẩng đầu lên, vội nắm lấy tay Tang Giai Tuệ, căng thẳng nói:
-
Chị Giai Tuệ, không được nói!
Không
đợi Tang Giai Tuệ đáp lời, ông già Hắc Lão Ngũ đã lúc lắc đầu, cười khùng khục:
-
Không được nói, không được nói. Chuyện này… hay đấy, hay đấy!
Mặc
dù tôi rất muốn biết tình hình cụ thể là gì, nhưng nhìn bộ dạng cố tình giấu giếm
của họ, rõ ràng vẫn coi tôi là người ngoài, vậy thì cũng không nên cố tình xen
vào, vì thế tôi không gặng hỏi nữa. Nghĩ đến chiếc cọc lúc sắp chết đuối khó
khăn lắm mới vớ được nay cũng mất nốt, tôi đau khổ vô cùng, ôm tấm Long Bản
trên tay, ngồi lặng yên không nói gì.
Đoán
biết tâm trạng không vui của tôi, Tang Giai Tuệ an ủi vài câu, rồi bảo: Vì Tiểu
Đường từng giúp họ giải đáp bí mật chiếc khay sứ, nên cô bé cũng coi như đã gia
nhập vào vụ án Cố Cung; để tránh bị hung thủ giết hại, Bộ Công an đã cử lính đặc
công luôn bên cạnh bảo vệ. Trong thời gian tại Thẩm Dương, nếu không có chỗ nào
thích hợp, tôi có thể dọn đến ở cùng Tiểu Đường, như vậy sẽ đảm bảo an toàn
tính mạng của tôi.
Tôi
giả vờ suy nghĩ một lúc rồi đồng ý. Kỳ thực, trong lòng tôi rất vui, vì như vậy
không những tiết kiệm được tiền thuê nhà nghỉ lại có thể tranh thủ dò hỏi Tiểu
Đường, không biết chừng tôi có thể tìm được bí mật của tấm Long Bản.
Buổi
tối, Tang Giai Tuệ lái xe đưa tôi đến nhà Tiểu Đường, sắp xếp xong xuôi, mọi
người lại cùng nhau đến nhà hàng Đông Lai Thuận ở gần đó ăn thịt dê nhúng, trao
đổi về tình hình gần đây. Trong lúc ăn, tôi phát hiện ra Hắc Lão Ngũ chính là
người Hồi.
Tang
Giai Tuệ vốn trầm tính ít nói, Tiểu Đường và Sở Khinh Lan cũng chẳng mấy khi mở
lời, tôi lại là người ngoài, không quen biết mấy với bọn họ nên cũng không có
chuyện gì để nói; duy nhất chỉ có Hắc Lão Ngũ cứ ồm ồm như chuông vỡ hào hứng đủ
mọi chuyện, khiến những thực khách xung quanh không khỏi tò mò nhìn sang. Khoảng
tám rưỡi, Tang Giai Tuệ thanh toán tiền, chúng tôi chia tay nhau, ai về nhà nấy.
Trên
đường về nhà cùng Tiểu Đường, tôi cứ có cảm giác sau lưng có người theo dõi, mấy
lần quan sát nhưng không phát hiện thấy gì, nhưng cảm giác đó lại rất thật,
không biết là lính đặc công của Bộ Công an hay là tên hung thủ giấu mặt trước
kia. Nhưng tôi cũng chẳng buồn đoán già đoán non, thực lực của Bộ Công an tôi
biết rõ, nếu ai dám động đến tôi trước mắt họ, chẳng khác gì tự tìm đến đường
chết.
Suốt
đêm không ai nói với ai câu gì. Đến sáng hôm sau, Tang Giai Tuệ gọi điện thông
báo họ chuẩn bị lên đường đi Bắc Trấn để tiến hành bước điều tra tiếp theo của
vụ án Cố Cung; đồng thời dặn dò tôi hành sự cẩn trọng, gặp khó khăn hay nguy hiểm
có thể trực tiếp cầu cứu Sở Công an, dù sao cũng từng là đồng chí chung chiến
tuyến, mọi người sẽ không khoanh tay đứng nhìn.
Nghe
Giai Tuệ nói vậy, tôi thấy trong lòng có chút chua xót, tuy vậy vẫn chúc cô lên
đường may mắn, đi sớm về sớm, nhân tiện dò hỏi hộ tiến triển vụ án liên quan đến
tôi.
Những
ngày tiếp theo, tôi đều ở nhà Tiểu Đường, ngoài lúc mua đồ ăn tại khu chợ gần
nhà, thời gian còn lại tôi cố gắng hạn chế không ra khỏi nhà, để tránh phiền phức.
Lâu
dần, tôi phát hiện tính cách Tiểu Đường có vẻ xa cách, bình thường cung cách đối
xử cũng rất lạnh lùng; mặc dù sống chung với nhau, nhưng không mấy khi cô bé
nói chuyện với tôi, lúc không có việc gì thì lại ngồi tỉ mẩn lau chùi những cây
kim bạc dùng để xăm hình.
Tôi
vốn dĩ hay tò mò, gặp chuyện gì cũng đều muốn hỏi cho ra nhẽ nên đã dò hỏi cô
bé học kỹ thuật xăm hình từ đâu, thân thế ra sao. Nhưng Tiểu Đường đều tránh né
không trả lời hoặc đánh trống lảng sang chuyện khác, cô bé luôn có một vẻ gì đó
vô cùng bí ẩn khó hiểu.
Tôi
biết đa phần thợ xăm đều khá lập dị nên cũng không muốn hỏi nhiều, vì thế quay
ra hỏi cô bé câu đối treo ngoài cửa có nghĩa gì. Với câu hỏi này, Tiểu Đường
không hề giấu giếm, giải thích đó là câu đối truyền đời của Mặc môn, cũng có thể
coi như là môn quy, bất cứ truyền nhân nào cũng phải ghi nhớ. Còn cội nguồn của
nó thì Tiểu Đường cũng không biết.
Và
khi hỏi làm thế nào xăm được hình lên các bề mặt chất liệu khác, thì Tiểu Đường
liền giải thích rất nhiệt tình, miệng mồm hoạt động không ngừng. Cô bé giới thiệu
với tôi, nghệ thuật xăm hình nhìn bề ngoài thì có vẻ bình thường nhưng bên
trong nó ẩn chứa những bí mật khôn cùng. Bất kỳ một thợ xăm thân khắc hình có
tay nghề nào cũng cần phải nắm rõ thuộc tính của các loại chất liệu, phải nhận
biết được đường đi của từng hình xăm, rồi áp dụng những thủ pháp tuyệt kỹ để di
chuyển kim châm, chứ không phải cứ dùng lực thật mạnh là được. Nếu không tay sẽ
không còn là tay, mà thành cục gạch. Đấy là còn chưa kể đến một số chất liệu
siêu cứng, ngay cả kim loại cũng khó xuyên thủng. Để tôi có thể cảm nhận được bằng
trực quan, Tiểu Đường liền bảo tôi lấy tấm Long Bản ra để tự mình thử nghiệm.
Thấy
Tiểu Đường có ý muốn thử, tôi mừng thầm trong bụng; từ lâu tôi đã muốn xem tận
mắt những vi diệu trong môn nghệ thuật này nên lập tức rút tấm Long Bản ra đưa
cho cô bé. Nhưng Tiểu Đường không đón ngay lấy mà vào nhà vệ sinh rửa sạch tay
vừa nói vọng ra đó là quy tắc từ xưa đến nay của Mặc môn: Trước khi xăm hình,
khắc hình đều phải rửa tay thật sạch. Những cây kim bạc dùng để xăm hình bình
thường đều được cắm trên loại gỗ đàn hương rất quý để đảm bảo sạch sẽ trơn
bóng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người và vật được xăm.
Sau
khi hoàn tát công tác chuẩn bị, Tiểu Đường đặt tấm Long Bản ngay ngắn trên mặt
bàn, nhẹ nhàng dùng ngón tay gõ nhẹ mấy phát. Khi thấy có âm thanh kim loại
đanh gọn phát ra, cô bé khẽ gật đầu, dùng đầu ngón trỏ vuốt ve khoảng trống
trên tấm gỗ, thỉnh thoảng ấn nhẹ xuống, mắt nheo nheo lại, giống như đang tận
hưởng thứ gì đó. Đồng thời, ngón cái và ngón trỏ phải kẹp chặt cây kim bạc dài
chừng ba cen-ti-mét, nhẹ nhàng lướt qua tấm gỗ, phát ra âm thanh lạo xạo. Đột
nhiên, cô bé bỗng khựng lại, cổ tay lắc mạnh, cắm phập cây kim xuống, “kịch!” một
tiếng, đầu kim mới chỉ cắm nhẹ vào thân gỗ.
Cô
lập tức nhấc tay lên, cầm chặt duôi kim rôi đâm mạnh vào trong. Thân kim mảnh dẻ
rung lên bàn bật rồi từ từ uốn cong như một sợi mì, chỗ tiếp xúc giữa cây kim
và mặt gỗ phát ra âm thanh như tiếng nghiến răng chói tai, nhưng cây kim vẫn chẳng
đâm sâu thêm được tí nào.
Thử
sức hồi lâu, trán Tiểu Đường vã mồ hôi, chảy dọc theo gò má, móng tay bắt đầu
chuyển sang màu trắng bệch, tay cũng run rẩy theo, trông có vẻ mất sức khá nhiều.
Cô bé ngẩng đầu thở dài một hơi, vê vê đầu ngón tay rồi từ từ rút cây kim ra, bề
mặt tấm Long Bản hiện ra một lỗ kim nhỏ xíu. Tôi biết rất rõ độ cứng của tấm
Long Bản, Tiểu Đường chỉ dùng một cây kim mảnh mà xuyên được lỗ thủng như thế
này quả thực đáng kinh ngạc. Tôi lấy tay xoa xoa, thấy xung quanh lỗ kim trơn
nhẵn, nhưng so với hình chạm rồng thì còn kém xa.
Tiểu
Đường mặt buồn thiu, nhẹ vuốt tấm Long Bản, đau khổ nói:
-
Chán quá, tài năng của em chưa đủ chín, chỉ làm được đến vậy thôi.
Sau
đó Tiểu Đường bắt đầu giảng giải một mớ lý thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc.
Tôi mơ hồ không hiểu lắm, chắc là liên quan đến kỹ thuật đặc biệt của thợ xăm
thân khắc hình.
Nhìn
tấm Long Bản, tôi bất chợt nghĩ hình xăm người chiến sĩ trên da cậu tôi do ai
làm? Nhưng da không có mảnh da trong tay, tất cả những tôi có là một bức ảnh cận
cảnh nên Tiểu Đường cũng khó đưa ra phán đoán cụ thể mà chỉ nói nghệ thuật xăm ở
đây rất tinh xảo, bản thân cô bé cũng chưa chắc đã làm được, chắc chắn không phải
tay nghề của một thợ xăm bình thường.
Thời
gian trôi qua thật nhanh, tôi ở nhà Tiểu Đường đã hơn nửa tháng, hàng ngày chẳng
mấy khi ra ngoài, hết ăn rồi ngủ, vì thế người cũng béo ra, thần sắc cũng tốt
hơn trước rất nhiều.
Nhiều
ngày trôi qua không thấy có gì mới mẻ, tôi bắt đầu sốt ruột, đứng ngồi không
yên, quyết định không thể tiếp tục lãng phí thời gian như vậy, liền bắt đầu triển
khai kế hoạch điều tra đã định sẵn.