Đây cũng là bốn chữ, ai mà đoán được ta sẽ đem tăng bào của Lão hòa thượng cho người đó.
Mọi người đều đoán:
- Trùng vào ổ phụng chim bay mất là chữ Phong. Trên bảy đầu người mọc cỏ
cao là chữ Hoa. Mưa to đổ xuống nghiêng triền núi là chữ Tuyết. Nửa tên
bằng hữu biến đằng nao là chữ Nguyệt.
Có mấy người đoán được, chỉ có Quảng lượng là mau miệng nói ngay:
- Đó là Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt.
- Đúng! Tế Điên nói.
Rồi đem tăng bào cho Quảng Lượng. Tế Điên lại nói:
Ngoài xóm cửa Đông lửa cháy lan,
Bên trong đốt chết đến hai người,
Còn lại một trai và một gái,
Cháy từ giờ Dậu đến canh ba.
Bốn câu này đoán ra bốn chữ. /navy]
Ở bên ngoài đoán ra là: Lãn - nhục - hảo - tửu. Tế Điên lại lấy giường nệm mền gối của Lão hòa thượng đem chọ Tế Điên lại nói:
Ba người cùng ngày đi xem hoa,
Trăm vạn hóa ra người cùng nhà,
Hòa Hỏa hai bên cùng ngồi lại,
Tịch dương chìm xuống lộ hai ngà. /navy]
Ở bên trong cũng có người đoán được: Đó là bốn chữ Xuân - Hạ - Thu -
Đông. Tế Điên lại đem những vật dụng để lại của Lão hòa thượng đem cho
sạch, không để lại một thứ gì. Qua mấy hôm sau, Trịnh Thiết Ngưu nghe
nói Tế Điên quen biết nhiều với các thân hào phú hộ, quan viên trưởng
giả ở Lâm An. Tông Ấn vốn là một Hòa thượng ưu thế lợi, mới bàn với
Quảng Lượng là mở một đàn chay, bảo Tế Điên mời họ đến dự. Quảng Lượng
nói: - Được!
Biết chắc Tế Điên có quen rất nhiều đại tài chủ ở
Lâm An, sau vụ làm chay này thế nào cũng dư được mấy vạn lượng, nên
Quảng Lượng lật đật đi kiếm Tế Điên, nói:
- Hiền đệ, để ta bàn
với hiền đệ một việc. Lão hòa thượng về chùa nhận chức phải làm kinh
động mọi người mới phải. Ta định tổ chức một đám chay đàn, hiền đệ quen
biết rất nhiều vị đại tài chủ, khi mở hội phát thiệp mời họ có được
không?
- Được quá chớ! Nhưng với một điều kiện là người tôi quen
đều là thân sĩ phú hộ, mình mở hội chay phải nấu nướng cho ngon, phải cỗ tám lượng một mâm, mỗi người mời một mâm mới được. Tiền hương đèn cúng
thí cho lễ hội bao nhiêu không định nhiều ít, cũng có thể một người cúng vào cả mấy vạn lượng bạc. Tôi biết khi xưa đi hóa duyên lầu Đại Bi, một người cúng thí cả vạn lượng. Trong hội chay này, có ai đến không luận
cúng tiền hương đèn nhiều ít, cứ mỗi người đi theo cho họ một điếu tiền, còn người đi kiệu, cho kiệu phu mỗi người một điếu. Nếu chịu làm theo
điều kiện này thì tôi mời cho, còn không nghe theo làm sao thì làm, đừng để tôi mất mặt với người ta.
Quảng Lượng nghĩ thầm: "Thâu vô gấp nhiều lần lo gì!". Bèn nói:
- Tôi làm đúng như ý của sư đệ! Sư đệ hãy viết nhiều thiếp mời nhé!
- Tôi cần 100 thiếp thôi.
Quảng Lượng nghe nói rất khoái tỷ, bèn chọn ngày rằm tháng này mở hội. Ông ta trước hết xin Tông Ấn xuất cho 5.000 lượng để làm vốn. Xuất ra 2.000
lượng để mua sắm nấu nướng thức ăn, còn 1.000 lượng dùng để cất rạp
chưng dọn, mua các thứ linh tinh. Tất cả đều sửa soạn chu đáo. Nào ngờ
đâu 100 thiếp của Tế Điên yêu cầu, được dán lại không cho ai thấy, bên
trong viết là: - Rằm tháng này, nhân dịp Lão hòa thượng Tông Ấn nhậm
chức Phương trượng, mở hội chay đàn ăn mừng. Ngày đó cung thỉnh liệt quý vị hạ giá quang lâm, thắp hương khấn nguyện. Trụ trì tăng: Tông ấn,
Quảng Lượng, Đạo tế đồng bái. Tiệc chay dọn sẵn ở chùa Linh Ẩn, mỗi vị
đến thiện hội không cần mang theo nhiều, chỉ đem theo 24 văn thôi. Nếu
ai đem nhiều sẽ bị trừng phạt nặng.
Tế Điên đem thiếp cho mời
khắp. Hôm đó xe ngựa, kiệu chật cả cổng chùa Linh Ẩn. Các đại tài chủ ở
Lâm An như Châu Bán Thành, Tô Bắc Sơn, Triệu văn Hội... cũng đều có mặt, có người mang theo hai ban kiệu phu, đều là 6 người, 8 người, ít nhất
cũng bốn người. Mỗi người đi theo đều được thưởng tiền cả. Các lễ vật
phong bao đi cúng thiện hội đều giao cho ban sổ sách. Mở ra xem đều 24
văn cả. Mỗi vị được mời một bàn, tất cả hơn 200 bàn. Tối lại thí chủ về
hết, ban thư ký kết toán sổ sách chỉ thâu vào hơn 20 đấu tiền! Cả những
người quen với Quảng Lượng cũng cúng như vậy. Trong dịp này, bỏ ra 5.000 lượng coi như đi đứt. Tông Ấn, Quảng Lượng giận Tế Điên ghê lắm. Hôm
sau Quảng Lượng kêu Tế Điên lại, hỏi:
- Ông thiệt là muốn hại
chúng tôi mà. Trong chùa hết cần ông rồi. Ông mau kiếm chỗ khác ở đi. Từ đây không cho ông về chùa Linh Ẩn nữa.
- Đi thì đi, có gì quan trọng nào!
Đương nói tới đó thì Dương Mãnh, Trần Hiếu từ ngoài đi vào. Hôm mở thiện hội
chay, hai người này mắc đi bảo tiêu không có ở nhà. Hôm nay vừa về tới,
nghe trong nhà nói:
- Chùa Linh Ẩn mở thiện hội chay, có gửi thiệp mời.
Hai người nghe nói lật đật đến chùa, muốn cúng tiền hương đèn. Gặp Tế Điên, Dương Mãnh nói:
- Sư phó, hôm mở thiện hội hai đứa tôi không có ở nhà, nên hôm nay đến cúng. Sư phó cần tiền, hai tôi có sẵn đây.
- Họ đã đuổi ta ra khỏi chùa, không cho ta ở nữa. Hai con cần thí xả làm chi!
Nói tới đó thì Thiết diện thiên vương Trịnh Hùng cũng vừa tới. Hôm qua
Trịnh Hùng đi dự thiện hội cũng gói 24 tiền cúng, đem theo 8 người
khiêng kiệu, 8 người tùy tùng, tất cả là 16 người đều được thưởng mỗi
người một điếu. Riêng Trịnh Hùng được mời một bàn mâm cỗ thật hậu, trong lòng cảm thấy không ổn, không biết trong chùa xẩy ra việc gì đây? Bèn
đem 500 lượng bạc đến gặp Tế Điên để hỏi thăm. Đến chùa, thấy tế Điên
đang nói chuyện với Dương Mãnh, Trần Hiếu. Trịnh Hùng bảo gia nhân đem
500 lượng bạc đến nói:
- Sư phó, hôm qua tôi đến dự thiện hội,
gói cúng có 24 tiền mà trong chùa lại cho mấy người đi theo mấy điếu,
tôi nghĩ không có lẽ như vậy! Hôm nay tôi đem đến 500 lượng bạc để cúng
vào đèn hương, sư phó cần dùng thêm, tôi sẽ cho người về lấy.
- Ông chẳng cần thí xả làm gì! Họ không cho ta ở chùa, ta phải đi đây!
Quảng Lượng thấy có tiền, lại không tiện trả lời. Trịnh Hùng nghe Tế Điên nói như vậy, bèn nói:
- Họ không cho Thánh tăng ở nữa, thì sư phó lên chùa ở nhà tôi. Ngôi Tam Giáo tự chưa có ai coi ngó, để tôi giao cho sư phó.
- Thế thì tốt lắm!
Nói rồi dẫn Chữ Đạo Duyên, Tôn Đạo Toàn cùng Trịnh Hùng thẳng lên Tam giáo
tự. Dương Mãng, Trần Hiếu cũng cáo từ ra về. Một hôm có hai người ăn mặc theo lối tráng sĩ đến trước cửa chùa Linh Ẩn, một người mặc áo trắng,
một người mặc áo lam, y phục rất mới. Đến trước cổng chùa hỏi vị tăng
gác cổng:
- Tế Điên tăng có trong chùa không?
Vị tăng gác cổng hỏi:
- Hai vị tìm Tế Công có việc chỉ Hai vị Ở đâu? Qúy họ tên là gì?
- Chúng tôi là người phủ Qùy Châu, sống nghề bảo tiêu, đã lâu ngưỡng mộ
Thánh tăng nên đến đây bái phỏng. Tôi họ Vương, còn người này họ Lý.
- Hai vị Ở đây chờ một lát, tôi vào trong xem lại, Tế Công có thể ở nhà, có thể không có.
Nói xong, thầy giữ cửa vào trong chùa thưa với Giám tự Quảng Lượng. Quảng
Lượng đinh ninh là thí chủ nên bảo thầy giữ cửa nói Tế Điên bỏ đi rồi,
mà chỉ nói Tế Điên đi ra ngoài có việc vài ba hôm trở về. Đích thân
Quảng Lượng ra đón tiếp, thấy hai người trước cổng chùa áo mũ rất mới,
trạc trên 30 tuổi, ăn vận theo lối tráng sĩ, ngũ quan khác phàm, bèn
bước tới hỏi:
- Xin mời hai thí chủ vào trong chùa dùng trà! Tế
Công hôm nay có việc đi khỏi, đại khái sớm tối cũng về thôi. Qúy tánh
hai vị là gì?
Tráng sĩ áo lam nói:
- Tôi họ Vương, còn vị này là nghĩa đệ của tôi, họ Lý.
- Xin mời hai thí chủ vào trong.
Hai vị cùng vào trong chùa. Đến khách sảnh, Tri khách tăng đãi trà. Hai
người muốn bái phỏng Phương trượng, Tri khách tăng đưa họ vào thiền
đường ở hậu viện để gặp Phương trượng Thiết Ngưu Tông Ấn. Gặp Phương
trượng mời ngồi, hai người hỏi:
- Bạch Phương trượng, Tế Công có phải là đồ đệ của Phương trượng không?
Tông Ấn nghĩ thầm: "Hai người này ăn mặc sang trọng chắc là kiếm Tế Điên đưa lễ tặng đây. Chi bằng mình nói Tế Điên là sư đồ của mình thế nào họ
cũng kính cho ít tiền bạc chớ chẳng không". Nghĩ rồi bèn nói:
- Phải đó, ông ấy là đồ đệ của tôi.
Hai người gật đầu rồi hỏi:
- Tế Công đi đâu vậy?
- Ông ấy đi không nhất định, có khi hôm nay về cũng nên. Hai vị có điều
gì xin nhắn lại! Còn không việc, thì hôm nay ở lại chùa nghỉ qua đêm
cũng được.
Vị họ Vương nói:
- Cũng được!
Thấy trên
tay Phương trượng đang cầm xâu chuỗi trân châu 108 hạt, hai người ngồi
nhìn chăm chăm. Bên ngoài tiến vào một người tuổi ngoài 20, đầu đội khăn điều bốn góc màu lam, mình mặc áo choàng điều cùng màu, da mặt hơi đen, mày ngắn, mắt ba góc. Người này chính là cháu họ của Tông Ấn tên là
Trịnh Hổ. Hắn ta là người gian trá, tham dâm hiếu sắc, ỷ chú mình làm
Phương trượng rồi gạt gẫm người lấy tiền, tha hồ làm chuyện quấy. Gặp
hai người khách, hắn hỏi:
- Các vị từ đâu đến?
Hai người đều nói:
- Tìm Tế Công!
Trịnh Hổ trong lòng không vui, vừa định nói, thì Quảng Lượng kéo hắn ra ngoài mớm ý cho ăn khớp. Hắn lại trở vào tiếp chuyện với hai người, có một
vài câu cuồng ngạo vô tri, lại có rượu vào càng nói càng phét coi trời
bằng vung. Ăn cơm xong, lưu họ Ở lại nghỉ. Hôm sau Giám tự mới thức dậy, nghe bên trong có tiếng người huyên náo bước vào xem, sợ đến mất cả hồn vía.