Tào Tặc

Chương 77: Lần đầu gặp mặt

Trong tháng hai, Tào Tháo còn đưa đứa con cả của Điển Vi là Điển Mãn tấn phong làm Lang Trung, rồi lệnh cho Điển Mãn ở nhà, đợi khi hết một tuần sẽ đưa quan tài Điển Vi về quê hương Trần Lưu. Sau khi Điển Mãn mới đi được chưa lâu, có lẽ còn chưa ra khỏi khu vực Duyện Châu, thì không ngờ Điển Vi trở về.

Cho tới khi Tào Tháo nhận được thư của Mãn Sủng thì vừa vui vừa khóc...

- A Phúc! Trước mặt chính là Hứa Đô.

Điển Vi ghìm ngựa, chỉ về phía trước, giọng nói không giấu được sự vui mừng.

Lúc này đang là sáng sớm, phía chân trời vẫn còn đang le lói ánh dương, chỉ thấy thấp thoáng phía xa có một tòa thành lớn.

Từ sau khi ra khỏi Hắc Lư giản, đường đi hết sức thuận lợi.

Dĩnh Xuyên tương đối hòa thuận, nên đường đi cũng không mất nhiều thời gian.

Sau khi đi một đêm, cuối cùng cũng tới được Hứa Đô. Tào Bằng có thể hiểu được sự vui vẻ trong lòng Điển Vi. Hứa Đô chính là nhà của gã. Đối với Tào Bằng mà nói, nhìn tòa thành ở xa, hắn lại không thể vui nổi. Trong lòng hắn có chút gì đó không thể nói rõ nên lời, chẳng biết là đang tỉnh hay đang mơ. Hứa Đô đang ở ngay trước mắt hắn. Mà thứ hắn chờ đợi cũng chính là đây.

Nhưng khi thật sự đối diện với Hứa Đô, trong lòng hắn lại có cảm giác mông lung.

- Điển thúc phụ! Chúng ta đi thôi.

Âm thanh Tào Bằng có chút khác lạ nhưng Điển Vi cũng không nhận ra.

- Đúng! Chúng ta đi nhanh tới đó.

Xe ngựa lập tức tăng tốc khiến cho Hứa Đô càng lúc càng tới gần.

Trong nắng sớm, một ngôi thành hùng vĩ hiện ra trong tầm mắt Tào Bằng. Bức tường thành cao lớn, nguy nga uốn lượn, sừng sững trong nắng. Theo Điển Vi giới thiệu thì Hứa Đô được phân ra thành nội thành và ngoại thành. Nội thành chính là Hoàng thành còn ngoại thành thì như những gò đất vây quanh nội thành. Kiếp trước Tào Bằng cũng từng tới thăm di chỉ Hứa Đô, có điều khi đó chỉ còn lại một đống hoang tàn mà thôi.

Nói thật ra, nếu không có Điển Vi ở bên, thật sự Tào Bằng không thể liên hệ được cái đống hoang tàn kiếp trước với ngôi thành nguy nga trước mặt.

Tào Bằng hít một hơi thật sâu rồi thúc ngựa đuổi theo Điển Vi.

Một tiếng tù vang lên xé tàn không gian yên tĩnh của buổi sáng sớm.

Xa xa, cửa lớn của Hứa Đô mở ra rồi một đội quân từ trong thành lao ra ngoài.

Tốc độ của những người đó rất nhanh, thoáng cái đã tới trước mặt Tào Bằng.

Người dẫn đầu là một đại hán khôi ngôi, cưỡi một con ngựa ô màu đen. Khi y nhảy xuống ngựa thì thấy cao tám thước, nước da màu đồng, trên trán còn có một cái sẹo, nhìn hơi có chút ổ quái. Vào thời cổ, nếu những người lớn lên có hình dạng khó coi thì không dùng từ xấu mà dùng cách nói như hùm như gấu để hình dung. Cái này cũng là một loại tập tục cũng là lễ nghi để giải thích tướng mạo không giống với bình thường. Chẳng hạn như trong Tam quốc chí mô tả Điển vi chỉ nói y lớn lên tướng mạo như hùm như gấu, nghe thì tưởng như rất đẹp nhưng khi người ta thấy mới biết là cái gì như hùm như gấu.

Mà nam tử khôi ngô trước mặt quả đúng là cũng vậy.

- Quân Minh! Đúng là ngươi sao?

Đại hán ghìm cương ngựa khiến cho dòng nước kéo theo phía sau lập tức ngừng lại.

Y ở trên lưng ngựa tập trung nhìn Điển Vi, âm thanh có chút kích động.

Còn Điển Vi thì nhảy xuống ngựa, bước lên vài bước rồi cười to mà nói:

- Trọng Khang! Hứa lão hổ! Ha ha ha! Điển Vi ta đã trở lại.

- Ta đã nói cái tên tiểu Trương Tú làm sao có thể đe dọa tính mạng của ngươi.

Đại hán khôi ngô cũng xuống ngựa rồi bước tới ôm lấy Điển Vi.

Y so với Điển Vi hơi thấp hơn một chút nhưng dáng người so với Điển Vi lại cường tráng, khôi ngô.

Từ lúc Điển Vi mở miệng, Tào Bằng yên lặng lui lại mấy chục bước, để lại một vị trí. Trong lòng hắn cũng nhủ thầm: Chẳng lẽ người này chính là Hổ điên Hứa Chử hay sao?

Tự của Hứa Chử, Tào Bằng có chút nhớ không rõ. Bạn đang đọc chuyện tại Trà Truyện

Hình như là có một chữ " trọng " hay gì đó. Tuy nhiên hắn biết, Hứa lão hổ là cách gọi của riêng mình Điển Vi đối với Hứa Chử. Nhìn Hứa Chử và Điển Vi ôm lấy nhau, Tào Bằng cảm thấy run người. Hai đại hán cường tráng như vậy ôm nhau nếu vào thời hậu thế chắc chắn làm cho bao nhiêu người phải buồn nôn. Đồng thời, Tào Bằng cũng nhận thấy sự nhiệt tình của Hứa Chử có chút hơi giả.

Trong Tam Quốc Diễn nghĩa, Hứa Chử là một mãnh tướng có vũ lực rất cao.

Dù sao lúc ấy rất nhiều người thấy nếu Điển Vi còn sống thì chưa chắc đã có Hứa Chử. Vì vậy mà sau này có người nói, trong Tam Quốc diễn nghĩa, Hứa Chử hoàn toàn là một vị tướng trần trụi y theo tính cách của Điển Vi.

Đó cũng không phải là Hứa Chử hư cấu. Mà bởi vì trong lịch sử, cuối cùng Hứa Chử có địa vị cao quý, trở thành Vũ Vệ tướng quân, kiêm Hương Hầu.

Cái gọi là hình dạng bề ngoài, thật ra mà nói Hứa Chử trong Diễn nghĩa so với lịch sử hoàn toàn không xứng đáng.

Hứa Chử thật sự vui vẻ như vậy hay sao?

Dù sao thì Tào Bằng cũng không coi như vậy. Hứa Chử là người huyện Tiếu, là đồng hương với Tào Tháo. Y hoàn toàn khác với Điển Vi, xuất thân từ một nhà ngang ngược. Trong sử sách ghi lại, dòng họ của Hứa Chử rất đông, vào những năm cuối thời Đông Hán có thể nói là một đại gia tộc không thể khinh thường. Vào năm Kiến An thứ nhất, y về với Tào Tháo, được Tào Tháo khen ngợi là Phàn Khoái của ta, phong làm Đô Úy cùng với Điển Vi là túc vệ trung quân.

Do sự có mặt của Điển Vi nên Hứa Chử vẫn bị áp chế.

Khi Điển Vi chết, chỉ còn mình y là túc vệ trung quân duy nhất, hoàn toàn xứng đáng là tâm phúc. Hiện giờ Điển Vi trở lại, địa vị túc vệ duy nhất không còn giữ được nữa... Dù sao nếu chuyện này Tào Bằng vướng phải thì cho dù không có khúc mắc cũng không thể nhiệt tình như vậy. Đó chính là lý do mà Tào Bằng cảm thấy có sự dối trá... Còn về phần Hứa Chử nghĩ như thế nào thì Tào Bằng cũng không rõ lắm.

Đồng thời, Tào Bằng cũng chỉ có thể nghĩ chứ không thể nói cho Điển Vi.

Theo tính cách của Điển Vi, nếu hắn nói ra những lời như vậy, có thể sẽ bị Điển Vi trách mắng, thậm chỉ còn nói hắn lấy dạ tiểu nhân đo lòng người quân tử. Vì vậy có thể dẫn tới bất hòa đối với Tào Bằng. Đây không phải là kết quả mà Tào Bằng hy vọng vì vậy mà hắn cũng chỉ có thể yên lặng quan sát.

- Quân Minh! Chủ công cũng tới.

- Cái gì?

Hứa Chử kéo cánh tay Điển Vi.

- Hôm qua chủ công nhận được thư của Mạn Thành biết hôm nay người trở về nên vui tới mức cả đêm không chợp mắt. Chưa tới sáng sớm, người đã lệnh cho ta ra đây đón còn nói sẽ đích thân ở thành ngoài Hứa Đô đón ngươi về.

Mạn Thành cũng không phải là Trương Mạn Thành của giặc khăn vàng mà là Lý Điển - Lý Mạn Thành ở Dĩnh Âm. Hôm qua, đoàn người Điển Vi đi qua Dĩnh Âm, Lý Điển cũng ra nghênh đón. Nhưng khi đó Điển Vi vội vã muốn quay về Hứa Đô liền từ chối ý tốt của Lý Điển, dẫn người đi suốt đêm. Chắc do không đón được Điển Vi nên Lý Điển phái người tới Hứa Đô báo tin. Lại nói, Lý Điển cũng là danh nhân trong Tam quốc.

Theo cách nói của Tam quốc thì Lý Điển và Nhạc Tiến là hai người tới nương tựa Tào Tháo sớm nhất.

Nếu điều đó là đúng trong lịch sử thì lúc này Lý Điển vẫn chỉ là một huyện lệnh dưới quyền Tào Tháo. Tất nhiên, địa vị Dĩnh Âm không giống với những nơi khác, cũng chứng tỏ sự coi trọng của Tào Tháo với Lý Điển. Có điều, người tìm tới nương tựa Lý Điển sớm nhất là thúc phụ của Lý Điển tên là Lý Kiền. Sau đó, y chết trong tay Tiết Lan - Thuộc tướng của Lã Bố. Quân của y về tay Lý Chỉnh là con của Lý Càn. Lý Điển chỉ là một người thuộc dòng họ Lý mà thôi.

Lý Kiền? Lý Chính?

Tào Bằng cảm thấy ngơ ngác...

Hắn cũng không rõ lắm, nhưng trong lịch sử có chuyện đó hay không. Dù sao thì trong trí nhớ của Tào Bằng không hề ấn tượng với hai người này.

Điển Vi nghe Tào Tháo ở thành ngoài của Hứa Đô thì kích động mãi.

Gã cũng chẳng để ý tới đám Tào Bằng, kéo cánh tay Hứa Chử nhanh chóng đi về phía thành Hứa Đô.

Cũng may đám bộ hạ của Hứa Chử không vất đám người Tào Bằng lại đó mà tiến tới dẫn đoàn người nhanh chóng đi về Hứa Đô.

Sáng sớm, vầng dương bắt đầu hiện lên.

Một đám người xếp thành hàng ở ngoài cửa thành Hứa Đô đang đứng chờ.

Người đứng dầu là một nam tử mặc cẩm bào, dáng người không cao, khoảng chừng một mét bảy. Y đứng ở vị trí đầu tiên liên tục xoa tay, nét mặt không giữ được sự bình tĩnh.

Nước da của người đó hơi đen, dáng người hơi mập khiến cho tay chân nhìn hơi ngắn.

Y có một bộ râu dài, cùng với khí chất không hề tầm thường... Điển Vi nhìn thấy nam tử mặc cẩm bào liền vội vàng buông tay, bước tới vài bước rồi quỳ gối trước mặt người đó.

- Mạt tướng Điển Vi phụ sự ủy thác của chủ công, xin chủ công trách phạt.