- Trương Tú nói như vậy nhưng chết không thấy xác. Có ai chắc Điển Vi chết đâu?
Mậu Bá nhẹ giọng nói một câu khiến cho Trương Trọng Cảnh thở dài, cầm bút lên, nghĩ gì đó rồi lại hỏi:
- Ngươi nói xem Bàng Đức công tại sao lại giúp Tào Bằng? nguồn Trà Truyện
- Cái này ta cũng không rõ lắm.
- Ngươi từng tiếp xúc với Tào Bằng, cảm nhận như thế nào?
Mậu Bá nghiêng đầu, nghĩ một chút rồi nói:
- Ta và hắn cũng chỉ nói vài câu, có điều hình như hắn có luyện qua một chút thuật thần tiên, không không biết là của vị nào. Tuy nhiên với sự quan sát của ta thì đứa nhỏ đó hết sức bình thường, không có gì lạ, cũng không thấy có gì đặc biệt. Ngày thường thì tất cả do tỷ phu Đặng Tắc xử lý... Tên Đặng Tắc đó nhìn hình như có chút bản lĩnh, tuy nhiên lại rất coi trọng thằng nhóc đó. Lúc trước ta từng tới Cức Dương hỏi thăm chuyện của hắn nhưng ở bên phía Cức Dương cũng không biết rõ, chỉ nói Khoái Chính rất thân với hắn. Lão gia! Hắn họ Tào. Tào công cũng họ Tào... Ngài nói hai người này có phải là một họ không?
Trương Trọng Cảnh trầm tư.
- Lão Mậu! Có thể liên lạc với đạo hữu năm đó không?
Mậu bá nói:
- Có thì có thể. Có điều ở đó gần với Tây Nam, chỉ sợ chưa chắc đã nghe được chuyện gì.
- Cứ thử xem đi. - Trương Trọng cảnh lại nói:
- Nếu người đi bên cạnh thằng nhóc đó là Điển Vi thì nhất định nó sẽ tới Hứa Đô. Lần này, mặc dù Tào công thua ở Uyển thành nhưng lại chưa thương nguyên khí. Y lại phụng mệnh thiên tử sai khiến chư hầu, chiếm được nghĩa lớn, nên sớm muộn gì cũng lại tới lấy Uyển thành. Ta thấy Tào công cũng là người làm chuyện lớn, đáng để chú ý. Hay là, ngươi nghĩ cách liên hệ với Mã Chân, bảo hắn tới Hứa Đô.
- Nhưng Mã Chân vừa mới đứng vững ở Hà Bắc...
Trương Trọng Cảnh suy nghĩ:
- Đúng vậy! Nếu lúc này bỏ đi thì đúng là có chút đáng tiếc. Chỉ có điều, trong số đệ tử Trương gia rất khó có người làm nên chuyện lớn. Hay là ngươi đi nói với đại ca một chút, thật sự không được thì để cho Bá Dương đi một chuyến xem tình hình thế nào.
Trương Trọng Cảnh là thầy thuốc nhưng đồng thời cũng đại biểu cho Trương gia Niết Dương.
Chuyện mà ông phải nghĩ không chỉ có vấn đề y học mà còn cả chuyện chính trị. Không đặt tất cả trứng trong một giỏ đó là chuyện không chỉ một thế phiệt thường dùng. Đó cũng là quyết định của Trương Trọng Cảnh.
Trương Trọng Cảnh nói:
- hiện tại ta đang biên soạn y thuật nên không thể đi được. Nếu không thì ta tự mình tới Hứa Đô một chuyến...
Mậu Bá cười cười, cũng không nói gì.
Y thấy Trương Trọng Cảnh lại cúi đầu, liền yên lặng lui ra.
Nếu tu luyện thuật thần tiên, nói không chừng...
Lão đưa tay gãi đầu, nở nụ cười cổ quái:" Xem ra tới lúc liên hệ với các lão huynh đệ một chút"
Hắt xì!
Tào Bằng đang ngồi trên ngựa đột nhiên hắt xì một cái.
- A Phúc! Cảm thấy khó chịu à?
Tào Bằng nháy nháy mũi, cười nói:
- Không phải khó chiu. Ta nghĩ là có ai đó đang chửi ta.
Vương Mãi lập tức nở nụ cười, đập nhẹ chân vào bụng ngựa rồi đi tới bên cạnh Tào Bằng:
- A Phúc! Hứa Đô như thế nào?
- Ta chưa tới làm sao mà biết?
- Không biết có lớn hơn Uyển thành hay không? Ha ha! Ta lớn thế này rồi nhưng vẫn chưa từng tới nơi nào náo nhiệt đâu. Trước kia thật ra ta từng đi với cha tới huyện Vũ Âm hai lần, người thật là đông...không biết Hứa Đô so với Vũ Âm thế nào? - Nét mặt của Vương Mãi có một sự khao khát. Có lẽ đối với một đứa bé sinh ra ở một thành thị nhỏ thì đế đố là một nơi hằng ao ước.
Tào Bằng thì chẳng có cảm giác gì. Hứa Đô có phồn hoa đến mấy thì cũng không vượt qua được thành thị thời hậu thế.
Có điều, hắn cũng không muốn phá giấc mộng của Vương Mãi. Mươi bốn, mười lăm tuổi là một lứa tuổi mơ mộng.
- Đại Hùng! Khi ngươi tới Hứa Đô rồi thì muốn làm gì?
Vương Mãi đột nhiên quay đầu, lớn tiếng hỏi.
Đặng Phạm cưỡi ngựa không giỏi lắm cho nên cùng với Đặng Cự Nghiệp ngồi trên xe ngựa.
Đặng Phạm nói:
- Ta muốn có tiền, mua một ngôi nhà lớn ở Hứa Đô, để cha và mẹ ta có thể sống thoải mái. Ừm! Còn phải rộng hơn phòng của Thúc gia.
Thúc gia chính là bố của Đặng Tế, cũng là tộc trưởng của Đặng thôn. Đó là một con cáo già nhưng lại nhát gan sợ phiền phức.
Từ trong lời nói của Đặng Phạm, y có thể nhận ra sự hiếu thảo.
Tào Bằng cười cười, giục ngựa đuổi theo Điển Vi.
- Điển thúc phụ. Chúng ta còn đi bao lâu nữa?
Điển Vi chỉ tay về phía trước:
- Vòng qua ngọn núi trước mặt là đã bước chân vào khu vực của Lang Lăng. Khi tới Lang Lăng, cơ bản chúng ta đã về tới nhà.
Từ đây cách Lão quân quan cũng được năm ngày.
Trong năm ngày qua, mọi người ngày đi đêm nghỉ, đường đi hết sức thuận buồm xuôi gió.
Hoàng Xạ cũng không phái binh đuổi theo, cho nên mọi người từ từ bình tĩnh lại.
Từ Cức Dương tới Xác Sơn phải đi qua Bỉ Dương và huyện Vũ Âm.
Tào Tháo rời khỏi Nam Quận, Trương Tú lấy lại được Vũ Âm, vá lại vết rách với Lưu Biểu tước đó. Cả hai bên quyết định giữa hai huyện không đặt trạm kiểm soát.
Mối quan hệ đó có được chữa trị hay không thì có trời mới biết.
Nhưng điều đó lại thuật tiện cho đám người Tào Bằng.
Lịch sử Lang Lăng có từ rất lâu. Vào thời hậu thế thì đây là huyện Xác Sơn thuộc khu vực Hà Nam. Từ thời xa xưa, nơi đây đã có người sinh sống. Vào thời Tây Chu, phía Bắc Lang Lăng là Đạo quốc, phía Đông Nam là Giang quốc. Tới thời Tây Hán Cao đế đưa Lang Lăng thuộc về Nhữ Nam.
Nói tới Lang Lăng thì nổi tiếng nhất là rượu.
Tương truyền khi Hán cao tổ Lưu Bang tới Lang Lăng uống rượu ngon của địa phương mà hết bệnh.
Sau đó, rượu Giang lăng nổi tiếng thậm chí còn làm rượu để cống cho triều đình.
Đó là chuyện lưu truyền từ trước Công Nguyên cho tới những năm đầu Tây Hán.
Chuyện rượu Lang Lăng là rượu để cống hoàn toàn chính xác. Chỉ có điều, trong phạm vi Giang Lăng, rượu cống nơi nào cũng có thể thấy. Vừa mới đặt chân tới có thể ngửi thấy hương rượu khắp nơi.
- Uống rượu chính tông của Lang Lăng phải tới cửa hàng Lý gia. - Có lẽ về tới địa bàn của mình, Điển Vi hết sức hưng phấn. Ngẫm lại thì cũng đúng. Tìm được đường sống từ trong cõi chết, cuối cùng về tới nhà an toàn, sự vui sướng đó không thể diễn tả được bằng lời.
- Ngươi đừng có thấy những quán rượu Lang Lăng có cắm phướn, những nơi đó đều là giả.
Năm trước, ta theo chủ công chiếm Lang Lăng, cùng với Hứa lão hổ đi khắp trấn. Nếu không phải là dân bản xứ thì sẽ bị lừa.
Điển Vi cười nói:
- Chờ một lát, ta mời các ngươi tới cửa hàng của Lý gia uống.
Vương Mãnh, Tào Cấp, Ngụy Diên đều cười mà gật đầu.
Tào Bằng đột nhiên ghìm cương ngựa, chỉ về phía trước hỏi:
- Điển thúc phụ! Tại sao ở trước mặt lại có trạm kiểm soát?
Trên con đường thẳng tắp có một trạm kiểm soát được đặt giữa đường. Người qua lại xếp thành một hàng dài...
Điển Vi nhíu mày, tự nói:
- Đang yên lành tại sao ở đây lại xuất hiện một cái trạm kiểm soát thế này?
Xác Sơn là nơi tiếp giáp giữa quận Nam Dương và Nhữ Nam.
Nó bị ngăn cách bởi một dãy núi, nhưng lại có một con sông nối liền khiến cho quận Nam Dương và quận Nhữ Nam như hợp lại thành một thể mà vẫn độc lập với nhau.
Cho dù hai bên giao chiến thì quận Nam Dương và quận Nhữ Nam vẫn qua lại với nhau.
Có điều đó là sự liên hệ theo một phương thức khác đó là kinh thương. Lang Lăng là nói trung chuyển giữa quận Nam Dương và quận Nhữ Nam. Khách thương từ Nam chí Bắc đi qua Lang Lăng để vận chuyển hàng hóa từ Nhữ Nam tới quận Nam Dương rồi lại thông qua đó để vận chuyển đặc sản quận Nam Dương tới huyện Nhữ Nam.
Cho dù là Tào Tháo hay Lưu Biểu đều cố ý duy trì con đường này.
Điển Vi thân là người hầu cận bên cạnh Tào Tháo, mặc dù không chịu trách nhiệm về chánh vụ nhưng lại thường xuyên qua Tào Tháo mà biết được tình hình bên ngoài.
Lang Lăng không thể phong tỏa.
Đây chính là quy định khi Tào Tháo mới vào Dự Châu liền đưa ra.
Tuy nhiên nhìn thấy cái trạm kiểm soát trên đường, Điển Vi biết quy định của Tào Tháo đã bị phá.
- Một người mười tiền, mỗi xe hàng là năm quan tiền. Cứ như thế này thì lấy đâu ra lợi nhuận?
Một tiểu thương đứng bên cạnh nói nhỏ khiến cho Điển Vi hơi nhíu mày.
Tào Bằng vội vàng giục ngựa đi tới, ngăn vị tiểu thương kia lại:
- Trưởng giả! Xin hỏi ngài vừa mới nói cái gì mà một người thì mười tiền, một xe hàng là năm quan tiền. Có chuyện gì xảy ra vậy?