Tào Tặc

Chương 660: Kinh Nam

-Lần này Khổng Minh đi Giang Đông, nếu việc không có gì thì sớm quay lại, chớ để Bị chờ lâu.

Gia Cát Lượng hít một hơi thật sâu, khom người vái chào:

-Chủ công đừng lo láng, Lượng sẽ quay về sớm.

***

Binh pháp Tôn Tử có câu: Thượng binh phạt mưu, thứ nhi phạt giao, tái thứ phạt binh.

(Đánh giặc giỏi nhất là dùng mưu; thứ đến là dùng ngoại giao, thứ nữa là dùng binh; thứ nữa là đánh phá thành lũy)

Hai bên giao chiến cho tới bây giờ cũng không phải là chuyện đơn giản, trong đó liên quan đến các mặt kinh tế, ngoại giao, văn hóa. Rất nhiều cuộc chiến tranh trên lịch sử cũng không phải nói hai bên triệu tập khởi binh mã, rồi sau đó dụ dỗ, chém giết thảm thiết...đó là lưu manh đánh nhau, không phải là giao binh hai nước.

Chiến tranh bao gồm nhiều nhân tố.

Nói chung, có thể không đánh thì tận lực không đánh.

Trước chiến tranh sẽ phải chuẩn bị đủ thứ, bao gồm thu thập binh mã, huấn luyện binh mã, ngoại giao liên lạc, gom góp lương thảo đồ quân nhu...

Tào Bằng nhớ rất rõ những chuyện kế tiếp không đơn giản như vậy.

Tào Tháo phái hắn làm Đô Đốc quân sự Kinh Nam, nhưng việc chính là kiềm chế, chiến trường chính không phải ở Kinh Nam, mà là Giang Hạ. Nói cách khác, trong tay Tào Bằng có thể điều động không nhiều binh mã lắm, đồng thời còn phải chiếu cố, tận lực tránh cho binh mã Hồ La Uyên và Giang Đông xung đột nhau.

Liên lụy trong đó thật sự là rất nhiều!

Quan hệ phức tạp, khó có thể dùng ngôn ngữ giải thích rõ ràng...

Tào Bằng không thể phân biệt rõ ràng địch ta giống như ở Lương Châu vậy, không hề kiêng dè việc công kích. Đây cũng là lần khảo nghiệm đầu tiên của Tào Tháo đối với hắn, một lần khảo nghiệm cho toàn bộ. Cho nên sau khi Tào Bằng được bổ nhiệm cũng không nóng vội xuất phát, mà ở Phàn Thành suốt ba ngày đi liên lạc nhân sĩ khắp nơi.

Từ bên trong các bộ nhân mã muốn bốn ngàn người.

Thêm tám trăm Mạch Đao binh cùng với năm trăm Phi Đà Binh tổng cộng năm ngàn ba trăm người.

Khôi giáp binh giới, toàn bộ tiến hành đổi mới, đồng thời lại phải từ trong tay Tào Tháo lấy ba trăm cái bát ngưu nỏ, cùng với một trăm ngàn mũi tên Tào Công. Lương thảo đồ quân nhu, không cần hắn lo lắng, đều có Giang Lăng cung ứng. Nhưng mũi tên Tào Công, bát ngưu nỏ, còn có nhất thương tam kiếm tiễn này tuy có ít nhưng là vũ khí sát thương cực lớn. Đặc biệt là bát ngưu nỏ, từ sau khi dương oai ở Vũ Âm, lập tức được Tào Tháo coi trọng.

Lần này Hạ Hầu Đôn tiến vào chiếm giữ Nam quận, mang đến một ngàn bát ngưu nỏ, tất cả đều vừa mới đưa đến.

Tào Bằng năn nỉ mãi mới xin được ba trăm cái ở trong tay Tào Tháo, có thể coi là hao hết võ mồm. Đôi khi ngẫm lại, Tào Bằng cảm thấy thật không biết nói gì, những bát ngưu nỏ này là hắn nghĩ ra, do một tay Hoàng Nguyệt Anh vợ hắn sáng chế, sao tất cả lại biến thành của Tào Tháo thế?

Quyền tài sản tri thức ở trong thời đại này lại không có quyền bảo hộ tài sản tri trí tuệ, tuyệt đối là một bi kịch.

Về phần một trăm ngàn mũi tên Tào Công cũng như vậy phải vất vả không ít.

Đến cuối cùng Tào Tháo thật sự không chịu nổi sự lải nhải của Tào Bằng, giận giữ bắt hắn phải xuất phát, không được tiếp tục ở lại Phàn Thành.

Cứ như vậy, dù Tào Bằng không chịu cũng vẫn phải dẫn dắt nhân mã rời khỏi Phàn Thành chậm rãi xuất phát hướng Võ Lăng.

Dọc đường đi này có thể thường xuyên thấy dấu vết binh mã được điều động.

Trên đường lớn rộng mở thỉnh thoảng sẽ có tung tích quân Tào, hơi thở của đại chiến dày đặc cũng khiến Tào Bằng cảm thấy khẩn trương.

Khi đi qua Biên huyện, đột nhiên Tào Bằng nhớ tới một chuyện.

Hắn phái Hoàng Trung suất lĩnh binh mã tiếp tục đi, còn mình dẫn một trăm người hầu cận dưới sự bảo vệ của Trương Tùng, Pháp Chính đi tới thị trấn huyện Biên.

-Ồ, sao không thấy Tưởng Huyện trưởng?

Ngay khi Biên huyện trưởng hoang mang rối loạn chạy tới bái kiến Tào Bằng, không ngờ Tào Bằng phát hiện không phải là Tưởng Công Diễm Tưởng huyện trưởng quen thuộc mà là một người đàn ông trung niên xa lạ.

-Đại đô đốc muốn nói là Tưởng Công Diễm?

-Đúng vậy.

Người mới nhậm chức Huyện Trưởng Biên huyện là một người xa lạ.

Tuy nhiên tên của y nghe có chút quen quen, tên là Thái Dương.

Tháo Dương này không phải là Thái Dương dưới trướng Tào Tháo trước, mà là Thái Dương huyện trưởng huyện Giang, tộc nhân Thái thị trước đây từng được Văn Sính nhắc tới.

Thái Dương vội vàng nói:

-Tưởng Công Diễm đầu năm bởi vì tham ô mà bị bãi chức quan, nay ty chức tiếp nhận.

Tưởng Uyển tham ô?

Tào Bằng không khỏi ngẩn ra.

-Hiện giờ hắn ở đâu?

-Vẫn ở trong nhà, nhưng nghe nói thời gian tới sẽ quay về quê nhà ở Linh Lăng.

Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, lập tức nói:

-Dẫn ta đến đó.

Thái Dương không dám chậm trễ vội vàng đi trước dẫn đường. Không bao lâu, đoàn người đi vào một căn nhà đơn sơ đầu thành tây. Thái Dương định phái người gọi cửa, lại bị Tào Bằng xua tay ngăn lại. Tào Bằng nhảy xuống sư hổ thú, bước đến trước cửa nhẹ nhàng gõ vài cái lên cửa.

Một lát sau, chợt nghe trong viện truyền đến tiếng bước chân.

Một giọng nói võ vàng:

-Ai gõ cửa đó?

Nói xong, cửa được mở ra, Tưởng Uyển mặc áo bào màu xanh hiện ra trước mặt Tào Bằng.

Khi Tưởng Uyển nhìn thấy Tào Bằng đứng ở ngoài cửa, không khỏi nao nao, trên mặt lộ vẻ kinh ngạc:

-Tào công tử, sao lại là ngươi?

- Chuyện Công Diễm quả thật không liên quan đến Thái Dương.

Thái Dương là người hiểu rất rõ cân lượng của mình, nếu là ở thời trị thế, y có thể làm tốt một huyện lệnh thủ thành, không có thành tựu quá lớn, nhưng cũng từ từ tích lũy kinh nghiệm và sự từng trải, cũng có thể làm đến chức quan viên ngàn thạch. Vấn đề là, nay là loạn thế, Chi Giang lại là nơi giao giới giữa Nam quận và Võ Lăng, tuy nói sau đó được Văn Sính và Vương Uy phân chia đóng quân ở Di Liên và Di Lăng, Chi Giang đã an toàn hơn rất nhiều. Nhưng địa hình Ngưu Cạnh phức tạp, thường xuyên có Ngũ Hầu Man lui tới, sau khi Thái Dương do dự rất lâu vẫn quyết định nhanh chóng di dời Chi Giang, để tránh xảy ra nguy hiểm.

Tào Bằng cũng không có ý hỏi tội nhưng thấy sắc mặt Thái Dương trắng bệch lại không kìm nổi niềm vui.

Không đợi hắn mở miệng, Tưởng Uyển nói:

- Quả thực là Thái Huyện trưởng không liên quan đến việc này. Đây là đạo lý đối nhân xử thế khác biệt, thế cho nên mới rước lấy tai họa. Sau khi Thái Huyện trưởng vào Biên huyện cũng rất chiếu cố ty chức, thậm chí còn muốn trưng dụng ty chức. Chỉ có điều ty chức tự thấy mình tài sơ học thiển, cho nên…xin Công tử chớ trách, Thái huyện trưởng là người tốt. Ít nhất hắn đến Biên huyện được một tháng cũng đã làm cho Biên huyện ổn định rất nhiều.

Là người tốt, nhưng không có nói hắn là người tài giỏi.

Tào Bằng không ngờ Tưởng Uyển sẽ nói thay cho Thái Dương, nên khẽ khàng gật đầu.

Còn Thái Dương thì cười cảm kích, lén lút chắp tay với Tưởng Uyển, tỏ lòng cảm tạ.

- Thái huyện trưởng không cần kinh hoảng, mỗ phụng mệnh làm Đô Đốc Kinh Nam, nên Biên huyện không thuộc sự cai quản của ta.

Sự việc này của Lưu Thái thú, mỗ sao có thể vượt quyền xử lý? Nhưng thật ra Thái huyện trưởng chiếu cố đối với Công Diễm, mỗ vô cùng cảm kích. Nếu ngày khác có cơ hội, chúng ta không ngại cùng gặp uống rượu…Lúc phu nhân rời khỏi còn phái người nói với ta, xin ta chiếu cố cho tộc nhân Thái thị nhiều hơn.

Lúc này Thái Dương mới thở phào.

Y thấy tuy Tào Bằng nói chuyện khách khí nhưng lại rất có hòa ý, trong lòng biết Tào Bằng có chuyện muốn tìm Tưởng Uyển.

Trong lòng nảy sinh sự ngưỡng mộ, nhưng Thái Dương vẫn chắp tay cáo từ, rời khỏi nhà Tưởng Uyển.

- Công Diễm muốn về quê sao?

- A, đúng vậy.

- Ha hả, nhà ở Tương Dương cũng không đổi, về quê cũng không tệ.

Chỉ có điều Công Diễm một thân tài học mà để mai một như vậy, hay là có dự định khác đúng không?

Tưởng Uyển do dự một chút, sau đó ngẩng đầu lên cười khổ:

- Không dối gạt Công tử, ta có một bạn tốt tên là Phí Vĩ, người quận Giang Phục. Giữa năm ngoái hắn cùng bá phụ Phí Quan đi đến Tây Xuyên, được Lưu Ích Châu coi trọng. Uyển tự biết mình tài học sơ thiển, lại đắc tội quyền lực và trách nhiệm, ngày sau sợ là khó làm việc được. Cho nên chuẩn bị về quê nghỉ ngơi chút thời gian rồi tới thành Hách tìm Phí Vĩ nương tựa. Không ngờ Công tử lại đột nhiên giá lâm hàn xá.

Vậy là được rồi!

Còn nhớ trên lịch sử Tưởng Uyển là người dưới trướng của Lưu Chương, sau khi Lưu Bị quy thuận Thục thì mới quy hàng Lưu Bị.

Phí Vĩ cũng giống như là nhân vật đi ra từ trong gương tốt người.

Nhưng Tưởng Uyển là một quân tử chân thành, không hay nói dối. Điều này chứng minh trong lòng y có chút chờ đợi, ít nhất sau khi gặp Tào Bằng lại nhen nhóm chút hy vọng. Tây Xuyên dù tốt nhưng vẫn lệch một góc, nếu có thể làm tại Trung Nguyên, đương nhiên Tưởng Uyển không muốn đi Tây Xuyên. Tào Bằng tới rõ ràng là tìm y, trong lòng Tưởng Uyển nhen lên một hy vọng, có lẽ lần này y sẽ có cơ hội.

Hai người ngồi xuống trong đình viện, Tào Bằng đi thẳng vào vấn đề:

- Lần này ta phụng mệnh làm Đô Đốc Kinh Nam.

Công Diễm là người Tương Hương, Kinh Nam cũng là quê của Công Diễm, nên ta đặc biệt đến đây hy vọng Công Diễm có thể giúp ta ổn định Kinh Nam.

Tưởng Uyển nghe vậy lập tức mỉm cười.

- Tưởng sao dám không nghe mệnh?

Tưởng Uyển hiện nay là trọng thần Thục Hán trong lịch sử…

Thứ nhất y hoàn toàn không có danh, thứ hai tiền không có, thứ ba không có kinh nghiệm lý lịch, muốn trở nên nổi bật cũng không phải chuyện dễ.

Mà trong lịch sử, Tưởng Uyển thành danh cũng phải là sau thời kỳ Thục Hán. Còn lúc này muốn nổi danh cũng rất khó có khả năng. Mà Tào Bằng thì sao, là đại thần trong triều, hai mươi sáu tuổi đã được phong quan Hoành Dã tướng quân, tiền đồ rộng mở. Nếu có thể đi theo, đối với Tưởng Uyển mà nói là một chuyện tốt.

Hơn nữa quê của Tưởng Uyển ở Linh Lăng cũng thuộc quyền cai quản của Kinh Nam.

Tuy nói Tào Bằng đóng ở Võ Lăng và cách Linh Lăng chỉ có một quận, nhưng cũng có thể nói không xa, được cho là áo gấm về nhà.

Tào Bằng chuẩn bị rất nhiều lý do để thuyết phục Tưởng Uyển đi theo mình.

Nhưng không ngờ hắn gần như không phí võ mồm gì thì Tưởng Uyển đã đồng ý, khiến hắn lại không biết nên nói gì. Sau giây phút sửng sốt, Tào Bằng đột nhiên bật cười ha ha, đứng dậy kéo tay Tưởng Uyển:

- Nếu đã vậy, mời Công Diễm theo ta khởi hành.

Công Uyển không nói hai lời lập tức thu dọn hành lý theo Tào Bằng rời khỏi Biên huyện.

Trước khi đi, Tào Bằng cho người thông báo cho vị Thái Dương Huyện trưởng để y khỏi có gì băn khoăn. Thái Dương vô cùng cảm kích, dẫn thân môn của Biên huyện tiễn đám người Tào Bằng ra ngoài thành, nhìn đoàn người càng lúc càng lúc càng xa dần dưới ánh chiều tà.

- Lần này Công Diễm đi chắc chắn thăng chức rất nhanh.

Cho nên nói tái ông mất ngựa, yên tri phi phúc? (Điều nghĩ là xui xẻo nhưng thật ra là điều may mắn, và ngược lại) Họa…Sau này các ngươi phải nhớ thật kỹ.

Thái Dương bùi ngùi cất tiếng lập tức khiến mọi người liên tục tán thưởng.

Bóng dáng đám người Tào Bằng đã biến mất ở đường chân trời.

Thái Dương đứng ở cửa thành một lúc, lúc này mới có vẻ mệt mỏi dẫn mọi người quay về thị trấn!

Đô Đốc Kinh Nam đương nhiên không thiếu được việc nắm quyền quân trong tay.

Khi Tào Bằng đến Giang Lăng đã đại khái hiểu lực lượng trong tay hắn.

Tào Tháo điều động thêm tám đội nhân mã đang chờ đợi Tào Bằng sai phái.

Trong đó Thái thú Võ Lăng Lại Cung quản lý một đội nhân mã, ước chừng ba ngàn người, đóng ở huyện Lâm Nguyên thuộc quận võ Lăng. Quân sư Tế Tửu, Thượng Thư Lệnh, Giám Kinh Nam quân sự Tuân Úc quản lý một đội bốn ngàn người, đóng ở Tác Đường. Đồng Thời Tuân Úc đảm nhận thủy quân phòng ngự Động Đình để phòng ngự binh mã Hồ La Giảng ở Giang Đông. Hơn nữa, trong tay y còn nắm việc phân phối lương thảo của Phúc Trọng, từ Giang Lăng phân phối tới Phúc Trọng, trước đó đã đến tay Tuân Úc, rồi sau đó phân chia đến các nơi.

Hai đội nhân mã này trên cơ bản là binh chết, nên Tào Bằng phân phối cũng không dễ dàng.

Trừ hai người này ra còn có Nhất Giáo Vương Uy tại Di Lăng, Nhất Giáo Văn Sính tại Di Đạo bảo vệ hai cánh bên Tào Bằng nên không cần phải lo lắng kẻ địch ở phía Tây. Đồng thời, hai đội nhân mã này lại cùng đảm nhận bảo vệ Nam quận, giám sát Ngũ Khê Man, dù nghe lệnh Tào Bằng nhưng cũng không thể dễ dàng điều phái.

Nói cách khác, trong tay Tào Bằng chỉ còn lại bốn đội nhân mã.

Bản thân trong tay Tào Bằng cũng có sáu ngàn binh mã làm một đội, ba đội khác cũng khiến Tào Tháo tốn không ít tâm tư, ông phái Bàng Đức từ Ô Lâm, Ngụy Diện từ Chương Sơn đến Kinh Nam, hai người này mỗi người thống lĩnh một đội nhân mã, tổng cộng có mười ngàn người. Còn lại một đội sẽ do đích thân Tào Bằng thống lĩnh.

Sau khi Tào Bằng suy xét đã lệnh cho Hoàng Trung độc lĩnh một đội.

Bởi vì địa hình Kinh Nam hạn chế, trọng kỵ binh khó có thể phát huy tác dụng, cho nên sau khi Tào Bằng đến Tác Đường lai thảo luận với Tuân Túc, từ Tuân Úc ra mặt để thỉnh cầu Tào Tháo xuất ra Báo kỵ tới Lâm Nguyên, do Hoàng Trung thống lĩnh. Hoàng Trung vốn là Phó Đô Đốc Hổ báo kỵ, tuy nói là thống lĩnh chính thức Hổ kỵ, nhưng đối với chiến pháp của Báo kỵ cũng không hề xa lạ.

Mà bốn ngàn báo kỵ này cũng là đội kỵ quân duy nhất ở Kinh Nam.

Ngay từ đầu Tuân Úc có phần hơi do dự.

Nhưng dưới sự khuyên bảo của Tào Bằng cuối cùng y cũng đồng ý. Đừng nhìn y trước đó bất mãn với Tào Bằng, nhưng đó chỉ là chút ân oán nhỏ, không được coi là vấn đề lớn. Cái chết của Tuân Kham thật ra không liên quan tới Tào Bằng, tuy nói là do bị bắn trúng bởi bát ngưu nỏ, mà bát ngưu nỏ lại do Tào Bằng chế tạo ra, nhưng lúc đó Tào Bằng không ở Vũ Âm, sao có thể trách tội Tào Bằng. Chuẩn xác mà nói, đó là số mệnh của Tuân Kham! Nếu y không phụ tá Lưu Bị, nếu y không đi đánh chiếm Vũ Ấm thì sẽ không bị chết dưới thành Vũ Âm. Lúc trước thái độ của Tuân Úc cũng chỉ là gây khó xử nho nhỏ cho Tào Bằng mà thôi.

Công bằng mà nói, Tuân Úc vẫn coi trọng Tào Bằng như trước, vẫn thưởng thức như trước...

Quan hệ giữa Tuân Úc và Đặng Tắc rất tốt, lại được Tào Bằng chiếu cố, y cũng có cổ phần trong Phúc Chỉ lâu của Tào Bằng, hàng năm thu lợi nhuận cũng rất nhiều.

Y vốn là người thanh liêm, không hề nhận hối lộ, tính tình lại hào kiệt, tiêu tiền khá hào phóng..trong nhà cũng có mấy thi thư nổi danh, tuy có gia sản nhưng toàn bộ đều là của gia tộc, nên hàng tháng tiên tiêu cấp cho y nhiều lắm. Bởi vậy mà Tuân Úc đôi lúc cũng có chút eo hẹp.

Y thích mua sách, đặc biệt là đối với những bản duy nhất, tuyệt bản, sách quý thì không hề tiếc tiền để mua.

Nhân khẩu trong nhà lại nhiều, còn phải nuôi dưỡng thực khách, bởi vậy nếu không làm thêm để bổ sung thu nhập, quả thật Tuân Úc đúng là rất khó khăn.

Cho nên, khó xử qua đi, Tuân Úc lại đối xử với Tào Bằng như trước.

Tào Bằng cũng yên lòng, nói với Tuân Úc:

- Không biệt đội binh mã khác khi nào mới đến?

- Văn Trường và Lệnh Minh đã nhận được thông báo, chắc là đã xuất phát rồi.

Tính toán thì không lâu nữa hai người đó sẽ tới nơi, tuy nhiên Thừa tướng đã điều Công Nhân đi tiếp nhận quân đội phòng thủ của Lệnh Minh ở Ô Lâm rồi.

Nay giữa chúng ta và Lưu Bị, ngươi định tính thế nào?