Gia Cát Lượng trầm ngâm nhìn đám binh mã Kinh Châu. Hai tay của gã nắm lại nện mạnh lên thành chiếc khinh xa. Bên cạnh gã, Lưu Bị nhìn hết sức bình tĩnh không hề có lấy một chút bối rối, chỉ huy binh mã từ từ rút lui.
Đám quân Kinh Châu đó xuất hiện hết sức bất ngờ.
Mà vị tướng dẫn binh rõ ràng chính là mãnh tướng số một của Kinh Châu - Văn Sính.
Khi Văn Sính xuất hiện bên ngoài thành Tương Dương, Lưu Bị đã biết chuyện lớn không ổn. Nên nhớ rằng trước đây, Văn Sính phụng mệnh ở Giang Lăng để chống đỡ quân Tào tại sao lại trở về Tương Dương? Ít nhất trước đó, Lưu Bị không hề nắm được tin tức. Điều này chứng tỏ Chương Dương đã có sự chuẩn bị từ trước.
- Đây chắc chắn là mưu của Khoái Dị Độ.
Gia Cát Lượng cầm quạt lông, ánh mắt lóe lên một tia sáng.
Lưu Bị cất tiếng cười khổ:
- Cơ Bá tiên sinh bị nguy rồi.
Đối với kinh nghiệm của riêng mình khiến cho tính cách của cả hai khác nhau, suy tính hoàn toàn khác biết.
Gia Cát Lượng thì nghĩ xem ứng phó thế nào đối với biến cố xảy ra. Còn Lưu Bị thì lại lo lắng cho tình hình của Y Tịch.
Văn Sính có mặt ở đây thì Y Tịch chắc chắn bị nguy hiểm.
Mà bên trong thành Tương Dương lại không hề có động tĩnh khiến cho Lưu Bị càng thêm lo lắng.
- Huyền Đức công! Mời ra nói chuyện.
Văn Sính cũng không vội vàng phát động tấn công, chỉ dàn trận đón địch, quan sát hướng đi của Lưu Bị. Một lúc sau, y thúc ngựa tiến lên, hoành thương mà quát to.
- Ca ca! Để ta cùng với huynh đi ra.
Trương Phi từ phía bắc chạy tới vội vàng lên tiếng.
Nhưng Lưu Bị lại khoát tay nở nụ cười:
- Trọng Nghiệp là một người quân tử chắc chắn không bao giờ đánh lén. Cảnh Đức đừng có nhiều chuyện.
Dứt lời, y thúc ngựa ra trước trận, chắp tay nói:
- Trọng Nghiệp có gì chỉ bảo?
Ánh mắt Văn Sính nhìn Lưu Bị đầy phức tạp. Một lúc sau, gã chợt thở dài:
- Huyền Đức công! Tương Dương là chỗ hỗn loạn, hãy nhanh chóng rời đi. Phu nhân có Dị Độ và Tử Nhu tiên sinh giúp đỡ, âm thầm liên lạc với Tào Tháo đưa Tào Bằng tới Tương Dương, quyết tâm quy phục triều đình.
Hôm nay Sính niệm tình trước đây sẽ không đuổi theo. Nhưng một khi thiếu chủ kế vị chắc chắn sẽ có ý đồ với Phàn thành. Tới lúc đó, ngài và ta sẽ gặp lại nhau ở sa trường, mỗi người vì chủ của mình sẽ không khoan dung nữa.
Văn Sính là người gốc quận Nam Dương, sinh ra ở huyện Uyển.
Y có chút kính trọng đối với Lưu Bị nên trước đây cũng có qua lại. Khi thế tộc Kinh Tương và bộ hạ cũ ở Sơn Dương có xung đột, Văn Sính giữ thái độ trung lập. Rồi sau đó khi Lưu Bị và họ Thái xung đột, Văn Sính mặc dù có lòng hướng về họ Lưu nhưng vẫn không làm khó Lưu Bị thậm chí còn có một chút quan tâm.
Tuy nhiên hiện tại, bọn họ đã trở thành kẻ địch của nhau.
Lưu Bị biết rõ Văn Sính có thể làm được như vậy là đã giúp đỡ hết lòng.
Y cũng từng cố mời chào Văn Sinh nhưng tiếc rằng không thành công. Lúc ấy, Lưu Bị vẫn còn đang ăn nhờ ở đậu, còn Văn Sính thì là đại tướng của Lưu Biểu, quản lý bộ kỵ, rất được nể trọng. Văn Sính lại sinh ra và lớn lên ở Kinh Châu nên tâm tự nhiên hướng về Kinh Tương. Mặc dù rất tôn kính Lưu Bị nhưng không dễ bỏ tương lai của mình để tới nương tựa và Lưu Bị. Nên nhớ, Lưu Bị một chỗ dung thân còn không có thì làm sao có thể khiến cho Văn Sính đi theo. Y cũng không phải là người như Quan Vũ và Trương Phi, lại còn có gánh nặng gia đình thì rất khó thay đổi.
Lưu Bị có chút buồn bã nhưng cũng biết chuyện này không thể làm cách nào khác được. Vì vậy mà y ngồi trên ngựa chắp tay:
- Trọng Nghiệp! Chuyện hôm nay, Bị xin nhớ kỹ, sớm muộn gì sẽ có ngày báo đáp.
- Đi nhanh đi.
Văn Sính cười to:
- Nếu Tào Bằng và phu nhân đã ước định xong thì Huyền Đức công sẽ gặp nguy hiểm.
Văn Sính nói câu đó cũng là để nhắc nhở Lưu bị rằng hiện tại Tào Bằng còn không rảnh tay đối phó với ngươi đó là vì hắn đang thỏa hiệp với Thái phu nhân. Một khi hắn đã thỏa hiệp xong, rảnh tay thì chắc chắn sẽ cho ngươi một đòn mạnh. Tốt nhất là ngươi nên chuẩn bị trước.
Lưu Bị cũng không nói nhiều, chắp tay rồi thúc ngựa bước đi.
- Tướng quân! Nếu để cho Lưu Bị chạy thoát thì chỉ sợ Thái tướng quân sẽ tránh cứ.
Thấy Văn Sính thả cho Lưu Bị đi, người hầu dưới trướng của y liền lên tiếng nhắc nhở.
Văn Sính vẫn bình thản quay sang nhìn người hầu của mình nhưng cũng không giải thích mà chỉ quay ngựa nói:
- Mọi chuyện cứ để ta lo.
Trong lúc Văn Sính và Lưu Bị đang giằng co bên ngoài thành thì bên trong thành Tương Dương mọi chuyện đã trở nên yên tĩnh.
Lưu Bị chiếm Tương Dương thất bại khiến cho đám tội phạm ở trong thành mất đi chỗ dựa.
Sau khi, Vương Uy xuất quân tiêu diệt mấy đám tội phạm xong, nhưng đám còn lại đều bỏ vũ khí đầu hàng.
Vốn bọn chúng nghĩ có thể nhân cơ hội này để kiếm được một chỗ xuất thân thật tốt nhưng không ngờ lại có cái kết quả thế này. Sau khi đám tội phạm đầu hàng, Tương Dương liền trở nên yên tĩnh. Mà lúc này, Tào Bằng cũng đang ngồi trong một cái sảnh với một nét mặt thản nhiên.
Thái phu nhân mặc đồ tang ngồi đối diện với hắn nhìn có chút đoan trang.
Tại trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thái phu nhân là một người phụ nữ độc ác mà ngu xuẩn, liên tiếp mưu hại Lưu Bị, dâng Kinh Châu cho Tào Tháo khiến cho Lưu Bị phải bỏ chạy. Vì vậy mà đời sau khi nhắc tới Thái phu nhân phần lớn là mọi người đều có thái độ khinh thường.
Nhưng hiện nay khi Thái phu nhân ngồi đối diện với Tào Bằng lại khiến cho hắn có một cái cảm nhận khác.
Người phụ nữ này mà ngu xuẩn và độc ác hay sao?
Tào Bằng có thể cảm nhận được một người làm mẹ như nàng nói thật ra tất cả đều vì con của mình. Trên thực tế, nếu Lưu Kỳ có thể kế vị thì chắc chắn sẽ không tha cho Lưu Tông. Thái phu nhân chèn ép Lưu Kỳ cũng chính là để bảo vệ cho đứa con đẻ của mình. Hơn nữa, Lưu Biểu vừa mới chết, lòng người Kinh Châu đang rối loạn, các thế tộc ở Kinh Tương đều có những toan tính của mình nên một người phụ nữ chân yếu tay mềm khó khống chế nổi. Thái phu nhân cần phải và mình và đứa con mà vạch ra một tương lai mới. Thế của Tào Tháo đang mạnh, nếu Thái phu nhân muốn chống lại Tào Tháo thì chưa nói tới thắng bại nhưng chắc chắn sinh linh Kinh Châu sẽ rơi vào cảnh lầm than. Còn đám thế tộc Kinh Tương sẽ tha thứ cho cái kết quả đó một cách dễ dàng hay sao?
Nàng cũng có thể liên lạc với Tôn Quyền.
Nhưng nếu nói Tào Tháo là một con mãnh hổ thì Tôn Quyền chính là một con sói.
Giang Đông luôn thèm muốn với Kinh Châu từ lâu. Cho dù là Tôn Sách hay Tôn Quyền thì người nào cũng chẳng khác nào một con hổ rình rập Kinh Châu. Tôn Quyền có thể liên kết hay không thì với một người quả phụ cũng chưa chắc có thể đối đầu được với y. Hơn nữa, lại còn một Lưu Bị đang nấp trong bóng tối, bất cứ lúc nào cũng có thể cho nàng một đòn trí mạng. Trong tình cảnh như vậy thì quay về với Tào Tháo chính là một sự lựa chọn tốt nhất.
Cũng không như nhưng gì mà La Quán Trung đã biên soạn trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa thì sau khi Thái phu nhân và Lưu Tông đầu hàng Tào Tháo liền bị giết hại.
Nhưng trong lịch sử thì Thái phu nhân và Lưu Tông cơ bản đều chết già. Đặc biệt là Lưu Tông còn được phong làm thứ sử Thanh Châu, tước Bái liệt hầu.
Thái phu nhân cũng không phải là một người phụ nữ ngu xuẩn.
Lúc này, nàng đang mặc đồ tang chứ nếu mặc trang phục bình thường cũng hết sức quyến rũ.
Mặc dù Thái phu nhân không để ý lắm tới cách ăn mặc nhưng nếu người đối diện mà thiếu định lực thì chắc chắn cũng phải ngây ngất.
Cũng may Tào Bằng có thể nói là một người có kiến thức rộng rãi nên cũng không bị ảnh hưởng.
Hắn vẫn lẳng lặng quan sát Thái phu nhân còn Thái phu nhân thì quan sát hắn.
Đối với Tào Bằng, Thái phu nhân đã được nghe danh từ lâu, nên hết sức tò mò. Lần đầu tiên khi nghe thấy cái tên đó cũng đã được mười năm. Năm Kiến An thứ hai, Tào Bằng bị Hoàng Xạ hãm hại phải bỏ đi biệt xứ. Khi đó, Bàng Đức công đã ra mặt kêu oan cho Tào Bằng, tố cáo trước mặt Lưu Biểu. Nhưng lúc đó, Lưu Biểu cũng đang sủng ái Hoàng Tổ nên vì vậy mới khuyên bảo Bàng Đức công không cần phải gây sức ép.
Khi Bàng Đức công bỏ đi đã từng phẩn nộ mà nói với Bàng Quý:
- Sớm muộn gì Cảnh Thăng cũng sẽ phải hối hận.
Khi nghe thấy lời đó, Thái phu nhân cũng chỉ mỉm cười.
Lúc đó, Lưu Tông còn nhỏ, Thái phu nhân chỉ để ý tới đưa con yêu nên cũng không nhúng tay vào việc này. Có điều khi đó, nàng cũng từng tò mò hỏi tỳ nữ rằng Tào Bằng là ai mà được Bàng Đức công coi trọng đến vậy?
Có điều khi đó Tào Bằng còn nghèo túng nên không có mấy người biết.
Vì vậy mà đám tỳ nữ cũng không biết rõ lắm về Tào Bằng nên không thể trả lời.
Sau đó, Tào Bằng từ chỗ tay trắng mà ngoi lên vị trí cao chót vót được Lưu Biểu khen ngợi. Lúc ấy, Lưu Biểu đã quên chuyện Tào Bằng nhưng Thái phu nhân vẫn còn nhớ rõ. Từ đó về sau, tất cả những chuyện của Tào Bằng làm...thậm chí còn có cả Tam Tự kinh cho những người học vỡ lòng. Tất cả những điều đó càng khiến cho Thái phu nhân để ý. Rồi sau đó, Tào Bằng thiêu ngựa trắng, đánh Diên Tân, chém Nhan Lương, giết Văn Sú.... Ba năm ở Lương Châu, hắn cải tạo cái nơi hoang dã đó thành một nơi trù phú, sầm uất, bình định rợ Khương, chém chết Mã Đằng, giành lại Lương châu cho Tào Tháo. Sau đó, Tào Tháo phải phong cho Tào Cấp làm Lương châu mục...
Tất cả những chiến tích đó, Thái phu nhân đều nắm rõ.
Ngược lại với năm Kiến An đầu tiên, Hoàng Xạ được Lưu Biểu khen ngoại thì nay đã biến thành bộ xương khô...
Nàng bắt đầu hiểu được vì sau khi đó Bàng Đức công lại nói câu đó.
Trên thực tế khi Tào Bằng tới nhận chức thái chú quận Nam Dương, Lưu Biểu cũng từng tỏ vẻ hối hận. Đáng tiếc là thời gian đã muộn.
- Công tử là người Kinh Châu?
- Đúng thế.
Thanh âm của Thái phu nhân hết sức êm tai, mang theo ngữ điệu đặc biệt của người Kinh Châu.
Mặc dù không tới mức mềm mại đáng yêu nhưng cũng có một chút phong tình ở đó.
Nàng quan sát Tào Bằng thật kỹ rồi lên tiếng:
- Tiều Bàng thượng thư từng nói, đương thời thì công tử là một nhân kiệt. Năm đó, vong phu từng đối đãi bất công với tông tử, mong công tử chớ tách.
- Chuyện cũ quên rồi. Nếu không có những điều đã trải qua thì đâu có được Tào Bằng của ngày hôm nay? Mạnh Tử có viết: Thiên tướng giáng trần trước tiên phải trải qua bao gian khổ... Nay nghĩ lại, Lưu Kinh Châu cũng chằng có gì bất công thì làm sao mà trách tội. Nhưng còn phu nhân thì Lưu Kinh châu vừa mới khuất núi đã xảy ra bao nhiêu chuyện cũng thật là khổ.
Thái phu nhân nghe thấy vậy hai mắt chợt đỏ lên. Nghĩ lại, nàng cũng cảm thấy thật sự đau khổ.
Lưu Biểu vừa mới chết, công việc ở Kinh Tương đều do một mình nàng xử lý. Lưu Tông còn nhỏ, Thái phu nhân lại là phụ nữ nên phải chịu áp lực thế nào cũng có thể đoán được.
Câu nói của Tào Bằng đã đánh trúng tâm tư của Thái phu nhân.
Nàng đột nhiên quyết định rồi ngẩng đầu nhìn Tào Bằng chằm chằm mà nói:
- Công tử! Thiếp thân có thể phó tác sự tín nhiệm cho ngài không?
- A?
- Những điều công tử suy nghĩ, thiếp thân có thể hiểu được. Chỉ có điều thiếp thân không biết công tử có đại diện cho Thừa tướng hay không? Nếu công tử có thể đại diện thì thiếp thân có ba yêu cầu. Chỉ cần công tử đồng ý với ba yêu cầu của thiếp thân thì thiếp thân nguyện dâng chín quận Kinh Tương cho thừa tướng.