Ngụy Diên cho rằng y có thể đơn độc bảo vệ được huyện Diệp.
Điển Mãn và Hứa Nghi cũng nóng lòng muốn thử đọ sức với Lưu Bị một lần.
Tào Bằng cũng muốn...
Nhưng hắn có nhiều điều băn khoăn.
Tình huống này khác với khi ở Hà Tây. Ở Hà Tây, hắn đối với Hồng Trạch đánh là đánh, không có chút gánh nặng tâm lý nào. Nhưng ở Nam Dương, hắn phải suy xét ở các mặt. Muốn đánh, nên đánh như nào? Như thế nào mới có thể vừa đánh vừa quan tâm đến mặt mũi thế tộc Kinh Tương.
Đây là một vấn đề lớn.
Liên tiếp mấy ngày, Tào Bằng đều suy nghĩ chuyện này.
Hắn vốn muốn đi tìm Giả Hủ để thảo luận, không ngờ Giả Hủ lại vâng mệnh trở về Hứa Đô thảo luận sự việc với Tuân Úc, cho nên tạm thời không ở Nam Dương.
Kể từ lúc đó, Tào Bằng không có ai cùng thảo luận.
Đỗ Kỳ hay Lư Dục đều không đủ năng lực để thảo luận toàn bộ cục diện.
Ngay khi Tào Bằng dang suy nghĩ xem giải quyết đường lối thế nào, không ngờ lại xảy ra một biến cố làm hắn không khỏi cảm thán: thế sự thật vô thường...
Giữa tháng năm năm Kiến An thứ mười hai, Đặng Chi đảm nhiệm chức Cức Dương Lệnh được hơn hai tháng.
Trong hai tháng qua, Đặng Chi dưới sự giúp đỡ của hai nhà Sầm Thiệu và Đặng Địch, cộng thêm Đỗ Kỳ ra trấn thành Cửu Nữ mà Đặng Chi đã dần dần khống chế được Cức Dương.
Bởi vì gã xuất thân ở thôn Đặng, cho nên cũng không gặp phải sự bài xích nhiều lắm.
Nếu nói trước đó đám người Đặng Uy quấy phá khiến cho Đặng Chi cảm thấy nhận được một lực cản rất lớn. Vậy thì sau khi Đặng Uy chết, tông phòng đổi thành Đặng Địch cũng khiến cho áp lực của Đặng Chi theo đó mà giảm đi. Mùa vụ đã qua, dưới sự đảm nhiệm của mình, Đặng Chi đã bắt đầu tăng lớn mở độ mạnh yếu của kênh dẫn nước.
Đồng thời thu nhận lưu dân khai khẩn đất hoang.
Hai tháng qua cũng có hiệu quả rất nhiều.
Nhưng vấn đề ở chỗ, Cức Dương lớn mạnh lại không phù hợp với lợi ích của Lưu Bị.
Mà Quan Bình đóng ở Niết Dương lại có lòng bất mãn. Năm đó, Quan Bình từng vì Tào Bằng mà trở thành tù nhân, nên có ân oán với Tào Bằng. Hiện giờ, Tào Bằng lại tới quận Nam Dương, Quan Bình bởi vì đóng ở Niết Dương cho nên không thể xung đột với Tào Bằng, vì thế liền đem chuyển mục tiêu này sang Cức Dương. Bởi vì khoảng cách song phương quá gần, chỉ cách một con sông Cức Thủy, cho nên nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, tạo nên không ít xung đột.
Đặng Chi là một chủ nhân cực kỳ cứng rắn, mạnh mẽ.
Sau mấy lần Quan Bình khiêu khích mà Đặng Chi vô cùng tức giận. Vì thế, Đặng Chi lệnh cho Phó Dung tăng mạnh tuần tra phía bờ đông sông Cức Thủy nhằm ngăn chặn bên Niết Dương mò qua quấy phá. Tuy nhiên, bởi vì có sự ràng buộc giữa Lưu Bị và Tào Bằng, song phương mặc dù có xung đột nhưng vẫn duy trì sự khắc chế lẫn nhau.
Ngày hôm nay, binh mã Cức Dương tuần tra phía bờ đông Cức Thủy,
Xóm phía nam này mọi người cũng không xa lạ.Nó là bến thông giữa Niết Dương và Cức Dương, cho nên song phương thường xuyên nảy sinh xung đột ở trong này.
Vốn binh mã Cức Dương sau khi tuần tra ở xóm phía nam tại bờ đông xong thì chuẩn bị rời đi.
Nào ngờ, từ bờ sông bên kia đột nhiên xuất hiện một đội binh mã, nhìn trang phục đúng là trang phục của quân Lưu Bị. Cầm đầu là một viên tiểu tướng ước chừng mười bốn mười lăm tuổi. Mặc chiến bào màu xanh lông két, mặt đỏ rực, lông mày hình con tằm nằm, mắt xếch, rất có uy nghi.
Tiểu tướng kia cưỡi một con Thanh Thông mã, trên yên ngựa đeo một thanh đại đao.
Khi y nhìn thấy đội binh mã phía bờ đông Cức Dương, đột nhiên giương cung cài tên, bắn một mũi tên về phía bên bờ sông bên kia.
Đô Bá suất lĩnh binh mã Cức Dương tuần tra bờ đông Cức Thủy tên là Phó Du, mười sáu tuổi, là biểu đệ của Phó Dung. Tuy gã không giỏi về trị quân như Phó Dung nhưng cũng rất dũng mãnh. Gã cưỡi ngựa, cầm thương trong tay có thể chém tướng, đoạt cờ. Vốn Phó Du đã được Phó Dung dặn dò là không được sinh sự, nào biết đối phương lại bất thình lình bắn một mũi tên vào con ngựa mà Phó Du đang cưỡi. Chiến mã sau khi trúng tên lập tức mang theo gã ngã xuống. Phó Du sau choáng váng là tức giận tím mặt.
- Bắn tên cho ta!
Phó Du tức giận hạ lệnh.
Binh mã Cức Dương và binh mã Niết Dương theo thói quen ngày thường cũng chỉ bắn qua sông mà thôi.
Cho nên, khi binh mã Niết Dương xuất hiện thì bọn họ theo bản năng cũng đã làm tốt công tác chuẩn bị phản kích.
Phó Du ra lệnh một tiếng, tuần binh Cức Dương gần như không chút do dự, không nói hai lời lập tức vọt tới bên bắn tên về phía binh mã Niết Dương.
Bản thân Phó Du cũng tháo cung cứng tam thạch xuống, lẳng lặng vọt lên trên bến đò.
Mà lúc này tiểu tướng bên Niết Dương đối diện lại bất chợt rút đại đao ra đẩy đánh mũi tên, đồng thời hạ lệnh cho binh lĩnh Niết Dương bắn tên về phía bờ bên kia. Không thể không nói đao pháp của tiểu tướng bên Niết Dương kia vô cùng kinh người. Y vẫn ngồi trên lưng ngựa, đao múa tung bay cao thấp, cuồn cuộn. Tuần binh Cức Dương phóng tên tới, không ngờ không thể bắn trúng được viên tiểu tướng này. Phó Du ở trong đám người kéo cung cài tên, ngồi xổm phía sau tiểu tướng chính là hàng loạt tiễn bắn. Tài bắn cung của Phó Du là được trải qua khổ luyện, dù không được coi là thần tiễn nhưng cũng là thiện xạ, trong mười thì trúng tám chín. Cức Thủy không quá rộng, mà cung của Phó Du là bộ cung ba thạch, trong vòng một trăm năm mươi bước, lực sát thương rất kinh người.
Tài bắn cung của gã không hề tầm thường, liên tục bắn tên hàng loạt.
Mà tiểu tướng kia thì không để tâm tới binh mã Cức Dương đối diện, chỉ cười to như điên.
Nào ngờ sáu nhánh tên như tia chớp đã bay tới trước mặt, lực đạo cực lớn khiến tiểu tướng kia phải liên tục múa đao đón đỡ, y không khỏi chấn động, trong lòng lập tức có chút rối loạn, mà hàng loạt tiễn của Phó Du lại không ngừng liên tiếp phóng tới, cộng thêm tiễn của binh mã Cức Dương bên bờ sông kia khiến cho tiểu tướng không thể chống đỡ được, y muốn lui về sau nhưng hàng loạt tiễn của Phó Du không cho phép y rút lui. Chỉ nghe những tiếng vun vút...
Tiểu tướng có thể tránh được ba loạt tên nhưng không thể nào tránh được những loạt tên phía sau.
Nên đã bị loạt tiễn thứ ba trong hàng loạt tiễn bắn trúng, hét to một tiếng từ trên lưng ngựa ngã xuống, tắt thở.
Binh mã Niết Dương thấy thế lập tức quá sợ hãi.
- Tiểu tướng quân trúng tên rồi, tiểu tướng quân trúng tên rồi...
Một đám quân tốt ùa lên đem viên tiểu tướng kia từ bến đò quay về.
Phó Du thấy binh mã Niết Dương rút đi cũng không để ý tới nữa. Thời gian vừa qua những tình huống bắn cung cách sông như thế không phải là hiếm thấy, thường xuyên sẽ phát sinh thương vong. Cho nên, gã cũng không để trong lòng mà dẫn theo nhân mã rời khỏi bến, tiếp tục tuần tra. Buổi tối trở về Thân Binh Doanh, lúc Phó Dung hỏi chuyện, Phó Du cũng chỉ nói ở bến xóm phía nam đã xảy ra chút xung đột nhỏ với binh mã Niết Dương, cũng có thương vong.
Phó Dung cũng như vậy không để trong lòng.
Rất bình thường thôi!
Hai tháng nay, tình huống như vậy giữa song phương ít nhất xảy ra hơn mười lần, thậm chí còn có hai lần động chân hỏa, tiến hành xung đột quy mô lớn bắn lẫn nhau.
Sự việc thương vong cũng có lúc xảy ra.
Nhưng bất kể là Cức Dương hay là Niết Dương đều vẫn duy trì sự khắc chế thật lớn.
Thậm chí Phó Dung còn không đem chuyện này bẩm báo với Đặng Chi mà trực tiếp đi xử lý xung đột như bình thường.
Nhưng Phó Dung không ngờ được bởi vì một mũi tên này của Phó Du đã trực tiếp dẫn tới việc bộc phát rung chuyển toàn bộ quận Nam Dương...
Niết Dương, Phủ nha.
Quan Bình đang ngồi ngay ngắn ở công đường chăm chú đọc “Xuân Thu”.
Lão quan gia nào cũng hình như đều rất thích đọc “Xuân Thu”. Quan Vũ xuất thân hèn mọn cả năm cũng chẳng đọc bao nhiêu sách, nhưng sau khi kết bạn với Lưu Bị thường cảm thấy tự ti. Lưu Bị dòng họ Hán thất, hơn nữa thầy dạy học rất nổi danh, từng học môn hạ của Lư Thực. Bất kể Lưu Bị thích sự xa hoa cũng được, hay là chịu nỗ lực học tập cũng thế, nói là nói được thao thao bất tuyệt, lại còn có thể nói có sách, mách có chứng, khiến người khác ngưỡng mộ.
Còn Trương Phi thì sao?
Trong diễn nghĩa, nói gã là đồ tể quận Trác. Nhưng thực tế thì sao?
Tài học của Trương Phi thậm chí còn cao hơn Lưu Bị mấy bậc.
Gia tộc Trương Phi không nhỏ mặc dù không được coi là hào môn quý tộc nhưng cũng là nhà giàu địa phương, trong nhà có không ít tàng thư, bản thân Trương Phi am hiểu thi họa, tuy rằng nói tính tình thô bạo, nhưng tài văn chương không tầm thường. Thư pháp của gã ngay cả Tuân Kham cũng phải tán thưởng vài câu, mà sở trường của gã là cung nữ đồ, trông rất sống động. So sánh ra, Quan Vũ có vẻ thô kệch hơn, vì thế mới nảy sinh ý niệm đọc sách trong đầu. Y biết chữ, căn cơ không tồi, vì thế Lưu Bị liền vào tàng thư nhà Trương Phi lựa chọn ra một bộ “Xuân Thu” tặng cho Quan Vũ, từ đó về sau khiến cho Quan Vũ say mê đọc sách.
Liên quan đến con cháu quan gia, qua học vỡ lòng thì cũng có thói quen đọc “Xuân Thu”.
Quan Bình đối với mức độ say mê “Xuân Thu” còn nặng hơn cả Quan Vũ. Bình thường luôn luôn mang theo một bộ “Xuân Thu” trong người, khi không có việc gì thì lấy ra đọc mấy trang. Ngày hôm nay trời nắng đẹp, thời tiết cũng không quá nóng, Quan Bình khó tránh khỏi cảm thấy thảnh thơi liền lấy “Xuân Thu” ra đọc.
Đang lúc y đọc say sưa thì chợt nghe bên ngoài có tiếng ồn ào.
Quan Bình chau mày, đứng dậy ra khỏi thư phòng, vẻ mặt cau có hỏi:
- Ai ở bên ngoài ồn ào?
- Đại công tử, việc lớn không hay rồi, việc lớn không hay rồi!
Quan Bình ngẩn ra, vội hỏi:
- Đã xảy ra chuyện gì?
- Nhị công tử, nhị công tử...
Quả tim Quan Bình đập mạnh, vội vàng nhảy xuống bậc thềm, trầm giọng hỏi quản gia:
- Tiểu đệ làm sao?
- Nhị công tử, đã chết!
Hai chữ “đã chết” kia lọt vào trong tai Quan Bình giống như tiếng sấm sét chấn động làm y chết sững, bên tai ong ong.
Quan Vũ có hai con, một trai một gái.
Con cả chính là Quan Bình.
Tuy nhiên trời mới biết vì sao trong “Tam quốc diễn nghĩa” lại nói y là con nuôi của Quan Vũ. Trên thực tế, Quan Bình là do Quan Vũ thân sinh. Từ lúc Quan Vũ còn ở huyện Giải thì Quan Bình được sinh ra. Sau khi Quan Vũ giết cường hào địa phương chạy trốn khỏi huyện Giải, lưu lạc khắp nơi. Mẹ Quan Bình mang theo Quan Bình cũng rời khỏi quên hương trốn tránh tai họa. Mãi cho đến khi Quan Bình mười tuổi thì cha con mới gặp lại nhau. Nhưng bởi vì y đã qua độ tuổi tốt nhất để luyện vo cho nên không được chân truyền của Quan Vũ. Lúc cha con Quan Vũ nhận nhau thì cũng là lúc mẫu thân Quan Bình qua đời.
Sau này khi kết bái huynh đệ với Lưu Bị, Quan Vũ ở địa phương lấy thêm một thê tử khác, sinh được đứa con thứ hai tên là Quan Hưng.
Quan Hưng năm nay mười bốn tuổi, từ nhỏ đã luyện võ, được chân truyền của Quan Vũ, rất được Quan Vũ yêu chiều.
Sau khi Tào Bằng nhậm chức, Quan Vũ lo lắng Uyển thành có nguy hiểm, vì thế đã sai Quan Hưng đi Niết Dương. Dù sao Niết Dương và Cức Dương cách nhau một con sông, nhưng vẫn tương đối an toàn. Chủ yếu là, Cức Dương cũng không có nhân vật nào quá tài giỏi nên Quan Vũ cũng khá yên tâm khi để Quan Hưng ở Niết Dương. Vốn Quan Bình dự tính bố trí cho Quan Hưng một chức vụ binh Tào, để cậu ta ở lại trong thành, nào ngờ, Quan Hưng chỉ là con ghé mới sinh nhưng lại tỏ ra mình là hổ, không cam lòng đứng sau người khác. Sau khi thảo luận với Quan Vũ liền sai cậu dẫn binh đi tuần tra khu vực huyện.
Đây vốn là việc vô cùng an toàn, nhưng nào ngờ...
Tuy nói Quan Bình và Quan Hưng cùng cha khác mẹ, nhưng tình cảm huynh đệ hai người cực kỳ thân thiết.
Nghe được tin Quan Hưng chết, Quan Vũ lập tức chấn động.
Hơn nửa ngày y mới phản ứng, chộp lấy cổ áo của quản gia, lớn tiếng rít gào: