Nhìn sơ qua thì ước chừng cũng có mười mấy người, già có trẻ có, có tuấn tú có hung tợn, quần áo khác nhau, dung mạo cũng khác nhau. Lúc Tào Bằng đi vào, trong Nhã Các đột nhiên yên tĩnh lại. Ánh mắt đảo tới phía Tào Bằng, những ánh mắt mang theo hàm ý không giống nhau, vẻ mặt cũng khác nhau.
Khổng Dung ở giữa đám người, là người cao tuổi nhất.
Ông năm nay năm mươi ba tuổi, tướng mạo gầy guộc, thân hình mảnh khảnh. Quần áo thiền trắng ngồi trong tháp, trên mặt lộ ra vẻ nghiêm trang. Tuy nhiên, lúc Tào Bằng tiến vào, trên mặt Khổng Dung lộ ra một nụ cười tươi, ông vẫn không đứng dậy mà vẫy tay về phía Tào Bằng.
Có lẽ, những người xung quanh mà nhìn thì sẽ nhận thấy đây là một biểu hiện của sự kiêu căng.
Nhưng Tào Bằng biết, Khổng Dung không phải người biết cách đối nhân xử thế.
Đừng cho rằng trước kia ông từng làm thái thú Bắc Hà, mà nay địa vị đã cao hơn. Trên thực tế, ông cũng không biết cách giao tiếp, càng không biết đoán ý qua lời nói và sắc mặt. Nếu không phải vậy, thì trong lịch sử ông đã không chọc giận Tào Tháo, cuối cùng rơi vào kết cục nhà tan cửa nát. Mà nay, Khổng Dung say mê học vấn, đạo lí đối nhân xử thế, càng không lưu tâm nhiều. Y tính tình đã vậy, có thể hua tay với Tào Bằng đã là một ngoại lệ rồi.
- Hữu Học, sao tới muộn vậy?
- Ồ, vừa mới về nhà, mọi việc còn đang phức tạp. Vốn dự định tới sớm, nào ngờ Tử Văn đột nhiên tới, thảo luận sự việc, thế cho nên...xin Dung Công chớ quở trách, các vị chớ quở trách. Ha ha, Bằng tới chậm, tự phạt ba thương quyền chuộc tội.
Nếu nói, trước đây có vìa người còn cảm thấy bất mãn khi Tào Bằng đến chậm nhưng nhìn thái độ hiện tại của hắn, những bất mãn trong lòng liền tan thành mây khói. Thường tình thôi! Người ta vừa mới về nhà, tất nhiên công việc bề bộn. Hơn nữa, thế tử đến thăm hỏi, cũng là chuyện bất đắc dĩ. Nghe nói, thế tử sẽ tới Sâm Hộ Đình để nhập ngũ cống hiến, từ biệt Tào Bằng cũng là chuyện đương nhiên.
Đại đa số những người ở đây đều biết rằng, Tào Chương từng theo Tào Bằng.
Sau này lại theo Tào Bằng thành lập công lao sự nghiệp ở Tây Bắc, từng chém tướng, đoạt cờ, bình định loạn Khương. Tính ra, Tào Bằng không chỉ là quân sư của Tào Chương, mà còn là thượng quan của y. Tào Bằng phạm tội, Tào Chương vứt bỏ sự nghiệp, từ Võ Uy hộ tống Tào Bằng tới Huỳnh Dương. Chuyện ở Hứa Đô này đã là một giai thoại, không ít người khen ngợi. Đặc biệt, Khổng Dung đối với hành động của Tào Chương không ít lời khen ngợi. Cửa ải cuối năm Kiến An thứ mười, Tào Tháo bày yến tiệc trong phủ Tư Không, mở tiệc chiêu đãi văn võ đại thần, từng có người trong yến tiệc làm thơ, khen Tào Chương mỹ đức, khiến Tào Tháo rất thoải mái, thậm chí còn ban thưởng cho người đó chức quan tản nhàn.
Đối với hành vi nịnh nọt này, Khổng Dung và những người ở đây có vẻ khinh thường.
Nhưng cũng không thể ngăn cản bọn họ tán thưởng Tào Chương.
Tôn sư trọng đạo, là mỹ đức mà các thánh nhân thượng cổ truyền lại. Cho dù nay nhiều thói hư tật xấu xuất hiện nhưng vẫn bảo toàn được lí lẽ đó trong lòng mọi người.
Thêm việc Tào Bằng sau khi tới, với cấp bậc lễ nghĩa, đỗi với Khổng Dung há miệng Dung Công, ngậm miệng tiên sinh đủ để làm rạng rỡ thể diện của Khổng Dung.
Nếu như thế, Khổng Dung còn muốn truy cứu, thì coi như năm mươi ba năm sống trên đời của ông, cũng chẳng khác gì sống trên thân chó. Khổng Dung mỉm cười nói:
- Hữu Học có muốn uống rượu không? Tự phạt việc này hãy tạm gác lại, tới đây, ta giới thiệu cho ngươi vài vị tuấn kiệt, tài đức, đều là các ẩn sĩ.
Nói xong, Khổng Dung ra hiệu, Tào Bằng ngồi bên ông trên chiếu.
Đối với sự sắp xếp của Khổng Dung, mọi người không ai phản đối.
Giang Hồ nằm ở nơi nào, đa số mọi người ở đây đều là bạch thân, mà Tào Bằng lại là dịch quan thừa, sắp phụ trách nghênh đón sứ giả Lã Thị Hán Quốc. Ai cũng biết, dịch quan thừa chỉ là một chức hơi quá, Tào Tháo đã để Tào Bằng phục hồi, không ai có thể ngăn cản, chỉ cần Lã Thị Hán Quốc thành công về nước, Tào Bằng sẽ là người công lao lớn nhất, đến lúc đó tự nhiên sẽ được lên chức.
Tào Bằng cũng không khách khí, tiến lên ngồi xuống.
- Sơn Nguyên, đã lâu không gặp.
Hắn sau khi ngồi xuống, chắp tay hướng về phía một thanh niên đang ngồi một bên.
Người này, ước chừng ba mươi tuổi, tướng mạo tuấn tú, có chút khí thái uy vũ.
-Sư huynh đã lâu không gặp.
Y vội vàng đáp lễ.
Người này tên là Chu Kỳ.
Có lẽ mọi người còn nhớ rõ người này, lúc Tào Bằng đi học ở Lục Hồn Sơn Ngọa Long Cốc, Chu Kỳ cũng đã vào thư viện, học ở trường bên môn hạ Hồ Chiêu. Nhưng lúc đó y mới chỉ là một học sinh trong thư viện, đều không phải là đệ tử thân truyền của Hồ Chiêu. Xuất thân không được tốt, là người miền núi. Cho nên, đối với việc Tào Bằng và Tư Mã Ý tới học ở trường lại mang thêm địch ý sâu đậm. Tuy nhiên, quan hệ sau này của y với Tào Bằng lại dịu đi rất nhiều.
Trong sách sử có ghi lại, Tư Mã Ý khi còn học ở trường Lục Hồn Sơn, từng chọc giận một gã Chu sinh.
Sau lại thừa dịp Hồ Chiêu không ở trong núi, Chu Sinh mang theo mấy chục người muốn giết Tư Mã Ý. May thay Hồ Chiêu biết tin, đúng lúc quay lại, ngăn cản Chu Sinh, cứu Tư Mã Ý. Mà Chu Sinh kia chinh là Chu Kỳ. Sau trận chiến năm Kiến An thứ năm ở Quan Độ, nhập làm môn hạ của Hồ Chiêu, lấy tự là Sơn Nguyên, chính thức trở thành đệ tử của Hồ Chiêu. Tuy rằng lớn tuổi hơn Tào Bằng, nhưng Chu Kỳ vẫn muốn Tào Bằng gọi y một tiếng sư huynh.
Chu Kỳ hiện tại dạy học tại thư viện Dĩnh Xuyên, từ đó tới nay, cũng là nhận lời mời mới đên, lại không nghĩ là sẽ gặp lại Hồ Chiêu.
Sau khi Tào Bằng và Chu Kỳ gặp nhau, chợt nghe thấy Khổng Dung lãng cười một tiếng:
- Huynh đệ ngươi theo Khổng Minh, ta đây không cần nói năng rườm rà.
- Hữu Học, Ứng Đức Liên cũng tài học xuất chúng, văn chương bay bổng. Hôm nay, Đức Liên lại là Đông Chủ, ngươi cũng không nên khinh đãi Đông Chủ mới phải.
- Ứng Đức Liên là ai?
Nghe qua có chút xa lạ
Nhưng nếu nhắc đến một danh hiệu khác của gã, có lẽ có thể so sánh rõ ràng hơn, một trong Kiến An thất tử.
Tuy nhiên Tào Bằng cũng không biết rõ lai lịch của Ứng Đức Liên, nhìn gã đánh giá cẩn thận, Ứng Đức Liên liền hạ thấp người chắp tay:
- Gia phụ thường nói, công tử là người tài đức. Đức Liên lần đầu tới Hứa Đô, nghe qua tên công tử, có mạo muội xin Dung Công dẫn tới gặp mặt.
- Lệnh tôn là…
Khổng Dung nói:
- Nói tới ngươi có khả năng đã gặp mặt qua.
- Chính là Tiền Ti Không Duyện, Ứng Tuân.
Tào Bằng liền rõ.
Năm Kiến An thứ năm, Ứng Tuân là Ti Không Duyện, tuy nhiên chỉ làm một năm, vì thân thể nên cáo bệnh về nhà.
Cũng không trách Ứng Tuân thân thể yếu kém. Trong ba năm năm, sáu, bảy là thời điểm Tư Không phủ bận rộn nhất. Trận chiến Quan Độ từ khi bắt đầu tới lúc kết thúc, lại ngay sau đó là thu phục phía nam Hà Chi, năm Kiến An thứ bảy lại có trận chiến Thương Đình. Viên Thiệu chết bệnh, đó là lúc Kiến An nhiều chuyện nhất. Trong ba năm đó, Ti Không Duyện thay đổi vài người, mà Ứng Tuân lại là người khiến Tào Tháo hài lòng nhất:
- Hóa ra là Ứng Tuân công tử, thất kính!
Ứng Đức Liên vội liên thanh nói không dám.
Ứng Đức Liên tên thật là Ứng Tràng, là một trong Kiến An Thất tử.
Nay đã hai mươi chín tuổi, từng tới Hứa Đô.
Theo sự phát triển của lịch sử, hai năm sau Tào Tháo thiết lập lại phủ Thừa tướng, mở phủ Thừa tướng, Ứng Tràng được phong chức Duyện Chúc Thừa Tướng. Tuy nhiên, xem bộ dạng hiện giờ của y, dường như cũng chưa được đắc ý. Thêm điều Khổng Dung nói vừa rồi, Úng Tràng là kim chủ mời khách hôm nay, Tào Bằng đã đoán được ý đồ của y. Ứng Tràng có vẻ không chịu nổi sự yên tĩnh, hi vọng mai chóng có thể tìm được đường lui.
- Không Dung nghĩ Hữu Học không phải người xa lạ nữa, ta không cần phải giới thiệu nhiều.
Ngồi dưới phía dưới Khổng Dung là một nam tử trên bốn mươi tuổi, nho sinh tao nhã, khí độ phi phàm.
Trần Lâm cũng là một trong Kiến An thất tử.
Tào Bằng đương nhiên gặp qua Trần Lâm, hơn nữa, lại vô cùng thân thuộc.
Người này từng là môn hạ của Viên Thiệu, trước trận chiến Quan Độ, y làm hịch văn thảo phạt Tào Tháo, làm Tào Tháo toát mồ hôi lạnh. Sau trận Quan Độ Trần Lâm bị bắt, Tào quân ai cũng muốn chém. Nhưng Tào Tháo lại thích tài văn chương của Trần Lâm, phong làm Tư Không quân sư Tế Tửu. Cho nên, Tào Bằng không lấy gì làm lạ.
Tào Bằng chắp tay, Trần Lâm đáp lễ.
- Lưu Công Can cũng là bạn tốt của ta, tuy nhiên hai người chưa từng gặp mặt.
- Lưu Trinh?
Tào Bằng cười nói:
- Ta trở về trung nguyên, liền nghe tới cái tên Công Can. Là bạn tốt của Dung Công sao ta lại không biết? Công Can tiên sinh, mời rượu.
Tào Bằng nâng chén, Lưu Trinh cũng vội vàng đáp lễ.
Hôm nay chả lẽ là nơi hội họp Kiến An thất tử.
Trong nháy mắt, đã có bốn người xuất hiện.
Tào Bằng ánh mắt đảo qua Nhã Các, cuối cùng dừng lại trên người một thiếu niên.
Đúng vậy, chính là thiếu niên!
Y ngồi trong bữa tiệc, lại lộ ra vẻ kiêu căng không giống mọi người.
Xem tuổi, ước chừng mới có mười bốn tuổi, dáng vẻ đường đường, tuấn tú. Khi đứng lên, ước chừng thân cao bảy thước, hơi gầy, mặc thiền y trắng, tay áo phiêu diêu. Chỉ có điều, rõ ràng là tuổi nhỏ, lại làm ra bộ dạng một tiểu đại nhân. Ngồi ngay ngắn ở vị trí cuối cùng, nhìn qua trông rất đơn độc, nhưng vẫn lộ ra vẻ kiên cường. Y ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực, ra vẻ điềm tĩnh, thận trọng.
Nhưng mười bốn tuổi vẫn là mười bốn tuổi mà thôi.
Ngươi giả bộ ra sao cũng không thể giống người hai mươi bốn tuổi.
Tào Bằng giật mình, mơ hồ đoán được thân phận của tên thiếu niên này.
Chu Bất Nghi! Bên ngoài Lầu Dục Tú, Sử A đã nói với hắn, “Chu Bất Nghi ở trong.”
Chu Bất Nghi này hai năm ở Hứa Đô, liên tiếp khiêu khích Tào Bằng, nhưng Tào Bằng một mực không đáp ý. Thứ nhất, hắn chán tranh chấp với Chu Bất Nghi, thêm nữa, hắn ở Huỳnh Dương, Chu Bất Nghi ở Hứa Đô, hai người không thể cùng xuất hiện. Không ngờ lại gặp mặt nhau ở Dục Tú lầu.
Vừa rồi khi ở ngoài cửa, Tào Bằng nghe thấy tiếng tranh cãi.
Chính là tiếng tranh luận của đám người Chu Bất Nghi và Ứng Tràng.
Tiêu điểm tranh luận chính là luận tính bản ác của Tuân Tử. Ứng Tràng cho rằng“ con người tính bản thiện”. nhưng chu Bất Nghi lại cho rằng “con người tính bản ác”. Nguyên nhân chính là làm ác, thánh nhân mới phải giáo hóa, điều này liên quan tới giáo dục căn bản, cho nên hai bên tranh luận kịch liệt.
Thế nhưng hai năm này Chu Bất Nghi đối nhân xử thế bừa bãi khiến người khác không thích.
Y phản bác Tuân Duyêt, tranh luận với Khổng Dung, phê bình Hồ Chiêu, công kích Chung Diêu…
Mà những người này, người thì không giỏi hùng biện như Hồ chiêu, người thì khinh thường việc tranh chấp như Chung Diêu. Khổng Dung từng thảo luận qua với y, nhưng phát hiện, thiếu niên này già mồm át lẽ phải, liền mất hứng thú. Về phần Tuân Duyệt, trong sách “thân giám” do tiến hành phê phán tiên tri học, đã xảy ra tranh luận với Chu Bất Nghi. Một lần, Chu Bất Nghi lấy thiên nhân cảm ứng làm cơ sở, làm Tuân Duyệt ngậm miệng không nói được gì.
Dù sao Đổng Trọng Thư khai sáng Hán Đại Nho học hưng thịnh, mà thiên nhân cảm ứng càng được hoàng thất tôn sùng
Tuân Duyệt chính là phê phán những người đó chế tạo ra tiên tri Tường Thụy. Làm ảnh hưởng tới cảm ứng thiên nhân nhưng cũng không tránh có chút khoanh tay bó gối.
Tào Bằng từng tìm hiểu về lần tranh luận đó của Chu Bất Nghi và Tuân Duyệt, càm thấy đây là một lần tranh luận chuyển đổi khái niệm kinh điển.
Đương nhiên, điều này cũng liên quan tới Tuân Duyệt, vô tình, bị Chu Bất Nghi đưa tới thế bị động, muốn phản kích cũng bất lực.
Chu Bất Nghi tài học ra sao?
Tào Bằng cũng không rõ ràng lắm.
Nhưng Tào Bằng có thể qua vì lần biện luận của y mà đoán ra chút ít.
Đứa nhỏ này đọc nhiều sách vở, hiểu biết uyên bác, ý nghĩ nhanh nhẹn, đích thật có chút bản lĩnh.
Nhưng vẫn là một đứa trẻ, ngươi muốn thành danh không sai, cũng không thể làm bừa.
Ngươi gần như đắc tội với toàn bộ sĩ lâm Trung Nguyên, dù ngươi nói vài việc có đạo lí, nhưng đắc tội với nhiều người như vậy, làm sao có thể có kết quả tốt? Khổng Dung và những người này đều là trưởng giả phúc hậu, nếu là người lòng dạ hẹp hòi, ngươi khó bảo toàn mạng nhỏ của mình.
Chu Bất Nghi cũng đang đánh giá Tào Bằng.Từ trong tâm mà nói, Tào Bằng cũng không căm giận Chu Bất Nghi.
Ngược lại, hắn lại thấy Chu Bất Nghi đáng thương.
Y vẫn là một đứa nhỏ, căn bản chưa rõ ràng, thế đạo có bao nhiêu thứ hiểm ác, y chỉ tỏ ra bộ dạng kiện cường, bộ dạng đại nhân ánh mắt lạnh lùng, bề ngoài có vẻ điềm tĩnh nhưng bên trong thì tâm lí sợ hãi, chỉ sợ chỉ khi y nhận ra mình mới mười bốn tuổi thì mới có thể thay đổi tình thế.
Tuy rằng không biết, y là do ai sai khiến, lại gánh vác trách nhiệm như thế.
Mười mấy người trong Nhã Các không ai ngồi bên cạnh y.Từ khi Tào Bằng đi vào, mọi người đều chuyển qua vây quanh hắn, càng làm thiếu niên kia lộ ra sự cô độc, ngươi có thể kiên trì bao lâu, hoặc là nói, ngươi có thể tồn tại bao lâu nữa trong thế giới hiểm ác này?
Chu Bất Nghi tỏ ra quật cường, ưỡn ngực không hề sợ hãi Tào Bằng.
Mà Tào Bằng, cũng nhìn hắn, ánh mắt sáng quắc.
Một lát sau, trong lòng Tào Bằng có một thứ tình cảm thương tiếc.
Không phải thương tiếc y tài hoa, mà thương tiếc y quật cường. Ngươi cho rằng, phủ thêm một tầng sáng danh sĩ thì có thể sống vô tư sao?
Đó là ngươi không có dây thần kinh xúc động.
Nếu không, giết ngươi cũng đơn giản như dẫm nát một con kiến.
Nhã Các đột nhiên yên ắng.
Khổng Dung và đám người dường như cảm nhận thấy sự đối lập giữa Tào Bằng và Chu Bất Nghi, ai cũng im thin thít.
Nói thật ra, đám người Khổng Dung vô cùng chán ghét Chu Bất Nghi. Chán ghét sự vô lý quấy phá của y ba phần, thì bảy phần là chán ghét thái độ ương ngạnh của y. Nhưng không thể phủ nhận, thiếu niên này đích xác có sự tài hoa, y hơn xa các bạn cùng lứa.
Tào Bằng cũng là người tài học xuất chúng.
Hơn nữa, cá tính dữ dằn, chém đứt tay Phục Hoàn, giết chết Vi Đoan.
Nếu thiêu niên này không biết phân biệt, chọc giận hắn thì…
Trong lòng, không khỏi có chút lo lắng.
Lâu sau, Chu Bất Nghi dường như muốn nói gì đó.
Nào ngờ Tào Bằng lại mở miệng trước:
-Thiếu niên, ta vừa rồi ngoài cửa nghe ngươi cãi cọ với các chư quân. Ngươi nói vài câu, không phải không có đạo lí, ta cũng đồng ý. Nhưng ngươi mở miệng là thiên hạ và đất vương, ngậm miệng là suất thổ chi tân hoặc vương thân. Vậy ta hỏi ngươi, ngươi câu nào cũng nói trời nói đất, vậy ngươi có biết đất trên thiên hạ rộng bao nhiêu? Người ta nói Cửu Châu, vậy ngươi có biết đến đại lục Châu Âu không? Có biết tới Đại Tần Quốc? Có biết Mã Kỳ Đốn quốc? Có biết tới Ba Tư? Có biết tới Ai Cập Pha-ra-ông không? Nếu không biết thiên hạ rộng lớn thế nào, ngươi sao có thể luận thiên hạ được?
(Kiến An thất tử (chữ Hán: 建安七子 - Bảy danh sĩ thời Kiến An), gồm 7 người: Vương Xán, Khổng Dung, Lưu Trinh, Trần Lâm, Nguyễn Vũ, Từ Cán, Ứng Sướng. Đây là nhóm nhà thơ nổi tiếng thời Đông Hán ở Trung Quốc.)