Gió từ sông Hoàng Hà thổi tới mát rượi. Cơn gió rất lớn, khiến người không mở nổi mắt.
Trong đại doanh Diên Tân, Viên Thiệu nổi trận lôi đình.
Vốn tưởng sẽ thắng dễ như trở bàn tay, nào ngờ kết quả đôi bên lại hòa nhau, không phân thắng bại. Nếu xét toàn diện, Viên Thiệu hiển nhiên phải chiếm ưu thế mới đúng. Nhưng cẩn thận suy xét, lại thấy mấy lần chiến đấu với Tào quân mà quân Viên Thiệu vẫn không thể tốc chiến tốc thắng, sao hắn có thể không nổi giận cho được. Hơn nữa, lại thua trước đối thủ hắn không muốn thua nhất, Viên Thiệu làm sao có thể vui vẻ nổi?
-Tân Ất.
-Có mạt tướng.
Văn Sú tiến lên trước một bước, chắp tay thi lễ.
Tân Ất là tự của Văn Sú.
Viên Thiệu gọi thẳng tự của gã, chứng tỏ không trách cứ gì gã lắm.
Chuyện của bản thân, bản thân rõ ràng nhất.
Mới gần đây bị Điển Vi truy sát khổ sở thế nào, Văn Sú vẫn còn nhớ rõ trong lòng. Nói ra thì Văn Sú có thể không dám đối mặt với Điển Vi nhưng những người khác gã hoàn toàn không e sợ chút nào. Nhưng có một khắc tinh như thế, Văn Sú vẫn thầm khiếp sợ. Nghe thấy Viên Thiệu gọi, gã thoáng run lên.
-Không phải ngươi đã bảo với ta sẽ lấy thủ cấp của Tào tặc về hay sao? Vậy thủ cấp của Tào tặc đâu?
Văn Sú dặng hắng một tiếng, mặt mày đỏ bừng.
Gã và Nhan Lương không giống nhau, Nhan Lương da đen sạm, da gã lại trắng. Chính vì thế, khi mặt gã đỏ lên nhìn thấy rất rõ ràng. Nếu là ở ngoài, Văn Sú có lẽ còn đỡ ngại nhưng hiện đang ở trong đại trướng, mọi người đều đổ dồn ánh mắt về phía gã, khiến gã càng thêm xấu hổ.
Nghĩ tới lúc trước khi xuất binh, gã đã mạnh miệng thế nào?
Nhưng sau khi vào Diên Tân, Văn Sú lại bị người đánh đại bại.
Hứa Du chắc chắn sẽ không dám nói gì gã, nhưng Viên Thiệu lại chẳng kiêng nể gã chút nào.
Một câu này của Viên Thiệu khiến Văn Sú hết sức xấu hổ, vội quỳ một gối xuống đất, lớn tiếng nói:
-Ngày mai, Sú xin giao chiến cùng Tào tặc, thề lấy bằng được thủ cấp của Tào tặc.
Ánh mắt của Viên Thiệu chợt dịu đi nhiều, hắn nhẹ nhàng gật đầu, tỏ ý tán thưởng.
Vừa rồi không phải hắn thật lòng muốn trách cứ gì Văn Sú, chẳng qua chỉ là khích tướng mà thôi. Văn Sú đấu với Điển Vi thế nào không phải Viên Thiệu không hiểu rõ. Nếu chỉ xét về võ lực, Văn Sú quả thực kém hơn Điển Vi một chút nhưng đánh giặc không nhất định chỉ dựa vào võ dũng. Cái Viên Thiệu sợ nhất chính là chuyện Văn Sú mất đi niềm tin, cho nên mới khích tướng. Nhìn tình hình trước mắt thì xem ra kế khích tướng này quả thật đã có hiệu quả!
Quách Gia nói Viên Thiệu trọng người ngoài mà nghi kỵ người trong nhà, không đáng để lo nghĩ.
Tào Tháo không coi Viên Thiệu vào đâu, luôn tin rằng sớm muộn gì cũng có thể đánh bại hắn.
Nhưng điều đó không có nghĩa Viên Thiệu là người kém cỏi. Thân là bá chủ Hà Bắc, hùng cứ bốn châu, cái Viên Thiệu dựa vào đâu chỉ là xuất thân của hắn.
Nói hắn kém cỏi thì còn phải xem so hắn với ai nữa.
Nếu so sánh với Tào Tháo, Viên Thiệu có kém một chút thật.
Nhưng nếu so với người thường, Viên Thiệu tuyệt đối xứng là người tài.
Văn Sú hết sức kích động, sau khi lùi lại, liền thầm nắm chặt tay lại, tự cổ vũ chính mình: "Điển Vi không đáng sợ, Điển Vi không đáng sợ."
-Chủ công!
Quách Đồ chợt nói:
-Đồ có một kế này có thể khiến Tào tặc bị trọng thương.
-Ồ? Công Tắc có diệu kế gì?
-Giao chiến mấy ngày liền, Tào tặc đã hao binh tổn tướng, sĩ khí sụt giảm. Chủ công lại thân chinh tới Diên Tân, khí thế vương giả, sĩ khí lại mạnh. Đồ xem thiên văn tối nay thấy hình như sắp có trận mưa to giáng xuống. Sao chúng ta không nhân cơ hội này bí mật đánh úp rồi cướp doanh trại địch, tất có thể tốc chiến tốc thắng. Đồ cho rằng chủ công có thể chia binh làm hai đường, lệnh cho Xương Từ và Tuấn Nghệ chia làm hai cánh quân nghi binh Tào quân, thu hút sự chú ý của Tào quân. Sau đó, chủ công đích thân dẫn theo tướng quân Tân Ất, đánh thẳng vào trung quân của Tào tặc, có thể một trận chiến công thành được.
Xương Từ tên là Cao Lãm.
Tuấn Nghệ chính là Trương Cáp.
Kế này của Quách Đồ không thể nói là không độc. Y mượn đêm tối gió mạnh mà chia binh làm hai cánh giả vờ tấn công, thu hút sự chú ý của Tào quân, để Viên Thiệu dẫn quân xông thẳng tới trung quân.
Lần này qua sông, Viên Thiệu không dẫn theo Phùng Kỷ mà lệnh cho y trấn giữ ở Lê Dương, trợ giúp Viên Thượng. Thư Thụ vừa nghe thấy thế, tức thì giận dữ, lạnh lùng nói:
-Công Tắc nói thế là có ý gì?
-Ta…
-Được rồi, được rồi, đừng có cãi nhau nữa.
Viên Thiệu vừa thấy Thư Thụ và Quách Đồ sắp cãi nhau, đã thấy đau đầu, vội vàng đứng ra ngăn cản.
-Kế này của Công Tắc rất hay, ta muốn dùng thử xem sao.
Viên Thiệu nói xong, liền quay qua nhìn Thư Thụ, ý muốn nói ngươi tưởng ta không bằng ngươi sao? Chuyện ngươi có thể nghĩ đến chẳng nhẽ ta lại không nghĩ ra?
Thư Thụ còn đang định thanh minh đã thấy bên cạnh có người kéo kéo áo y.
Quay đầu nhìn lại, y thấy mưu sĩ Hứa Du đang nhẹ nhàng lắc đầu với mình, ra hiệu bảo y chớ có nói nữa.
Nếu nói ở dưới trướng Viên Thiệu, có người nào nói khiến Thư Thụ phải nghe theo thì phải nói đến Điền Phong nhưng hiện giờ, Điền Phong đã bị Viên Thiệu nhốt trong đại lao ở Ký Châu. Còn một người nữa chính là Hứa Du. Bởi Hứa Du không chỉ nhiều kinh nghiệm hơn Thư Thụ mà thanh danh cũng vang dội hơn y. Hứa Du từng trải hơn Thư Thụ, lại nổi tiếng, ngay đến Tuân Úc cũng khá tán thưởng người này, khen người này đúng là danh sĩ trong thiên hạ.
Còn Thư Thụ không có được sự quả quyết như của Hứa Du.
Hứa Du là danh sĩ trong thiên hạ, còn Thư Thụ chỉ là danh sĩ của Dự Châu, hơn nữa còn là bề tôi thờ hai triều.
Thấy Hứa Du nghiêm mặt lắc đầu, Thư Thụ cũng đành lặng im.
Viên Thiệu thấy Thư Thụ không nói gì nữa, tức thì hăng hái trở lại, lệnh cho ba người Trương Cáp, Cao Lãm và Văn Sú chuẩn bị sẵn sàng, chỉ chờ trời đổ mưa lớn là sẽ dốc sức đánh úp Tào doanh.
-Tử Viễn vì sao lại cản ta?
Hứa Du thở dài:
-Đô đốc không thấy tâm ý của chủ công đã quyết rồi sao còn cố nghịch lại ý người? Vết xe đổ của Nguyên Hạo ngươi và ta vẫn còn nhớ rõ mà.
Nếu nói thần tử thẳng thắn nhất dưới trướng Viên Thiệu, phải kể đến Điền Phong.
Nhưng Điền Phong mấy lần thẳng thắn khuyên can Viên Thiệu, thậm chí không ngại nói lời nghịch tai, hậu quả cuối cùng chuốc lấy là bị nhốt vào đại lao. Truyện được copy tại Trà Truyện
Tình hình của Hứa Du cũng chẳng mấy tốt đẹp gì. Sau khi Viên Thiệu qua sông, quyền hành của Hứa Du rõ ràng đã bị cắt giảm đi nhiều. Mặc dù cái chết của Nhan Lương không liên quan gì đến Hứa Du nhưng Viên Thiệu vẫn không vừa lòng với y. Chính vì thế, hiện giờ, vai trò của Hứa Du trong quân Viên Thiệu chỉ đơn giản là một quân sư tế tửu, cũng là một mưu sĩ mà thôi. Đời sau không phải vẫn có một câu nói tham mưu không có quyền lực, đánh rắm cũng không vang sao?! Quyền binh của Hứa Du thậm chí còn chẳng bằng Thư Thụ.
Thư Thụ nói:
-Nhưng…
-Đô đốc, ngài đừng lo lắng. Theo ta thấy, kế của Công Tắc dù đơn giản nhưng không phải không có lý. Vả lại, cứ để gã thử xem sao, có chiến chưa chắc đã thua, Tào Tháo cũng không phải thần thánh. Mấy ngày liền giao chiến, quân ta cũng đã mỏi mệt, nói gì đến Tào Mạnh Đức lặn lội đường xa, giao chiến liên tục, khổ sở có kém gì.
Ngẫm lại cũng có vẻ có lý.
Thư Thụ cười khổ một tiếng:
-Có lẽ ta quá cẩn thận mất rồi.
-Cẩn thận cũng tốt. Cẩn thận cũng không thừa. Đi, về trướng của ta, chúng ta cùng uống rượu.
Hứa Du dứt lời liền kéo Thư Thụ bước đi. Thư Thụ tuy không muốn lắm nhưng cũng không đành từ chối, đành phải đi theo Hứa Du. Y là trung thần thẳng thắn, nhiệt huyết, xét về mưu lược thậm chí còn mạnh hơn Hứa Du; nhưng Thư Thụ lại kém hơn Hứa Du ở điểm y thiết sự kiên trì cùng khả năng đưa đẩy. Chính vì thế, địa vị của Hứa Du ở trong quân Viên Thiệu rõ ràng cao hơn Thư Thụ một chút. Không phải Hứa Du mạnh hơn Thư Thụ mà là gã biết biến hóa, biết nhìn nét mặt, đoán tâm tư của Viên Thiệu hơn, cho nên mới có thể được như bây giờ.
Hai người trở lại tiểu doanh, mượn rượu giải sầu.
Không bao lâu sau, từ trên trời cao u ám, một tiếng sấm vang lên.
Thư Thụ bước nhanh chân ra ngoài, nhìn lá cờ phần phật trước cửa doanh trại, nhẹ giọng nói:
-Tử Viễn, xem ra chủ công phải xuất kích rồi!
Tào Tháo ngồi ngay ngắn trong quân trướng, tay cầm một quyển binh pháp Tôn Tử, thư thái đọc.
Y rất thích đọc sách, đặc biệt là binh thư. Một quyển Tôn Vũ gồm mười ba chương không biết y đã đọc bao nhiêu lần nhưng chưa một lần nào y cảm thấy chán cả.
Trong sử sách có ghi lại rằng Tào Tháo không những thích sách mà lần nào hành quân đánh giặc cũng phải mang theo rất nhiều sách.
Lúc này, trong quân trướng, đang xếp chồng rất nhiều sách.