Nói là hắn can đảm cũng được, là thận trọng quá cũng được.
Sau khi Tào Bằng giữ vai trò chủ soái liên hạ lệnh nghỉ lại huyện Ninh Bình. Khi đoàn xe đến được trạm dịch huyện Ninh Bình, đã quá nửa đêm! Tất cả mọi người đều đã thấy rất mệt hỏi, đặc biệt là các hương dũng Tiếu huyện trong lòng thầm ngầm trách cứ hành động của Tào Bằng quả là thừa thãi.
Nhưng sau khi hừng đông, huyện Ninh Bình mang tới cơm nước thịnh soạn, nóng hổi thì nỗi oán giận trong lòng đám hương dũng này cũng theo đó mà tan thành mây khói.
Ngay trong đêm, Tào Bằng phái người thông báo với huyện Ninh Bình, thỉnh huyện Ninh Bình chuẩn bị cơm canh và đồ tiếp viện.
Gần nghìn nhân mã phải lặn lội đường xa, kinh phí cần có cũng không ít. Tiền lộ phí không phải do đoàn xe tự bỏ ra, mà quan phủ các nơi sẽ tự chi.
Sau khi ăn cơm nước no nê, tinh thần quân sĩ đều đã phấn chấn, tỉnh táo trở lại.
Tào Bằng và Cam Ninh, Hám Trạch cùng Hác Chiêu, Hạ Hầu Lan đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cho đoàn xe. Phía trước mặt có Hạ Hầu Ân mở đường. Đường đi cũng khá bình yên.
Huyện Ninh Bình còn phái người dẫn đường cho bọn Tào Bằng.
Nhưng Tào Bằng có thể cảm nhận được, người huyện Ninh Bình này tôn kính không phải là hắn mà là vị lão phu nhân ngồi trong xe kia.
Nhưng lai lịch của lão phu nhân chung quy không ai nói cho Tào Bằng biết cả. Hắn cũng không muốn hỏi, bất kể bà là ai, chỉ cần hắn hắn có thể chăm sóc bà tốt là đã hoàn thành nhiệm vụ rồi.
Sau đó, lão phu nhân gọi Tào Nam, Hoàng Nguyệt Anh cùng ngồi lên xe của bà.
Tào Bằng và Hám Trạch đi phía sau đoàn xe, Cam Ninh giữ vị trí chỉ huy của trung quân.
Nghe thấy tiếng cười đùa vui vẻ thỉnh thoảng truyền đến từ trong xe, Tào Bằng cũng hiểu được, trong lòng cũng dễ chịu đi nhiều.
Sau khi ra khỏi huyện Ninh Bình là vùng nông thôn rộng bát ngát.
-Dừng xe lại!
Đoàn xe đang đi, chợt nghe lão phu nhân khẽ hô một tiếng.
Tào Bằng vội vã giơ tay lên cao, cao giọng quát:
-Trung quân, dừng ngựa.
Cam Ninh ở phía trước và Hạ Hầu Lan ở phía sau gần như cùng ra mệnh lệnh trong một lúc. Tào Bằng lập tức nhảy xuống, đi tới bên xe ngựa, chỉ thấy Hạ Hầu Chân và Hoàng Nguyệt Anh đỡ lão phu nhân nhảy xuống xe ngựa. Tào Nam ôm Đặng Ngải, chăm chú nhìn theo sau lão phu nhân.
Đặng Ngải đã hơn một tuổi, đã có thể gọi bập bõm mấy tiếng "Nương, cha, a cữu, đến…". Thằng bé mập mạp, hồng hào, bụ bẫm, đôi tròng mắt tròn xoe khẽ chuyển động, hiếu kỳ quan sát xung quanh. Thấy Tào Bằng, thằng bé vươn cánh tay mập mạp, miệng mấp máy "Ô ô ô", tựa hồ muốn đòi Tào Bằng bế lấy nó. Tào Bằng cố không để ý tới Đặng Ngải, đi thẳng tới trước mặt lão phu nhân.
-Lão phu nhân vì cớ gì dừng xe lại?
-Người dẫn đường đâu?
Theo tiếng hỏi của lão phu nhân, người dẫn đường vốn là tam lão của Ninh Bình vội vã lên tiếng.
-Từ mùa xuân tới nay, lượng nước mưa của Trần quận có nhiều không?
Người dẫn đường ngẩn ra, vội vã trả lời:
-Không được nhiều cho lắm. Từ mùa xuân tới nay, Ninh Bình mới có được hai trận mưa, nhưng lượng mưa cũng không nhiều lắm.
-Vậy chuyện nông canh…
-Việc gieo mạ rất tốt, vẫn có khả năng kịp vụ ạ. Nhưng…
-Nhưng làm sao?
-Nhìn tình hình năm nay như thế thì ước chừng lượng nước mưa cũng không nhiều lắm, e rằng tình hình hạn hán sẽ xảy ra. Lần mưa trước là cách nhau mười lăm ngày, nhưng đến nay đã gần hai mươi ngày. Năm trước, vào tầm này, lượng nước mưa rất dồi dào. Nhưng năm nay thì… Nghe người ta nói, tình hình ở Nghi Lộc, Hạng huyện và Tân Dương cũng không được tốt lắm. Tào thái thú đóng ở Trần huyện, nhờ có Lãng Thang Cừ mới không gặp phải khó khăn nào. Nhưng còn các địa phương khác đều đã xuất hiện dấu hiệu hạn hán cả rồi.
Lão phu nhân gật đầu, khẽ cúi người xuống.
Bà nắm một nắm đất lên, nắm chặt tay mọt chút, nắm đất tức thì vỡ vụn.
Tào Bằng không khỏi kinh ngạc, nhìn lão phu nhân. Kiếp trước, hắn cũng từng trải qua hạn hán. Từng có một năm, sông Hùng Nhĩ khô hạn, ruộng đồng hai bên sông khô nứt ra như da dẻ người già vậy. Nhưng nhìn tình hình hiện tại, hắn không hề nhận thấy chút dấu hiệu nào của hạn hán cả.
Cây cối tươi tốt, xanh um, đất đai cũng không hề có vết rạn nào cả.
Nhưng lão phu nhân chỉ vừa liếc mắt đã nhận ra, khiến Tào Bằng không khỏi thầm kính nể bà.
-Khi lão thân còn nhỏ, ừ, hình như là năm thứ năm Vĩnh Hòa, ta bảy tuổi, lúc đó vẫn còn chưa vào cung…Ha ha, khi đó nhà ta nghèo túng, chính vì thế, ta thường xuyên phải theo mẫu thân ra ruộng làm đồng. Có một năm tình hình rất giống với bât giừo. Sau hai trận mưa lúc trời mới vào xuân thì không còn mưa nữa, mãi cho đến khi vào thu, mùa màng không có mà thu hoạch, rất nhiều người phải chết đói trên hai bờ ruộng. Mẫu thân ta từng nói cho ta một số kỹ thuật, có thể nhìn vào độ ẩm ướt và khô hạn của đất đai để phán đoán lượng mưa nhiều hay ít… Năm ta mười bốn tuổi vào cung đến nay cũng đã gần một giáp rồi. Năm đó, những điều mẫu thân nói ta vẫn còn nhớ rất rõ ràng. Nhìn đất đai ở đây, lão thân thực sự có chút lo lắng, rất giống với hạn hán ở thời Trần Lưu. Nếu như thật cso trận đại hán như vậy, Dự Châu lại sắp rung chuyển đến nơi rồi.
Vị Ngô lão thái thái này chắc chắn là người từng trải.
Cách nhìn khí trời thế này, thật ra Tào Bằng từng nghe nói qua.
Nhưng phần lớn các thôn làng đều có những người hiểu rõ những kỹ thuật này.
Tào Bằng không biết cách xem trời, thậm chí không nhận ra dưới mảnh đất tốt um này đang cất giấu rất nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Nhưng có một câu lão phu nhân nói không hề sai, đó là nếu như hạn hán xảy ra, Dự Châu chắc chắn sẽ rung chuyển. Hắn không khỏi nhướng mày, trầm tư suy nghĩ.
-A Phúc, huynh đang nghĩ gì thế?
-Ta đang nghĩ nếu như thật có hạn hán thì phải làm sao để giải quyết đây?!
Hoàng Nguyệt Anh suy nghĩ một chút, xoay người đi tới bên cạnh xe ngựa, bảo Quách Hoàn lấy từ trong túi ra một túi sách, rút từ đó ra một thẻ tre.
Nàng mở ra, nhìn một chút, rồi nhẹ nhàng đưa cho Tào Bằng xem. Hắn nhìn thoáng qua thẻ trẻ, nghi hoặc hỏi:
-Nguyệt Anh, đây là cái gì?
-A Phúc, huynh có biết Tất Lam không?
Cái tên này dường như có vẻ quen tai, nhưng hắn nhớ không rõ lắm.
Nhưng Hám Trạch ở một bên đã nói:
-Tất Lam mà Hoàng Tỷ nói có phải là người khi xưa được gọi là Thập Thường Thị, Chi Tất Lam mẫu không?
-Chính là người này.
Thập Thường Thị, cái này ta biết!
Nhưng Tào Bằng nhớ không rõ, cũng không hiểu Hoàng Nguyệt Anh chợt nhắc tới Tất Lam làm gì.
-Nguyệt Anh đang yên đang lành, nàng nhắc tới Thập Thường Thị làm gì?
Hoàng Nguyệt Anh nghe thấy thế, mỉm cười.
Nàng vừa định giải thích, chợt nghe lão phu nhân đứng đó không xa nói:
-Tào đô úy, chúng ta đi thôi, đến Trần huyện sớm thì nhân tiện nhắc nhở Tử Liêm luôn.
Tử Liêm chính là Tào Hồng.
Ngô lão thái trước mặt mọi người có thể gọi thẳng tên tự của Tào Hồng, càng cho thấy thân phận của bà không hề tầm thường.
Tào Bằng vội vã đáp lời, đỡ Hoàng Nguyệt Anh lên xe.
Sau đó, hắn xoay người lên ngựa, chỉ huy đoàn xe tiếp tục tiến lên. Hoàng Nguyệt Anh vào xe rồi, không còn xuất hiện nữa.
Đêm đó, đoàn xe đến Trần huyện.
Trời đã tối rồi nhưng Tào Hồng vẫn dẫn theo hầu hết các quan lại Trần quận ra bên ngoài thị trấn chờ đợi.
Vừa thấy đoàn xe, Tào Hồng đi bộ bước lên, không hề trò chuyện với Tào Bằng đã tới thẳng xe ngựa của lão phu nhân, cung kính nói:
-Chất tôn Tào Hồng cung nghênh tổ bà.
-Tử Liêm hả?! Ta chỉ là một lão bà tử, không nhận nổi cái lễ lớn như vậy. Chúng ta không cần phải làm mấy chuyện phiền phức như thế. Ta sẽ không xuống xe đâu. Chúng ta về trước đã. Ta có một số việc muốn nói với ngươi.
-Chất tôn xin lắng nghe tổ bà giáo huấn.
Tào Hồng giờ không còn ra vẻ điềm đạm chút nào nữa.
Y vội vã hạ lệnh cho các quan viên đến nghênh tiếp giải tán, rồi đích thân lên xe ngựa, ngồi cùng lão phu nhân.
Tào Bằng cũng nhân cơ hội này chào hỏi Đặng Phạm.
-Đại Hùng, mọi chuyện bên này đều ổn cả chứ?
-Đúng, không có gì là không ổn hết.
Đặng Phạm nhìn qua thấy tin thần đã phấn chấn lên nhiều. Gã hiện là binh tào sử của Trần quận, là nhân vật có thực quyền. Tào Hồng không giới thiệu, nhưng Đặng Phạm lại kéo Tào Bằng đi giới thiệu với các quan viên Trần quận. La Đức không cần giới thiệu! Nhưng gã ở Hạ Giao đã có quen biết với Tào Bằng rồi.
La Đức hiện giữ chức tư mã của Trần quận, là thượng quan của Đặng Phạm.
Hầu hết các quan viên còn lại của Trần quận đều đã từng gặp mặt Tào Bằng, nhưng không có cái tên nào hắn quen thuộc cả.
Sau khi chào hỏi mọi người xong, La Đức và Đặng Phạm cùng kéo Tào Bằng đi, nói là nên có bữa tiệc tẩy trần cho hắn. Vốn dĩ Tào Bằng cũng không định đi, nhưng hai người này lại quá nhiệt tình. Hơn nữa, hắn xa cách Đặng Phạm cũng đã khá lâu, cũng không tiện từ chối. Chính vì thế, hắn và Tào Nam cùng Hoàng Nguyệt Anh nói chuyện một lúc, sau đó Tào Bằng liền dẫn theo Hạ Hầu Lan và Cam Ninh cùng La Đức và Đặng Phạm rời đi. Hám Trạch và Hác Chiêu dưới sự dẫn dắt của quan viên Trần quận cùng bảo vệ đoàn xe đi vào thị trấn Trần huỵen. Ngay đến gia đinh tạp dịch và binh mã cũng được thu xếp đến thao trường của Trần huyện.
Trước mặt Tào Hồng, Hạ Hầu Ân hay Tào Tràng đều không có chút tư cách nói chuyện nào cả.
Hai người này đều ở lại trong thao trường, chưa được lệnh thì cả hai đều không dám làm bậy.
-Đại Hùng, trên đường đi, chúng ta nghe nói Trần quận từ mùa xuân tới nay dường như chưa có mưa mấy thì phải?
-A, ngươi cũng nghe nói sao?
Trong bữa tiệc rượu, Tào Bằng liền hỏi thăm tình hình hạn hán.
Đặng Phạm không giấu diếm chút gì, gật đầu nói:
-Có người nói từ mùa xuân tới nay, lượng nước mưa so với năm ngoái ít hơn rất nhiều. Nhưng tình hình của Trần huyện còn đỡ, lượng nước của Lãng Thang Cừ rất lớn, tạm thời không có vấn đề gì lớn lắm. Nhưng Tào thái thú đã hạ lệnh đào ống dẫn nước từ hai bên bờ sông Lãng Thang Cừ. Những nơi khác hiện vẫn còn chưa có thông báo gì, chắc vấn đề cũng không nghiêm trọng lắm…
-Vậy bên ngoài Trần quận thì thế nào?
-Chuyện này ta cũng không rõ lắm.
Đặng Phạm nghi hoặc hỏi:
-A Phúc, sao ngươi lại hứng thú với chuyện này như thế?
Tào Bằng đem mọi lời Ngô lão phu nhân nói trên đường nói lại một lần nữa. Đặng Phạm và La Đức không khỏi nghiêm mặt lại.
-Nói vậy, lão phu nhân chắc sẽ bàn bạc với Tào thái thú, nhưng nếu chỉ dựa vào việc đào ống dẫn nước từ Lãng Thang Cừ sợ rằng không đủ dùng. Việc đào ống dẫn nước nhất định phải làm thật nhanh, hơn nữa còn phải càng nhanh càng tốt. Nếu như nhân công không đủ, các ngươi nên xin Tào thái thú cho phép quân tốt thủ hạ được hành động. Chuyện này cần phải tránh trước khỏi mang họa.
Đặng Phạm và La Đức nhìn nhau, cùng gật gật đầu.
-Nói ra thì, vị Ngô lão phu nhân kia rốt cuộc là ai vậy?
La Đức ngẩn ra:
-Tào đô úy, ngươi không biết lai lịch của Ngô lão phu nhân sao?
-Ta phải biết sao?
-Ngươi thật đúng là…Lão phu nhân chính là dưỡng tổ mẫu của Tào Công đấy.
-Dưỡng tổ mẫu?
La Đức hạ giọng nói:
-Chuyện này người biết cũng không nhiều lắm. Ta cũng là do nhận được công văn của Tiếu huyện, nghe đô hộ tướng quân tình cờ nhắc đến mà biết thôi. Ngươi hẳn cũng biết xuất thân của Tào Công chứ?
-Tào gia ở Tiếu huyện ta đương nhiên là biết.
-Vậy chắc ngươi cũng biết lai lịch của Cự Cao Công, gia phụ của Tào Công chứ?
Cự Cao Công cũng chính là Tào Tung.
Tào Bằng thoáng ngạc nhiên trong giây lát, chợt tỉnh ngộ, hiểu được ý tứ của La Đức.
Tam Quốc diễn nghĩa từng nhắc đến chuyện Tào Tung vốn mang họ Hạ hầu, sau này được nhận làm con thừa tự của đại thái giám thời đó là Đại Trường Thu Tào Đằng.
Thế nên trong Tam quốc diễn nghĩa từng nhiều lần mắng nhiếc Tào Tháo là con cháu của yêm đảng (bọn hoạn quan).
Thật ra, những năm cuối thời Đông Hán, nghe nói danh tiếng của Tào Đằng cũng không hề thấp, không phải là Thập Thường Thị gì cả. Y phụ tá bốn triều đại, cho đến thời kỳ Hán Hoàn Đế mới nghỉ hưu. Trải qua bốn đời vua, y chưa từng mắc khuyết điểm gì lớn. Hơn nữa, y từng tiến cử cho triều đình không ít người tài.
Ngu Phòng ở Trần Lưu; Biên Thiều, Diên Cố ở Nam Dương, Trương Ôn, Trương Miễn ở Hoằng Nông, Đường Khê, Triệu Điển ở Đồi Xuyên Đích…
Những người này đều do Tào Đằng tiến cử.
Từng có vị thứ sử Ích Châu kết tội Tào Đằng là tham ô, nhận hối lộ thế nhưng sau khi Tào Đằng biết được, không những không trách tội, ngược lại còn đề bạt người kia.
Từ Tào Đằng, có hai vị thái úy đã ra đời.
Một người chính là Trương Ôn.
Chính vì thế, khi Tào Tháo mới ra làm quan, từng giết thúc phụ của Tái Thạc, thống trị Lạc Dương, gặp nhiều tai họa như thế nhưng y vẫn bình an vô sự, cùng lắm là bị bãi miễn chức quan, buộc phải rời khỏi Lạc Dương. Nếu không nhờ phúc đức của tổ phụ Tào Đằng của y, chỉ sợ y khó có thể còn toàn mạng sống sót đi ra.
Tào Bằng quả thực là rất giỏi, là nhân vật cừ khôi.
Nhưng xuất thân của Tào Tung thật ra vẫn còn là đề tài rất mờ mịt trong lịch sử.
Tam Quốc chí không hề nói rõ ràng về người này. Chẳng qua chỉ là dựa vào tình hình lúc đó, Hạ Hầu gia cùng kết thông gia với Tào gia, nhưng Tào Đằng trên có anh cả, dưới còn có huynh đệ, dù muốn nhận con thừa tự cũng không có thể chọn người của Hạ Hầu gia được. Tào Tung rất có thể là con cháu của huynh đệ Tào Đằng, được y nhận làm con thừa tự rồi để ở bên cạnh. Dù sao, sau này Tào Tháo cũng cùng có quan hệ thông gia với Hạ Hầu thị. Những năm cuối thời Đông Hán, những người có cùng họ không được kết hôn với nhau. Nếu như Tào Tháo thật sự là con cháu của Hạ Hầu gia, thì như vậy y nhất định cũng phải tuân theo quy định này.
Những chuyện này đều là những giai thoại truyền miệng mà thôi.
-Ngươi muốn nói Ngô lão phu nhân là phu nhân của Đằng Công ư?
-Ha ha, đúng vậy!
Một thái giám lại có thể lấy vợ sao?
Tào Bằng thoáng mơ hồ, không hiểu!
Nhưng hắn nghĩ lại thái giám cũng là người. Ngô lão phu nhân sinh sống ở trong cung, nếu không có chỗ dựa vững chắc, e rằng cũng khó có thể sống nổi.
Đúng vậy!
Nhất định là như vậy.
Tào Bằng từng đọc trong một tác phẩm văn học, thấy đúng là có chuyện này.
Có lẽ Ngô lão phu nhân và Tào Đằng quả thực từng dựa vào nhau mà sống.
Sau này khi Tào Đằng về hưu, là người đã từng lập nhiều công lao, Hán Hoàn Đế đã ban hôn Ngô lão phu nhân cho Tào Đằng, dường như cũng là để tạ ơn. Phải biết rằng, sau này quyền lực của Tào Đằng tuy có suy yếu đi ít nhiều nhưng trong lòng Hoàng đế, y vẫn là người rất có công lao. Tào Đằng từng được phong làm Phí Đỉnh Hầu, đất phong của y sau này được Tào Tung kế thừa. Chính vì thế, có thể thấy được trong lòng Hán Hoàn Đế, Tào Đằng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.
Tào Tung được Ngô lão phu nhân nuôi nấng trưởng thành, vậy chẳng phải bà là dưỡng tổ mẫu của Tào Tháo thì là gì?
-Nghe thái thú nói Tào Công coi lão phu nhân như tổ mẫu thân sinh, cực kỳ tôn kính bà. Lão phu nhân không để ý chuyện bên ngoài lắm, nhưng nếu bà đã nói, Tào Công tất sẽ nghe theo.
Tào Bằng lặng yên suy nghĩ.
Sau khi ăn uống xong, đã đến giờ tý. Đọc Truyện Online mới nhất ở Trà Truyện
Tào Bằng trở về trạm dịch, đang chuẩn bị nghỉ ngơi, nhưng không ngờ trong phòng Hoàng Nguyệt Anh, đèn đuốc vẫn sáng choang.
-A Loan, tỷ còn chưa nghỉ sao?
Bộ Loan đỏ mặt, ngẩng đầu nhìn Tào Bằng, nhẹ nhàng gật đầu.
-Sau khi tỷ tỷ xuống xe xong, luôn ở trong phòng không ra ngoài a.
Đến cơm tối, nàng cũng dùng trong phòng. Ta và Hoàn tỷ tỷ cùng nhìn thì thấy tỷ tỷ đang cầm một quyển sách lật xem, còn vẽ một bức tranh nữa.
Tào Bằng gãi gãi đầu, cùng Bộ Loan bước tới cửa phòng của Hoàng Nguyệt Anh.
Quách Hoàn đang dựa vào cửa ngủ gật, chợt nghe thấy tiếng bước chân liền tỉnh lại. Vừa thấy Tào Bằng, nàng bước lên trước hành lễ.
-Công tử!
-Tỷ tỷ ở trong phòng làm gì vậy?
-Ta không biết. Tỷ tỷ bảo chúng ta ở ngoài không được vào, nói là đừng quấy rầy nàng.
Tào Bằng nghe thấy thế thì nghi hoặc, không hiểu rốt cuộc Hoàng Nguyệt Anh làm chuyện gì. Vì vậy, hắn tiến lên, nhẹ nhàng gõ cửa phòng.
-Ai đó?
-Là ta!
Trong phòng vang lên tiếng bước chân. Ngay sau đó, cửa phòng mở ra.
-A Phúc, huynh vừa uống rượu à?
Tào Bằng cười ha ha, nói:
-Ngũ ca không nên lôi kéo ta mới phải, nhưng ta cũng không tiện từ chối. Được rồi, đã trễ thế này, nàng sao còn chưa nghỉ ngơi?