Tào Tặc

Chương 247: Hạ Hầu Chân

Đặng Tắc có công nên được phong làm Đồn điền đô úy tiếp tục quản lý Hải Tây. Có điều hiện giờ Hải Tây hơn một năm trước rất nhiều, diện tích được mở rộng tới ba lần. Phía Bắc tới Y Lô, phía Nam tới Hoài Thủy, phía Tây vượt qua Du thủy nối liền với Khúc Dương, phía Đông tiếp giáp với bờ biển.

Huyện Y Lô do Bộc Dương Khuê làm huyện lệnh.

Nguyên Huyện úy Hải Tây Phan Chương được phong chức biệt bộ Tư Mã, lệnh làm huyện lệnh Khúc Dương giúp đỡ Đặng Tắc thực hiện đồn điền.

Chu Thương thì nhận chức Đông bộ đốc bưu tào duyện Quảng Lăng, kiêm huyện úy Hải Tây. Nhiệm vụ chủ yếu của y là tuần tra khu vực duyên hải Đông Hải. Nguyên binh tào Hải Tây là Phùng Siêu thì được lên chức huyện úy Hải Tây quản lý trật tự trị an. Đặng Chi được phong làm chủ bộ Hải Tây tiếp nhận chức vị của Bộc Dương Khuê và Đái Càn.

Đái Càn thị được phong làm Diêm độc trưởng, điều tới Hoài Nam. Việc lên chức này cũng là do Trần Quần tiến cử và được Trần Đăng đồng ý.

Sau đó, Bộ Chất dược phong làm Hải Lăng úy tiếp nhận chức vụ ban đầu của Tào Bằng. Vương Húc thì lưu lại thủ Hải Lăng, nguyên tinh binh Hải Lăng được phái tới đóng ở đình Đông Lăng.

Có điều khiến cho người ta giật mình đó là chức Nông đô úy lại do Vương Mãi nhận.

Vốn người có khả năng nhất là Tào Bằng nhưng lại không hề được phong...

Trong số những người giật mình có cả Vương Mãi. Vương Mãi sau khi nhận được lệnh thì tới Hải Tây hỏi Tào Bằng.

- Do ta đề cử huynh.

- Cái gì?

Tào Bằng cười cười như không coi trọng tới việc đó.

- Ta làm sai nên phải chịu trừng phạt. Vốn Tào công định cho ta làm chức Nông đô úy Quảng Lăng nhưng có điều Tào công sai Quách Tế Tửu tới hỏi ý kiến của đệ, vì vậy mà đệ tiến cử huynh. Huynh đang ở Hải Tây đã thấy được quá trình hình thành đồn điền, hơn nữa lại đóng ở Hải Lăng hơn một năm nên hiểu biết về tình hình ở đó. Có sự giúp sức của Tử Sơn càng không có vấn đề gì nữa.

- Vậy còn ngươi?

- Đệ...trở về Hứa Đô.

Tào Bằng trả lời rồi kéo tay Vương Mãi nói:

- Đầu Hổ ca! Huynh phải cố gắng mới được. Đệ mất rất nhiều sức mới tiến cử được cho huynh nhận chức đó. Thậm chí đệ còn tới viếng thăm Trần thái thú thuyết phục y. Huynh ở lại có nhiệm vụ rất quan trọng, chẳng những phải phối hợp với Trần thái thú mà còn phải làm cho phía Đông của Quảng Lăng trở nên phồn vinh, đồng thời cũng phải phối hợp với tỷ phu khiến cho Hải Lăng và Hải Tây trở thành một thể.

Vương Mãi ngây người:

- Ta có thể làm được sao?

- Có được hay không thì bây giờ huynh không còn đường lui nữa. Huynh làm tốt thì ta có mặt mũi mà huynh không làm tốt thì ngay cả cha của huynh cũng mất mặt. Nếu đã nhận cái vị trí này thì nên nghĩ cho kỹ xem làm thế nào, đừng có nghĩ tới cái gì khác. Nếu như có gì thắc mắc thì có thể hỏi Tử Sơn tiên sinh.

Vương Mãi do dự một lúc mới gật đầu đồng ý. Hiện giờ Vương Mãi có thể coi như là nhân vật có số dưới trướng của Tào Bằng. Không chỉ bởi gã và Tào Bằng là anh em kết nghĩa mà cũng vì cha của y là Vương Mãnh bắt được Trần Cung nên được ban thưởng chức Ngũ Đại phu, kiêm Hổ Bôn trung lang. So với cái chức Hổ Bôn Lang tướng trước kia thì tăng lên hai bậc chỉ dưới có Điển Vi.

Hơn nữa lần này Tào Bằng cố gắng tiến cử Vương Mãi khiến cho Tào Tháo chú ý.

Năm nay Vương Mãi đã mười bảy, kinh nghiệm có thể nói là phong phú. Gã từng đi lính ở thành Cửu Nữ, từng giết người. Khi Tào Bằng không có mặt từng chủ trì Hải Lăng.

Sự đánh giá của Tào Bằng đối với Vương Mãi là một người có quy củ.

Gã không có gì tài hoa nhưng được cái cần cù và làm việc chăm chỉ.

Sau khi nói rõ cho Vương Mãi thì không cần phải quan tâm tới nữa. Gã nhất định sẽ nghĩ cách làm cho thật tốt. Với cái tính đó hoàn toàn thích hợp với chức Nông đô úy.

Chức trách chủ yếu của Nông Đô úy nói thẳng ra là đồn điền có phần tương tự với Đồn điền Đô úy. Sau khi có kinh nghiệm từ đồn điền ở Hải Tây, không cần phải làm mới. Điều Vương Mãi cần phải làm đó là phân bố để cho đồn điền đi vào quỹ đạo. Mà đây cũng là chuyện Vương Mãi am hiểu.

Vương Mãi chỉ cần phục chế theo hình thức ở Hải Tây là được rồi. Với hai tầng quan hệ đó, Đặng Tắc cũng sẽ giúp đỡ cho Vương Mãi. Nguồn tại http://Trà Truyện

Nếu là một người khác có lẽ Đặng Tắc chưa chắc đã nhiệt tình giúp đỡ. Dù sao thì người nào cũng có suy nghĩ riêng...

Còn trước đó, Đặng Phạm cũng theo Tào Hồng tới Trần quận làm binh tào sử. Có thể nhận ra được sự coi trọng của Tào Hồng đối với Đặng Phạm, thoáng một cái đã ủy thác trọng trách. Bổng lộc của Binh tào sử không phải là cao, chỉ chừng ba trăm thạch, lương tháng ba trăm bảy mươi đấu nhưng là một chức quân đúng nghĩa, quản lý chiến sự ở Trần quận. Đặng Phạm mười tám tuổi có được bổng lộc như vậy cũng là điều phù hợp. Hơn nữa cũng giống như cái chức Nông đô úy của Vương Mãi, chức của Đặng Phạm đều có thực quyền. Có thể tưởng tượng được tương lai của gã sẽ rất tốt.

Cuối cùng thì chỉ có Tào Bằng là ít nhất. Hắn chỉ có một cái tước vị Ngũ đại phu lại thêm cái chức hư đanh là Kỵ đô úy. Nhưng thật ra Tào Bằng cũng không để ý mà còn rất thoải mái.

Tào Tháo ca khúc khải hoàn trở về Hứa Đô, vốn Tào Bằng phải đi theo hộ tống. Nhưng do Đặng Tắc gửi thư nên hắn phải quay lại Hải Tây, chờ sang năm đưa Tào Nam và Đặng Ngải cùng nhau về Hứa Đô, đoàn viên với gia đình. Tào Tháo cũng không hỏi tới việc này liền đồng ý cho Tào Bằng nghỉ ngơi.

Cái chức Đồn điền đô úy mặc dù không to nhưng có thể nói là rất quan trọng. Điều quan trọng nhất đó là cái chức này trực tiếp nhúng tay vào chiến sự, quản lý ba ngàn binh mã. Theo quy định thì tướng lĩnh quản binh phải lưu người nhà ở Đô thành để làm con tin. Có điều cái quy định này rất nhiều người đều quên. Hiện giờ Đặng Tắc chủ động đối với Tào Tháo mà nói là điều hoàn toàn hợp ý. Bởi vậy mà có thể thấy được cả nhà Tào Bằng không hề có ý mưu phản, khiến cho Tào Tháo càng thêm yên tâm. Đã như vậy, Tào Bằng liền lưu lại ở Hải Tây.

Sau khi trở về Hải Tây, Tào Bằng lại trở thành người an nhàn số một trong huyện nha. Mỗi ngày, hắn tới chợ nói chuyện với chín đại thương nhân hoặc là kéo Cam Ninh tỷ thí. Khi mùa xuân đến, hắn dẫn Hoàng Nguyệt Anh và hai tỳ nữ cùng với Hác Chiêu ra khỏi thành luyện binh, đi chơi trong tiết thanh minh phải nói là hết sức tiêu dao tự tại. Trong khoảng thời gian này, cuối cùng thì Tào Bằng cũng đột phá được giai đoạn Dịch Cân mà tiến vào cảnh giới Tẩy tủy. Cái gọi là tẩy tủy thực ra cũng là luyện thần hoàn hư. Hắn luyện ám kình tới chí nhu dựa theo quyền kinh nói nhờ đó mà chính thức bước vào giai đoạn hóa kình.

Yếu điểm của tẩy tủy chính là hư tĩnh tại tâm. Trong quyền kinh có nói: Quyền mà không có quyền, ý mà không có ý, tưởng như vô tình nhưng lại có ý. Tất cả đều không hề có ý định, chỉ thuận theo đối phương...

Luyện công tới trình độ này đã không còn đơn thuần là luyện mà còn phải "dưỡng" và "ngộ". Kiếp trước Tào Bằng cũng chỉ luyện tới giai đoạn Dịch Cân cho nên sau khi tẩy tủy phải luyện như thế nào, "dưỡng ra sao" và "ngộ" thế nào thì không hề có một chút kinh nghiệm, tất cả mọi thứ hắn đều phải từ từ tìm hiểu. Tình huống mỗi người một khác nhau cho nên mặc dù Cam Ninh đã đạt tới cảnh giới tẩy tủy nhưng cũng không thể giúp được Tào Bằng. "Luyện" tới cực điểm, "dưỡng" tới cực điểm và "ngộ" tới cực điểm hoàn toàn phải dựa vào bản thân. Người ngoài nhiều nhất chỉ có thể nói cho một chút tâm đắc chứ không giúp được gì khác.

Có thể nói bắt đầu từ bây giờ tất cả những kinh nghiệm từ kiếp trước đã không còn tác dụng. Tiếp theo phải để Tào Bằng tự mình tìm hiểu và nắm giữ.

Qua ngày mười lăm tháng giêng, Tào Bằng dẫn Hác Chiêu cùng với ba trăm binh lính từ Hải Tây, hộ tống Tào Nam cùng với Hoàng Nguyệt Anh, hai cô gái Quách Hoàn và Bộ Loan khởi hành trở về Hứa Đô. Có điều trước đó, Tào Bằng nhận được một phong thư nói hắn khi đi ngang qua Đàm huyện thuận đường đón một người.

Người viết phong thư này chẳng phải ai khác mà chính là huynh trưởng kết nghĩa của Tào Bằng - Tào Chân. Mà người Tào Chân ủy thác Tào Bằng đón có tên là Hạ Hầu Chân.

Không ngờ người đó lại có cùng tên với Tào Chân.

Dù sao thì Tào Bằng cũng không có chuyện gì lớn chỉ thuận đường mà thôi. Thay đổi duy nhất đó là phải đổi đường. Vốn Tào Bằng dự định qua Bành thành, núi Việt Dương, vượt qua Trần Lưu rồi về tới Hứa Đô. Nhưng hiện tại hắn đành phải thay đổi đường từ quận Hạ Giao tới Bái quốc rồi sau đó quan Trần quận trở về Hứa Đô. Đàm huyện nằm ở nước Bái. Vừa hay còn có thể gặp được Đặng Phạm.

Sau khi xác định lộ trình, Tào Bằng liền khởi hành. Trải qua mười ngày, đoàn người đã tới được Đàm huyện.