Tào Tặc

Chương 12: Đặng thôn ở Cức Dương

Đoàn xe đi qua thôn Nghi Thu, xa hơn có thể thấy được ngôi thành...

Tư Mã Huy và Bàng Quý ngồi lâu nên từ trên xe bước xuống. Văn Sính lập tức sau người dắt hai con ngựa tới rồi đỡ họ lên ngựa.

Khắp nơi toàn một màu tuyết trắng lạnh lùng.

Tuy nhiên, bầu không khí trong trẻo lại khiến cho tinh thần người ta thoải mái.

- Đức Tháo! Ngươi dường như đã bị thuyết phục.

Bàng Quý và Tư Mã Huy sánh ngựa đi cùng nhau mà cười nói:

- Nhưng nghĩ kỹ thì tiểu tử họ Tào nói cũng có lý.

Tư Mã Huy nói:

- Trong lòng Nguyên An tiên sinh có lẽ cũng đồng ý.

- A! Chuyện này...

Bàng Quý liếc nhìn Tư Mã Huy thấy y vẫn bình tĩnh thì cười ha hả.

Tư Mã Huy không nói gì, chỉ hơi nhếch miệng.

Đối với ý kiến của Tào Bằng thì Tư Mã Huy hay Bàng Quý cũng vậy, ngoài miệng mặc dù không tỏ vẻ gì nhưng trong lòng lại rất xúc động.

Thực ra không phải do tầm mắt của họ nông cạn mà tình hình hiện nay không rõ ràng lắm.

Tào Tháo đón thiên tử mặc dù được danh nghĩa nhưng trong lòng nhân sĩ, đặc biệt là một số gia tộc lớn thì vẫn có chút mâu thuẫn với y. Một mặt là xuất thân của Tào Tháo kém với Viên Thiệu còn mặt khác khi Tào Tháo ở Duyện Châu diệt Biên Nhượng đúng là đã động tới rất nhiều người. Biên Nhượng là ai? Đó là những người đại diện cho Đông Hán những năm cuối cùng..

Thậm chí có người nói Biên Nhượng là hậu nhân của Thái Ung, là nhân vật lớn đương thời.

Nhưng một người như vậy lại bị Tào Tháo giết. Vì vậy mà sau khi Biên Nhượng chết mới nổi lên loạn Duyện Châu khiến cho Lữ Bố nhân cơ hội cướp lấy rồi mới có ba lần đánh Bộc Dương, qua đó làm cho Duyện Châu mới hồi phục được một chút lại trở nên tan hoang. Sau đó, Tào Tháo đành phải chuyển tới Dự Châu, một mặt tránh né sự oán hận của các gia tộc ở Duyện Châu, mặt khác cũng vì Dự Châu tương đối tốt hơn. Nhưng cho dù y tới Dự Châu thì ảnh hưởng do việc giết Biên Nhượng tạm thời không thể nào xóa bỏ.

Cho nên rất nhiều người, đặc biệt là kẻ sĩ, khi bàn về Tòa Tháo theo bản năng sẽ phản cảm.

Tư Mã Huy cũng chưa tiếp xúc với Tào Tháo, nhưng gì y biết về Tào Tháo phần lớn là những chuyện lan truyền trong dân chúng.

Cho dù là Bàng Quý từng tiếp xúc với Tào Tháo nhưng những ý nghĩ kia đã có trước trong đầu nên khiến cho gã cũng phản cảm.

Nếu đêm so sánh Tào Tháo với Viên Thiệu thì đúng là có sự cách biệt.

Nhưng hôm nay Tào Bằng nói về "mười thắng, mười bại" lấy chuyện Chư hầu hợp binh thảo phạt Đổng Trác làm gốc, vạch rõ Viên Thiệu có quá nhiều điểm yếu.

Nếu là người khác có lẽ sẽ không để ý tới lời của Tào Bằng.

Nhưng Tư Mã Huy và Bàng Quý không phải là người bình thường vì vậy mà suy nghĩ kỹ cũng hiểu lời của Tào Bằng không phải nói bừa.

Có lẽ là Tào Tháo có chút đáng chú ý.

- Đức Tháo! Lần này ngươi về có dự định gì không?

- Ừm! Ta định về nhà, thu đồ đệ dạy học.

Bàng Quý ngẩn người nói:

- Ngươi định từ chối lời mời của Cảnh Thăng?

Tư Mã Huy gật đầu:

- Thực ra trên đường đi ta cũng suy nghĩ về vấn đề này. Hiện giờ thời cuộc rất loạn, nếu lúc này ta dấn thân vào chỉ sợ sẽ bị cuốn vào trong chuyện thị phi. Lưu Kinh Châu này...

Y nói tới đây liền nhìn hai bên.

Do y đi cùng với Bàng Quý cho nên Văn Sính cũng không theo sát sau lưng, mà chỉ dẫn người đi cách một đoạn để bảo vệ.

Tư Mã Huy thấp giọng nói:

- Ta thấy mặc dù thanh danh của Lưu Kinh Châu vang dội, dòng dõi Hán thất, xuất thân cao quý. Tuy nhiên lại có tính đa nghi, không dễ nói chuyện. Một mình một cõi mà không có chí, không phải là người làm nên nghiệp lớn. Vừa đa nghi, thích nói ba hoa lại không có chí tiến thủ... Chỉ ba điểm đó đủ không thể chinh phạt được thiên hạ. Nếu như không phải Lưu Biểu có chút hư danh lại là dòng dõi nhà Hán thì chỉ sợ muốn ngồi ở Kinh Châu cũng không xong.

Bàng Quý yên lặng không nói gì.

Tư Mã Huy có thể đánh giá Lưu Biểu là vì y không mang cái mác danh sĩ, nên không có gì e ngại. Nhưng Bàng Quý thì khác, ít nhất trước mắt Lưu Biểu là chủ công của hắn. Là kẻ bề tôi không nên bàn luận quá nhiều về chủ của mình. Nhưng nếu như chủ nhân... Tư Mã Huy nói cũng đúng. Lưu Biểu có tính đa nghi. Chỉ với bốn chữ này đủ khiến cho Bàng Quý ngậm miệng.

- Thu đồ đệ dạy học cũng được. Kinh Tương chúng ta địa linh nhân kiệt, có được hiền tài dậy dỗ chắc chắn là một chuyện đáng mừng. Đức Tháo! Nếu ngươi quyết chí dậy học ta có một chuyện muốn nhờ. Ngươi cũng biết ta có hai đứa con. Bàng Lâm còn nhỏ. Trưởng tử Sĩ Nguyên dã gần hai mươi vẫn chưa mời người quản giáo. Đứa bé ấy trời cho có tính tài hoa xuất chúng, chỉ có điều tính tình kiêu ngạo, cần phải được người quản giáo.

Nếu Tào Bằng có mặt ở đây chắc chắn sẽ giật mình.

Sĩ Nguyên?

Trong Tam Quốc chí, có mấy người tên là Sĩ Nguyên? Hoặc nói ngoại trừ Phượng Sồ tiên sinh ra còn người nào khác có tên Sĩ Nguyên sao?

Hắn chưa nghe nói tới tên của Bàng Quý nhưng lại biết tên của Phượng Sồ tiên sinh.

Không ngờ Bàng Quý lại là phụ thân của Bàng Thống?

Tư Mã Huy mỉm cười:

- Tài hoa của Sĩ Nguyên ta cũng được nghe thấy từ lâu. Nguyên An tiên sinh quá khách khí. Nếu tiên sinh không chê Huy tài sơ học thiển thì cho gã tới đây. Ừm! Cách đây ba năm trước khi Quân Cống tiên sinh chết có từng gửi con cho ta. Chỉ có điều lúc đó ta bận chu du khắp nơi cho nên vẫn chưa dạy được. Bây giờ có thêm Sĩ Nguyên cho chúng có bạn.

- Ngươi nói tới chẳng lẽ là thứ tử của Gia Cát Khuê là Gia Cát Lượng sao?

- Tiên sinh của biết?

- Ha ha! Làm sao mà ta lại không biết?

Bàng Quý cười ha hả nói:

- Gia Cát Lượng mặt dù còn nhỏ những rất có tài.

Nếu có Đức Tháo làm thầy thì Kinh Châu đúng là có phúc. Ừm! Có thêm nó thì có thể dập bớt sự kiêu ngạo của khuyển tử nhà ta.

Năm Kiến An... Trên đường đi tới Tương Dương...

Thủy Kính tiên sinh nổi danh trong tương lai quyết định thu trò dạy học.

Cũng từ hôm nay, hai cái tên thậm chí còn nổi hơn của Thủy Kính tiên sinh là Ngọa Long và Phượng Sồ chính thức trở thành môn hạ của Thủy Kính.

Năm nay, Ngọa Long Gia Cát Khổng Minh mới có mười lăm tuổi.

Trong năm này, Phượng Sồ Bàng Thống tức Bàng Sĩ Nguyên cũng đã đến tuổi đội mũ...

Chỉ có điều không ai biết trong lòng Tư Mã Huy còn muốn thu thêm một người.

Trong cái đêm gió tuyết, bên ngoài trấn Dương Sách, người thiếu niên gầy gò đã để lại ấn tượng rất sâu với Tư Mã Huy. Có điều, Tư Mã Huy vẫn có chút do dự...

.........

Hắt xì!

Tào Bằng ở trong xe ngựa hắt xì một cái.

Chiếc xe hết sức thoải mái, bên trong có đủ mọi thứ lại còn có hai tấm da sói để lót.

Được Tư Mã Huy tặng xe nên đường đi dễ dàng hơn nhiều.

Đi bộ làm sao mà thoải mái bằng ngồi xe? Mặc dù Vương Mãnh là một thợ săn nhưng dù sao cũng là một tướng cừ của Khăn Vàng. Ngựa kéo xe không cần phải là ngựa tốt. Vương Mãnh từng cưỡi chiến mã cho nên điều khiển mấy con ngựa chạy chậm là chuyện dễ dàng.

Y và Vương Mãi phụ trách đánh xe, có đôi khi Tào Cấp cũng thay cho một chút.

Đến đêm, bọn họ ở luôn ngoài đồng. Dù sao thì với hai nhà săn bắn chẳng lo gì không có ăn. Mặc dù Kinh Châu không có cái cảnh ban đêm không cần đóng cửa, ra đường không nhặt của rơi nhưng đoạn đường này về sau cũng bình an, không có gì rắc rối. Bạn đang đọc chuyện tại Trà Truyện

- Hiền đệ! Thể chất của a Phúc phải rèn luyện thêm.

Hiện tại, Vương Mãnh nhìn Tào Bằng không còn như trước nữa.

Đứa nhỏ này không phải là một đứa nhỏ tầm thường. Đây chính là thần đồng dám bác bỏ ý kiến của Nguyên An tiên sinh, trong tương lai chắc chắn sẽ làm nên chuyện lớn.

Vương Mãnh phiêu bạt cả nửa đời người, từng lảm phản tặc, từng giết người...

Nhưng xét tổng thể mà nói thì gã cũng chưa làm được chuyện gì lớn. Có lẽ đời này, y đành phải chịu sống cuộc sống uất ức. Với y thì không sao nhưng Vương Mãnh không hy vọng đưa con của mình lại đi theo mình. Nếu nói võ nghệ, Vương Mãnh cũng biết rõ bản lĩnh của mình. Nếu đối phó với bảy, tám người bình thường thì còn được nhưng chẳng may gặp phải cao thủ thì lành ít dữ nhiều.

Hiện tại, Tào Bằng lại cho gã thấy một cái hy vọng khác.

Nếu tương lai Tào Bằng có thể nổi danh thì để cho Vương Mãi làm bạn với hắn chắc chắn sẽ có lợi.

Có thể thấy Vương Mãnh đúng là một người cha điển hình, luôn hy vọng con của mình có được cuộc sống tốt.

Còn Vương Mãi thì giống như Thiên Lôi sai đâu đánh đó của Tào Bằng. Mặc dù công phu của hắn tốt nhưng cũng biết rõ nếu không có người dẫn đường thì sau này thành tựu cũng chỉ có hạn...

Thực ra Tào Bằng không biết rằng trong lịch sử Vương Mãi cũng xuất hiện, cũng để lại danh tiếng.

Có điều thời điểm y xuất hiện hơi muộn.

Gần bảy mươi tuổi giữ chức tiên phong theo Hoàng Phủ Khải chinh phạt Thục Hán tới thẳng Thành Đô...

Nhưng y cũng chỉ dừng lại ở đây chứ không có ghi chép nào khác.

Từ góc độ này mà nói thì cuộc đời của Vương Mãi chắc chắn sẽ vất vả.

- A Phúc! Ngươi ăn nhiều thêm một chút, nếu không thì làm sao có sức?

Nhìn thân thể gầy yếu của Tào Bằng, Vương Mãnh thấy sốt ruột.

Quay sang nhìn nhi tử bảo bối của mình đã xơi hai cái bánh mì to, nửa con thỏ mà vẫn còn đang ăn tiếp.

Thực ra Tào Cấp cũng đau đầu. Lúc này, y cũng nhận thấy đứa con bảo bối của mình không phải là người thường mà chính là niềm hy vọng của cả nhà y.

- Bằng nhi! Ăn thêm đi.

Tào Bằng chỉ biết cười khổ. Hắn cũng muốn ăn thêm một chút nhưng không nuốt nổi.

Thân thể của hắn đúng là quá kém.

Nhưng muốn điều dưỡng cũng không phải trong một thời gian ngắn có ngay hiệu quả.

Con đường này còn phải cần rất nhiều thời gian. Cả vạn dặm đường ngay cả bước đầu tiên còn chưa đi được, hắn còn phải cố gắng nhiều.

- Được rồi! Nghỉ ngơi xong chúng ta xuất phát.

Có lẽ vì nhi tử tăng thêm lòng tự tin cho nên Tào Cấp cũng nói nhiều thêm, đồng thời có chút lo lắng.

- Hôm nay chúng ta không nghỉ ngơi, tiếp tục đi có lẽ sáng mai sẽ tới được Đặng thôn. Có chuyện gì thì tới đó rồi nói sau.

Vương Mãnh cũng đồng ý còn Trương thị thì không có ý kiến gì.

Vì vậy mà tất cả lại trèo lên xe, Vương Mãnh và Tào Cấp đánh xe, Trương thị cùng với hai đứa bé vào trong xe nghỉ ngơi.

Vương Mãi chẳng có chuyện gì nên lên xe một chút thì há hốc mồm, ngáy khò khò. Nhưng Tào Bằng lại suy nghĩ sau khi về tới Đặng thôn nên làm thế nào. Đồng thời gã còn định tập lại công phu bao nhiêu năm của mình...

Không biết hắn còn có bao nhiêu thời gian nữa?