Ta Chăn Nuôi Ở Thời Đại Nguyên Thủy

Chương 16: Xây nhà



Buổi Chiều tại Bộ tộc Đại Việt, Mạnh đang kiểm kê lại lương thực của mấy ngày nay.

“ Lúc mì mấy ngày nay thì cũng được khoảng 8 tấn đủ để cả làng ăn trong vòng mấy tháng, ngựa thì bắt được 4 con cừu khoảng 5 con”. Mạnh đã để 1 khoảng trống cách bộ tộc 50m làm trang trại, mới đầu khi bắt lũ cừu về chúng cũng rất ương bướng nhưng sau khoảng 1 tháng cho chúng ăn đầy đủ là được.

Nhưng với giống ngựa thì không thể thuần hóa theo cách đó được, nên phải thuần hóa chúng từ từ.


Mấy Ngày nay gỗ cũng đã chặt được khá nhiều nên Mạnh chuẩn bị làm 1 ngôi nhà bằng gỗ mỗi ngôi nhà có thể chứa được 35 người.

Địa điểm làm nhà là ở gần sát khu rừng để thuận tiện cho việc chặt gỗ, săn bắt. Tiếp đó Mạnh chỉ đạo tất cả người trong bộ tộc thi công xây dựng căn nhà Mạnh định chơi 2 tầng cho nó máu nhưng do vì kĩ thuật ở thời kì này còn kém nên Mạnh chỉ xây dựng căn nhà có chiền dài 30m, chiều ngang 8m.

Xây thành 3 ngăn 2 ngăn bên cạnh để ngủ, ngăn ở giữ hơi rộng ra 1 tí để có thể để toàn bộ người trong bộ tộc ăn uống ở đấy.

Không những thế Mạnh còn tạo ra thêm 1 cái kho dài 5m, rộng 10m. Dùng để chứa lương thực.

Còn về phần lúa mì thì, không thể cứ thế mà ăn luôn được phải qua công đoạn chế biến, bằng cách dải lúa ra bên ngoài rồi để 1 tảng đá lên lúa rồi cứ thế kéo qua kéo lại cho bao giờ hạt thọc rơi ra hết thì bắt đầu gom lại rồi mang đi phơi.

Hoặc cũng có thể làm bằng cách khác đó là Néo công cụ dùng để kẹp lúa lại, và đập xuống cối đá, tảng đá để làm cho những hạt thóc lìa ra khỏi rơm (thân cây lúa). Néo được làm bằng hai thanh tre tròn (gọi là cán néo), chắc, dài 30 cm. Tại vị trí 1/3 đầu trên mỗi thanh tre, có một sợi dây bện dài 20 cm liên kết giữa hai thanh tre lại với nhau

Trong vòng 10 ngày cũng xong hết, Mạnh lại làm ra 3 cái Cối xay thóc mà cối xay thóc là dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo. Cối xay thóc còn được gọi là cối xay lúa.


Cối xay thóc truyền thống, gồm một thớt trên và một thớt dưới (theo cách gọi dân dã). Thớt bên dưới cố định, thớt bên trên bên trong trát đất, khoét hình chảo lõm, có thể quay tròn theo một trụ (trục), gọi là ngõng cối, nằm cố định ở giữa thớt dưới, ngõng cối có thể được làm bằng gỗ.

Phần thớt trên có một tràng xay, còn gọi là tay quay, khi xay nó được lắp vào một bên tai cối. Cối được đặt trên một chiếc giá tre có 4 chân.

Còn về chỗ đựng lúa thì Mạnh lấy mấy cái chum gốm được làm mấy ngày trước được khoảng 20 cái, nhìn số lượng là biết không đủ Mạnh lại tập trung toàn bộ người trong bộ lạc vào việc chế tạo đồ gốm, bát, nồi, niêu thì đủ rồi nhưng chỉ thiếu mỗi chỗ đựng thức ăn đựng nước uống

Đợi khoảng vài ngày nữa thì sẽ có thể tạo ra bột mì đến lúc đó thì sẽ làm được ra mì rồi.

Căn nhà xây thì mất khoảng 15 ngày. Trong ngày đầu tiên phần khung, cũng như là phần khó khăn nhất cũng đã được hoàn thành. Tuy nhiên dùng dây buộc thì chắc chắn không thể chắc được nếu mà có bão thì nát là cái chắc, tuy vậy nó vẫn được cố định để không bị sập.

Tiếp đó ngày thứ hai, công việc khá là dùng đầu óc hơn nhiều đó chính là xây dựng vách tường và hệ thống thoát khí khi đun nấu nướng.


Vật liệu để thay thế có gạch với xi Măng là Đá còn hỗn hợp bùn rơm thì có tác dụng dư xi măng. Tuy không chắc chắn bằng, thế như tại thời kỳ này, chính là vật liệu bền chắc nhất.

Nội thất bên trong nhà là 4 cái sàn được làm bằng gỗ bên trên có trải 1 lớp da thú được khâu lại còn về gối và chăn cũng được làm bằng da thú nhưng bên trong lại là lông cừu nó có thể giữ ấm. Tuy nhiên hiên tại là thời gian Giao mùa Hạ và thu nên cũng không cần lắm.

Đám người Irun với Yu nhìn thấy căn nhà mà Thủ Lĩnh xây dựng lên ánh mắt không ngừng hâm mộ Mạnh.

Mạnh liền nói: “ từ giờ mọi người ở đây không cần chui rúc trong hang để sống, nhưng nghiêm cấm chơi lửa trong nhà với vẽ bậy lên tường Đặc biệt là cấm nặng về việc đái ỉa trong nhà, nếu như ta phát hiện thì người đó sẽ phải vào trong hang sống.”