Thanh Lam thấy kinh công của nàng tuyệt diệu như vậy cũng phải khen ngợi thầm, liền thuận tay trao lại cây nhuyễn tiên cho nàng.
Thiếu nữ áo đỏ hổ thẹn đến mặt đỏ bừng, sÚyt tý nữa thì khóc ra tiếng, vừa tức giận vừa lo âu, đáp:
- Đó là vì đã sử dụng xảo kế. Như vậy bổn cô nương chưa phải là thua. Có giỏi thì hãy đua thử ám khí với bổn cô nương, và phải cận thẩn với môn
"Bắc Cự Hàn Tinh" của chúng tạ..
Thanh Lam thấy nàng hậm hực nói
như vậy, mà không thấy nàng quay người lại giơ tay lên ném gì cả, nhưng
đột nhiên chàng thấy ở trước mặt có một sao bạc lấp lánh, đồng thời lại
có hơi lạnh dồn tới nữa. Chàng giật mình kinh hãi, vội nhún chân một
cái, nhảy lên trên cao hơn trượng. Chỉ nghe thấy có tiếng kêu "vèo vèo", một đám sao bạc đã lướt qua dưới chân chàng, hơi lạnh bốc lên rất mạnh.
Thì ra thứ ám khí đó tên là "Hắc Bạch Hàn Tinh" để ở trước ngực thiếu nữ áo đỏ. Lúc bắn ra chỉ cần để tay vào ngực khẽ bấm vào cái chốt máy móc thì liền có một chùm sao bạc bắn ra, chả cần ngắm nghía gì cả, cứ việc bấm
chốt cho nó bắn ra là trúng ngay kẻ địch, khiến địch không sao đề phòng
nổi, thật là ác độc vô cùng. Thứ ám khí độc đáo này không riêng gì Thanh Lam mới gặp lần đầu mà cả các cao thủ khác trong võ lâm Trung Nguyên
cũng không mấy ai hay biết.
Thanh Lam vừa kinh hãi vừa tức giận, ở trên không lượn một vòng, nhẹ nhàng hạ chân xuống đất. Chàng giơ tay
trái lên khẽ búng một cái, ba viên kim hoàn lần lượt bay ra, nhằm ba nơi yếu huyệt của thiếu nữ bắn tới, mồm thì quát lớn:
- Tiểu sinh với cô nương không có thù oán gì hết. Tại sao lại đột nhiên hạ độc thủ đối phó với tiểu sinh như thế?
Thiếu nữ áo đỏ giở thân pháp quái dị ra, tránh khỏi hai viên kim hoàn, rồi
giơ tay ra để bắt trái thứ ba. Ngờ đâu tay nàng chưa va chạm đụng vào
trái kim hoàn ấy thì đã có tiếng kêu "veo veo" rất khỏe, ba trái Kim
Hoàn đã lần lượt quay trở về, bay vào trong tay chàng.
Thiếu nữ
ngẩn người ra, ngạc nhiên vô cùng, vì nàng coi Bắc Cực Hàn Tinh của mình là một môn ám khí độc đáo nhất võ lâm, không ngờ ba trái kim hoàn của
đối phương lại biết tự động bay trở về như thế. Nhưng nàng vừa suy nghĩ
vừa cười nhạt một tiếng tay phải đã thò vào túi lấy ra một vật gì và rủ
lên trước gió. Liền có chùm khói đen nhằm đầu chàng úp chụp xuống.
Chắc môn ám khí này thế nào cũng độc ác vô cùng. Quả nhiên, chàng còn nhớ ân sư vẫn thường nói, những tà ma ngoại đạo trên giang hồ vẫn thường luyện những sương độc, khói độc, khi ném ra như một làn khói nhẹ, hễ đối thủ
ngửi phải là bị trúng độc ngaỵ..
Nghĩ như vậy, chàng tức giận
khôn tả và không ngờ một thiếu nữ xinh đẹp như thế này mà tâm địa lại
độc ác như thế? Chàng vội giơ song chưởng lên, vận thế mười thành công
lực, sử dụng môn Ly Hợp Thần Công ra đẩy mạnh vào chùm khói đen ấy một
cái.
Lạ thật, làn khói đen đó bị chàng phong của chàng đẩy trúng
không hề tiêu tan chút nào, trái lại chỉ bay phấp phới lên thôi. Đồng
thời, chàng lại thấy nàng giật tay một cái, đã thâu hồi được làn khói
đên ấy rồi. Nàng vừa thâu vừa nói tiếp:
- Hừ! Hắc Giao Ty này của cô nương, chưởng phong của ngươi chặt đứt sao được?
Lúc này Thanh Lam mới trông thấy rõ đó là một sợi giây tơ đen vừa dài vừa
nhỏ, trên đầu giây có móc, hễ ra tay ném một cái, sợi giây đó liền tấn
công bốn mặt tám phương kẻ địch một lúc.
Thanh Lam vội né mình để tránh và đang định tìm kiếm chỗ sơ hở mà phản công. Ngờ đâu, Hắc Giao
Ty của nàng ta có công, có thủ, khi nào tấn công thì lại lôi trở lại,
khi nào thâu hồi lại ném ra, công thủ liên hoàn, không có một chút nào
sơ hở hết. Nhưng lúc này Thanh Lam đã là cao thủ hạng nhất trong võ lâm, kinh nghiệm đối địch cũng hơn trước nhiều, đỡ được vài thế, chàng đã
nhận ra được sợi giây tơ của thiếu nữ áo đỏ ra sao rồi, nên nhân lúc đối phương vừa tấn công xong chưa kịp thâu tay lại thì chàng đã giở cách
điểm huyệt của Ly Hỏa Chân Nhân ra, lướt tới phía sau lưng của thiếu nữ
áo đỏ, giơ tay ra điểm luôn vào dưới hông của nàng một cái. Thế này của
chàng vừa nhanh vừa đúng, đối phương dù lợi hại đến đâu cũng khó mà
tránh nổi. Nhưng thiếu nữ áo đỏ này là sư muội của Thiên Lý Cô Hành
Khách chứ có phải là tay tầm thường đâu? Tuy vây., khi nàng đã hay biết
tay chàng điểm tới, dù nàng có tránh được nhưng áo của nàng cũng đã bị
đầu ngón tay của chàng điểm trúng. Nếu chàng thuận tay điểm ngang một
cái thì có lẽ đã đụng phải đầu v* của nàng rồi. Chàng hổ thẹn, mặt đỏ
bừng vội rút ngay tay lại, không dám điểm ngang như thế nữa.
Thiếu nữ áo đỏ cũng hổ thẹn đến mặt đỏ bừng, nhân lúc Thanh Lam rụt tay lại,
nàng vội nhảy lui về phía sau. Thanh Lam không đuổi theo, chỉ đứng yên
một chỗ, cười nhạt hỏi:
- Thế nào? Bây giờ cô nương đã chịu cho tiểu sinh biết Dịch Chân Kinh ở đâu chưa?
Thiếu nữ áo đỏ mặt vẫn còn đỏ, đôi mắt đa tình của nàng bỗng lườm chàng một
cái, trong lòng rất xôn xao khó nghĩ, nhưng rốt cuộc nàng vẫn trả lời
chàng rằng:
- Tôi đã đưa cho đại sư huynh rồi, hiện giờ không có ở trong người tôi.
- Cảm ơn cô nương, tiểu sinh tự biết đi tìm kiếm y.
Thiếu nữ áo đỏ vội gọi lại, và dặn thêm rằng:
- Võ công của ngươi...địch không nổi đại sư huynh tôi đâu, ngươi chớ nên đi kiếm...
Lời nói của nàng có vẻ ân cần và thân mật lắm. Nói tới đó mặt nàng lại đỏ bừng và cúi đầu xuống, không sao nói tiếp được nữa.
Thanh Lam thật là người thông suốt đời, mơ hồ nhất thời chàng không lãnh hội
nổi ý nghĩa lời nói của nàng, trái lại còn hăng hái đáp:
- Tiểu sinh thể nào cũng phải gặp lệnh sư huynh để xem y có phải là người ba đầu sáu tay hay không?
Thiếu nữ bỗng cười khì, hỏi tiếp:
- Ngươi có biết sư huynh tôi ở đâu không?
Nụ cười của nàng như trăm hoa đua nở, nhất là lời nói của nàng còn ngây thơ khiến ai nghe thấy cũng phải thương mến ngay.
- Thiên Lý Cô Hành Khách đã có tên tuổi như vậy, sao lại tìm không thấy được?
Thấy chàng ương ngạnh đến thế, thiếu nữ càng lo âu thêm, vội nói tiếp:
- Anh ấy..... - Tiểu sinh sẽ tới Trường Hận Cốc để kiếm y.
Nói xong chàng quay mình đi luôn.
Thấy chàng ta không hiểu lòng mình, vừa nói đã quay mình đi luôn, nàng lại bực mình vô cùng.
Lần này nàng theo sư huynh vào Trung Nguyên bất cứ người nào gặp nàng cũng
ngây ngất vì sắc đẹp, dù có đuổi cũng không đi, huống hồ đêm nay gặp
Thanh Lam, chàng lại hững hờ bỏ đi như vậy.
Nàng lại tự tin sắc
đẹp của mình có thể làm điên đảo bất cứ một người đàn ông nào, không ngờ chàng này lại không thèm nhìn mình mà bỏ đi như thế, nàng lấy làm ngạc
nhiên vô cùng, nhưng chính lúc này, nàng đã có lòng yêu chàng rồi. Vì
vậy chàng khác hẳn những thiếu niên khác, nàng thấy chàng vừa quay mình
đi để tìm kiếm sư huynh vội nghĩ thầm:
"Ta không nên để cho chàng mạo hiểm vào Trường Hận Cốc, vì người ở trong đó võ công cao siêu lắm, nhỡ...".
Nghĩ tới đó, nàng vừa lo, vừa hận, dậm chân một cái vội đuổi theo Thanh Lam ngay, mồm thì kêu gọi:
- Này, người không nên đi tới đó. Trong Trường Hận Cốc nguy hiểm lắm.
Nhưng Thanh Lam vẫn cứ giở hết tốc lực khinh công ra, đi nhanh như một mũi tên, chỉ trong nháy mắt chàng đã đi xa.
Thiếu nữ áo đỏ vừa đuổi theo vừa ứa nước mắt ra, không hiểu lúc này nàng tức
hay hận và chính nàng cũng không hiểu tại sao bỗng dưng mình lo âu hộ
một thiếu niên lạ mặt như thế?
Nàng vẫn thương nghe đại sư huynh
nói. Thiên Lý Cô Hành Khách ở trong Trường Hận Cốc võ công rất lợi hại,
bao nhiêu năm nay đã có khá nhiều người vào trong sơn cốc, nhưng người
nào vào trong đó cũng bị Thiên Lý Cô Hành Khách ném trở ra, cho nên
không ai dám bén mảng vào trong sơn cốc ấy nữa.
Nàng vẫn biết
thiếu niên lạ mặt này có vào trong Trường Hận Cốc cũng chỉ bị ném bắn
trở ra thôi, chứ không bị thương hay bị nguy hiểm đến tính mạng đâu,
nhưng không hiểu tại sao nàng bỗng lo âu hộ chàng.
Lúc ấy, nàng
lại oán trách đại sư huynh không nên thèm thuồng cuốn Dịch Cân Kinh để
chàng kia phải vất vả mạo hiểm như vậy. Đồng thời, nàng còn nhận thấy
bổn phận của mình là phải đuổi theo và bảo vệ cho chàng mới được. Nên
nàng cứ tiếp tục theo dõi Thanh Lam hoài.
Thanh Lam không muốn
giây dưa với thiếu nữ áo đỏ này nữa, liền dở khinh công tuyệt thế ra,
vội chạy về khách sạn. Nhưng khi về tới nơi, chàng vừa trông thấy tình
cảnh khác lạ, liền nghĩ thầm:
"Lúc ta đi, vợ chồng Văn Úy đang
ngủ, sao bây giờ cửa sổ lại mở toang ra thế này, mà trong phòng thì tối
om như mực, không có một tý tiếng động nào hết, chả lẽ đã có chuyện gì
xẩy ra chăng?".
Nghĩ như vậy, chàng vội tiến tới trước cửa sổ, khẽ gọi hai tiếng:
- Thôi huynh! Thôi huynh.
Chàng dùng nội công truyền âm kêu gọi, người bên ngoài nghe thấy rất khẽ,
nhưng người trong phòng thì cảm thấy tiếng gọi của chàng như là lớn
tiếng kêu gọi ở bên tai vậy, dù người ngủ say đến đâu cũng phải thức
tỉnh. Nhưng chàng gọi xong, không thấy người trong phòng trả lời gì hết. Lúc này chàng biết thế nào cũng có tai biến gì rồi, nên chàng vừa kinh
hãi vừa lo âu, vội phi thân vào trong phòng. Vừa vào tới nơi, chàng đã
ngửi thấy một mùi gì rất khó chịu.
Chàng đưa mắt nhìn, thấy chăn gối trên giường bừa bãi, và không thấy tung tích của hai vợ chồng Văn Úy đâu hết.
Chàng lo âu vô cùng, bỗng nghiến răng, mím môi, hậm hực tự trách mình rằng:
"Tại sao ta lại hồ đồ đến như thế. Để cho con nhỏ áo đỏ dụ ta đi ra ngoài
rồi tên Thiên Lý Cô Hành Khách lẻn vào đây bắt vợ chồng Văn Úy đi.".
Chàng ngẫu nhiên ngẩng đầu lên thấy trên tường có vẽ một con bọ cạp đen. Bây
giờ mắt của chàng có thể nhìn thấy bất cứ một vật bé nhỏ trong bóng tối, nhưng vì quá tức giận đã làm cho lý trí của chàng lu mờ, nên chàng vừa
trông thấy con bò cạp đen ấy, chỉ ngó qua một cái thôi chứ không thèm
chú ý tới. Chàng nghĩ đến mình đã trúng phải kế diệu hổ ly sơn của
người, bây giờ cần phải đi cứu vợ chồng Văn Úy trước đã, nên chàng vội
ra khỏi phòng ấy, trở về bên phòng của mình lấy một nén bạc để lên mặt
bàn dùng làm tiền trả tiền phòng rồi chàng bỏ cả ngựa tại đó, tung mình
nhảy lên trên mái nhà đi luôn.
Mục đích của chàng với vợ chồng
Văn Úy đến Giang Nam này là tìm kiếm Hồng Tuyến, ba người đã định tới Hồ Nam rồi sẽ quay trở lại Giang Tây, Triết Giang, An Huy, Giang Tô các
nơi nhưng bây giờ vợ chồng Văn Úy đột nhiên mất tích, kế hoạch đã định
đành phải thay đổi, và chàng cần phải lên Trường Hận Cốc ở trên núi Cửu
Hoa để cứu vợ chồng Văn Úy đã.
Từ Tảo Dương đi tới núi Cửu Hoa, chàng đi cả ngày lẫn đêm, mãi đến chiều ngày thứ ba mới tới chân núi.
Dãy núi Cửu Hoa vỗn dĩ là tiếng gọi chung của bốn đại danh sơn:
Ngũ Đài, Nga Mi, Phổ Đồ và Cửu Hoa và cũng là một thánh địa của phật giáo.
Trên khoảng núi cao nhất có chín ngọn chọc trời như chín cái lộng vậy,
nên người ta mới gọi núi này là núi Cửu Hoa chính. Đời nhà Đường năm
Trinh Nguyên thứ mười chính. Địa Tạng bồ tát thành Phật ở trên núi này,
lúc bấy giờ Phật giáo thịnh hành nhất ở Trung Quốc. Vì Địa Tạng bồ tát
hóa thân ở trên núi Cửu Hoa, nên trên núi này có rất nhiều người lui tới để bái Phật và chiêm ngưỡng. Nhưng họ chỉ đến phía trước núi thôi, còn
phía sau núi thì lởm chởm, vách núi lại cao dốc khó đi, rừng rậm và
thung lũng cũng đầy rẫy, kinh hiểm không thể tưởng tượng được, nên không mấy ai dám lui tới.
Thanh Lam vừa tới chân núi, ngẩng đầu nhìn
lên, chỉ thấy cây cao chọc trời, mây che phủ lưng chừng núi, khiến chàng không biết nên lên phía nào mới tới Trường Hận Cốc? Vả lại cái tên
Trường Hận Cốc đó là do Thiên Lý Cô Hành Khách đặt ra, vì vậy hỏi thăm
những người ở gần đó không ai hay biết cả. Vả chăng dãy núi vừa cao vừa
rộng như vậy, biết đi về phía nào mà tìm kiếm thấy?
Lúc ấy mặt
trời đã bắt đầu lặn. Thanh Lam sốt ruột vô cùng, bỗng thấy cạnh đường
núi có một quán rượu, quán này lợp bằng trúc, có hai từng. Chàng đoán
chắc nơi đây là chỗ bán rượu và thức ăn thường cho những người ở trong
núi và cả những khách lỡ đường có thể vào nơi đây nghỉ trọ được.
Chàng cả mừng, vội tiến thẳng về phía đó. Khi chàng lên tới trên lầu, thấy lầu này cũng khá rộng, trong có bày ba bốn cái bàn.
Lúc ấy trong lầu không có một thực khách nào cả, chỉ có một ông già gù, râu tóc hoa râm, tay cầm ống điếu, đang ngồi ngủ gật ở trên một cái ghế
dài. Nghe thấy tiếng chân của Thanh Lam bước lên, ông ta giật mình thức
tình, giơ tay lên dụi mắt, rồi lom khom tiến tới đón khách. Nhưng khi
ông ta vừa trông thấy mặt người khách trẻ tuổi này liền giật mình đánh
thót một cái. Vì ông ta thấy thiếu niên này tuổi chưa đầy đội mươi,
nhưng mặt mũi rất anh tuấn, nhất là đôi mắt sáng quắc, da mặt bóng bầy,
chi thoáng trông một cái cũng biết ngay chàng là một nội gia cao thủ.
Ông già lại để ý nhìn đến thanh kiếm đeo ở ngang lưng của chàng, nhất là
bẩy hạt trâu châu gắn ở cán kiếm lại làm cho ông ta để ý thêm. Ông ta
vội lấy cái khăn lau chùi bàn ghế, sắp sẵn bát đũa, rồi vừa cười vừa
hỏi:
- Công tử lên du ngoạn núi này à? Mau ... mời công tử ngồi. Bổn điếm ở chốn sơn lâm này chỉ có những thức ăn thường thôi, xin công
tử lượng thứ cho.
- Cụ khỏi lo ngại, có thức ăn gì cứ việc dọn ra cho tôi ăn là được rồi.
Ông cụ vâng lời đi xuống dưới lầu ngay. Một lát sau ông ta đã bưng nửa cân thịt bò, mười chiếc trứng muối với hai cân rượu lên.
Lúc này đã đói bụng, Thanh Lam bốc một miếng thịt bỏ vào mồm ăn và cầm chén rượu lên uống luôn một ngụm, bụng thì thầm nghĩ:
"Ông già mở quán rượu ở nơi đây, chắc thể nào cũng biết rõ tình hình ở trong núi, và ông ta thể nào cũng biết Trường Hận Cốc ở đâu...".
Nghĩ tới đó, chàng liền lên tiếng hỏi ông ta rằng:
- Thưa cụ, tửu quán này cụ mở đã được bao lâu rồi?
Ông già ngẫm nghĩ giây lát, thở dài một tiếng rồi đáp:
- Tiểu lão ở đây đã mười mấy năm rồi. Hà! Bây giờ tuổi già sức yếu, quí hồ kiếm được hai bữa là mừng rồi.
Thanh Lam lại uống một hợp rượu nữa, rồi vừa nhậu nhẹt vừa hỏi tiếp:
- Thưa cụ, chắc quán này đông khách lắm, và cụ cũng phát tài lắm phải không?
- Công tử không biết đấy, tửu quán của chúng tôi chỉ mong bán cho du
khách, người lên chùa vái lễ và một số ít lên đây nghỉ chân tạm thôi. Sở dĩ tiệm này của lão đứng được cho tới này là nhờ mỗi năm có một ngày
vái lễ ấy, trong khoảng một tháng trời, khách thập phương đến cúng khá
đông, nhờ vậy mới đủ chi tiêu cả một năm trời.
À, công tử, nếu
công tử đến chậm một tháng thì nơi đây vui vẻ lắm, quanh đây có rất
nhiều hàng rong, lại có những trò làm cho người ta xem để tiêu khiển
nữa, thật là đông đảo hết sức.
Thanh Lam uống được mấy ly rượu rồi, cảm thấy trong người nóng hổi, liền vén tay áo lên, hỏi:
- Chắc cụ rất thuộc đường lối ở trong núi này, tiểu sinh muốn hỏi thăm cụ một nơi?
Ông già đứng bên cạnh bàn, trông thấy ở chỗ tay trái của chàng có đeo một
cái vòng đen nhánh, mặt lộ vẻ nghi ngờ, nhưng chỉ trong thoáng cái thôi
lại thản nhiên như thường. Ông ta đưa mắt liếc nhìn chàng một cái, nhưng Thanh Lam lại không để ý tới cử chỉ của ông ta, mà chỉ lắng tai nghe
ông ta hỏi:
- Chẳng hay công tử muốn hỏi thăm nơi nào thế?
- Trường Hận Cốc!
- Trường Hận Cốc ư?
Nghe xong, ông già vừa hỏi vừa rùng mình, nhưng vẫn gượng làm như không có
việc gì cả, mắt lại liếc nhìn vào cổ tay trái của Thanh Lam một lần nữa, rồi từ từ lắc đầu đáp:
- Tiểu lão không nghe thấy ai nói đến cái tên này bao giờ cả.
Tất nhiên cái tên Trường Hận Cốc đó, có lẽ những người trên giang hồ nào đã tới qua nơi Trường Hận Cốc ấy, chứ còn ngay đến cả tiều phu trong núi
mà cũng không sao biết được.
Thanh Lam nản chí vô cùng, nên cũng
không muốn hỏi tiếp nữa. Ông già ấy có vẻ không yên, vội cầm ấm rượu rót đầy một chén đưa cho chàng và nói tiếp:
- Núi này có nhiều chỗ
được các thi nhân mặc khách đặt tên cho, mà ngày xưa không hề có, ví dụ
như núi này, trước kia không phải là Cửu Hoa, nhưng người trong núi từ
xưa tới nay vẫn cứ gọi là Cửu Cửu Sơn. Sau có một đại thi nhân họ Lý tên Bạch tới đây du ngoạn, ông ta bảo quả núi này giống hệt như hoa, rồi
ông ta đặt luôn cho ngọn núi này một cái tên mới là Cửu Hoa Sơn. Nên
Trường Hận Cốc mà công tử vừa hỏi có lẽ là một cái sơn cốc nào, rồi được một thi nhân mặc khách nào đặt cho cái tên ấy, chứ tiểu lão không hề
nghe thấy ai nói tới cả.
Nói xong, ông ta vừa cười vừa nói tiếp:
- Tiểu lão càng già nua càng quên cả thỉnh giáo quí tính đại danh của công tử?
- Tiểu sinh họ Giang, còn cụ họ gì?
Ông già thở dài một tiếng và đáp:
- Tên họ của lão là Hồng Phúc.
Nói tới đó, ông ta lại đưa mắt ngó nhìn vào cổ tay trái của Thanh Lam, rồi cố ý ho lên một tiếng, và giọng run rung hỏi tiếp:
- Cái vòng cổ kính và tao nhã mà công tử đang đeo đó, không biết có phải là vật gia truyền của quí phủ không?
Thanh Lam hơi cau mày lai. Chàng chỉ để ý đến sự an nguy của vợ chồng Văn Úy
và bây giờ lại thấy ông già này sống ở nơi đây đã mấy chục năm mà không
biết Trường Hận Cốc ở đâu, thì chàng còn biết đi đâu mà tìm kiếm cho ra
vợ chồng họ. Vì thế, chàng lo âu và rầu rĩ thêm.
Bởi vậy, chàng chỉ trả lời ông già một cách thờ ơ rằng: