Thái tử Lý Kiến Thành đại biểu cho chủ hòa cho rằng triều đình
năm ngoái chiến sự liên tục sức dân tổn hao cực lớn kho phủ hư không nếu như lúc này lại tiếp tục khai chiến với Đột Quyết thì sẽ dẫn tới chuyện không hay.
- Phụ hoàng nếu không nghị hòa thì phải khai chiến với Đột Quyết.
- Triều đình năm ngoái mặc dù chiếm được Lạc Dương cũng có kho lương Lạc
Khẩu nhưng Trung Nguyên mấy năm nay chiến sự liên tục, thành trì bị tàn
phá, dân chúng lưu ly, hôm nay trăm phế đợi hưng Lý Nghệ ở U Châu vẫn
chưa cúi đầu nếu như hắn kiên quyết không giao ra U Châu thì chiến hỏa
sẽ chậm lại.
Có đạo là binh mã chưa động lương thảo đi đầu.
Hà Gian to lớn như vậy binh mã tới gần U Châu lương thảo cơ hồ đã hoàn
toàn là do Lạc kho cung ứng, ít nhất cũng phải hao tổn năm trăm xe lương thảo, khi đó Lạc Khẩu kho còn bao nhiêu để dùng? Hà Nam bị tàn phá cần
rất nhiều lương thảo để hồi phục, hiện tại nguyên một cái Lạc Khẩu kho
không đủ để dùng.
Nhi thần cho rằng, lúc này lấy hòa làm chủ.
- Đợi qua năm nay đến năm sau kho phủ tràn đầy sẽ chiến một trận với Giang Nam cũng không muộn.
- Thái tử, triều đình hôm nay đúng là rơi vào tình cảnh khó khăn.
- Nhưng thái tử có nghĩ rằng triều đình khó khăn thì Giang Nam chưa chắc
đã khá hơn, sau khi bình định Trầm Pháp Hưng bọn họ kho phủ cũng hư
không mà Tiêu Tiễn mặc dù kết minh với Tiêu Tùy nhưng chưa hẳn thật
tình, đợi tới năm sau kho phủ của triều đình đích thực là tràn đầy nhưng cục diện Giang nam sẽ thế nào thái tử đã từng nghĩ tới? Hiện tại chúng
ta cần phải cắn môi đợi cho thiên hạ thống nhất triều đình không còn lo
âu, khi đó mặc dù Đột Quyết xuôi nam chúng ta cũng đủ sức đối kháng.
Người nói chuyện chính là Lưu Chính, thuộc phe ủng hộ Lý Thế Dân.
Lý Cương liền đứng dậy phản bác, song phương cãi nhau vô cùng kịch liệt.
Lý Uyên cảm thấy nhức đầu song phương đều có lý hắn cũng không biết phải
chọn cách nào, chọn chiến hay là hòa, vấn đề này đúng là một nan giải,
hết lần này tới lần khác, Đột Quyết liên tục làm chuyện xấu khiến cho Lý Uyên chủ ý bất định.
Điền Phong bỗng nhiên xuất hiện ngoài điện khoát tay với An Sĩ Tắc.
An Sĩ Tắc lặng yên đi ra khỏi đại điện:
- Điền Phong có chuyện gì không?
Điền Phong hạ giọng khẽ nói bên tai An Sĩ Tắc.
An Sĩ Tắc vốn mặt không biểu tình nhưng sắc mặt càng ngày càng trở nên khó coi.
- Ngươi đi xuống trước chuyện này ai cũng không được nói.
Sau đó hắn vội vàng đi tới bên người Lý Uyên ở bên cạnh tai Lý Uyên khẽ thấp giọng nói vài câu.
Lý Uyên đột nhiên đứng dậy.
Trên triều đình thanh âm song phương cãi lộn lập tức ngừng lại, tất cả đều đồng loạt nhìn Lý Uyên.
- Chuyện này có đúng không?
- Bộ binh đã phái người tới xác nhận, tuy nhiên lão nô cho rằng chuyện này làm sao có thể đùa giỡn được.
Lý Uyên hít sâu một hơi.
Hắn nhìn mọi người ở trên đại điện sau đó bảo cho An Sĩ Tắc lui ra.
Sau khi nhắm mắt lại, Lý Uyên trầm ngâm một lát rồi nói:
- Cô vừa nhận được tin tức, sứ đoàn Đột Quyết ở Vĩnh Thọ gặp tao ngộ phục kích, toàn quân bị diệt.
Ở trong chính điện lập tức lặng ngắt như tờ.
Tối qua mưa rơi một trận khiến cho trời càng thêm mát mẻ, Tống Lệnh Văn mặc áo mỏng đi ra khỏi vương phủ, ở ngoài cửa.
Tính toán thời gian Tiết Lễ và Tống Lệnh Văn đã học nghệ nhiều năm trong nhà của Lý Ngôn Khánh.
Tống Lệnh Văn vẫn cường tráng như cũ, tuy có vẻ quê mùa nhưng nhìn lại thì sẽ thấy một vẻ hùng tráng trong đó.
Những năm gần đây hắn chăm chỉ luyện công và đọc sách nhưng so sánh lại hắn
đọc sách còn hứng thú hơn cả luyện công nếu như không phải Đóa Đóa đốc
thúc thì đã sớm đem chuyện luyện công ném qua một bên.
Lý Ngôn Khánh cũng từng nói với Trưởng Tôn Vô Kỵ:
- Xem ra người một nhà đều giống nhau.
- Lão Tiết lộ ra một dáng vẻ thư sinh, Tiết đại gia cũng thế, Tiết đại
lang cũng thế, hiện tại ngay cả Tống Lệnh Văn cũng thế, ta ngược lại
muốn nhìn xem hài tử của đại lang sẽ trở thành thế nào.
Tiết Thu đợi cuối hạ sẽ cử hành thân sự.
Nhà gái cũng là con của thế gia, hơn nữa còn là Thái Nguyên Vương thị.
Tuy đối với thân sự này Tiết Thu cũng không hài lòng lắm nhưng Tiết Nhụ đã định ra hắn cũng không có cách nào cự tuyệt.
Tống Lệnh Văn tướng mạo hào phóng, hào hoa phong nhã.
Mà Tiết lễ thì tuy hơn mười tuổi nhưng rất rắn chắc nhìn bề ngoài giống như hài tử mười ba mười bốn tuổi.
Nhìn bề ngoài, Tiết Lễ rất thanh tú, nhưng đừng bị bề ngoài của hắn mê hoặc, người này mặc dù vũ si, nhưng rất thông minh, đối với chiến sự có thiên phú rất lớn, năm ngoái Tiết Lễ đã học luận ngữ, Lý Ngôn Khánh cũng ngầm đồng ý cho hắn tiếp nhận binh pháp Tôn Tử.
Người này nói đến đánh nhau là điên cuồng.
Mặc dù Tống Lệnh Văn hơn Tiết Lễ sáu tuổi nhưng đánh với hắn cũng phải cố gắng hết sức.
Hai hài tử này tựa hồ không biết chuyện ngoài thành, thảnh thơi rời khỏi
vương phủ, dọc theo đường cái hướng về phía Đông thị phường bước tới.
Ở phía nam Xuân Minh môn có một tòa từ đường hoang phế.
Từ phía sau đi ra mấy thiếu niên nhìn chằm chằm về phía Tiết Lễ và Tống Lệnh Văn trên mặt nở ra nụ cười dữ tợn.
- Hài tử kia là ai?
Uất Trì Bảo Lâm nhẹ giọng hỏi.
Mấy thiếu niên bên cạnh liền lắc đầu.
Một thiếu niên tướng mạo thanh tú cất tiếng nói:
- Có phải là con của Hà Nam vương không?
- Con cái rắm, Hà Nam vương hiện tại mới bao nhiêu tuổi, nhìn hai tên này ít nhất cũng mười mấy tuổi, chẳng lẽ Hà nam vương mười tuổi đã có con
sao.
- Ta nghe nói Hà Nam vương chỉ có một đứa con trai hiện tại mới đầy một
tuổi, còn có hai đứa con gái nữa nhưng cũng không theo Hà Nam vương tới
đây, hai người này hẳn là đệ tử ở trong phủ Hà Nam vương, chắc là người
của Trưởng Tôn gia hoặc Bùi gia, Bảo Khánh, chúng ta tìm người nghe
ngóng tình huống một phen.
- Đường Quan ngươi sợ phải không?
- Ta sợ gì?
- Đương nhiên là sợ đắc tội với Hà Nam vương. Năm đó cha ngươi từng bị
Uất Trì thúc thúc bắt làm tù binh cho nên ngươi ghi hận trong lòng phải
không?
- Lưu Bách Dược ngươi đừng ngậm máu phun người.
Khuôn mặt của Đường Quan đỏ bừng lên, nhìn chằm chằm vào thiếu niên thanh tú kia mà nghiến răng nghiến lợi.
Phụ thân của Đường Quan chính là trưởng sử Thiên Sách phủ Đường Phần, còn
Tần Hoài Dương chính là con trai của Đường Kiệm, về phần Lưu Bách Dược
phụ thân của hắn chính là Lưu Văn Khởi, quan bái thông trực tán kỵ, phẩm trật tam phẩm, là mọt công thần khi Lý Uyên khởi binh ở Thái Nguyên.