Buông bút, Lý Uyên ở trên long sàng duỗi lưng một cái.
Hắn ngẩng
đầu nhìn lại thì chỉ thấy An Sĩ Tắc đứng ở bên cạnh bên ngoài trướng còn có mười thái giám và cung nữ chờ đợi phân công, nếu như không có lệnh
thì bọn họ tuyệt không di động thậm chí không được phát ra chút thanh âm nào, căn phòng ngày càng rộng thế nhưng mà những người có thể nói
chuyện ngày càng ít, lão hữu ngày xưa như Đậu kháng Bùi Tịch ngày càng
trầm mặc, ở trên triều đình cơ hồ không nghe được thanh âm của bọn họ,
mà những hài tử hoặc ngoài sáng hoặc trong tối tranh đấu không ngừng
khiến cho Lý Uyên vô cùng khổ sở.
- Lão An.
Lý Uyên cười nói:
- Lão An nhớ năm đó ở Trường An cô làm việc suốt đêm, bề bộn vô cùng mà
vẫn chưa cảm thấy mệt mỏi như lúc này, bây giờ xem mấy tấu chương đã
không chịu nổi, xem ra ta đã già rồi.
- Bệ hạ là là Long Hổ làm sao có thể già được.
- Ngươi đó cũng biết xảo ngôn rồi.
- Đây là những lời tâm huyết của lão nô tuyệt đối không hề giả dối.
Lý Uyên khoát tay, đứng dậy rời khỏi long sàng, bước từ từ ra ngoài, An Sĩ Tắc thì lặng lẽ khoát tay áo rồi đuổi theo.
Hơn mười thái giám và cung nữ cũng bước theo, chăm chú đi ra ngoài.
Đi ra tới chính điện, đứng ở trên bậc thang, Lý Uyên hít một hơi thật sâu rồi nói:
- Lão An, Dưỡng Chân hôm qua sau khi rời khỏi đã làm gì?
- À, hôm qua Hà Nam vương sau khi rời khỏi đã quay trở về gia trang.
- Sáng sớm hôm nay Hà Nam vương còn đi tiếp Phòng Kiều, cùng với Phòng
Kiều tiến về phía Liên hoa viên chèo thuyền du ngoạn, đúng rồi, hôm nay
Hà Nam vương còn làm hai bài thơ rất tinh xảo, ngay cả Tương Dương công
chúa cũng nói Hà Nam vương danh bất hư truyền, thi thư song tuyệt.
- Sao?
Lý Uyên lập tức có hứng thú.
- Ta rất nhiều năm không nghe thấy Dưỡng Chân làm thơ, xem ra tài hoa của Ngỗng công tử vẫn còn.
- Đúng thế, lợi hại nhất là Hà Nam vương hợp tình làm ra bài Khúc giang thơ.
- Nội dung thế nào.
Để lão nô sai người lấy bản sao rồi trình lên bệ hạ.
Nói xong An Sĩ Tắc trình lên cho Lý Uyên hai bài thơ kia.
Bài thơ Trường An hảo khiến cho người Trường An rất thích nhưng nói về tinh diệu thì chưa đạt.
Ngược lại bài thơ Khúc giang lại khiến cho Lý Uyên khen ngợi liên tục.
- Tế thôi vật lý tu hành nhạc, hà tu phù danh bán thử thân
Lý Uyên tinh tế thưởng thức, trầm trồ vỗ tay khen ngợi.
- Dưỡng Chân có thể làm bài thơ này thật sự đã thấu hiểu tên chữ của
mình, so với Tần vương và thái tử còn sâu xa hơn, nói rất hay, rất ảo
diệu, lão An có khi cô còn ghen ghét với Cửu lang, có được một hài tử
xuất sắc như vậy.
Nói xong Lý Uyên đem thơ trả lại cho An Sĩ Tắc rồi chắp tay đứng.
Đứng ở phía sau lưng của Lý Uyên, An Sĩ Tắc thấy Lý Uyên dùng ngón cái và
ngón trỏ không ngừng chà xát vào nhau, hành động này có vẻ là thói quen
lơ đãng nhưng An Sĩ Tắc biết rằng mỗi khi Lý Uyên làm như vậy đích thị
là muốn làm ra quyết đoán.
Hồi lâu sau Lý Uyên trở lại trong điện mà ngồi xuống.
Hắn nhấc bút lên, nhanh chóng viết ra rồi đưa cho An Sĩ Tắc.
- Lập tức mang tới tây đài.
Tây đài chính là chỗ của thượng thư tỉnh tuy là sắc trời đã tói nhưng với tư cách là thượng tư tỉnh buổi tối vẫn có người trực.
An Sĩ Tắc không dám lãnh đạm lập tức nhận lấy.
Nội dung bên trong hắn không dám nhìn nhưng biết rõ là chuyện trọng đại.
Trời đã sáng choang.
Lý Ngôn Khánh bước từ từ bên bờ Long Khánh.
Long Khánh hồ này chỉ là một cái hồ nước nhân tạo, ở hậu trạch vương phủ.
Xung quanh bao phủ một màu liễu xanh biếc, Ngôn Khánh bước từ từ ven hồ, chắp tay thưởng thức cảnh sắc trước mắt.
Cách đó không xa là một mảng thúy trúc có hai tòa trúc lâu đang xây dựng.
Ngôn Khánh vẫn còn thích trúc lâu giống như năm đó, khi đi vào Trường An hắn đã sai người tới Chung Nam đốn trúc xây dựng trúc lâu trong phủ.
Tuy nhiên so với trúc lâu trong phủ Hà Nam vương ở Lạc Dương, trúc lâu trong vương phủ Trường An to hơn và lớn hơn.
Mỗi tòa có ba tầng, trong lầu có sáu gian sương phòng, lầu ba chính là thư phòng.
Diện tích ước chừng 3000 mét vuông, ở bên trong toát ra một vẻ thanh nhã.
Lý Ngôn Khánh chính là Thiếu Khanh Tông Chính Tự cho nên không cần tham
gia triều hội, sáng sớm hắn đã mang theo mấy con chó ngao tản bộ.
Trưởng Tôn Vô Kỵ vội vàng chạy tới khiến cho Lý Ngôn Khánh chú ý.
- Vô Kỵ tại sao lại vội vàng như vậy.
Trưởng Tôn Vô Kỵ nói:
- Dưỡng Chân, nhận được tin tức bệ hạ đã bổ nhiệm lão Đỗ làm tổng quản
hành quân Thương Châu, chiếu lệnh đã mang tới Huỳnh Dương.
- Sao?
Ngôn Khánh nghe được thì hơi giật mình.
Hắn và Trưởng Tôn Vô Kỵ hôm qua ở Thiên Võng đã quyết định đề cử Đỗ Như Hối, không ngờ Lý Uyên lại đi trước quyết định.
Nguyên nhân gì khiến cho Lý Uyên quyết định?
Trưởng Tôn Vô Kỵ khẽ nói.
- Xem ra bệ hạ chuẩn bị trước khi người Đột Quyết hành động hạ thủ với U Châu.
Đỗ Như Hối được an bài tại Thương Châu chắc chắn là áp chế U Châu.
Địa vị của Lý Nghệ ở U Châu thâm căn cố đế, không phù hợp với lợi ích của
Lý Đường. Rõ ràng là Lý Uyên muốn mượn cơ hội này làm suy yếu thực lực
của Lý Nghệ, Ngôn Khánh không rõ kết cục của Lý Nghệ trong lịch sử thế
nào nhưng hắn nhớ mang máng rằng Lý Uyên khi dùng binh với Giang Nam tựa hồ cũng ra tay đối phó với Lý Nghệ, trên thực tế trong lịch sử Lý Đường dùng binh với Giang Nam, Hà Bắc vẫn chưa dẹp yên, Đậu Kiến Đức sau khi
chết Lưu Hắc Các đã khởi binh tạo phản khiến cho Lý Đường tổn hao rất
nhiều binh tướng.
Ở trong lịch sử cuộc chiến Hà Bắc, Lý Đạo Huyền La Sĩ Tín tử trận.
Mà bây giờ Lưu Hắc Các đã quy phục dưới trướng Lý Ngôn Khánh hơn nữa còn đảm nhiệm chức tổng quản Hành Châu.
Không chỉ phải lo lắng Hà Bắc mà Lý Uyên đối với U Châu Lý Nghệ dĩ nhiên là dốc sức mười phần.
Trưởng Tôn Vô Kỵ nói:
- Bộ binh đã xuất mệnh lệnh, lấy Từ Thế Tích Bùi Hành Nghiễm, Tiết Vạn Triệt ba đường cùng tiến, bức bách U Châu.
Ta đoán chừng Lý Nghệ không nhịn được.
Người này biết nặng nhẹ lại thông minh hắn sẽ không ngạnh kháng với triều đình, chuyện ở U Châu sẽ nhanh chóng bình định.
Tuy nhiên hành quân tổng quản U Châu vẫn chưa có quyết định lựa chọn.
- Ý của ngươi là để ta nắm giữ U Châu?
Lúc này Tiêu Tùy trở nên vô cùng cứng rắn.
Nếu như Tiêu Tùy ở Tây bắc mời Đột Quyết xuất binh chế trụ binh mã Lý Đường ở Quan Trung, đồng thời nghĩ cách khơi mào hỗn loạn, khi đó Lý Uyên sẽ
rất khó khăn.
Đến lúc đó, Lý Đường khó khăn, Tiêu Tùy chỉ cần giữ vững Giang Hoài, thuận thế chiếm Tiêu Tiễn có thể giằng co nam bắc với
Lý Đường.