Tiết Thu xoa nhẹ hai gò má, suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Cái văn án kia, sau khi Vũ Tắc đi rồi mới hoàn thành sao?
- À, chúa công sau đó tới gặp Sài công, mãi tới hừng đông mới trở về.
Cái văn án này chắc là hoàn thành ở chỗ Sài công.
- Đại lang nếu như đại lang có nghi vấn thì cứ tìm chúa công, đừng làm khó ta.
Tiết Thu cười lớn khoát tay:
- Không cần hỏi, không cần hỏi.
Sau đó hắn xoay người nói:
- Theo ta thấy, nói không chừng Trường An đã chọc giận Lý Ngôn Khánh, hắn đang thị uy với Trường An.
Đỗ Như Hối khẽ giật mình:
- Thị uy Trường An.
- Nếu như ta suy đoán không sai, chỉ sợ Trường An phái người tới, nói không chừng còn có chuyện của Trịnh gia Phan gia.
Nếu không tại sao Lý Ngôn Khánh cần phải phổ biến phương pháp kia? Chẳng lẽ hắn không rõ phương pháp kia không có khả năng chấp hành?
Hắn đây là thị uy Trường An, đồng thời cũng tạo áp lực với bọn họ.
Sắc mặt của đám người Đỗ Như Hối lập tức biến đổi.
Lý Ngôn Khánh đứng ở trên trúc lâu, nhìn phong cảnh trên bờ hồ, Vô Cấu cùng với Bùi Thúy Vân đang chèo thuyền du ngoạn, tiếng cười như tiếng chuông bạc, theo gió đưa tới, Đóa Đóa tình ở ven hồ dạy võ cho Tiết Nhân Quý và Tống Lệnh Văn bọn họ, càng ngày càng nghiêm khắc.
Ở phía sau lưng tiếng bước chân vang lên.
Lý Ngôn Khánh không quay đầu lại.
- Dưỡng Chân.
Người đi tới trúc lâu chính là Trưởng Tôn Vô Kỵ.
Ngôn Khánh cũng không quay đầu lại:
- Vô Kỵ, ngươi muốn nói ra suy nghĩ của mình sao?
Trưởng Tôn Vô Kỵ do dự một thoáng rồi đi thẳng vào vấn đề:
- Dưỡng Chân, có phải Trường An hành động bất lợi với ngươi không?
- Ta không biết.
Ngôn Khánh xoay người ánh mắt bình tĩnh.
- Nhưng ta không thể không đề phòng.
- Là người nào muốn gây bất lợi cho ngươi?
- Ta không biết ta cần phải phòng bị cho tốt.
Một lời nói này đã nói rõ rất nhiều chuyện, Trưởng Tôn Vô Kỵ cũng thông minh trác tuyệt sao không nghe ra hàm nghĩa của Lý Ngôn Khánh.
Đích thật là có người muốn gây bất lợi cho Lý Ngôn Khánh, nhưng có thể khẳng định người này không phải là Lý Uyên.
Trưởng Tôn Vô Kỵ há hốc mồm, cuối cùng thở ra một hơi, không nói ra lời.
Đúng thế lúc này Ngôn Khánh làm sao để cải biến, tự lập môn hộ dĩ nhiên không phải là một ý kiến hay, Huỳnh Dương là đất tứ phương đánh nhau cho dù nhân khẩu đông đúc tiền bạc tuy nhiều có thể bền bỉ nhưng đó là do lưu dân tới một khi xảy ra chiến sự lưu dân cũng sẽ rời đi.
Đầu nhập vào người khác?
Ngôn Khánh thân là người của Lý phiệt, ai có thể tin hắn?
Ngôn Khánh cười nói:
- Vô Kỵ, ngươi nói cho đại lang cùng với lão Đỗ, người của Lý gia không dễ bị người khác tính toán như vậy đâu.
- Nếu như có người muốn hại ta, ta sẽ không để cho chúng cưỡi lên cổ, nhất định phải cá chết lưới rách, lưỡng bại câu thương.
Trưởng Tôn Vô Kỵ cũng cười.
Những lời này của Lý Ngôn Khánh âm vang hữu lực.
Đúng thế, Lý Ngôn Khánh cũng không phải là thư sinh hủ lậu trói gà không chặt, hắn có thủ đoạn năng lực tài hoa của mình.
Nếu như Lý Ngôn Khánh lớn hơn mười tuổi, không chừng có thể tự lập môn hộ.
- Sau khi ta xuất binh Ngưu Chử Khẩu sẽ giao lại cho ngươi.
Tất cả sự vụ ở Huỳnh Dương huyện do ngươi lo liệu, đến lúc đó ta sẽ để cho Diêu Ý chủ trì Hắc Thạch quan, lão Đỗ tọa trấn Lạc Khẩu kho, bất kỳ có chuyện gì cũng có thể quyết đoán.
Trưởng Tôn Vô Kỵ khom người nói:
- Dưỡng Chân yên tâm, ta sẽ thủ vững Huỳnh Dương.
- Ta tin tưởng các ngươi.
Ngôn Khánh khép mắt lại, trong mắt tràn ngập hàn ý khiến cho người khác phải run sợ.
Tháng tư, Đỗ Phục Uy xuất binh ở Lịch Dương, bắt lấy Đào Diệp Sơn, công chiếm Hồ Thự, trực chỉ Giang Đô quận. [Hám Lăng thì theo Duyên Lăng vượt qua sông công kích, cùng với quân tiên phong của Tạ Ánh Đăng chiếm Dương Tử cung, khoảng cách với Giang Đô cung chỉ còn một chút.
Vũ Văn Hóa Cập đã cảm nhận được áp lực rất lớn.
Đồng thời kiêu binh dưới trướng của hắn lại vô tâm muốn dừng lại Giang Đô, Vũ Văn Hóa Cập đành dùng Đường Phụng Nghĩa, Ngưu Phương Dụ, Tiết Thế Lương ba người cùng tiến, đồng thời Vũ Văn Hóa Cập đối với Tư Mã Đức Thương đã sinh nghi kỵ, tuy thăng nhiệm lên làm lễ bộ thượng thư nhưng kỳ thực là cướp đi binh quyền.
Tư Mã Đức Thương vô cùng tức giận, hắn cùng với Vũ Văn Trí liên hợp định ám sát Vũ Văn Hóa Cập.
Đến Chương Thành, đường thủy không thông, quân sĩ cũng sinh lòng oán khí. Tư Mã Đức Thương bí mật triệu tập trụ cột tập sát Vũ Văn Hóa Cập, không ngờ sự tình bị bại lộ Vũ Văn Hóa Cập làm bộ đi săn, ở hậu quân bắt Tư Mã Đức Thương, chém giết hắn và đồng đảng, tuy loạn đã bình định lại nhưng quân sĩ cũng chấn động, trong vòng mười ngày ngắn ngủi đã có cả nghìn người đào tẩu.
Cùng tháng, Tiêu Duệ phản Đường, phá được Nam Quận, dời đô tới Giang Lăng.
Tùy quân Lĩnh Nam Trương Trấn Chu, Lý suất Ninh Trường Chân ở Giao Chỉ nghe thấy Tùy Dạng Đế bị giết lập tức trỏ v.ề
Tháng năm, Nghĩa Ninh đế Dương Thúc nhường ngôi cho Lý Uyên.
Đường vương Lý Uyên đăng cơ ở Trường An, sửa quận thành châu, chuyển thái thú thành thích sứ, dùng niên hiệu là đại Đường, sửa cờ xí thành màu vàng.
Lý Uyên đăng cơ vào ngày mười ba tháng năm.
Đồng thời Lý Ngôn Khánh cở Huỳnh Dương đột nhiên xuất binh, lãnh binh vạn người vượt qua Hoàng Hà tập kích Hà Nội, trong ba ngày đã lấy Ôn huyện.
Quân Huỳnh Dương cướp lấy Ôn huyện xong đã chia làm hai đường, Lý Ngôn Khánh mệnh cho Tiết Thu làm tây chinh tướng quân, dùng La Sĩ Tín làm du kích tướng quân, lao thẳng tới Tề Tử lĩnh. Lý Ngôn Khánh thì tự lĩnh một đạo quân, dùng Liễu Hanh làm tiên phong, đánh chiếm Lâm Thanh quan, trong nhất thời Hà Nội khói lửa bốn phía, Ngôn Khánh binh mã tuy không nhiều nhưng đã rèn luyện vô cùng nghiêm khắc, dũng mãnh vô cùng, hơn nữa uy vọng của Lý Ngôn Khánh trong dân chúng không kém, liên tục được hoan nghênh.
Cuối năm Đại Nghiệp thứ mười hai khi Vệ Văn Thăng chết ở Hà Nội, Hà Nội đã như vụn cát.
Đạo phỉ nổi lên bốn phía, giặc cỏ tàn sát bừa bãi, Lý Ngôn Khánh chia làm hai đường luân phiên ác chiến, khiến cho đạo phỉ Hà Nội mới nghe đã sợ mất mật. Thái thú Cấp quận Nguỵ Đức Thâm đang bệnh nặng nhưng nghe Lý Ngôn Khánh vượt sông tấn công thì lập tức mừng rỡ, hắn ở trên giường bệnh, mệnh cho đô úy Cấp quận Từ Thế Tích xuất binh, tụ hợp cùng với Lý Ngôn Khánh, Từ Thế Tích sau khi nhận lệnh đã cùng với Bùi Hành Nghiễm suất bộ tây tiến, gần tới Lâm quan.
Huỳnh Dương, Trịnh phủ lấy tại Kinh Đường.
Sắc mặt của Trịnh Nhân Cơ tái nhợt, chạy vào trong hậu viện.