- Đương nhiên là có thể, mẫu thân của Dương Khánh chính là tỷ tỷ của Nguyên Văn Đô, nghe nói mẫu thân của Nguyên Văn Đô chết sớm, phụ thân của hắn quanh năm không ở nhà, hắn là do một tay Nguyên lão phun nhân nuôi dưỡng, Nguyên Văn Đô đối với lão phu nhân có thể nói là nói gì nghe nấy, chỉ cần Dương Khánh có thể đả động tới mẫu thân của hắn là Nguyên Văn Đô tuyệt đối không có dị nghị, tuy nhiên vị lão phu nhân này suốt ngày ở nhà, rất ít xuất đầu lộ diện.
Nói như vậy thì cho thấy Dương Khánh cũng không có ý định đề cử mình.
Lưu thủ Lạc Dương tam đại phụ thần, Lam Tử Cái đã đồng ý, nếu như Dương Khánh tiến cử mình mạnh thêm chút nữa, Nguyên Văn Đô tự nhiên gật đầu, mà Nguyên Văn Đô gật đầu thì Lô Sở cho dù phản đối cũng không cách nào ngăn cản Ngôn Khánh đảm nhiệm chức vụ Hà Nam Thảo Bộ Đại Sứ.
- Xem ra vấn đề là ở Dương Khánh.
Lý Ngôn Khánh cùng với Đỗ Như Hối nhìn nhau ra chiều suy nghĩ.
Đỗ Như Hối đột nhiên nói:
- Hà Nam Thảo Bộ Đại Sứ quan hệ tới an nguy của Huỳnh Dương, đồng thời cũng uy hiếp tới sự khống chế mạnh yếu ở Huỳnh Dương của Dương Khánh.
- Dương Khánh muốn tiến cử dĩ nhiên là tiến cử một người có năng lực đồng thời nghe theo mệnh lệnh của nhà hắn, Ngôn Khánh ngươi hiển nhiên là không quá phù hợp... Cho dù Dương Khánh muốn dùng ngươi thì sao, chỉ sợ khi đệ tiếp nhận chức Hà Nam Thảo Bộ Đại Sứ rồi sẽ uy hiếp địa vị của hắn ở Huỳnh Dương, cho nên ta phỏng đoán Dương Khánh hiện tại đang do dự, nửa muốn dùng nửa không dám dùng.
- Vậy đệ phải làm sao cho phải?
Đỗ Như Hối khẽ nói mà nói:
- Lô Sở.
Ngôn Khánh cùng Trưởng Tôn Vô Kỵ khẽ giật mình sau đó minh bạch ý của Đỗ Như Hối.
- Huynh nói là thuyết phục Lô Sở sao?
Trưởng Tôn Vô Kỵ lắc đầu liên tục:
- Lô Sở người này khó mà thuyết phục được... hơn nữa ta nghe nói Vương Thế Sung chính là tộc nhân của Vương thị ở Thái Nguyên, Lô Sở đối với Ngôn Khánh vốn không có hảo cảm, mà Vương thị lại có quan hệ thông gia, tình huống này hắn làm sao có thể hồi tâm chuyển ý.
Đỗ Như Hối nói:
- Không thử một lần làm sao biết được?
- Vậy ý của lão Đỗ ngươi là...
- Ta cùng ý kiến với Vô Kỵ, một phương diện thì tăng cường sự tiến cử của Dương Khánh đối với đệ, một phương diện khác thì đệ tiến về Lạc Dương gặp mặt Lô Sở, tuy nhiên ta cho rằng khả năng Dương Khánh gật đầu không quá cao, cho dù hắn thưởng thức đệ thì cũng không nguyện ý dùng đệ, vì sợ uy hiếp địa vị của hắn, ta càng nghĩ càng thấy thuyết phục Lô Sở cơ hội sẽ nhiều hơn một chút.
Lý Ngôn Khánh nhíu mày lại rồi lâm vào trầm tư.
Đỗ Như Hối nói không sai, mình ở Huỳnh Dương quận danh vọng thật quá lớn.
Lý vô địch, Lý đại thiện nhân.
Hiện nay ở Huỳnh Dương ai mà không biết hắn.
Mình chiến công hiển hách, văn danh hừng hực, hơn nữa cùng với các thế trụ gia tộc quan hệ không kém, Dương Khánh làm sao không có vài phần úy kỵ? Ngôn Khánh làm Ưng Dương Lang Tướng làm Huỳnh Dương tư mã, thủy chung vẫn ở dưới trướng của Dương Khánh, nhưng một khi hắn làm Hà Nam Thảo Bộ Đại Sứ thì cơ hồ đã ở phía trên Dương Khánh, hắn làm sao có thể không cố kỵ.
Cho nên thuyết phục Dương Khánh chưa chắc dễ hơn thuyết phục Lô Sở.
Hơn nữa cho dù thuyết phục được Dương Khánh thì còn phải cần đủ mối quan hệ để gỡ rối đúng là phiền toái.
Đã như vậy...
Ngôn Khánh đứng dậy nói.
- Vừa vặn hai ngày nữa đệ phải tới Lạc Dương để bẩm báo công tác với hữu dực vệ phủ.
Mượn cơ hội này thám thính một chút, lão Đỗ huynh ở lại Hắc Thạch quan, tăng cường lưu ý với quân Ngõa Cương, Vô Kỵ huynh theo ta tới Lạc Dương.
***
Đại Nghiệp năm thứ mười ba tháng giêng Đỗ Phục Uy chém chủ soán Trần Lăng ở Lạc Dương, mục tiêu tiếp theo là chiếm lấy Đan Dương, hai năm trước Đỗ Phục Uy ở Đan Dương quận bị Phòng Huyền Linh đánh bại cơ hồ toàn quân bị diệt nếu không phải có Phụ Công Hữu tới cứu viện thì hiện tại không chừng hắn đã trở thành một nắm xương khô. Đan Dương sau khi trải qua một trận chiến hắn hao binh tổn tướng không những không làm gì được Đan Dương mà còn bị Phòng Huyền Linh đánh cho chạy trối chết, đất đai cũng bị mất, lui về giữ Đông Hải.
Hai năm sau, Đỗ Phục Uy đại phá quân tùy, binh lâm Đan Dương quận thề phải cướp lấy Đan Dương rửa nỗi nhục trước đây.
Đan Dương quận trưởng Phòng Ngạn Khiêm, Đan Dương thông thủ Phòng Huyền Linh, Đan Dương tư mã, Ưng Dương Lang Tướng Kinh Khẩu phủ Tạ Ánh Đăng tập kết hai vạn đại quân cùng với Đỗ Phục Uy giằng co đại chiến, mà Dương Quảng cũng chú ý tới trận chiến này.
Lần này Đỗ Phục Uy và Phòng Ngạn Khiêm giằng co, Dương Quảng hạ chiếu bổ nhiệm cho quận trưởng Phòng Ngạn Khiêm làm Giang Hoài Thảo Bộ Đại Sứ, phẩm trật là tam phẩm.
Dương Quảng thậm chí còn nói với Tiêu hoàng hậu:
- Đan Dương có Phòng Ngạn Khiêm, xem ra yên ổn.
Vũ Văn Hóa Cập thì tiến lên khuyên can:
- Giang Hoài quận quy về Phòng gia, chỉ sợ có điều bất trắc.
Điều này ý nói, Đan Dương là nơi quan trọng như vậy hiện tại quyền hành quy về Phòng gia phụ tử, chỉ sợ khiến cho bọn hắn kiêu căng.
Dương Quảng mỉm cười:
- Phòng Ngạn Khiêm trong sạch làm sao có thể tự làm ô kỳ danh của mình được.
Nhớ năm đó Lý Ngôn Khánh làm bài Vôi Ngâm khiến cho Phòng Ngạn Khiêm được Dương Quảng để ý tới.
Nhiều năm thăm dò hắn đối với Phòng Ngạn Khiêm cũng hiểu rõ, Phòng Ngạn Khiêm chắc chắn sẽ không làm nên chuyện đại nghịch bất đạo như vậy.
Phòng Ngạn Khiêm sau khi tiếp nhận đã hạ lệnh chiêu mộ binh lính anh hùng hào kiệt của sáu quận, trong đó người dẫn đầ hưởng ứng chính là gia chủ của Trương thị Trương Trọng Kiên, hắn suất lĩnh ba nghìn Trương thị đội ngũ, tới Đan Dương tụ hợp, cùng với Phòng Ngạn Khiêm chống cự Đỗ Phục Uy.
Giang Nam, vào đầu xuân, bày ra khí thế giương cung bạt kiếm.
Trong lúc phụ tử Phòng Ngạn Khiêm và Phòng Huyền Linh bày ra thanh thế chống lại Đỗ Phục Uy quyết sống mãi một lần thì Lý Ngôn Khánh cùng với Trưởng Tôn Vô Kỵ đã tới bên ngoài thành Lạc Dương.
Thời gian trôi qua nhoáng một cái đã tám năm.
Lần cuối cùng Lý Ngôn Khánh rời khỏi Lạc Dương chính là hộ tốc Trưởng Tôn Vô Cấu tới ba thục cầu y.
Từ đó về sau hắn không đặt chân tới Lạc Dương nửa bước.
Tám năm trôi qua người và vật đều không còn.
Ngôn Khánh đã trưởng thành, nhưng Lạc Dương cũng đã trở nên lạ lẫm.
Tổ phụ của hắn là Trịnh Thế An cũng đã qua đời, Trịnh gia toàn bộ rút khỏi Lạc Dương, trưởng Tôn gia tộc cũng xuống dốc, không còn thanh thế năm đó, đường ai nấy đi, cho nên Lý Ngôn Khánh trở về Lạc Dương lại sinh ra cảm khái vô cùng.