Trong thoáng chốc, Dương Phàm và Sở Cuồng Ca thống lĩnh hơn một nghìn kỵ binh, cưỡi ngựa chiến lao ta khỏi của doanh trại như một trận cuồng phong. Bọn họ xuyên qua Tây Nội Uyển như một mũi tên lao vun vút trong không trung, xông thẳng đến Huyền Vũ Môn.
Nhưng người trấn giữ Huyền Vũ Môn lại là tướng lĩnh của Mã Kiều, bọn chúng không thể mua chuộc được nên lộ trình tấn công của bọn phản loạn chỉ đành đâm đầu vào
chỗ khó khăn mà bỏ qua chỗ dễ dàng mà thôi. Bọn chúng tiến vào Thái Cực Cung từ Thông Huấn Môn của Đông cung, làm như vậy tuy có thể bỏ qua được Thừa Thiên Môn của Thái Cực Cung nhưng suốt chặng đường sẽ phải đối mặt với ba tuyến phòng hộ nữa là Thái Cực Môn, Lưỡng Nghi Môn và Cam Lộ Môn.
Nếu như Vạn Kỵ vẫn như lúc trước thì sẽ do năm vị tướng lần lượt trực ban, bọn chúng hoàn toàn có thể đợi cho đến khi Độc Cô Húy Chi chiếm được Huyền Vũ Môn rồi sẽ giả truyền lệnh của Dương phàm khiến cho tướng lĩnh trấn giữ Huyền Vũ Môn sẽ tham gia cùng đám phản loạn. Nhưng sau chính biến Thần Long, Thiên Kỵ được sung vào với Vạn Kỳ thì trong chớp mắt lượng quân tăng lên mười lên. Năm vị tướng lĩnh được thăng lên làm Trung Lang Tướng, mỗi người một đơn vị, phân công rõ ràng chi tiết.
Nay quân lính phòng vệ Huyền Vũ Môn biến thành đội quân của Sở Cuồng Ca và Mã Kiều thay nhau trực ban. Nhưng đội quân khác đều không còn tiếp tục đảm nhiệm trọng trách canh gác Huyền Vũ Môn nữa mà trở thành đội quân cơ động đề phòng bất trắc xay ra. Độc Cô Húy Chi không còn cơ hội đươc đảm nhiệm trọng trách làm tướng lĩnh của Huyền Vũ Môn nữa, bọn chúng cơ bản chẳng còn cách nào có thể mở cửa được Huyền Vũ Môn.
Lý Thiên Lý là Thành Vương, là thành viên của Hoàng thất, là anh họ của đương kim Hoàng đế. Sa Trá Trung Nghĩa là lão tướng quân danh tiếng trong quân đội. Hai người bọn chúng không những chức cao quyền trọng mà còn có uy danh vang dội. Mặt khác Lý Tư Xung còn là Hữu Vũ Lâm tướng quân là tướng lĩnh Cận Vệ quân thân cận của Thiên tử.
Ba người bọn chúng lần lượt đại diện cho Hoàng thân quốc thích, Quân đội trọng thần và Thiện tử cận vệ, một nhóm người đầy uy danh như vậy quả thật quá là có tiếng nói. Bọn chúng đều nhất loạt nói rằng có gian thần làm phản, bọn chúng phụng mệnh nhập cung cứu giá, trong tay lại có một bức chiếu thư làm giả. Những tướng lĩnh thủ thành nhất thời không dễ gì mà phân biệt được thật giả.
Đặc biết là tên tướng thủ thành lại là thuộc hạ cũ của Sa Trá Trung Nghĩa, vừa nghe thấy Sa Trá Trung Nghĩa tướng quân gọi cửa, hắn ta tuy không dám vội vàng nghi ngờ nhưng cũng không dám nhanh chóng từ chối, bèn hồ nghi xin mời Sa Trá Trung Nghĩa lên thành để thuật lại sự tình.
Sa Trá Trung Nghĩa được đưa lên thành, ngay lập tức bèn nhân cơ hội y không kịp phòng bị gì mà uy hiếp y phải mở cổng thành. Lưỡng Nghi Môn lại một lần nữa không mất một giọt máu nào mà chiếm được. Nhưng khi y xông tới Cam Lộ Môn thì cái mánh cũ lại không thể dùng được nữa. Người trực ban ở đó lại chính là Thượng Quan Uyển Nhi.
Quân lính phòng thủ trong Thái Cực Cung được phân bố như sau: từ cửa chính vào cung có ba tuyến phòng thủ: Thừa Thiên Môn, Vĩnh An Môn, Trường Lạc Môn. Thừa Thiên Môn do Tả Hữu Kiêu Vệ phụ trách canh gác, Vĩnh An Môn và Trường Lạc Môn thì do Tả Hữu Uy Vệ phụ trách canh gác. Nhưng bọn quân phản loạn lại lẻn vào từ tuyến phòng vệ từ Đông cung thông tới Thái Cực Cung, như vậy bọn chúng sẽ thoát được ba tuyến phòng hộ phía trước mặt.
Trước khi từ Thừa Thiên Môn đi vào bên trong để đến được Thái Cực Môn vẫn còn một tuyến phòng hộ tựa như thành bảo vệ vậy, nó có tên là Giai Đức Môn. Các binh sĩ giám sát canh cửa của đội quân Hiệp môn chịu trách nhiệm bảo vệ giữa tuyến phòng vệ này. Vượt qua Giai Đức Môn, binh lính phòng thủ Thái Cực Môn là Tả Hữu Vũ Vệ. Lưỡng Nghi Môn đằng sau Thái Cực Môn do Tả Hữu Thiên Ngưu Vệ phòng thủ.
Phòng thủ nơi này có tất cả năm đội quân, mỗi đội năm mươi người, năm đội có tổng cộng là hai trăm năm mươi binh sĩ, được gọi là Nha Nội Ngũ Trượng. Tuy quân số không phải là nhiều, nhưng dựa vào thành quách kiên cố, lại là ở bên trong Hoàng cung nên chỉ với chừng đó lực lượng cảnh vệ cũng đủ để bảo vệ một tuyến phòng thủ rồi.
Hơn nữa đây lại là tuyến phòng thủ cuối cùng do Cấm quân thủ vệ, đi tiếp vào bên trong thì là Cam Lộ Môn, đi qua Cam Lộ Môn chính là Nội Đình. Nội Đình chính là lãnh địa của các phi tần cung nữ, nơi này thì không thể để cho đám binh sĩ canh gác được. Vậy nên canh giữ tuyến phòng thủ này chỉ có Khổng Vũ, tên thái giam đã được tham gia luyện tập, là có chút võ lực.
Hơn nữa tuyến phòng thủ này lại chính là Cam Lộ Điện, trực ban ở đây chính Thượng Quan Uyển Nhi. Lý Thiên Lý lấy thân phận của Thành Vương cũng không thể uy hiếp được vị nội tướng này. Uy danh lẫy lừng trong quân đội của Sa Trá Trung Nghĩa tướng quân cũng không lung lay được vị cô nương Thượng Quan này. Những tên thái giám nội thần cũng cơ bản không thèm để cho Lý Tư Xung, vị Vũ Lâm tướng quân đó, mua chuộc.
Vậy nên muốn vào được Cam Lộ môn thì bọn chúng chỉ còn cách công kích.
Cũng may là trên suốt dọc đường bọn chúng không bị hao binh tổn tướng, nên không làm kinh động đến thái giám thủ vệ Cam Lộ Môn. Thêm nữa, Cam Lộ Môn là tuyến phòng thủ cuối cùng để vào được Nội Đình. Bắt đầu từ Thừa Thiên Môn tiến vào bên trong, mỗi một tuyến phòng thủ bên trong lại nhỏ hơn tuyến phòng thủ bên ngoài, số lượng quân canh giữ cũng dần dần giảm bớt. Cam Lộ Môn không có tường thành cao lớn không thể trèo lên được, quân canh giữ cũng lại là những thái giám nội thần, số lượng lại không nhiều.
Lý Thiên Lý vừa cất tiếng hạ lệnh, binh sĩ Cấm quân lần lượt quăng lên đầu thành móc câu đã được chuẩn bị sẵn, bọn chúng tựa như con vượn nhanh thoăn thoắt trèo lên