Có người đề xuất muốn điều binh Bắc Cương phòng Khiết Đan, quân Tây Bắc phòng nước Hạ đối kháng Mã Chí Thư. Nhưng hai chỗ đó trống không, Khiết Đan, nước Hạ thừa cơ mà xuống, giang sơn Đại Tống chỉ sợ nhanh chóng bị chia năm xẻ bảy...
Nghĩ đến đây, không thấy Địch Thanh trả lời, Triệu Trinh quay đầu nhìn qua, thấy Địch Thanh lại nhìn ánh trăng bên chân trời. Thiếu niên đã từng làm chuyện không kể hậu quả, thô mãng, có chút thị quái đã không thấy. Y nhìn thấy chỉ là người đàn ông tang thương, u buồn lại mang phần khó dò.
Bây giờ y đoán không ra rốt cuộc Địch Thanh nghĩ cái gì.
- Địch Thanh, khanh nhất định muốn Hạ Tủng nhận sai?
Triệu Trinh mở miệng hỏi.
Địch Thanh chỉ trả lời một chữ:
- Phải.
Hắn ép bức người, không chỉ là vì nguyên cớ của mình. Năm đó Nguyên Hạo giả tạo thư , quăng cho Hạ Tủng, Hạ Tủng nhận được, như được chí bảo. Chính là bức thư đó làm Phạm Trọng Yêm bị trục xuất ra kinh thành, làm tân pháp thất bại nữa chừng. Đối với loại thần tử này, hắn hoàn toàn không muốn nhân nhượng.
Hậu quả của nhân nhượng, càng thê thảm và nghiêm trọng!
Triệu Trinh khẽ thở dài, thần sắc thành khẩn nói:
- Thật ra trẫm nghe Quách Quỳ nói, cũng rất tức giận Hạ Tủng. Trẫm đã lệnh ông ta nội trong ba ngày xin lỗi khanh. Nhưng ông ta bệnh rồi, bệnh rất nặng, hoàn toàn không thể ngồi dậy.
Địch Thanh cười lạnh, thầm nghĩ ta bệnh lão cũng bệnh? Cho dù lão bệnh nguy kịch, trước khi chết cũng phải đến một lần.
Triệu Trinh nói:
- Trẫm vẫn không thể ép ông ta người ôm bệnh tới đây, trẫm thật sự không thể làm như vậy.
Thấy màu trăng xanh nhạt rơi lên mặt Địch Thanh, có nét lạnh lùng nói không ra. Triệu Trinh thở dài, dùng tay ý chỉ Diêm Sĩ Lương tiến lên, lấy ra tấm lệnh bài mặt thiết nhẹ đặt lên bàn, trên khảm chữ vàng.
Ánh mắt Địch Thanh xẹt qua, thấy chính giữa trên thiết bài khảm viết mấy chữ lớn:
“Tha cho chín tội chết, nếu phạm tội thường, không được gia trách.”
Góc bên phải thiết bài đó viết ban cho Địch Thanh, dưới góc bên phải ghi rõ ngày tháng. Còn bên cạnh chữ lớn đó, lại viết không ít chữ nhỏ, nói rõ chỗ áp dụng thiết khoán này, nhất thời khó có thể xem hết.
Địch Thanh ngược lại biết, món đồ này tên kim thư thiết khoán!
Kim thư thiết khoán hay gọi Đan thư thiết khoán, qua nhiều thế hệ đều là lời hứa hẹn cao nhất hoàng đế ban cho thần tử. Có bằng chứng lời hứa hẹ này, Địch Thanh chỉ cần không phạm tội mưu phản, đều miễn tội chết!
Triệu Trinh nhìn thiết bài đó, thần sắc phức tạp:
- Tối qua ta suy nghĩ rất lâu, đặc biệt lệnh bọn họ làm Kim thư thiết khoán này. Địch Thanh, ta biết mấy năm nay khanh bị quản chế gia pháp tổ tông, rất là tủi uất. Trong triều sùng văn ép chế võ nhiều năm, những văn thần đó quan niện cứng nhắc theo quy cũ, nhất thời khó thay đổi. Ta nghĩ khanh là sợ sau lần này lãnh quân, nếu thắng rồi, phần lớn mọi ngươi sẽ chửi bới khanh, trẫm lấy Kim thư thiết khoán này làm chỗ dựa, tuyệt không nghi ngờ khanh. Nếu thua rồi...
Tựa như có hy vọng nhìn qua Địch Thanh, chỉ mong chờ hắn mở lời.
Cuối cùng Địch thanh mở miệng:
- Lần này xuất binh, cũng không thể thua nữa...
Triệu Trinh liên tục gật đầu, thần sắc chờ đợi, Địch Thanh lại nói:
- Đại Tống liên tiếp đánh nhiều trận, nếu thần lại bại, quân Tống tuyệt không có ý chí chiến đấu, chỉ sợ bọn bọ đánh qua Trường Giang, thẳng ép Biện Kinh, cũng là có khả năng lớn.
Sắc mặt Triệu Trinh hơi thay đổi, tay cũng có chút phát run.
Địch Thanh lại nói:
- Nếu thần xuất binh, chỉ cầu thắng, binh bại tự sát.
Triệu Trinh vội nói:
- Địch Thanh, làm gì nói ra lời như vậy chứ?
Địch Thanh lạnh lùng cười, đột nhiên nhớ tới lời nói của Vũ Anh trước khi chết, chậm rãi nói:
- Thân là võ tướng, tận trung vì nước, binh bại phải chết, không cần nhiều lời? Không nhìn Đan thư thiết khoán đó, Địch Thanh đứng lên, chỉ nhìn ánh trăng nói:
- Thánh Thượng, nếu để thần xuất binh, Địch Thanh chỉ có hai yêu cầu.
Triệu Trinh vội nói:
- Khanh cứ nói.
Địch Thanh nói:
- Thánh Thượng làm lễ gặp thần tử, để cấm quân thiên hạ biết, võ nhân đều không phải ti tiện vô đạo. Nếu không như vậy, thần chỉ sợ võ nhân lòng lạnh, khó mà tận lòng chiến đấu.
Triệu Trinh trầm lặng một lát, nói:
- Trẫm biết làm thế nào. Còn yêu cầu thứ hai?
Địch Thanh nói:
- Xưa nay triều đình lấy văn chế võ, khó tránh binh điều mất linh . Nếu thần xuất binh, nhất định phải đại quyền tổng lãnh dụng binh, người bên cạnh không được chỉ huy.
Triệu Trinh do dự hồi lâu mới nói:
- Trẫm có thể hứa với khanh.
Địch Thanh nói:
- Chỉ cần Thánh Thượng có thể làm được hai điều này, ngày mai thần lâm triều, xin lãnh quân bình nam. Về phần Kim thư thiết khoán này, Thánh Thượng thu lại đi,
Triệu Trinh vội nói:
- Khanh giữ không sao cả.
Thấy cuối cùng Địch Thanh chịu lãnh binh, Triệu Trinh trong lòng vui mừng, lại thấy sắc trời đã tối, để lại Kim thư thiết khoán, cáo từ rời đi.
Địch Thanh ngồi trong đình viện, lẳng lặng nhìn ánh trăng chân trời đó, ánh trăng cũng nhìn hắn, mãi tới khi trời sáng trắng mới đứng dậy rửa mặt, chỉnh sửa tươm tất sau đó đi vào trong cung.
Sau khi tới điện Văn Đức, văn thần đã tề tụ, có mấy văn thần thấy Địch Thanh đứng một bên, nhỏ tiếng bàn luận:
- Chỉ là một xích lão, lại ngông nghênh thế này.
Mấy ngày nay bọn họ vẫn luôn chờ Địch Thanh, không ngờ Địch Thanh mượn cớ bệnh không đến lâm triều, những người này từ lâu đã có oán hận.
Địch Thanh nghe xong, lạnh lùng cười, nhìn đám người Bàng Tịch, Âu Dương Tu xa xa nhỏ tiếng bàn luận, thỉnh thoảng nhìn về Địch Thanh, Địch Thanh cũng không để trong lòng.
Có cung nhân cung kính hô, Thiên tử giá lâm, bá quan nghiêm nghị quỳ lạy, đợi sau khi đứng lên, Triệu Trinh thấy quần thần tựa như ngàn lời vạn ngữ, lập tức nói:
- Trẫm hôm nay lâm triều, bàn chuyện bình định Lĩnh Nam. Ý trẫm đã quyết, định thăng Địch Thanh là Xu mật phó sứ, tổng lãnh sự vụ bình nam, nếu có quân công, ban thưởng thêm.
Lời nói này vừa ra, cả triều phải kinh hãi.
Địch Thanh lấy binh nghiệp người kình mặt, có thể vào lưỡng nha vinh dự thăng làm Phủng nhật, Thiên Võ Tứ Sương Đô Chỉ huy sứ, đã là chuyện Đại Tống hiếm có. Mà bây giờ mới về kinh, thì có thể vào lưỡng phủ, đó thật sự là chuyện chưa từng có từ khi Đại Tống khai quốc. Lúc này Địch Thanh nhập chủ Xu Mật viện, nếu chiến đấu thành công, thưởng thêm, không phải là Xu Mật sứ sao? Nghĩ Đại Tống thời danh tướng Tào Bân, cũng không có lễ ngộ này. Mà Đại Tống từ Thái Tổ tới nay, xưa nay lấy văn chế võ, lần này Thánh Thượng truyền chỉ, Địch Thanh không bị kiềm chế, trực tiếp phụ trách điều binh khiển tướng, quả thật là đánh vỡ việc làm của gia pháp tổ tông.
Quần thần phản đối
Nhưng phản đối ở trong lòng, quần thần ở lâu triều đường, biết phân lượng của bốn chữ “ý trẫm đã quyết”. Triệu Trinh mở miệng chính là bốn chữ này, thì đã tỏ rõ thái độ, nếu có người phản đối, vậy được, ai phản đối thì người đó đi bình định!
Ai cũng không muốn đi bình định
Triệu Trinh thấy quần thần im lặng, chậm rãi gật đầu nói:
- Nếu chúng khanh gia không có ý kiến khác ...
Y kéo dài âm điệu, vọng nhìn quần thần.
Có Gián quan tiến lên nói:
- Thánh Thượng, gia pháp tổ tông có qui định, võ tướng không thể độc quyền nắm quân lệnh. Thần cho rằng, thích hợp phái Địch Thanh làm trợ thủ, lại phái một văn thần tổng quản Lĩnh Nam là việc thích hợp.
Quần thần nghe xong, đều gật đầu đồng ý.
Địch Thanh không biết Gián quan đó là người nào, nhưng biết triều đình mấy năm nay, không chỉ là bộ mặt như vậy, ngay cả luận điệu cũng giống nhau. Hắn cũng không lên tiếng, chỉ là lạnh lùng cười.
Triệu Trinh thoáng nhìn thấy Địch Thanh cười lạnh, trong lòng khẽ run, quát:
- Vậy phái khanh trên Địch Thanh phải không?
Gián quan kinh sợ, ngược lại còn có tự biết tự rõ, vội nói:
- Thần không đủ tư cách.
Triệu Trinh nhìn xung quanh mọi người, hỏi:
- Chúng khanh gia ý thế nào?
Mọi người cảm thấy tức giận của Triệu Trinh, phát hiện lạnh lùng của Địch Thanh, nhất thời hoang mang không dám nói nhiều, cuối cùng Bàng Tịch tiến lên trước nói:
- Khởi bẩm Thánh Thượng, lúc bình thường, làm chuyện bình thường. Thần cho rằng, Địch Thanh thân là võ tướng, kế dụng binh xưa nay người thường khó dò, nếu phái người hiệp trợ hay chỉ huy, cũng khó thể hội dụng ý Địch Thanh, như vậy khó có thể thống nhất hiệu lệnh, bất lợi cho chiến đấu. Thần cho rằng, vẫn là để Địch Thanh chuyên nhiệm là tốt.
- Nếu đã như vậy, thì cứ quyết định như thế đi, Địch ái khanh, không biết khi nào khanh khởi hành vậy?
Hôm qua y trở về trong cung, bên bàn lại tới mấy chục tấu chương, từ lâu trong lòng nóng như lửa đốt.
Cuối cùng Địch Thanh tiến lên, thi lễ nói:
- Cứu binh như cứu lửa, thần xin ngày mai xuất binh.
Triệu Trinh mừng rỡ, nói:
- Vậy chúc Địch tướng quân mã đáo thành công. Dùng ánh mắt ý chỉ quần thần, quân thần thấy thế, lần lượt tiến lên chúc mừng. Có chúc mừng Địch Thanh đánh trận đắc thắng, có chúc Địch Thanh nhập chủ lưỡng phủ.
Biểu hiện mọi người tuy là hòa hợp nhau, nhưng trong lòng luôn cảm giác khó chịu bất mãn.
Lúc này Văn Ngạn Bác tới bên cạnh Địch Thanh, mỉm cười nói:
- Địch đại nhân lần này vào Xu Mật viện, người gặp chuyện vui, chữ xâm trên mặt đều có chút tỏ sáng.
Nói rồi lại cười, giống như là trêu đùa.
Quần Thần cùng cười, nhưng trong tiếng cười, ẩn chứa ý chế giễu.
Địch Thanh lạnh lùng nhìn Văn Ngạn Bác, chăm chú nhìn khiến Văn Ngạn Bác cả người không được tự nhiên, hồi sau mới nói:
- Nếu là Văn đại nhân thích, ta có thể khắc vài chữ miễn phí giúp ngài.
Nụ cười Văn Ngạn Bác cứng đờ, xấu hổ vô cùng, lại không biết phản bác lại thế nào mới tốt. Nụ cười của quần thần cũng ngưng trên mặt, nhất thời không nói.
Triệu Trinh trên ghế rồng nhìn thấy, âm thầm nhíu mày, sau một hồi lâu nói:
- Địch khanh gia, nếu khanh không thích chữ xâm, thì có thế bỏ đi.
Địch Thanh trả lời:
- Chữ xâm có thể bỏ đi, nhưng có những thứ khắc ở trong lòng, rất khó bỏ đi. Thánh Thượng, thần phải xuất chiến, xin cáo từ đi trước.
Nói rồi xoay người đi, lúc đi tới trước văn thần lúc nãy nói hắn xích lão... đột nhiên Địch Thanh dừng bước.
Mấy văn thần đó biết không hay, thấy Triệu Trinh im lặng như nước, vội chắp tay, bảy mồm tám lưỡi xưng hô Địch đại nhân, hoặc nói Địch tướng quân, hoặc xu nịnh trực tiếp gọi Xu mật phó sứ đại nhân, đều chúc Địch Thanh thắng ngay trận đầu, mã đáo thành công.
Địch Thanh ngửa mặt lên trời cười, lớn tiếng nói:
- Xu Mật phó sứ đại nhân? Ha ha, chỉ là một xích lão, nào dám phiền mấy vị đại nhân lễ ngộ như vậy?
Nói rồi sải bước bỏ đi, nhưng tiếng cười kích động đó vọng vang không ngớt, cuồn cuộn nổi lên lá rụng mưa gió, dần dần đi xa.