Kết quả này chàng vốn đã đoán được từ lâu, tính tình người nọ xưa nay đều dứt khoát là thế. Giận chính là giận, sẽ không có chuyện đến nữa. Rất nhiều lần Trần Yên đã cài xong then cửa, song lại ngẩn ngơ chốc lát rồi rút ra đặt ở một bên.
Mấy ngày liền không bước ra ngoài, chàng vùi đầu vào làm tủ thuốc. Nếu sắc trời chỉ hơi âm u, chàng sẽ dọn đồ nghề ra hết ngoài vườn, dựng chiếc ghế đẩu dưới bức tường đã phủ kín thường xuân rồi ngồi đó để làm việc. Vừa đục gỗ khắc hoa, vừa thỉnh thoảng ngừng tay, dỏng tai lên xem có thể nghe được tiếng mắng mỏ quen thuộc truyền ra từ khoảng sân cách vách hay không.
Nhưng chàng đợi đã mấy ngày vẫn chẳng nghe được gì. Khoảng sân nở đầy hoa lê bên kia hoàn toàn vắng lặng, chỉ có hương hoa tàn lạnh lẽo bay qua ít nhiều.
Có những khi Trần Yên vô thức áp đầu vào tường, nhắm mắt thật lâu, tay nắm chặt túi gấm xanh màu liễu.
Cành thù du người nọ hái về đã héo khô hết cả. Nên việc chàng có thể làm duy nhất là mỗi ngày dựa vào tường, mở túi lấy ra ba món dược liệu lật qua lật lại nhìn vài lần. Mỗi lần nhìn, nỗi nhớ nhung lại như có dao kề trong xương cốt.
Trần Yên nghĩ, xương cốt mình có lẽ sớm muộn sẽ đứt lìa thôi.
Bởi chẳng bao lâu nữa, tủ thuốc sẽ được hoàn thành, cũng là lúc chàng sẽ chuyển khỏi đây.
Trời đã trở lạnh đến mức phải khoác thêm một lớp áo nữa lên người. Mây mù cuồn cuộn, có những khi bất thình lình trút xuống vài giọt mưa nặng hạt, “bộp” một tiếng mà có thể cảm thấy xung động của nó đè lên hai lớp áo đến phát đau.
Trần Yên nhìn trời âm u như sắp mưa liền thu dọn đồ vào phòng. Đang lúc chuyển từng vật liệu vào trong lại chợt nghe thấy tiếng đẩy cửa bên ngoài vọng vào. Tiếng cửa cọt kẹt phảng phất đã chần chừ thật lâu. Cơn sửng sốt qua đi, chàng mới lấy lại tập trung vài phần, trái tim đập như trống bỏi, thứ cầm trong tay còn khẽ run. Tầm mắt Trần Yên dán chặt vào cánh cửa, ngay cả hơi thở cũng tưởng như đã đi đâu mất rồi.
Vậy mà người đến lại không phải Tạ Hoàn Hồi.
Kẻ đó là một hậu sinh tầm hăm sáu, hăm bảy tuổi. Người mặc áo vải, chân đi dép cỏ, mặt mũi bôi một lớp tro đen nguệch ngoạc, lưng khoác một bao vải lấm bùn khiến người ta thấy rõ là gã đã lăn lội trên dọc đường đầy bùn đất. Khăn búi không túm hết được cả đầu khiến tóc còn rơi vãi một ít bên ngoài, nhìn thôi là biết gã chưa kịp chỉnh trang đã vội vàng chạy đến đây. Gã bước đi hơi khập khiễng, hớt hải bước qua cửa, nhào vào trong viện nhìn chằm chằm Trần Yên.
Trần Yên sững người khi thấy được khuôn mặt gã, cả người buông thõng khiến đinh trúc tuột khỏi tay rơi xuống đất.
Hai chữ này như sấm nổ bên tai xóa sạch mọi thứ trong đầu Trần Yên. Chàng kinh ngạc đến không nói thành lời, chỉ có thể đứng ngây ra tại chỗ. Kẻ kia nháy mắt đã bổ nhào đến trước mặt chàng, lộ ra khuôn mặt chua xót đắng cay như có ngàn lời vạn chữ muốn tuôn ra, cổ họng lại nghẹn ngào khó nói.
Trong cơn kích động, chàng trai trẻ quỳ sụp xuống, hai tay nắm chặt tay áo Trần Yên, tức tưởi khóc: “… Tướng quân! Tướng quân, thuộc hạ khó khăn lắm… khó khắn lắm mới tìm thấy ngài….!”
“Lê Phi?”. Kinh ngạc qua đi, thật lâu sau chàng mới gọi ra cái tên của người nọ.
Người tên Lê Phi nghe thấy chàng gọi thì lập tức ngầng đầu, nhưng không ngờ lại trông thấy tay áo phải của chàng trống rỗng.
Mi gian gã liền nổi lên một nỗi bi thương khó tả, vành mắt nóng bừng, gã nằm quyền đấm vào đất, cắn rắng nói: “Nếu lúc đó thuộc hạ không bị điều đi Tứ Châu điều vận quân lương, trận cảng Canh Vân làm sao có thể thiếu mất một Lê Phi tôi! Sau đại chiến, quân sĩ thuộc đội vận chuyển quân lương đều bị chặn ở giao giới Tứ Hàm không thể trở về, nói cái gì muốn cách ly chờ thẩm vấn! Thuộc hạ bị giam lỏng ở Tứ Châu hàng tháng trời, lúc tướng quân rời đi cũng không được gặp mặt. Tay của ngài quả nhiên đã…. Nếu để thuộc hạ tìm được tên khốn kiếp Dật Sơ ấy nhất định đem hắn bằm vằm thành trăm mảnh!”
“Ngươi mau đứng dậy, đừng quỳ nữa”. Trần Yên lộ vẻ thê lương, khàn giọng gọi gã vài tiếng. Trong lúc rối bời, bản thân cũng đã quỳ xuống đất, nhất quyết đỡ Lê Phi dậy: “Ta đã chẳng còn là gì nữa rồi… ngươi đứng dậy đi!”
“Thuộc hạ không hiểu!” Lê Phi vẫn cố chấp quỳ như bàn thạch. Gã nhướn cao chân mày, lớn giọng hỏi: “Tướng quân tại sao phải nhận tội!”
“Ngươi đứng dậy đi!”. Thanh âm gằn lên mang theo run rẩy.
“Tướng quân vì cớ gì phải nhận tội!” Lê Phi càng bi phẫn, tay nắm thành quyền run lên giận dữ, mãnh mẽ chất vấn Trần Yên: “Kí vào giấy nhận tội, chính là cả đời này mang nhục! Càng đừng mong khoác lại áo lính! Lẽ nào tướng quân ham sống sợ chết sao!”
Trần Yên nghe đến những chữ cuối cùng liền sa sầm mặt mày. Những giọt nước mưa trút xuống từ mây đen như roi quất xuống đầu mày chàng. Dấu vết để lại chẳng khác nào vết sẹo khó mờ. Chàng bật cười, ngẩng đầu nhìn mây trời cuồn cuộn như vết ô mực, từng lời thốt ra chứa đầy cay đắng: “Ham sống sợ chết? Ham sống sợ chết?…. Ta mong thà được chết”.
Lê Phi bị dáng vẻ thê lương của chàng làm chấn động, gã không khỏi hối hận vì đã lỡ miệng, đành run rẩy nói: “Vương Hoạch đã được thăng lên tướng quân phiêu kỵ nhị phẩm rồi”.
Câu nói này chẳng khác nào một tiếng sét đánh.
Nụ cười của Trần Yên liền tắt lịm, cả không gian đều trở nên im lìm, chàng hít sâu rồi nói liền ba chữ “Tốt lắm”. Nước mưa điên cuồng rơi vào mắt, đau đến chảy máu đầm đìa: “Thật là trời xanh có mắt, trời xanh có mắt! Hắn cuối cùng cũng thỏa nguyện rồi”.
“Tướng quân!” Lê Phi không kìm được chảy nước mắt, nắm chặt lấy đôi vai Trần Yên thống thiết nói: “Tướng quân không biết, tên cẩu tặc Vương Hoạch đã đối xử với huynh đệ ‘Khiên Tự Quân’ chúng ta thế nào đâu! Trận đánh ở cảng Canh Vân đã cướp đi quá nửa huynh đệ, số còn lại kẻ bị thương, người tàn tật. Chúng thuộc hạ lúc bị giam nghe được tướng quân bị định tội thì vô cùng kinh hãi nên ngay khi được thả liền vội vàng trở về Hàm Châu, muốn hỏi rõ các huynh đệ tiền căn hậu quả như thế nào. Không ngờ, bất chấp triều đình đã hạ chỉ không được lấy lý do bại trận để xử phạt những người còn lại của Khiên Tự Quân, Vương Hoạch tên cầm thú đó vẫn mượn danh dạy dỗ, bắt tất cả binh lính đi đày ngoài đảo Ngọ Nhai Hàm Châu. Khi thuộc hạ trở về đã sớm cùng mọi người cách biệt muôn trùng. Ngài cũng biết, đảo Ngọ Nha cách ly hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài, trên đảo hoang vu cằn cỗi, thuộc hạ nghe những người trốn thoát mới biết, các huynh đệ ăn gió nằm sương, lại không được chữa trị kịp thời, đều đã bị…. đã bị lũ chó săn của Vương Hoạch làm khó dễ trăm điều, thậm trí là bị tra tấn man rợ…!”.
Toàn thân Trần Yên ớn lạnh. Chàng đang định mở miệng, cổ họng xung lên đầy những bi, nộ, hổ thẹn, căm hận rồi biến thành một cỗ tanh nồng, khóe miệng liền rỉ ra một dòng máu đỏ!
“Tướng quân!” Lê Phi tức thì tái mét, vội vươn tay giữ lấy thân thể đang đổ xuống của Trần Yên lắc vài cái.
“Vương Hoạch hắn còn muốn làm gì, hắn rốt cuộc còn muốn làm gì nữa!” Trần Yên tức giận thốt lên, mùi vị tanh nồng ngập tràn trong yết hầu. Chàng nhíu chặt mày, đấm một quyền xuống đất đem hết những nước mắt đã kìm nén lâu nay trút hết ra, vệt máu đỏ tươi nơi khóe miệng chảy xuống khiến người khác đau lòng: “Thứ hắn muốn đều đã đạt được rồi…. Hà cớ còn muốn hành hạ bao người vô tội!”
“Tướng quân! Tướng quân…!” Tiếng hô gọi của Lê Phi ong ong bên màng nhĩ như xa như gần.
——
Trần Yên mở mắt, trời xanh cao xa vạn trượng, bốn bề mịt mùng, mưa phun trắng xóa như hàng trăm mũi tên bay tới tấp vào hồng tâm, chớp mắt phá tan cảnh vật trong mắt chàng, bên tai lại nghe thấy tiếng trống gõ lạnh lẽo ngoài quân trướng ngày đó, trong đất bay mù trời, mây mù qua đi để lộ ánh sáng ảm đạm chiếu rọi cỏ khô. Gông cùm nhiễm mùi chết chóc bị kéo lê trên mặt đất.
Chàng bị hai binh sĩ mặc giáp sắt bất ngờ ép quỳ xuống.
Vương Hoạch vẫn một thân mặc bào chủ soái, áo giáp hắc lạnh ngạo nghễ, mũ giáo hếch cao, hắn thong thả bước đến trước mặt chàng nhếch mép cười, ném xuống một cuộn thư tín: “Khá lắm Trần tướng quân! … Ở nơi địa ám không mặt trời ấy mà người cũng có thể nhờ người gửi bức tín tự tay viết này tới Duật Kinh, bái phục, ta bái phục! Quả là có tài!”.
Cánh tay phải vẫn đang rỉ máu dưới tấm băng vải bị người ta bóp chặt, chỗ đứt đau đến cùng cực. Mồ hôi lạnh rơi từng giọt từng giọt xuống khuôn mặt đã trắng bệch của chàng. Đôi môi tái xanh của Trần Yên khẽ mở, giọng khàn đặc run run: “Vương Hoạch… Người thật đê tiện, dám cho người đi lấy tất cả thư gửi tới Duật Kinh…”.
“Ô, Trần tướng quân đừng có ngậm máu phun người”. Vương Hoạch nhếch môi cười, vừa ngả ngớn lấy mặt dao trong tay đập lên mặt chàng, vừa tiến lại thì thầm vào tai chàng: “Ta nào có lấy, là bạn cũ ở hiến đài[1] nhìn thấy thư của ngươi ngày hôm đó đã tức tốc dùng một thỏi vàng phong lại, đóng thêm mật ấn, phái người từ kinh thành đem tặng lại ta, bảo ta tỉ mỉ thưởng thức…. Trần tướng quân sao kết tội ta như thế được”.
Trần Yên nghe thấy vậy như bị sét đánh trúng.
Nhìn cuộn thư tín nằm lay lắt dưới đất, chàng nhất thời lạnh người, không thể nói nên lời.
“Ta nói, Trần tướng quân trước khi gửi thư đi sao lại không rõ ràng? … Phủ ngự sử vậy nhưng là chốn Vương Hoạch ta thường nghỉ chân đấy. Nhỉ?”. Vương Hoạch nói xong liền cười ha hả, dịch đao xuống, sống đao gõ trúng cánh tay phải của Trần Yên. Cơn đau kịch liệt khiến chàng sa sầm mặt mũi, đao của gã liền thuận thế vạch lên lớp vải mỏng, máu đỏ tươi liền càng lúc càng nồng. Gã nhàn nhã đánh giá Trần Yên mồ hôi ướt đẫm hai cánh mũi, nhẹ nhàng nói: “Ấy, suýt thì quên mất. Chắt nữ của ta ở Duật Kinh tháng trước đã được định cọc hôn nhân tốt lắm, thiếp mời đã chuẩn bị đâu vào đấy cả rồi. Vốn còn định gửi cho tướng quân một tấm. Đáng tiếc, xem bây giờ tướng quân không uống được rượu mừng của nàng với tiểu nhi tử nhà quốc cữu gia rồi”.
Vương Hoạch đạp mũi giầy lên bức thư tín, âm dương quái khí lẩm nhẩm: “… ‘Vương Hoạch coi nhẹ tiền tuyến nguy cấp, tự ý khấu binh U Đô, không những không chi viện, mà còn phong tỏa đường binh lui, bòn rút lương thảo, khiến hơn ngàn tướng sĩ ta bị vây tại cảng Canh Vân, bức bách một mình đối đầu quân địch, cuối cùng bởi địch ta số lượng chênh lệch quá lớn, mà bại trận thất thủ’… Chậc chậc, viết hay đấy, quả nhiên là môn sinh[2] tâm đắc nhất của Lữ Quắc”.
Lúc này, hắn chuyển từ vẻ mặt kinh thường sang biểu tình độc ác xảo quyệt, rít răng nói: “Ngươi chết tới nơi rồi còn cố minh oan với hoàng thượng? Nếu đã không thức thời như thế, đừng trách ta vô tình!”.
Nói rồi hắn vung tay, lệnh người đưa binh sĩ Khiên Tự Quân tới trước mặt. Hơn 400 người lảo đảo tiến vào, để lại trên đất cằn cỗi một tầng vụn gỗ tàn tạ, tay bị trói chặt, áo quần tả tơi, sắc mặt tiều tuy nan kham tựa như đã nhiều ngày không được cho ăn uống.
Trái tim Trần Yên nháy mắt lạnh toát.
Giữa không gian chàng nghe thấy tiếng mình gào thét, cảm giác và tầm nhìn đều đã trở nên mơ hồ, chỉ có đầu gối cố gắng lao lên phía trước, lại bị vài cánh tay thô lỗ đè lại. Yết hầu chàng như muốn vỡ toang: “Vương Hoạch! Ngươi muốn làm gì! Thư là ta viết! Ngươi cứ trút hận lên ta là được…! Rốt cuộc muốn làm gì bọn họ…”
Vương Hoạch chỉ mỉm cười đầy u ám.
“Ngươi không phải muốn giải oan sao? Tốt thôi”. Hắn nheo mắt, liếc nhìn lá thư nhàu nát dưới chân: “Ta cũng không tính toán đâu, một bức oan khuất này của ngươi lưu loát viết ra ba trăm bảy mươi hai chữ, không thiếu một từ”.
Gã vỗ nhẹ vài cái.
Binh sĩ đứng chờ lệnh lập tức tuốt gươm khỏi vỏ, chém lên lưng một tướng sĩ Khiên Tự Quân!
“Dừng tay!”, tiếng hét thế lương mang theo máu tanh vang dội. Nhưng đã không còn là màu đỏ tươi chói mắt mà đã chuyển sang đen đặc. Chàng chỉ nhìn thấy người nọ kêu lên rồi ngã rạp xuống đất, một người khác phẫn nộ bước đến đỡ, cũng bị một đao khắc trên lưng. Âm thanh da thịt bị chém rách văng vẳng bên tai không dứt.
Một đao lại một đao, một người lại một người, máu tanh lênh láng đầy mặt đất.
Hai mắt chàng tựa hộ đã khóc thành máu, nhất thời điên dại đến cực điểm, chàng vùng lên thoát khỏi hai kẻ đang giữ lấy mình, nhưng mới chạy được hai bước liền bị một quyền của Vương Hoạch lạnh lùng đánh trở về, như chưa hả giận, hắn dùng giầy sắt đạp lên nhiều lần vào bụng chàng như muốn đá thủng lục phủ ngũ tạng Trần Yên ra. Cuối cùng còn nghiến chân lên chỗ vết thương trên vai chàng, hung tợn nói: “Trần Yên, ngươi không phải muốn kêu oan sao? Ngươi viết một từ, ta liền khắc một đao lên vai huynh đệ ngươi! Viết ba trăm hai mươi bảy từ, ta sẽ khắc đao lên ba trăm hai mươi bảy người của ngươi! Ngươi kêu oan đi!”.Giải thích
[1] Hiến đài (Cách gọi thời Hán): chỉ phủ ngự sử. Từ thời Tần trở đi, ngự sử là chức quan giám sát triều đình.