Dã Lợi Tề Nhĩ nghiêm nghị đáp:
- Đại vương, lúc Dã Lợi Tề Nhĩ trình lên chứng cứ phạm tội của Tô Ma Kha, là đã thể hiện lòng trung thành với Tiểu vương tử và Đại vương. Dã Lợi Tề Nhĩ chỉ là một con chó săn trong hai người, chỉ cần Đại vương lệnh một tiếng, Dã Lợi Tề Nhĩ nếu gặp Ma Ha Tạng, nhất định sẽ xé hắn thành phấn vụn.
Ma Ha Kim Cương cười ha hả, các tướng lĩnh khác thì đều nhìn Dã Lợi Tề Nhĩ một cách khinh bỉ.
Ba Bạch Đồ và Tháp Lý Khắc là hai Vệ đội tinh nhuệ nhất đế quốc. Thống lĩnh Ba Bạch Đồ là Ma Ha Tạng, còn thống lĩnh Tháp Lý Khắc là Ma Ha La. Tuy nhiên, hai vị Vương tử đều không có thời gian quản lý. Cho nên việc trong quân phần nhiều giao do Vệ đội Phó thống lĩnh. Mà ứng viên của chức Phó thống lĩnh đương nhiên là tâm phúc của hai vị Vương tử.
Ba Bạch Đồ Vệ đội Phó thống lĩnh Tô Ma Kha là “cát đồ lỗ” của Ma Ha Tạng, “cát đồ lỗ” có nghĩa là từ nhỏ đã theo hầu bên cạnh Vương tử.
Vương tử Tây Lương khi vừa tròn 6 tuổi, sẽ chọn 100 đứa trẻ nam cùng tuổi vào cung, sau đó, Vương tử lựa chọn ba đến năm đứa bé trong số đó làm người hầu của mình.
Nhiệm vụ của bọn họ chủ yếu là đi theo Vương tử cưỡi ngựa luyện bắn tên, thậm chí đọc sách tập viết.
Khi được Vương tử chọn làm người hậu hạ, thì nhất định phải lập lời thề máu, thề sống chết trung thành với Vương tử của mình.
Tô Ma Ha là một trong số những cát đồ lỗ của Ma Ha Tạng. Tô Ma Ha tài năng vô cùng xuất chúng, rất được Ma Ha Tạng coi trọng. Năm vừa rồi, mớiđược Ma Ha Tạng phái đến Ba Bạch Đồ để rèn luyện. Dưới sự sắp xếp và bồi dưỡng của Ma Ha Tạng, cuối cùng đã trở thành Ba Bạch Đồ Phó thống lĩnh, thay Ma Ha Tạng quản lý kỵ binh Vệ đội Ba Bạch Đồ.
Ma Ha Tạng đi sứ Tần quốc, Ma La La đảng liền ra tay với thế lực của gã ở Tây Lương. Mục tiêu lớn nhất, dĩ nhiên là Ba Bạch Đồ Vệ đội. Và Tô Ma Kha trở thành mục tiêu đầu tiên của Ma Ha La đảng.
Chỉ có điều, Tô Ma Kha làm việc chu đáo cẩn thận, dưới trướng gã có hai vạn thiết kỵ, cho dù Ma Ha Tạng không ở Tây Lương, nhưng muốn lật đổ Tô Ma Kha cũng không dễ.
Không có chứng cứ vô cùng xác thực, Ma Ha La không thể hạ độc thủ với Tô Ma Kha.
Tuy nhiên, Dã Lợi Tề Nhĩ xuất hiện, khiến mọi lo lắng của Ma Ha La được giải tỏa. Dã Lợi Tề Nhĩ là người của Ba Bạch Đồ, là Vạn Phu trưởng của Ba Bạch Đồ, cũng là người thân tín của Tô Ma Kha. Gã âm thầm trình lên Ma Ha La chứng cứ phạm tội của Tô Ma Kha. Nhân vô thập toàn, tuy rằng Ma Ha La đảng chưa tìm thấy chứng cứ phạm tội của Tô Ma Kha, nhưng Dã Lợi Tề Nhĩ là tâm phúc của y, từ nhiều năm trước, đã biết và nắm giữ rất nhiều nhược điểm của Tô Ma Kha.
Ở nước Tây Lương, quý tộc chiếm đoạt đất đai là chuyện thông thường, nhưng thời điểm đó, Ma Ha La đảng nắm được chứng cứ phạm tội này của Tô Ma Kha, lập tức dồn gã vào đường cùng, tống vào tử lao, quyền khống chế Ba Bạch Đồ bị Tây Lương vương nắm giữ, được một số người tiến cử, liền chấp thuận cho Bắc viện Đại vương Ma Ha Kim Cương thay thế Tây Lương vương nắm giữ quân quyền Ba Bạch Đồ.
Tô Ma Kha là cái đinh lớn nhất đã bị nhổ đi, Dã Lợi Tề Nhĩ công lao có thể nói cực kỳ to lớn. Từ đó về sau, trong Ba Bạch Đồ sóng gió như bão, người bị thanh trừ kẻ được đưa đến, nhưng Dã Lợi Tề Dĩ vì có công loại trừ Tô Ma Kha, không những bảo vệ được mình mà còn được tham gia xuất quân.
Nhưng, cũng vì việc đó, mà trong mắt các tướng quân khác, Dã Lợi Tề Nhĩ là hạng người đê tiện vô sỉ, đồ bán chủ cầu vinh, ai cũng xem thường.
- Đại vương, Dã Lợi Tề Nhĩ sốt ruột muốn lập công, gần tới Hắc sơn, không bằng cho Dã Lợi Tề Nhĩ mang theo kỵ binh Ba Bạch Đồ sắc bén nhất xung phong liều chết xông lên Hắc sơn. Thuộc hạ nghĩ nhất định hắn sẽ lập công, không phụ kỳ vọng của Đại vương, bắt được Ma Ha Tạng.
Một gã tướng lĩnh bên cạnh Ma Ha Kim Cương góp lời.
Viên tướng này là Thiên Phu trưởng Tháp Lý Khắc, trên thực tế Ba Bạch Đồ và Tháp Lý Khắc tuy rằng cùng là Vệ đội lớn nhất đế quốc, nhưng chođến bây giờ, hai bên như nước với lửa. Tướng lĩnh hai đội xung đột với nhau, xưa nay ai cũng biết, ở đế quốc, dù là trên yến tiệc hay trong các vấn đềquân vụ, nếu có tướng lĩnh Ba Bạch Đồ thì không thể có tướng lĩnh Tháp Lý Khắc. Mà nơi tướng lĩnh Tháp Lý Khắc lui tới, đương nhiên sẽ không bao giờ thấy bóng dáng người của Ba Bạch Đồ.
Nếu hai đội tướng lĩnh Vệ đội cùng xuất hiện, thì chỉ có một khả năng là ở một nơi cử hành trận đấu nào đó, ví dụ như đua ngựa, ví dụ như hội đấu vật, bắn cung, so đao, hai bên chắc chắn sẽ tranh giành cao thấp, một bước cũng không ngừng. Mấy năm gần đây, trên các hội thi đấu, hai bên đua nhau dần dần biến thành cảnh đao thương đổ máu. Thậm chí còn phải bỏ mạng. Cũng chính vì thế, mà Tây Lương vương đã truyền ý chỉ, ai tham gia ẩu đả sẽ bị tống giam một năm.
Sau khi có ý chỉ này, tình cảnh đổ máu trên các sân thi đấu rất hiếm khi xảy ra, nhưng mâu thuẫn giữa hai bên, thì vẫn không thể tiêu trừ.
Dã Lợi Tề Nhĩ bây giờ tuy đã nguyện ý trung thành với Tiểu vương tử Ma Ha La, nhưng do tư tưởng đối địch đã ăn vào máu, nên các tướng lĩnh Tháp Lý Khắc chưa bao giờ xem Dã Lợi Tề Nhĩ là người nhà. Thậm chí, một số người còn khinh bỉ gã ra mặt.
Viên tướng này đề xuất Dã Lợi Tề Nhĩ tiên phong đánh lên Hắc sơn, đơn giản là vì gã biết rõ, tấn công Hắc sơn, chắc chắn sẽ phải trả giá. Để tướng sĩ Ba Bạch Đồ đổ máu ở Hắc sơn, chính là mong muốn của nhóm tướng sĩ Tháp Lý Khắc.
Nhưng Ma Ha Kim Cương không đồng ý với đề nghị của tướng lĩnh này, nên lắc đầu, quay sang tướng lĩnh kia nói:
- Đạt Đô, Tiểu vương tử đã truyền quân lệnh cho bổn vương, trận thứ nhất này do ngươi dẫn binh tấn công.
Viên tướng tên Đạt Đô kia khẽ giật mình, nhưng rất nhanh liền hiểu ra cái gì, đưa tay lên ngang ngực:
- Đại Đô xin dẫn binh đánh lên Hắc sơn, không phụ kỳ vọng của Đại vương và Tiểu vương tử.
Gã đương nhiên hiểu ý tứ của Ma Ha Kim Cương.
Trong mắt Ma Ha Kim Cương, đám người trên Hắc sơn kia chỉ là mấy mục dân Cổ Lạp Thấm, một đám ô hợp mà thôi. Cho dù có Ma Ha Tạng trấn thủ, nhưng dân chăn nuôi chung quy lại vẫn là dân chăn nuôi, sao có thể so bì với kỵ binh sắc bén của đế quốc?
Trong mắt Ma Ha Kim Cương, đánh hạ Hắc sơn chỉ là việc trong nháy mắt.
Đối với dũng sĩ thảo nguyên mà nói, lúc có đối chiến, thì người xông lên trước tiên, bất kể là thương vong thế nào, đều là người lập được chiến công lớn nhất. Nếu để cho Dã Lợi Tề Nhĩ phát động tiến công, đồng nghĩa với việc đem lại cơ hội lập công cho gã. Mà công lao như vậy, Ma Ha Kim Cươngđương nhiên không muốn đem đến cho Dã Lợi Tề Nhĩ.
Ma Ha Kim Cương tuy rằng là Bắc viện Đại vương, nhưng cho tới nay, vẫn luôn bị hào quang của Nam viện Đại vương Tiếu Thiên Vấn làm lu mờ.
Quân đội đế quốc, chia thành Nam viện và Bắc viện, chức trách hai viện cũng rất khác nhau.
Nói một cách đơn giản, Nam viện phụ trách chiến tranh, mà Bắc viện phụ trách hậu cần.
Đế quốc Tây Lương, bất kể là bình loạn quốc nội hay phát động chiến tranh, chế định kế hoạch tác chiến, lãnh binh nhất định là Nam viện Đại vương và tướng lĩnh của Nam viện. Mà việc của Bắc viện, là chiêu mộ quân đội, biên chế, huấn luyện quân đội, cung cấp vật tư trang vũ khí cho quân đội. Tuy rằng trong khi thực hiện chức trách của mình, Bắc viện gặp phải tình huống gì, thì cho đến bây giờ, người ta vẫn chỉ thấy Nam viện Đại vương và các tướng lĩnh của y tung hoành ngang dọc. Bao nhiêu vinh quang chiến tranh đều là của Nam viện, mà Bắc viện tuy chưa bao giờ dám lơ là, nhưng trước sau gì vẫn bị lu mờ trước ánh hào quang rực rỡ của Nam viện.
Bắc viện Đại vương Ma Ha Kim Cương chưa bao giờ cho mình là kém tài hơn Tiếu Thiên Vấn. Y thậm chí còn có ý định thay thế Tiếu Thiên Vấn làm chủ Nam viện. Nhưng Tây Lương vương quá tin tưởng Tiếu Thiên Vấn, hơn nữa, không thể phủ nhận, uy vọng của Nam viện Đại vương Tiếu Thiên Vấn trong quân đội không gì sánh kịp. Cho nên muốn thay thế Tiếu Thiên Vấn đối với Ma Ha Kim Cương mà nói chỉ là một mơ ước.
Quan hệ giữa Ma Ha Tạng và Tiếu Thiên Vấn thì ai cũng rõ. Mặc dù không có danh phận thầy trò chính thức nhưng Tiếu Thiên Vấn vẫn thường xuyên truyền dạy cho Ma Ha Tạng binh pháp. Tuy rằng Tiếu Thiên Vấn cố hết sức tránh bị cuốn vào chính sự quốc nội, những đấu tranh phe phái nhưng đang ở vị trí đó, cho dù mình không để tâm, người khác cũng sẽ cảm thấy mình cố ý, nên Tiếu Thiên Vấn dù không hề tỏ ra có địch ý với Ma Ha La đảng nhưng Ma Ha La đảng thì vẫn khép Tiếu Thiên Vấn vào Ma Ha Tạng đảng.
Ma Ha La dám vào lúc này làm khó dễ, là bởi vì Ma Ha Tạng đi sứ Đại Tần, còn Tiếu Thiên Vấn thì đang lãnh binh đóng trên đất Tần quốc. Chỉ cần có một trong hai người ở lại thành Thanh La, Ma Ha La đảng sẽ không dám hành động thiếu suy nghĩ.
Nếu tất cả mọi người đều cảm thấy Tiếu Thiên Vấn thuộc đảng Ma Ha Tạng, thì trong lòng Ma Ha Kim Cương, bằng hữu địch nhân là địch nhân của mình, mà kẻ thù địch nhân thì sẽ là bằng hữu của mình. Ma Ha Tạng là bằng hữu của Tiếu Thiên Vấn, tất nhiên là địch nhân của mình. Mà Ha Ha La là đối thủ của Ma Ha Tạng, thì Ma Ha La là bằng hữu của mình.
Chính vì như thế, nên thế lực Bắc viện do Ma Ha Kim Cương cầm đầu cũng đã trở thành một trong những bộ phận trọng yếu của Ma Ha La đảng. Ma Ha La có trợ lực như thế, tất nhiên là càng thêm coi trọng y. Ma Ha Kim Cương tiến cử ai, Ma Ha La không chút do dự liền sắp xếp vào quân đoàn Tháp Lý Khắc của mình, thể hiện sự tin cậy của gã đối với Ma Ha Kim Cương.
Đạt Đô này là do Ma Ha Kim Cương tiến cử với Ma Ha La, sau một thời gian rèn luyện, giờ đã làm tới chức Thiên Phu trưởng Tháp Lý Khắc. Lần nàyđi theo Ma Ha Kim Cương đảm nhiệm tiên phong, Ma Ha Kim Cương là cố ý muốn Đạt Đô có cơ hội lập nhiều chiến công, dĩ nhiên không thể để cho Dã Lợi Tề Nhĩ dành được cơ hội ngàn năm có một này.
Các tướng lĩnh Nam viện đi theo Tiếu Thiên Vân bình nội loạn công, ngoại bang, cơ hội lập công rất nhiều. Hơn nữa, tướng lĩnh dưới tay Tiếu Thiên Vấn chẳng những được trọng thưởng mà còn thanh danh hiển hách. Các tướng lĩnh Bắc viện tuy rằng cũng làm được nhiều việc nhưng ở đế quốc người được bách tính biết đến lại chẳng có mấy ai.
Lần này Ma Ha Tạng trốn thoát khỏi thành Thanh La, khởi binh tại thảo nguyên Cổ Lạp Thấm, đối với Ma Ha Kim Cương mà nói, đây là cơ hội ngàn vàng. Y chủ động xin đi giết giặc, dẫn theo tướng lĩnh Bắc viện tiêu diệt thảo nguyên Cổ Lạp Thấm, trong lòng đã quyết, bất kể như thế nào, cũng phải tận dụng cơ hội này để các tướng lĩnh thuộc hạ lập công, kể từ đó, mới có khả năng chống lại thực lực của Nam viện.