Đồng chí Phương Hòa lớn hơn Diệp lão gia tử Diệp Tương Kiền sáu tuổi, chênh lệch như vậy cũng không phải là quá lớn.
Trên thực tế, với tuổi của đồng chí Phương Hòa thì lúc mới vào đảng chỉ coi như một tiểu đồng chí. Chỗ tốt của tiểu đồng chí là dễ được các lão đại trong đảng thông cảm, dù có sai lầm gì cũng có thể cho là sai lầm nhỏ để bỏ qua.
Vào những năm đó, đồng chí Phương Hòa thực sự cũng là người khiêm tốn, biết tiếp thu sự phê bình và kiến nghị của người khác.
Chính vì nhờ nguyên nhân này nên vào những năm động loạn, tuy đồng chí Phương Hòa cũng bị đả kích nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi sóng gió qua đi có thể nắm đại quyền chấp chưởng, lãnh đạo toàn dân tiến hành cải cách. nguồn Trà Truyện
Hiện giờ khi tuổi tác đã cao, đồng chí Phương Hòa lại kiên quyết hủy bỏ chế độ cán bộ lãnh đạo suốt đời, chính thức lui xuống.
Đương nhiên, so với những người khác thì dù ông không ở cương vị lãnh đạo vẫn có lực ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc tới hướng đi chính trị của quốc nội, tiếng nói đóng vai trò hết sức quan trọng.
Sau khi cả đoàn ngồi vào chỗ của mình, Diệp Khai đứng trang nghiêm sau lưng Diệp lão gia tử, giữ đúng phép tắc hậu bối.
Cùng đi với đồng chí Phương Hòa có không ít người nhưng có tư cách ngồi xuống chỉ có hai ba vị, một vị trong đó là con gái Phương Thù của ông, tuổi chừng 40, hai vị còn lại là thư ký riêng.
Bên Diệp lão gia tử ngoài Diệp Khai là chủ nhiệm văn phòng làm việc Trần Lâm của Diệp lão gia tử, cũng là nhân vật trọng yếu trong Diệp gia.
- Đây là Diệp Khai? Tôi nhớ Kiến Hoan lớn hơn một chút.
Đồng chí Phương Hòa nhìn sang Diệp Khai, dù sao hắn là người trẻ nhất trong phòng.
- Phương gia gia mạnh giỏi, chúc ngài thân thể khỏe mạnh, cháu là Diệp Kiến Khai. Diệp Khai cung kính hồi đáp.
- Thật đúng là Kiến Khai, thoáng cái đã lớn vậy rồi.
Đồng chí Phương Hòa khẽ gật đầu, bỗng nhiên vừa cười vừa nói:
- Cháu không biết, tên mấy đứa là bác đặt đấy.
- Thật ạ?!
Diệp Khai lắp bắp kinh hãi, nhìn về phía cha mình Diệp Tương Kiền, thấy ông không lắc đầu mới biết đồng chí Phương Hòa không nói đùa.
Hóa ra quan hệ hai nhà Phương Diệp lại gần gũi như vậy, trong lòng Diệp Khai hơi kinh ngạc.
- Đầu tiên bác lấy tên cho các cháu theo nghĩa "Quốc phú dân an, hoan nhạc khai hoài" nhưng cha của cháu chỉ lấy bốn chữ đằng sau, cũng khiến bác hơi bất ngờ.
Đồng chí Phương Hòa như nghĩ tới chuyện nào đó năm xưa nên rất hào hứng.
Như vậy, Diệp Khai thoáng suy nghĩ, thấy hành động lần này của ông nội mình có hàm ý sâu sắc nhưng nhất thời chưa thể hiểu ngay.
- Chuyện đã bao nhiêu năm vậy mà Phương huynh vẫn còn nhớ rõ như vậy. Diệp lão gia tử nghe xong cũng cảm khái.
Chuyện này ít nhất cũng là ba mươi năm trước, nào ngờ đồng chí Phương Hòa vẫn còn nhớ như vậy.
- Cha cháu là phó bộ trưởng Bộ tuyên truyền à?
Đồng chí Phương Hòa đột nhiên hỏi Diệp Khai.
- Đúng vậy.
Diệp Khai gật đầu, trong lòng hơi động.
Đồng chí Phương Hòa không phải là người nói vu vơ, chỉ một câu như vậy nhưng chắc có ẩn ý bên trong.
Diệp Khai nghĩ tới điều gì, chủ động hỏi một câu:
- Bác Phương, công tác tuyên truyền chắc rất khó?
- Ha ha, sao cháu hỏi thế?
Đồng chí Phương Hòa nghe xong cười xòa, hỏi ngược lại.
- Thấy mỗi ngày cha cháu đều đi sớm về trễ, giống như ngoại trừ công tác thì không còn chuyện nào khác nên cháu mới có cảm giác như vậy.
Diệp Khai ra vẻ ấm ức:
- Ông ấy là một phó bộ trưởng, lẽ ra chỉ cần nắm bắt phương hướng lớn nhưng cháu thấy ông ấy bề bộn không hết việc nên lấy làm lạ.
Diệp Khai vừa nói như vậy, biểu lộ trên mặt mọi người cũng khác nhau.
Diệp lão gia tử dĩ nhiên vẫn thản nhiên nhưng mí mắt hơi nhảy lên, nếu không chú ý sẽ không nhận ra. Đồng chí Phương Hòa lại ra vẻ rất hứng thú, hai đồng chí đi cùng ông thì biểu lộ thận trọng, về phần chủ nhiệm Trần Lâm thì nhìn Diệp Khai hơi kinh ngạc, hiển nhiên là không nghĩ tới Diệp Khai gan lớn như vậy.
- Bộ tuyên truyền à.
Đồng chí Phương Hòa ngừng một chút nói, - Bác không rõ lắm chuyện bên đó. Rút lui rồi nên có một số chuyện không tiện nói. Dù nói cũng chưa chắc có ai vui lòng nghe.
Ông nói như vậy khiến ngay cả trên mặt Diệp lão gia tử cũng không còn quá tự nhiên:
- Phương huynh nói vậy lại khiến đám trẻ nghe thấy nghĩ rằng chuyện tôn lão kính hiền là nói suông. Nhưng đúng là Bộ tuyên truyền có chút vấn đề, kéo dài như vậy cũng không có tác dụng, chuyện con đường thực tế khó như vậy sao?
Gần đây, bên Bộ tuyên truyền quả thật hơi ầm ĩ nên trong lòng Diệp lão gia tử cũng có phê bình kín đáo.
Nói như thế nào đây? Chuyện giằng co giữa hình thái ý thức khiến trong kinh thành hoang mang, rất nhiều người cảm thấy bị áp lực nặng nề, không biết đi theo con đường nào.
Diệp lão gia tử cũng biết tình hình hiện giờ của đồng chí Phương Hòa.
Lúc tuyên bố rút lui, đồng chí Phương Hòa tỏ vẻ sau này sẽ không đảm nhiệm bất cứ chức vụ gì trong đảng. Theo sự rút lui của ông, cũng có rất nhiều đồng chí lãnh đạo lui xuống, có một số rút lui triệt để nhưng có một số vẫn muốn gây ảnh hưởng.
Chỉ có điều bởi như vậy nên có rất nhiều đồng chí không hiểu được, điều này là do các đồng chí khóa trước không yên tâm về người kế nhiệm hoặc là vẫn còn ham hố quyền lực.
Còn nữa, trải qua chuyện năm trước thì phái bảo thủ trong đảng bắt đầu chiếm cứ thượng phong, khi đồng chí Phương Hòa lui xuống tỏ vẻ không lên tiếng về quan điểm chính trị nên dù tình cảnh hiện giờ ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp cải cách nhưng đồng chí Phương Hòa cũng không tiện chính thức lên tiếng.
Hoặc là nói, ông muốn chính thức lên tiếng ủng hộ trên truyền thông chính thống cũng không phải chuyện dễ dàng.
Đối với chuyện ầm ĩ mà Bộ tuyên truyền đang gây ra, đừng nói trong lòng đồng chí Phương Hòa bất mãn, dù là Diệp lão gia tử cũng có phê bình kín đáo.
Bất kể nói thế nào, cống hiến với đảng của đồng chí Phương Hòa là rõ như ban ngày. Dù ông đã lui ra nhưng phát biểu một số ý kiến cá nhân với sự nghiệp cải cách cũng không phải chuyện gì quá phận, vì sao không thể để ông lên tiếng?
Chuyện như vậy quả thật gây ảnh hưởng rất không tốt.
Nào ngờ mọi người còn đang trầm mặc thì Diệp Khai nói ra một câu còn kinh động hơn:
- Vì nguyên nhân khí hậu, mùa đông ở kinh thành rất khắc nghiệt, nếu như thân thể bác Phương cho phép thì có thể xuôi nam một chuyến để thụ hưởng mùa xuân phương Nam.