- Triều Sinh, con có khẩu phúc rồi. Thẩm Hạ vừa vào cửa đã cười khà khà nói: - Trên đường về gặp được Trường Tử, thấy nó đang cầm hai con cá nhìn ngang ngó dọc.
Trường Tử và Thẩm Mặc tuổi tác tương đương, họ Diêu, vì người cao lớn, mọi người liền gọi hắn là Trường Tử, lâu dần, liền thay luôn cho tên ban đầu.
Diêu Trường Tử là người trung hậu nghĩa khí, cùng Thẩm Mặc rất tốt với nhau, thường thường cùng chơi đùa. Ngày hôm đó Thẩm Mặc bị rắn căn, còn nhờ Trường Tử cõng y về, nếu không cái mạng nhỏ của y nói không chừng bị Diêm Vương lấy mất rồi.
- Nó nói không thấy con ở nhà liền lên phố tìm. Thẩm Hạ cho cá vào chậu, vừa đánh vảy, mổ bụng lấy mật một cách thành thạo, vừa nói: - Khi gặp cha, nó đã lòng vòng nửa ngày trời rồi, cha nói với nó tình hình của con, nó mới yên tâm còn đưa cá cho cha, nói để con bồi bổ thân thể.
Những việc này đều do trong một năm vợ bệnh nằm giường, ông mới học được. Nếu là một năm trước thì Thẩm Hạ ngay cả nhóm lửa cũng chẳng biết chứ đừng nói gì tới làm cá.
- Sao hắn không tới đây? Nghỉ ngơi một ngày, Thẩm Mặc đã ngồi dậy được, dựa vào cửa sổ hỏi.
- Nơi này là đại viện Thẩm gia, quy củ nhiều lắm, không phải ra vào tự do được như cái lều cỏ của cha con ta. Thẩm Hạ nhỏ giọng nói: - Trong tộc đông người phức tạp, không chừng còn xì xầm gì đó.
Thẩm Mặc im lặng một lúc, khẽ nói: - Hay là... ngày mai chúng ta trở về?
- Trở về? Thẩm Hạ lắc đầu quầy quậy, cố làm ra vẻ thoải mái nói: - Cha ở đó đủ rồi, về một ngày cũng không muốn.
Khi nói câu này, ông xoay lưng lại với Thẩm Mặc, không ai thấy được vành mắt đỏ hoe.
Nhưng ông cũng không biết Thẩm Mặc ở trên giường hai mắt cũng ươn ướt, sống mũi cay cay, như có cái gì nghẹn ở cổ ...
Hai cha con im lặng như thế, trong căn lầu gác nho nhỏ, chỉ có tiếng lửa tí tách, Thẩm Hạ đem cá được rửa xong cho vào nồi.
Công việc tạm xong, Thẩm Hạ mệt mỏi ngồi xuống ghế, nhón một hạt đậu La Hán bỏ vào miệng nhai, uống ngụm nước, mới phát hiện ra không khí nặng nề. Ông biết con trai tâm tư tinh tế, nhất định đã phát hiện ra điều gì rồi, cố gượng cười nói: - Đợi cha có tiền rồi, sẽ ăn cả một lúc mười hạt đậu.
- Không khéo lại nghẹn. Thẩm Mặc bật cười.
Thẩm Hạ há miệng cười, ân cần hỏi: - Nữ nhân ở dưới lầu có lên làm phiền con không?
- Không ạ. Thẩm Mặc lắc đầu, nói dối không chớp mắt.
Thẩm Hạ gật đầu, cuối cùng nhìn thấy lọ gốm và gói thuốc trên bàn, lấy làm lạ hỏi: - Ai tới thăm thế?
- Nha hoàn của Ân tiểu thư. Thẩm Mặc nói thật: - Nói là để cho cha con ta bồi bổ thân thể.
Thẩm Hạ cảm thấy bất an: - Thế này sao được, sao con lại lấy đồ của người ta chứ?
- Con ngay cả giường cũng chẳng xuống nổi, không muốn cũng chẳng làm gì được. Thẩm Mặc chỉ vào bát canh đầu giường: - Đó, con chưa chạm vào một miếng, đợi lão nhân gia về xử lý.
- Chuyện này... Thẩm Hạ day dứt nói: - Hôm qua được người ta miễn cho tiền thuốc, đã là quá đáng lắm rồi, hiện giờ lại lấy đồ của người ta, ân tình này trả ra sao? Cũng chẳng trả được.
- Từ từ trả là được. Thẩm Mặc nhe răng cười: - Cha trả không hết con trả, con trả không hết cháu cha trả.
Thẩm Hạ trừng mắt: - Đâu tới mức đó.
Rồi cũng nhận món quà tặng đó.
Lúc này canh cá đã nấu xong, Thẩm Hạ liền trực tiếp bê nồi tới đầu giường, làm ông bị bỏng đưa ngón tay lên thồi phù phù, lại lấy chăn đặt sau lưng Thẩm Mặc, giúp y ngồi thẳng dậy, chuẩn bị bát đũa cho y xong mới cười bảo: - Mau ăn cho nóng, cá diếc nhỏ nhưng lại đại bổ đó.
Thẩm Mặc nói: - Cha cũng cũng ăn cùng đi.
- Không cần. Thẩm Hạ lắc đầu: - Cha ăn ở bên ngoài rồi, bụng còn đang đầy, lát nữa uống canh là được.
Thẩm Mặc không bóc trần lời ông, chỉ vào hũ canh gà: - Trời nóng, để qua đêm sẽ hỏng mất.
Lúc này trời nóng bức ẩm uớt, thức ăn tươi để qua đêm là biến chất, chỉ có nước vứt đi.
- Đừng vội, ăm thong thả. Thẩm Hạ hiền từ nói: - Ăn nhiều mới chóng khỏe.
Nói xong đổ bát canh gà vào hũ, rồi đặt lên bếp hâm nóng.
Thẩm Hạ không nói nữa, ăn một con cá, uống bát nước canh, vỗ bụng nói: - Con no rồi.
- Ăn thêm một chút nữa. Thẩm Hạ lại múc cho y một bát canh gà: - Chóng khỏe lên, đừng để cha phải lo.
Thẩm Mặc nghe thấy rõ ràng bụng cha réo ùng ục, thầm thở dài, nhận lấy bát nói: - Ăn thêm nữa tức bụng lắm.
Thực ra buổi sáng y đã phát hiện, sau khi múc cho mình một bát cháo đầy, trong nồi chỉ còn sót lại chút nước, nhịn tới bây giờ, cha khẳng định đói lắm rồi.
- Ừ phải, nhiều quá không tốt. Thẩm Hạ mới gật đầu, tiếc rẻ nói: - Có gà lại có cá, thật quá xa xỉ.
Thẩm Mặc cười khổ: - Ngày mai chưa chắc có cơm mà ăn, hôm nay có rượu thì cứ say đi.
- Cụ non. Thẩm Hạ không khách khí nữa, nhấm một ngụm canh gà nói: - Cha đã nghĩ ra được làm gì rồi, ngày mai lại mua gà cho con.
- Cha làm gì? Thẩm Mặc hứng trí hỏi.
- Viết chữ. Thẩm Hạ vừa uống canh vừa đáp: - Hôm nay cha chú ý rồi, ở trước miếu Thành Hoàng có người viết thư hộ người ta, soạn câu đối, chép bia. Một ngày thế nào cũng kiếm được trăm văn tiền, thế là một tháng ít nhất cũng kiếm được 2 lượng bạc, thêm vào mỗi tháng 6 đấu gạo lẫm, đủ cho hai cha con ta ăn uống. Chắt bóp một chút còn có tiền cho con đọc sách.
- Vì sao cha không đi dạy học? Thậm Mặc hỏi: - Như vậy thu nhập hẳn ổn định hơn một chút.
- Ài, con không nghĩ tới sao? Thẩm Hạ thở dài: - Cha xuất thân tú tài, dạy học ở huyện phủ không được, dạy vỡ lòng một tháng mới được một lượng bạc, không lời chút nào.
Theo quy củ, một khi ông bắt đầu làm nghề khác, tư cách lẫm sinh sẽ bị trừ bỏ, tất nhiên mỗi tháng không được phát 6 đấu gạo lẫm nữa.
Ở vùng giàu có như Giang Chiết, một lạng bạc có thể mua được hai thạch gạo, nhưng Thẩm Tú Tài không làm gì cũng được 6 đấu. Tức là nếu ông đi làm thục sư, mỗi tháng mới thu nhập thêm được 1 thạch 4 gạo, bảy đồng bạc (0.7 lượng).
Nếu ông ta đi viết chữ thì tình hình khả quan hơn nhiều, vì dựa theo quy củ bất thành văn, mấy nghề nghiệp mang tính lưu động cao như bán chữ, tính số. Hoặc là những công việc lao động thể lực, đều được coi là kế quyền nghi giải quyết khó khăn cấp bách, không bị mất gạo lẫm.
***1 thạch = 10 đấu = 100 thưng. *** thục sư: Thày giáo trường tư thục.
Đạo lý rất đơn giản, người đời cho việc trí óc là quý, việc thể lực là thấp kém, mà mấy cái nghề như đi rao tính số, bày hàng bán chữ, mặc dù không phải là việc thể lực, nhưng chung quy là việc làm nhục tư văn. Phàm là còn hi vọng, người đọc sách không làm nghề thấp kém này lâu dài.
Kỳ thực còn có một nghề, thu nhập cao, cũng coi như là có thể diện, đó là đi ra bên ngoài làm sư gia cho nhà quan cao quyền quý.
Phải biết rằng thanh danh sư gia Thiệu Hưng, "am hiểu thi thư, chu đáo tháo vát, giỏi viết công văn" bốn biển đều biết. Nhất là người Thiệu Hưng có công danh đàng hoàng như Thẩm Hạ, một năm kiếm được 80 tới 100 lượng bạc còn là ít.
Nhưng vì sự nghiệp học hành của Thẩm Mặc, Thẩm Hạ đành từ bỏ lựa chọn tốt nhất, kiên quyết lên phố bán chữ.