“Công chúa, hoàng thượng mời người đến điện Huyền Ôn, tối nay hoàng thượng thiết yến khoản đãi sứ giả của Ngọc Chân quốc ở nơi này.” Bích Diệp đang cầm một bộ y phục đi đến.
Phù Lạc nhíu mày, ý bảo nàng giải thích.
“Đây là hoàng thượng sai người đưa quần áo tới.”
Lúc Phù Lạc mặc nó vào thì người ở chỗ này đều kinh ngạc ngừng thở. Nó dùng chỉ bạc chế thành, dưới ánh trăng khúc xạ ra ánh sáng nhu hòa nhiều màu, dưới làn váy, lay động như sóng gợn trên mặt nước. Cài lên ngọc bội tặng kèm y phục, đinh linh rung động, lúc đi lại như nước suối thủy róc rách, dễ nghe êm tai.
Vấn lên Cửu thiên phi tiên kế, cắm vào Cửu phượng kim bộ dao quý giá tinh xảo, trân châu lớn như long nhãn rũ xuống giữa trán, tối nay Phù Lạc trong kính thạch anh tựa như Quế cung Thường Nga hạ phàm trần, đẹp đến không chân thật, đẹp đến kinh tâm động phách, làm cho lòng người nguội lạnh.
Cực hạn sủng ái như vậy, có lẽ chính là vì một đêm này đi. Phù Lạc nhớ tới lời đồn hậu cung, hoàng thượng là vì mượn biên giới Ngọc Chân quốc tấn công Thanh Quân quốc mới nghênh thú hai vị công chúa của Ngọc Chân quốc, cũng ân sủng có thêm.
Đại quân chiến thắng trở về, sứ đoàn Ngọc Chân đến thăm, sinh mệnh của hai vị công chúa Ngọc Chân quốc cũng đạt tới thời khắc sáng lạn nhất không phải sao? Phù Lạc xoa nhẹ lên dung nhan lạc mịch trong kính, hết thảy đều đã kết thúc rồi sao? Chính mình lại có lòng không buông, dùng tình cảm làm vũ khí, Long Hiên đế thật sự là quá ghê tởm rồi không phải ư?
Không nhớ rõ ai đã từng nói, một người chết đi có lẽ không phải thật sự đã chết, tình cảm của một người chết đi mới thật sự là đã chết rồi, Phù Lạc nắm chặt nắm tay, thẳng đến khi móng tay đâm vào trong thịt.
Tối nay Ngọc quý phi cùng Phù phi mà muôn người chú mục một trước một sau đi vào điện Huyền Ôn. Hai bên nhìn vào “váy Nguyệt Hoa” phẩm chất giống nhau, kiểu dáng hơi đổi, trong mắt Ngọc quý phi phần nhiều là kinh ngạc cùng khinh thường. Phù Lạc lại bi thương hiểu rõ, thì ra hết thảy với hắn mà nói thật sự không có ý nghĩa, từng khờ dại cho rằng mình xuyên qua đến đây sẽ lưu lại dấu vết không giống những người khác ở trong lòng hắn, nhưng xem ra bản thân thật sự quá ngây thơ rồi.
“Thần thiếp vấn an hoàng thượng, hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.” Long Hiên đế mặc áo bào minh hoàng Cửu Long tường vân, ngồi ở nơi cao cao tại thượng, khuôn mặt bởi vì dấu ở sau chuỗi ngọc trên mũ miện mà không nhìn thấy rõ.
“Hai vị ái phi bình thân.”
Trong tiệc rượu Phù Lạc cùng Ngọc Dung phân ra ngồi hai bên Long Hiên đế, tần phi khác không hề tham dự. Ngồi giữa cao ca diễm vũ, hoan thanh tiếu ngữ, ánh mắt thỉnh thoảng dịu dàng của Long Hiên đế, đều không tiến vào được đáy lòng Phù Lạc, chỉ đờ đẫn chờ bữa tiệc tối khoe khoang này chấm dứt.
Sau khi sứ giả Ngọc Chân quốc kính dâng lễ vật của quốc vương cùng Vương Hậu mang đến cho hai vị công chúa Ngọc Dung và Phù Lạc, nhận lấy phong thưởng trùng điệp của hoàng đế Viêm Hạ.
Bữa tiệc tràn ngập ngôn ngữ ngoại giao làm cho người ta buồn tẻ vô vị. Tối nay Long Hiên đế cho triệu Ngọc quý phi thị tẩm, thay đổi cục diện mấy ngày liên tiếp độc sủng Phù phi, rất nhanh mọi người liền ngửi được gió hướng biến hóa.
Ngày kế, hoàng thượng cho thiết yến phong thưởng binh sĩ khải hoàn ở điện điện Cương Uẩn Ngự hoa viên, Lan Hiền phi và Tĩnh Tần tham dự, không thấy hai phi Ngọc, Phù. Đêm nay, Tĩnh Tần Lăng Nhã Phong thị tẩm, đến ngày thứ hai phong làm Tĩnh Tiệp dư.
Gió đêm hiu hiu thổi, sao dày trăng sáng, Phù Lạc tĩnh tọa ở hậu viên, trăng rằm trường tư, “Chỉ nguyện người trường cửu, Ngàn dặm dưới trăng thâu(1).” Nhớ tới cha mẹ ở đất nước xa xôi, Phù Lạc không tự giác đọc lên bài 《Thủy điệu ca đầu》của Tô Thức với nỗi nhớ người thân da diết khi bị xuyên qua. Đây quả thật là tác phẩm xuất sắc thiên cổ, thực thích hợp với tâm tình hiện tại của Phù Lạc.
“Chỉ nguyện người trường cửu, Ngàn dặm dưới trăng thâu. Thơ hay, từ lúc nào Phù phi cũng thích làm thơ rồi?”
Nghe được giọng nói gợi cảm quen thuộc kia, Phù Lạc đột nhiên quay đầu lại, có chút không tin nhìn Long Hiên đế.
“Sao vậy, ái phi nhìn thấy trẫm rất không vui sao?”
“Thần thiếp vấn an hoàng thượng.”
“Đây là thơ ái phi làm à?”
“Không phải, thần thiếp cũng chỉ là ngẫu nhiên nghe được.”
“Hoa sen dùng thiên trì thì mới nở, sao ái phi không lấy nó làm bài thơ?” Trong ánh mắt Long Hiên đế đã tràn ngập tìm tòi nghiên cứu.
Điều này khiến cho Phù Lạc nghĩ tới chuyện đi dạo ngự hoa viên ngày ấy, nhìn thấy thân ảnh màu vàng sáng mà sợ tới mức chạy trốn. Hắn nhìn thấy ta rồi ư? Hiện tại nhớ lại ngày ấy thật sự rất chật vật, nếu thừa nhận là mình, chẳng phải trên lưng gánh thêm tội bất kính nhìn thấy hoàng thượng không tiến lễ bái rồi, “Thần thiếp vô năng, tài sơ học thiển, quấy rầy nhã hứng hoàng thượng.”
Trong đôi mắt đen như mực của Long Hiên đế hiện lên vẻ thất vọng, lại chớp qua một tia may mắn.
Lại là một đêm liều chết triền miên. Phù Lạc ôm lấy ý nghĩ cuối cùng có thể hưởng thụ soái ca ngày nào thì hưởng thụ ngày đó, tận tình triền miên, thực sự có chút can đảm bi ai chết dưới hoa mẫu đơn. Đối với tình cảm mãnh liệt lại chẳng biết tại sao của Long Hiên đế, tạm thời quy kết thành tinh lực quá thừa đi.
Những ngày tiếp theo, Phù Lạc vẫn là độc sủng lục cung, nhất thời nổi bật vô lượng, lâu đến mức chính Phù Lạc cũng sắp cảm thấy hoàng thượng thật sự sủng ái mình.
“Công chúa, hoàng thượng mời người chuẩn bị một chút, đợi lúc nữa lên t thuyền rồng dạo đêm trên hồ Tiếp Thiên.”
Hồ Tiếp Thiên, là cái hồ lớn nhất trong hoàng cung Viêm Hạ, bề rộng mặt hồ chừng hơn mười mẫu, dưới bóng đêm, lấp lánh vô số ánh sao đủ dạng, chiếu rọi xa xa mông lung chỉ thấy hình dáng núi nhỏ, có chút mùi vị của sông núi Giang Nam.
Thỉnh thoảng nhắc tới việc muốn dạo đêm hồ Tiếp Thiên, không ngờ Long Hiên đế lại có thể ghi tạc trong lòng, tâm Phù Lạc không tự chủ được mà nổi lên ngọt ngào.
Một bộ váy phấn, tựa như sen hồng xinh đẹp nhất lộng lẫy nhất trên hồ Tiếp Thiên, Phù Lạc đi lên thuyền rồng do tiểu thái giám cẩn thận nâng đỡ.
“Hoàng thượng tối nay thật hăng hái ha.”
“Trẫm chỉ là đột nhiên nhớ tới ái phi từng nói muốn dạo đêm hồ Tiếp Thiên.”
Nghiêng người đưa tay thăm dò vào trong hồ nước, mát lạnh sảng khoái, nhất thời hưng trí nổi lên, cởi vớ giày đem đôi chân bạch ngọc cũng thả vào trong nước, mặc sức vẫy đạp.
Thái giám bên cạnh đã sớm không dám nhìn, dưới sự ra hiệu của Long Hiên đế đều lui xuống.
Long Hiên đế từ phía sau lưng nhẹ nhàng ôm Phù Lạc, “Coi chừng bị lạnh, đứng lên đi.”
Hắn cúi người xuống, lẳng lặng đi vớ giày cho Phù Lạc, khiến Phù Lạc được sủng ái mà lo sợ. Nhớ tới Trương Vô Kỵ cởi hài Triệu Mẫn, một lần cởi hẹn thề, tối nay Phù Lạc cảm thấy nam tử đi giày cho nữ tử, hiệu quả còn tốt hơn so với cởi giày.
Phù Lạc tươi cười dịu dàng quyến rũ, kéo tay Long Hiên đế đi vào trong thuyền rồng, nhẹ nhàng rúc vào trong lòng ngực của hắn, ban đêm như vậy, nhìn lên bầu trời đêm trong veo, hít thở không khí ngọt ngào, Phù Lạc không tự chủ bỏ xuống tâm phòng bị, lần đầu tiên khát vọng tình yêu của hắn, không có tình yêu ở trong cung, thật sự là sống không bằng chết.
Long Hiên đế dường như cảm thấy nàng đột nhiên yếu ớt cùng nhu tình, ôm tay nàng căng thẳng, hai người cứ lặng im như vậy.
Nếu thời gian có thể dừng ở nơi này, vậy hết thảy hẳn sẽ rất hoàn mỹ.
———–→
Từ nay về sau hoàng đế cùng công chúa chung sống hạnh phúc mãi mãi.
____________________________________
(1) Hai câu cuối trong bài từ Thủy điệu ca đầu – Trung thu (水調歌頭-中秋) của Tô Đông Pha (Tô Thức). Tết trung thu năm Hy Ninh thứ 9 đời Tống Thần Tông (tức năm Bính Thìn 1076), Tô Thức uống rượu vui đến sáng, nhớ đến em là Tử Do (tức Tô Triệt), làm bài từ này.
水調歌頭-中秋
明月幾時有,
把酒問青天。
不知天上宮闕,
今夕是何年。
我欲乘風歸去,
又恐瓊樓玉宇,
高處不勝寒。
起舞弄清影,
何似在人間。
轉朱閣,
低綺戶,
照無眠。
不應有恨,
何事長向別時圓。
人有悲歡離合,
月有陰晴圓缺,
此事古難全。
但願人長久,
千里共嬋娟。
Bản dịch của Nguyễn Chí Viễn
Trăng sáng bao giờ có?
Nâng chén hỏi trời cao
Chẳng hay trên đây cung khuyết
Đêm đó nhằm năm nao?
Rắp định cưỡi mây lên đến
Chỉ sợ lầu quỳnh điện ngọc
Cao ngất lạnh lùng sao?
Đứng múa vời thanh ảnh
Trần thế khác chi đâu.
Xoay gác đỏ
Luồn song lụa
Rọi tìm nhau
Chẳng nên cừu hận
Sao lại nhằm tỏ lúc xa nhau
Người có buồn, vui, ly, hợp
Trăng có tỏ, mờ, tròn, khuyết
Tự cổ vẹn toàn đâu
Chỉ nguyện người trường cửu
Ngàn dặm dưới trăng thâu.
Nguồn: Tuyển tập từ Trung Hoa – Nhật Bản, Nguyễn Chí Viễn, NXB Văn hoá – Thông tin, 1996.