Trương Lãng con mắt xoay tròn, trầm ngâm một lúc mới nói với Hàn Tuyết:
- Nếu đã vậy thì nàng dẫn hắn vào đi.
Hàn Tuyết ngoan ngoãn vâng dạ, đi ra ngoài.
Không lâu sau, Hàn Tuyết dẫn một ông lão tuổi chừng năm mươi lom khom bước vào.
Ông lão tóc trắng xóa, nhăn nheo, mặt đầy vẻ tang thương. Trên người lão chỉ mặc đồ vải thô dân chúng bình thường, đi đường lảo đảo. Trừ đôi mắt vàng đục ngẫu nhiên lóe tia sáng ra, bề ngoài không khác gì ông lão
bình thường.
Tuy ông lão ngụy trang rất tốt nhưng Trương Lãng vẫn thấy ra chút manh
mối. Đầu tiên là lão không có loại biểu tình bất an căng thẳng khi dân
chúng bình thường thấy quan lớn. Thứ hai, lão giả dạng là dân chúng
nhưng từ bên trong toát ra mùi vị người đọc sách. Một người trong hoàn
cảnh đặc biệt trải qua hun đúc, người đó biểu hiện ra khí chất tuyệt đối khác với người thường.
Trương Lãng nhìn thấu hết thảy, lòng thầm thở dài. Hàn Tuyết đi theo hắn nhiều năm vậy mà vẫn ngây thơ như ban đầu. Tuy lòng Trương Lãng nghĩ
vậy nhưng tay chân không chậm, vội đứng dậy tiến lên, đón chào khách
nhân.
Ông lão biểu hiện cực kỳ lão luyện, lễ nghĩa đầy đủ, ứng đối khéo léo,
hiển nhiên không phải dân chúng bình thường làm được. Trương Lãng càng
thêm chắc chắn người này là nhân vật có thân phận, chẳng biết vi sao hóa trang thành như vậy, xem ra là có khổ tâm nói không ra lời.
Ông lão cẩn thận đánh giá Trương Lãng một lúc, ánh mắt lộ vẻ khen ngợi.
Trương Lãng thấy lão nhìn mình mà không nói gì thì hơi khó chịu.
Hắn thản nhiên nói:
- Không biết xưng hô vị đại nhân này như thế nào?
Ông lão sắc mặt như thường, mỉm cười nói:
- Lão phủ họ Hứa, một chữ Khiêm.
Trương Lãng vắt hết óc cũng không nhớ ra ai là Hứa Khiêm, chỉ có thể hỏi tiếp:
- Ồ, không biết hiện tại đại nhân có chức vụ gì?
Ông lão mỉm cười nói:
- Không quan không chức.
- Cái gì?
Trương Lãng kinh ngạc, vẻ không vui càng tăng lên. Không phải Trương
Lãng thấy đối phương không có quan chức nên xem thường, chỉ là không
thích lão dùng cách lừa gạt đạt đến mục đích gặp mặt mình mà thôi.
Hiển nhiên Hứa Khiêm là người nhìn quen sóng to gió lớn, không bị ánh mắt lạnh nhạt của Trương Lãng hù dọa.
Lão vẫn là bình tĩnh nói:- Nói chính xác hơn là sau khi đi ra, lão già ta trở thành không quan chức một thân nhẹ nhàng.
Trương Lãng rất có hứng thú hỏi:
- Rốt cuộc là tại sao? Không biết Hứa lão có thể cho biết một chút không?
Hứa Khiêm không thèm để ý, cười nói:
- Kỳ thực không có gì, mấy năm trước lão hủ nhậm chức thị lang, nhưng
sau loạn Trường An, lão hủ thấy triều cương không chấn chỉnh, dù có lòng muốn góp sức nhưng bất đắc dĩ gian thần đầy rẫy, trung lương chịu hãm
hại, vốn có ý định rút lui, muốn mượn cơ hội cáo lão hồi hương. Nhưng
lúc này thánh thượng cố ý giữ lại, nên lão hủ mới quyết định vì hồi phục triều Hán, cố gắng góp chút sức mọn. Vậy nên lão hủ cho tới nay giấu
giếm tài vì thánh thượng làm việc. Vài ngày trước không biết lão hủ làm
sao đắc tội cháu của Cẩu Du, vốn Cẩu Du là một quân cờ quan trọng Tào
tướng quân xếp đến bên người Hiến đế. Lão hủ có chút gia sản cũng nằm
trong mắt hắn, vài phen mời gọi không được, hắn sớm có thành kiến với
lão hủ, vừa lúc gặp phải việc này, dưới cơn nóng giận muốn đưa lão hủ
vào chỗ chết. May là thánh thượng mấy lần thỉnh cầu mới đè ép sát tâm
của Cẩu Du. Chỉ là tội chết có thể tránh nhưng rơi vào kết cuộc bị bãi
chức. Việc qua đi thánh thượng ôm lão hủ khóc một trận, đặc biệt lệnh
lão hủ nhân cơ hội này nam hạ Giang Đông, đi gặp tướng quân, làm việc
lớn. Thứ hai cũng để tránh Cẩu Du truy sát lão hủ.
Hứa Khiêm một hơi nói xong hết, mắt đục đã đong đầy nước mắt, giọng nghẹn ngào.
Trương Lãng yên lặng nghe Hứa Khiêm kể lể, đối với lời của lão không
phát biểu ý kiến gì. Nhưng có một số việc Trương Lãng hiểu ra. Hèn chi
Hứa Khiêm mặc áo vải, một là vì bị bãi quan, hai là vì để tránh truy
sát. Nghĩ đến câu cuối cùng lão nói, làm việc lớn, không biết là chỉ cái gì?
Trương Lãng suy tư một lát, hỏi:
- Không biết thánh thượng có ý định gì?
Hứa Khiêm ổn định tâm tình kích động, ít sâu vài cái mới vững vàng lại.
Lão nói:
- Tào Tháo giam lỏng thánh thượng, giả truyền hiệu lệnh để ra lệnh chư
hầu. Lòng muông dạ thú này ai ai cũng biết. Lần này thánh thượng khiến
lão hủ đến là muốn biết ý định của Trương tướng quân, không biết tướng
quân có tính toán gì không?
Trương Lãng nói:
- Bổn tướng quân vốn cùng Tào Tháo như nước với lửa, đây là việc người
trong thiên hạ đều biết. Khai chiến với y là việc sớm hay muộn.
Trong mắt Hứa Khiêm lóe tia sợ hãi lẫn vui mừng, nói:
- Tướng quân, lúc này Tào Tháo viễn chinh Hà Bắc, vùng Lạc Dương, Hứa Xương trống rỗng, thật là cơ hội cực tốt.
Trương Lãng trầm ngâm một lát, lắc đầu, không thèm để ý khuôn mặt Hứa Khiêm từ hưng phấn đến tràn đầy thất vọng.
Hắn ngập ngừng nói:
- Tuy bây giờ Giang Đông bình an vô sự, nhưng hai năm trước chiến đấu
với Lưu Biểu thật là thương gân động cốt. Hơn nữa bây giờ Giao Châu chưa định, Giang Đông vốn không có năng lực dấy binh. Huống chi Tào Nhân đã
phái mười vạn tinh binh rút về Đông quận, Dĩnh Xuyên, quân ta vẫn không
dám hành động thiếu suy nghĩ.
Hứa Khiêm khó nén vẻ thất vọng, tiếp tục thuyết phục:
- Hiện tại người có thể đối đầu với Tào Tháo ít ói đếm trên đầu ngón
tay. Nếu lại để Tào tặc đứng vững phương bắc, chỉ sợ đến lúc đó Trương
tướng quân có mang binh Giang Đông thì khó mà chắn Tào quân mạnh mẽ.
Trương Lãng cười nhạt nói:
- Việc này trong lòng ta có tính toán, Hứa lão không phải lo.
Hứa Khiêm vẫn bất khuất hỏi:
- Vậy tướng quân định khi nào chiến đấu với Tào Tháo?
Trương Lãng nói:
- Vào lúc Giao Châu bình định, Kinh Châu yên ổn, Giang Đông tiền khố phong phú.
Hứa Khiêm truy hỏi:
- Theo tướng quân nhận định thì mất bao nhiêu thời gian?
Trương Lãng không chút nghĩ ngợi, bật thốt:
- Nhanh thì ba năm, thậm chí năm, mười năm.
Hứa Khiêm bị sặc, đứng dậy không nổi, biểu tình ngơ ngác như là bỗng chốc già đi nhiều.