Phong Lưu Tam Quốc

Chương 338: Chiếm Tùy châu (hạ)

Tướng thủ thành kia lạnh lùng nói:

- Muốn mỗ đầu hàng trước phải hỏi thanh kiếm trong tay ta có đồng ý không.

Nói xong hắn mang mấy trăm binh sĩ còn lại xông lên, cuối cùng vẫn không có kỳ tích viện quân đã không tới, mà cửa thành Tùy Châu cuối cùng đã bị Tưởng Khâm khống chế.

Tùy Châu quân thảm hại chết trận nghìn người, tù binh tám trăm, có gần nghìn người chạy tứ tán.

Sau đó Tưởng Khâm bắt đầu cho binh sĩ gia cố phòng ngự ăn lương khô, chợp mắt một chút, bổ sung thể lực.

Lúc mặt trời ngả về tây cuối cùng cũng phát hiện ra một đám người đông nghịt đằng trước.

Không biết là ai hô lớn:

- Quân địch đã đến.

Từ Châu vừa yên tĩnh lại cuối cùng cũng đã trở nên náo động lên.

Nhân mã quân địch không ít đoán chừng có tới ba bốn nghìn tuy Tưởng Khâm chiếm được thành nhưng binh mã vừa mới trải qua đại chiến, thể lực tiêu hao rất nhiều.

Quân địch cũng biết ở trong Tùy Châu xảy ra dị biến theo lý thuyết bọn họ không có mang theo vật khí công thành, sẽ không xảy ra chuyện gì nhưng quân Giang Đông vừa mới ác chiến, tướng sĩ mỏi mệt sĩ khí xuống thấp cho nên quân địch lập tức phát động thế công.

Ở trên thành đá rơi nước sôi dầu lăn, từng cái từng cái đầy trời lăn xuống dưới,

Tình hìn chiến đấu vô cùng thảm thiết hai bên cơ hồ đem toàn sức để vật lộn, liều mạng vô cùng một bên muốn giữ vững Tùy Châu, khống chế chủ động một bên thì vô luận thế nào cũng phải chiếm lại Tùy Châu, bảo hộ an toàn phía sau Tương Dương.

Màn đêm buông xuống, ở trong phương viên trăm dặm cảnh tượng thảm thiết đến nỗi trẻ con không dám khóc.

Ở trên chiến trường huyết nhục mơ hồ xác chết như núi.

Từng mùi máu tươi dày đặc thỉnh thoảng kích thích tâm huyết của từng người, để cho mỗi người rơi vào trạng thái điên cuồng.

Hai phe ác chiến đến canh bốn, Tưởng Khâm ra sức tru sát đại tướng quân địch, lúc này thắng lợi bắt đầu nghiêng về phía quân Giang Đông cộng thêm binh sĩ Giang Đông liều chết cuối cùng quân Giang Đông đã chiến thắng.

Trận chiến này tuy binh lực không lớn nhưng kịch liệt vô cùng, từ khi Tưởng Khâm tòng quân cho tới nay hắn mới gặp phải tình cảnh bi tráng như thế.

Quân Giang Đông cuối cùng cũng đại thắng, thắng trận chiến dịch mấu chốt.

Tùy Châu bị mất Tương Dương chấn động.

Khuôn mặt của Lưu Biểu tái nhợt không còn chú huyết sắc, hào quang vô cùng dại người.

Khoái Việt Khoái Lương những người liên quan đều lẳng lặng ở bên cạnh không dám lên tiếng.

Lưu Biểu vỗ mạnh bàn sau đó mới lạnh lùng nói:

- Túi cơm nguyên một đám túi cơm đất Tùy Châu chiếm hết thiên thời địa lợi nhân hòa hơn tám nghìn binh sĩ mà chỉ còn sống hai trăm người, các ngươi đúng là đám bất tài.

Mọi người đều sợ sệt ai cũng không dám lên tiếng.

Lưu Biểu hừ lạnh một tiếng, bất mãn nhìn chúng thủ hạ rồi quát:

- Khoái việt ngươi nói cho ta.

Khoái Việt thầm kêu khổ tuy nhiên vẫn thong dong ra khỏi hàng mà chân thành nói:

- Chúa công thuộc hạ cho rằng quân địch sở dĩ công chiếm Tùy Châu là vì Văn Sính tướng quân ở Trường Sa gây cho bọn họ áp lực quá lớn, muốn công phá Tùy Châu để cho Văn tướng quân quay lại cứu, giải nguy cho Hạ Khẩu.

Ánh mắt của Lưu Biểu đảo quanh, khí sắc không vui bớt hơn không ít hắn nhu hòa nói một tiếng:

- Vậy theo ý của Khoái tiên sinh kế tiếp chúng ta nên làm sao cho phải?Khoái Việt nghĩ nghĩ rồi lắc đầu nói:

- Theo ý kiến của thuộc hạ Giang Lăng quá xa binh lực của Tương Dương ở phía bắc nếu như muốn trong thời gian ngắn đoạt Tùy Châu thì hãy để cho Văn Sính tướng quân mang viện binh về.

Lưu Biểu giân dữ nói:

- Việc này làm sao có thể Trình Dục cho người đánh lén Tùy Châu là muốn Văn Sính lui binh làm sao có thể trúng kế hắn.

Khoái Việt thở dài nói:

- Chúa công thuộc hạ chỉ có thể nghĩ ra phương pháp này.

Lưu Biểu nghiến răng nghiến lợi:

- Các ngươi ai có biện pháp gì khác?

Thái Mạo ở bên cạnh cười gian nói:

- Chúa công Trình Dục ở Hạ Khẩu binh không nhiều lắm cộng thêm lần này phái binh đi tập kích Tùy Châu, chỉ sợ Hạ Khẩu rỗng không không bằng để cho Văn tướng quân nhanh chóng cường công Hạ Khẩu, không mấy ngày nữa sẽ có kết quả.

Lưu Biểu gật đầu vô cùng vui mừng mà nói:

- Ý của Đức Khuê rất đúng.

Khoái Việt khoát tay:

- Không thể ngàn vạn lần không được nếu như mặc kệ Tùy Châu chỉ sợ Tương Dương gặp nguy.

Thái Mạo hơi bất mãn hỏi:

- Khoái đại nhân sao nói vậy?

Khoái việt nói:

- Tưởng Khâm dám đánh Tùy Châu dĩ nhiên là hướng Tương Dương mà tới, đã như vậy quân đội của Từ Hoảng ở Nhữ Nam sẽ có hành động có lẽ sẽ chính diện giao chiến, Từ Hoảng muốn đánh hạ Tương Dương khó càng thêm khó nhưng hôm nay sau lưng có một đội nhân mã mặc kệ là bao nhiêu, bên ta chiến ở Tương Dương vốn binh lực đã ít ỏi, chỉ sợ Tương Dương khó bảo toàn.

Lưu Biểu kinh hãi mà Thái Mạo thì giống như không tin tưởng lắm.

Lúc này có cổng vệ báo tin:

- Chúa công, Tương Dương gấp rút truyền công văn tới.

Khoái Việt thản nhiên nói:

- Nếu không ngoài dự kiến thì dĩ nhiên là Nhữ Nam Từ Hoảng có hành động rồi.

Sắc mặt của Lưu Biểu trầm xuống để cho binh sĩ trình thư lên càng xem sắc mặt càng lạnh hắn hít một hơi rồi nói:

- Khoái tiên sinh đoán thật tài tình, Từ Hoảng quả nhiên xuất binh tới Tương Dương rồi.

Lưu Biểu vừa nói xong mọi người ở dưới đường xôn xao.

Thái Mạo không phục trong lòng cảm thấy không cam liền nói:

- Vậy Khoái đại nhân nghĩ thế nào thì tốt?

Khoái Việt cũng là già mà thành tinh liền trả lời:

- Vẫn là ý kiến vừa rồi để cho Văn Sính quay trở lại làm viện binh cho Tùy Châu.

Lưu Biểu bất đắc dĩ nói:

- Chẳng lẽ không còn cách nào khác sao?

Lúc này Khoái Lương cũng ra khỏi hàng mà nói:

- Bẩm chúa công nếu còn để cho Văn tướng quân tiếp tục đánh Hạ Khẩu thì cho dù lấy được chỉ sợ cũng chỉ lấy nhỏ mà mất lớn, được hạt vừng mất quả dưa hấu.

Lưu Biểu kinh ngạc:

- Xin chỉ giáo cho.

Khoái Lương chân thành nói:

- Giang Hạ phóng nhãn ra là Giang Đông Hạ Khẩu là cửa sổ, Tương Dương là chỗ dừng chân ở Trung Nguyên kết nối Hà Bắc Hán trung xa nhìn ra Quan trung, ai ưu ai kém liếc mắt là thấy.

Lưu Biểu minh bạch gật đầu nói:

- Không sai nếu như được Hạ Khẩu đồng ý là cùng lắm là nắm được Giang Đông nhưng khống chế Tương Dương có thể lấy Hán Trung đông tiến Dự Châu, bắc có thể mưu đồ Hứa Xương Lạc Dương, nhưng nói lại cứ như vậy không công mang binh lại khiến cho nhân tâm không cam lòng.

Khoái Việt thản nhiên nói:

- Quân cờ chênh lệch một chiêu, không thua không được, non xanh trơ đó lo gì thiếu củi đốt.

Lưu Biểu cẩn thận đánh giá sau đó bất đắc dĩ thở dài:

- Phân phó xuống dưới để Cho Văn Sính ở Cát Tiễn rút một bộ phận đội ngũ quay lại đoạt Tùy Châu.

Văn Sính một mực uất ức, đặc biệt là trong thời gian ngắn, trước cho Trình Dục xếp một đạo cường công hạ khẩu tổn binh hao tướng bây giờ chiếm được địa hình thuận lợi lại nhận được mệnh lệnh của Lưu Biểu binh về Tùy Châu bảo vệ an nguy cho Tương Dương.