Phong Khí Quan Trường

Chương 456: Gậy ông đập lưng ông

Tạ Đường một mình cô đơn, lẻ loi ở lại Từ Thành, ngày mai chưa chắc đã mua được vé máy bay trở về Yến Kinh, bữa tiệc sinh nhật mà mọi người chuẩn bị cho Tạ Đường làm sao không buồn được cơ chứ, nhìn cô Tạ Gia Huệ ăn chút cơm mà không vui vẻ gì, Tạ Chỉ hối vận vì lúc trên máy bay không cho tên khốn nạn kia một trận.

Sau bữa tiệc, Tạ Chỉ do dự một lúc lâu, cuối cùng cũng đẩy cửa bước vào thư phòng, thuật lại hết những gì mà Thẩm Hoài lúc ngồi trên máy bay nói cho bố và dượng Tống Bính Sinh biết.

-Tên khốn này lại muốn làm gì nữa đây?

Tống Bính Sinh dùng đầu ngón tay cái gõ mạnh lên mặt bàn, lộ rõ vẻ tức giận với những hành động của Thẩm Hoài. Mặc dù không rõ ý đồ của Thẩm Hoài khi nói với Tạ Chỉ những lời đó, nhưng Tống Bính Sinh biết rằng Thẩm Hoài lòng dạ khó lường, chắc chắn chẳng có ý tốt gì.

Tạ Hải Thành ôm đầu ngồi trên ghế sofa, không nói gì, trong lòng cũng đặt một dấu chấm hỏi to đùng.

Thị trấn Mai Khê năm 1995 thu hút gần 200 triệu đô la Mỹ tiền đầu tư, số vốn đầu tư mới tăng lên, chiếm 70% số vốn đầu tư vào Đông Hoa. Ngày càng nhiều nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào quận mới Mai Khê, vị trí của thị trấn Mai Khê ở Đông Hoa càng ngày càng quan trọng.

Sau khi Thẩm Hoài được điều đi khỏi Mai Khê, dự án mà lúc trước Đàm Khải Bình làm ở thị trấn Mai Khê, mục đích chính là làm giảm sức ảnh hưởng của Thẩm Hoài ở Mai Khê.

Thẩm Hoài thông qua đầu tư của các tập đoàn Chúng Tín, Hồng Tín, Hoài Năng, kiểm soát tuyệt đối với những công trình trọng điểm như: Mai Cương, nhà máy điện Mai Khê, cảng Mai Khê, làm cho Đàm Khải Bình mặc dù có được quyền điều hành, cũng rất khó có thể hoàn toàn làm giảm sức ảnh hưởng của Thẩm Hoài đối với Mai Khê, chỉ có thể thông qua việc thúc đẩy thành lập quận mới Mai Khê, thu hút đầu tư bên ngoài, mở rộng quy mô Mai Khê, làm loãng dần sức ảnh hưởng của Thẩm Hoài đối với Mai Khê.

Dây chuyền sản xuất ở Mai Khê, trong việc kiểm soát nguồn năng lượng, vật liệu ở thượng nguồn cung cấp cho nhà máy điện Mai Khê, cảng Mai Khê giữ vai trò quan trọng. Có thể nói rằng, một khi Thẩm Hoài từ bỏ quyền kiểm soát của hắn ở nhà máy điện Mai Khê và cảng Mai Khê thì sức ảnh hưởng của Thẩm Hoài ở Mai Khê sẽ dần dần mất đi.

Đây chính là kết cục mà bọn Đàm Khải Bình mong muốn.

Tạ Hải Thành cũng không hề phủ nhận, y đã có ý định nhòm ngó đến nhà máy điện Mai Khê, cảng Mai Khê từ lâu, Tạ Hải Thành cũng tin rằng tập đoàn Trường Thanh, tập đoàn Tỉnh Cương và nhà máy chế tạo sắt Phú Sỹ (Fuji) cũng có ý định như thế, nhưng điều mà Tạ Hải Thành không nghĩ tới đó là muốn nhúng tay vào nhà máy điện Mai Khê và cảng Mai Khê lại trở nên dễ dàng như thế.

Việc điều hành dây chuyền sản xuất ở nhà máy điện Mai Khê và cảng Mai Khê là vấn đề thứ nhất.

Mặt khác, luyện gang bằng lò điện là ngành tiêu tốn năng lượng, các nhà máy thép lớn của Mai Khê liên kết trực tiếp với nhà máy điện Mai Khê, nhưng đầu tư vào các thiết bị điện còn hạn chế, đồng thời, hiện tại vẫn chưa có hệ thống điện liên kết giữa các nhà máy.

Điều này có nghĩa là nhà máy điện Mai Khê sẽ trực tiếp bán điện cho các doanh nghiệp, giá điện được quy định trong hợp đồng của đôi bên, thông thường sẽ cao hơn so với mua điện ở nhà máy phát điện nhiệt điện. Nhà máy điện Mai Khê có cảng than đá chuyên dụng, mỗi năm được mua với giá thấp, vận chuyển hàng triệu tấn từ thượng lưu sông Chử Giang, thậm chí nhiều hơn thế. Điều này có nghĩa là hiệu suất của nhà máy điện Mai Khê sẽ lớn hơn rất nhiều so với các nhà máy điện thông thường khác.

Do nhà máy điện Mai Khê trực tiếp cung cấp điện, các doanh nghiệp có thể mua điện từ nhà máy điện nên giá điện thấp hơn nhiều so với giá công nghiệp điện được quy định. Việc đầu tư vào điện ít, có lợi cho các doanh nghiệp, thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển.

Hai tập đoàn Hải Phong và Trường Thanh đầu tư 35% cổ phần vào xưởng thép, cũng coi như hai tập đoàn này chính thức đặt chân vào ngành công nghiệp sản xuất gang thép ở nội địa. Nhưng chắc chắn hai tập đoàn này không chỉ dừng lại ở đó.

Đặc biệt là tình hình hiện nay cho thấy, thị trường trong nước đang có nhu cầu lớn về ganh thép, Tạ Hải Thành đã cùng với Tôn Khải Thiện bắt đầu kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thép bằng lò điện quy mô lớn ở Liên Hiệp Mai Khê.

Tiền đề của kế hoạch này của họ vẫn là phải giải quyết vấn đề cung cấp năng lượng và vận chuyển ở bến cảng, nói cho cùng, có nghĩa là phải dùng mọi cách để trực tiếp có được nhà máy điện Mai Khê, cảng Mai Khê.

Đây cũng là ước nguyện ban đầu mà hai nhà góp vốn tiếp nhận công trình cải tạo lộ quốc Hạ Mai, đầu tư xây dựng văn phòng làm việc ở đường lớn Tây Đoan Chử Khê

Dù là lợi nhuận đầu tư trực tiếp hay nghĩ cho sự phát triển của ngành nghề này trong tương lai, trực tiếp điều hành nhà máy điện Mai Khê và cảng Mai Khê, đây đều là khát vọng mà Tạ Hải Thành và một vài người khác nữa muốn thực hiện.

Chỉ có điều, mối băn khoăn duy nhất, cũng là mối băn khoăn lớn nhất đó là, Thẩm Hoài từ khi nào mà không cần đánh mà chịu khuất phục cơ chứ?

Cảm giác của Tạ Hải Thành lúc này đó là y đang tham gia một cuộc thi kéo co, đang lúc dùng hết sức để kéo dây thừng về phía mình thì đối thủ ở đầu bên kia chợt buông tay.

-Có nên gọi điện thoại để hỏi cô út không nhỉ?

Tống Hồng Kỳ hỏi.

Tạ Hải Thành ánh mắt sáng lên:

- Cũng đúng, so với việc ở đây mà đoán già đoán non ý của Thẩm Hoài như thế nào thì thà gọi điện thoại cho Tống Văn Tuệ hỏi cho rõ ràng.

Tống Văn Tuệ mặc dù nhiều việc đều muốn giúp Thẩm Hoài, thậm chí đến mức chiều theo ý của hắn quá mức, nhưng vẫn luôn nghĩ cho đại cục, ít nhất không giống như tên Thẩm Hoài vì đạt được mục đích mà bất chấp thủ đoạn, thậm chí làm tổn hại đến thế lực nhà họ Tống một cách không thương tiếc.

Nhà máy điện Mai Khê và việc xây dựng cảng Mai Khê, tập đoàn Hoài Năng, do Tống Văn Tuệ làm tổng giám đốc, lời nói của Tống Văn Tuệ hết sức có trọng lượng. Nếu Thẩm Hoài có ý muốn nhường lại một phần cổ phần nhà máy điện Mai Khê và cảng Mai Khê thì các quyết sách nhất định phải thương lượng với Tống Văn Tuệ, nhất thiết phải có được sự ủng hộ của Tống Văn Tuệ mới được.

Tạ Hải Thành nhìn sang phía Tống Bính Sinh, cuộc điện thoại này chỉ có thể là để cho Tống Bính Sinh gọi.

Tống Bính Sinh ngồi vào bàn làm việc, nhấc điện thoại lên, gọi cho cô em Tống Văn Tuệ đang ăn tết ở Giang Ninh.

Sau khi gửi lời chúc mừng năm mới, Tống Bính Sinh lập tức đi vào chủ đề chính, hỏi xem có phải tập đoàn Hoài Năng cũng đồng ý với việc để lại một phần cổ phần ở nhà máy điện Mai Khê và cảng Mai Khê không.

Tạ Hải Thành, Tạ Chỉ, Tống Hồng Kỳ đều nghe Tống Bính Sinh nói chuyện điện thoại.

Tống Bính Sinh đặt điện thoại xuống, nói:

-Việc đầu tư vốn của tập đoàn Hoài Năng không được thuận lợi, còn phải để vốn để đầu tư khai thác nguồn tài nguyên thủy điện ở Du Sơn nữa, nên rất khó có thể cùng lúc đầu tư để xây dựng nhà máy điện Mai Khê giai đoạn hai. Một khi kéo dài việc xây dựng nhà máy điện Mai Khê giai đoạn 2, thì thành phố Đông Hoa sẽ tạo áp lực cho tập đoàn Hoài Năng, vì thế bọn họ phải suy nghĩ đến việc muốn hoàn thành xây dựng trong dự án tiếp theo, phải tiếp nhận vốn đầu tư bên ngoài, thậm chí trực tiếp nhượng lại 50% cổ phần ở nhà máy điện Mai Khê, điều kiện là đối tác phải đồng ý với giá cả mà họ đưa ra.

Có được đáp án tương đối chính xác từ chỗ của Tống Văn Tuệ, nhưng vẫn không hoàn toàn loại bỏ được mối nghi ngờ trong lòng Tạ Hải Thành.

Nhà máy điện Mai Khê khoảng vào tháng 10 chính thức bước vào vận hành kinh doanh. Hiện nay nhà máy điện Mai Khê do Thẩm Năng và Mai Cương cùng nắm giữ, phương thức hoạt động kinh doanh rất rõ ràng, chủ yếu là trực tiếp cung cấp điện cho Mai Cương, và nhà máy thép liên doanh, dự tính vào năm 1996 sẽ trực tiếp cung cấp điện cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành công nghiệp nặng, số điện dư thừa còn lại sẽ cung cấp cho mạng lưới điện địa phương ở quận mới Mai Khê, lợi nhuận cao hơn nhiều so với nhà máy phát nhiệt điện bình thường, cùng lắm là 3 năm có thể thu hồi lại vốn đầu tư.

Mai Cương và Hoài Năng bằng lòng chuyển một nửa cổ phần ở nhà máy điện Mai Khê, thực sự làm người ta không thể không nghi ngờ mục đích đằng sau của việc này.

Ai lại đem miếng thịt béo bở mình có được trong tay dâng cho người khác ăn chứ.

Tạ Chỉ nói:

-Dượng, Dì Tống có nói gì về giá mà họ đưa ra là bao nhiêu không?

- 50% cổ phần, khoảng 200 triệu, nhưng chính sách này có hạn chế đó là, Hoài Năng yêu cầu đối tác phải có cổ phần quốc doanh.

Tống Bính Sinh nói.

Thời gian xây dựng nhà máy điện Mai Khê là một năm rưỡi, đã vận hành đi vào hoạt động được 3 tháng, tổng đầu tư khoảng 170 triệu, bây giờ bán lại 50% cổ phần với giá 200 triệu, có nghĩa là Hoài Năng và Mai Cương có thể thu hồi hết vốn đầu tư lại thông qua vụ giao dịch này.

Nhưng cái giá này cũng không phải là đắt, nếu như Hoài Năng và Mai Cương đồng ý nhường lại cổ phần cho nhà máy chế tạo thép Phú Sĩ thì Tạ Chỉ nghĩ Phú Sỹ sẽ mua lại mà không chần chừ gì cả.

Mai Cương và Hoài Năng yêu cầu đối tác mua lại phải có cổ phần quốc hữu, nhẽ nào có ý định để tỉnh cương cũng tham gia vào vụ làm ăn này?

-Cảng Mai Cương cũng nằm trong dự án này sao?

Tạ Hải Thành hỏi.

-Cái này tôi cũng không hỏi kỹ, có lẽ là như thế.

Tống Bính Sinh nói.

-Nếu không để tôi gọi điện hỏi Tống Văn Tuệ xem sao.

-Không cần phải gọi điện lại nữa đâu.

Tạ Hải Thành không có vẻ gì là gấp gáp lắm.

Tạ Chỉ nhìn bố, nếu như Thẩm Hoài đồng ý trực tiếp nhường lại 50% cổ phần của nhà máy điện Mai Khê và cảng Mai Khê lại, thì cho dù là giá cả có tăng lên gấp đôi thì cũng không phải là không chấp nhận được.

Mối băn khoăn duy nhất, cũng là mối băn khoăn lớn nhất đó là tại sao bỗng nhiên Thẩm Hoài lại trở nên tốt như thế, lẽ nào hắn bị khuất phục rồi, lẽ nào lại muốn có tiền vốn để xây dựng Du Sơn?



-Anh nói xem miếng mồi ngon như thế tung ra, liệu họ có bắt lấy không?

Tống Hồng Quân chân cà keo, trong tay cầm điếu xì-gà, đang nói chuyện với Thẩm Hoài và Trần Binh ở trong phòng ở khách sạn Đông Hoa, y đoán xem liệu rằng Tạ Hải Thành khi biết chuyện nhà máy điện Mai Khê và cảng Mai Khê muốn nhường lại cổ phần sẽ có hành động như thế nào.

-Sao lại không cơ chứ?

Thẩm Hoài không muốn căn phòng buổi tối mình ngủ lại ngập mùi thuốc lá, hắn đứng dậy mở cửa sổ ra cho không khí lạnh bên ngoài lùa vào, nói:

-Tôi chẳng qua là cho họ thứ mà họ mong muốn bấy lâu nay, để họ khỏi phải mất công sức đi tranh giành làm gì, họ ban đầu có thể là nghi ngờ nhưng làm gì có lí do gì để từ chối cơ chứ?

-Lợi nhuận hằng năm của nhà máy điện Mai Khê không thấp hơn 5 triệu, 50% cổ phần giá là 200 triệu, không phải là cao, cứ cho là giảm giá điện thì lợi vẫn thuộc về các doanh nghiệp dùng điện. Chỉ cần nhà máy điện thành phố, Tập đoàn Hải Phong và Trường Thanh muốn đầu tư vào Mai Khê thì tôi không nghĩ ra lý do gì để họ từ chối món hời này cả.

Trần Binh nói:

-Trừ khi ngay từ đầu họ không tiếp nhận cổ phần ở nhà máy thép liên doanh.

-Họ thật sự là không nên, không nên tiếp nhận cổ phần của nhà máy thép liên doanh, không nên bị kéo vào vũng nước đục Mai Khê này.

Tống Hồng Quân cười nói:

-Như tôi đây, bây giờ muốn thoát thân cũng khó.

-Anh muốn thoát thân thật hả, được chứ sao không.

Thẩm Hoài nói:

-Anh đầu tư 30 triệu cho Mai Cương, hơn nữa lại là tiền Hồng Kông, để tôi bàn bạc thêm với Tôn Á Lâm, để cô ấy mua lại, mà tìm người khác mua lại cổ phần của anh cũng không phải là việc khó khăn gì.

-Tôi chỉ nói thế thôi, anh cứ phải châm chọc tôi thế.

Tống Hồng Quân lấy điều xì-gà, hút, nhả khói về phía Thẩm Hoài.

Thẩm Hoài cầm lấy điếu thuốc, nói:

-Tập đoàn Trường Thanh là một tập đoàn lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, từng hợp tác với các doanh nghiệp nổi tiếng khác, tiếp nhận các hạng mục mới là lựa chọn tốt nhất cho họ, cứ cho là Tôn Hải Thiện nghi ngờ, thì chúng ta cũng có thể thông qua tập đoàn Trường Thanh để gây áp lực cho họ, nói thế nào đi nữa, thì vụ làm ăn này là một giao dịch có lợi. Tôi cũng không cài bẫy gì họ cả, cho dù trong lòng họ nghi ngờ thì cũng không thể nói toẹt ra là sợ tôi chứ?

-Cũng đúng, kế sách này của anh hay lắm.

Tống Hồng Quân cười ha hả, nói:

-Lần này, nếu như bọn họ rút lui thì bọn họ biết dấu mặt vào đâu cơ chứ.