Thời tiết khắc nghiệt, việc làm chẳng có, chị Đài như lao đao, có lần chỉ nghỉ cả tháng vì không có việc, lắm khi chạy khắp làng trên xóm dưới xin làm mà cũng không có. Tiền không kiếm ra, cũng chẳng ai thuê,chị đành xin lấy:Hiện vật". Hễ cứ ai bảo chị làm gì mà ko trả tiền, chị có thể lấy bìa cát tông, nhôm nhựa sắt vụn bán lấy tiền. Mướn chị đào khoai thì chị xin vài củ về để gầm giường cho con ăn dần. Lắm khi rỡ cả mẫu ruộng chỉ toàn khoai là khoai, người ta cũbg thương chị làm nhiệt tình, cbo chị cả bao. Ăn không hết đem bán, còn thừa chị xay thành bột lâu lâu làm bánh cho các con...
Nếu mà chị nuôi hai đứa con, chị sẽ không khổ sở, nhưng vì còn ông bà Tư chỉ có ăn không ngồi rồi. Chị chán chẳng buồn nói, ông bà cũng biết túng quẫn nên cũng không đòi ăn ngon nữa. Thay vào đấy là bán hết đi mấy thứ có thể bán được,như quần áo,gấm vóc từ thuở xưa. Đáng lẽ họ phải bán lâu rồi mới phải. Bà Tư tiếc đem bán mà khóc rưng rức mãi ko thôi, chị Đài không ép, bản thân ông bà Tư biết cái gì quan trọng hơn,miếng ăn hay tấm vải che thân này.
Dạo này thịt đắt,lại thêm người làm không ra tiền nên chẳng dám ăn ngon, mụ Huệ béo lúc đầu cho chị nhiều thịt, với điều kiện là tối nào Chức cũng sang. Nhưng dần,thịt cho rút bớt cuối cùng là không cho nữa. Chức bình thường được nước ngày nào mụ cũng díu cho hắn ít tiền, nhưng bây giờ xin thì mụ chửi chả ra gì:
- Đi mà Chị huệ! Nể tình em phục vụ chị chu đáo, chị cho em ít đồng....
- Ơ hay cái thằng này!mới qua tao đưa mày ba đồng, giờ mày đã tiêu hết rồi ư? Sao mày tiêu khiếp thế? Cũng vừa vừa phai phải thôi chứ,tao có phải cái kho bạc đâu mà xin với xỏ. Thanh niên sức dài vai rộng đéo chịu làm mà ăn. Cứ bám váy con đàn bà mà không biết nhục à?
Chức lặng im không nói năng gì, bình thường vợ hắn mà càm ràm mấy câu đấy là hắn đánh vợ thừa sống thiếu chết rồi cũbg là. Nhưng bị mụ Huệ chửi, hắn cắn chặt môi không nói năng gì. Mụ ấy chửi có sai câu nào? Hắn cũbg biết đấy, nhưng mỗi tội cái thói hắn lười, lười nhưng lại muốn ăn ngon. Nếu không phải dạo này kinh tế khó khăn, mùa màng thất bát. Mụ Huệ không bán được hàng đâm ra gắt gỏng, chứ mọi khi hắn xin bao nhiêu mà chả được.
Hắn biết chẳng vòi được tiền của Huệ béo thì lếch thếch về. Trời sao mà khắc nghiệt quá thể, nắng cứ xuyên vào da thịt rát rạt như muốn cháy. Đầu Chức đội cái nón rách mà mồ hôi cứ thế chảy ra ướt đẫm áo....:
- Chúng mày có trả tiền cho tao không thì bảo? Mẹ kiếp! Nghèo túng mà dám vác mồm đi vay tiền để ăn ngon à?Hôm nay mà không trả tao chặt cụt tay cho chừa.
Một đám người nhao nhao ở trước sân nhà, Chức thấy lạ liền nhanh chân chạy vào. Phía kia thằng Cò đang ôm con Hĩn khóc lóc thảm thiết, phía này hai ông bà Tư đang quỳ rạp trước chủ nợ run lẩy bẩy. Ông Tư lí nhí xin:
- Các ông nể tình xưa nghĩa cũ mà thư thưa ít bữa,tôi hứa sẽ trả ông đầy đủ.
- Hừ! Mày định để Thư thư đến khi nào?chúng mày có đi làm đâu mà đòi có tiền trả, tao mà biết nhà mày chỉ có ăn mà không chịu làm thế này tao cũng chả cho vay...
Hai bên to tiếng đôi co qua lại, Chức thấy người đàn ông ấy nói năng khó nghe với bố mẹ mình thì xông vào nói lí lẽ:
- Chú Mười!Thầy bu con nợ chú bao nhiêu mà chú nói nghe nặng thế? Chú phải nhớ ngày xưa chú khó khăn ra sao, thầy bu con giúp chú thế nào,có tính toán gì với chú. Mà nay chú sang đòi cắt chân tay nghe ghê vậy?
Lão Mười ấy nhìn thấy Chức về thì cười, cái cười khinh bỉ làm sao, lão xếch ngược cổ áo Chức lên rồi gằn:
- À!lại thêm thằng con ngoan của thầy bu đây nữa. Đúng thật ngày xưa nhà mày giúp tao, như g tao đi làm ăn cần vay vốn. Đến khi thành đạt tao đã trả thầy bu mày gấp ba lần số tiền đấy rồi. Bây giờ thầy bu mày năm lần bẩy lượt đến vay tiền. Lần gần đây nhất là vay nhà tao ba cây vàng, tao không nghĩ đến tình nghĩa thì còn lâu tao mới cho mượn. Giờ tao chỉ cần lấy ba cây vàng ấy thôi, còn những lần trước nữa coi như tao bố thí...
Chức nghe xong thì lúng túng, ba phân vàng nhà hắn còn chẳng có, chứ đào đâu ra ba cây vàng. Chức lật đật ngồi bệt xuống cạnh thầy bu hỏi:
- Thầy bu mượn gì mà nhiều thế? Bây giờ tiền đâu mà trả?
- Lúc ý mượn nghe bên làng bên người ta chơi hụi bảo ăn tiền nhiều lắm thầy mới sang góp,nhưng mới góp hết chỗ ý được hai hôm thằng cái chạy mất rồi. Thầy Bu sợ chúng mày mắng mới không dám nói gì. Cả bu mày nữa, đã không có tiền còn phấn với son, xách tay xách tủng cơ...
Ông trách bà chỉ biết ngồi im mà nghe, bây giờ cãi nhau thì được gì,tiền thì không trả được ngồi đấy mà đôi co:
- xời! Cái loại lười biếng làm ăn mà đòi chơi hụi, đúng thật! Năm thằng chơi hụi chín thằng lừa đảo, một lũ ngu!
Người đàn ông tuy không già nhưng tướng rề rề như lão tám mươi chửi bới. Bây giờ ngườinta nói gì cũng chỉ biết nghe. buổi trưa nắng như đổ lửa mà cứ ngồi hết cả ra sân. Thấy có vẻ nhà Chức không có tiền, lão mười sai người mang cái dao mác cùng cái thớt lên đe:
- Cái thớt này hôm nay vừa tròn một trăm ngón tay chặt trên này. Định ăn của ông à? Không dễ đâu. Hôm nay chặt một ngón,tầm này sang năm không trả được tao chặt thêm ngón nữa. Đấy là tao đã nể nhà mày lắm rồi đấy, chứ bình thường tao tính thêm cả lãi, mà chỉ gia hạn trong vòng một tháng thôi.
Nói rồi, gia nô lôi Ông Tư xềnh xềnh ra kê ngón tay giữa lên,ông la lên oai oái, bà Tư sợ quá mặt tái lại ngất luôn tại chỗ. Chức cứ luôn mồm van xin nhưng bất lực:
- Con van ông con lạy ông!ông thương cho thầy bu con tuổi cao sức yếu..
- Thương mày?thương mày thì ai thương tao hử? Mày thử hỏi thầy bu mày xem, lúc có tiền có coi tao bằng con chó giữ nhà không? Mà bằng tuổi thầy mày người ta vẫn đi làm thuê làm mướn,lo cho cả thảy chục đứa con ăn học. Nhà mày sướng quá không chịu được bây giờ kêu ai?
Lão hất hàm ra hiệu, tên gia nô vung cái dao mác lên. Chức không biết can thế nào liền đỡ lấy cái lưỡi dao, máu cứ thế chảy ròng ròng theo cánh tay nhỏ giọt xuống nền đất:
- Ông để con gọi vợ con về lấy tiền, để nó trả cho ông....
- Vợ có tiền sao mày không nói? À phải rồi, nó khổ quen rồi nên chả có tiền thì sao? Gọi nó nhanh đi!Tao không chờ lâu đâu.
Chức nước mắt ngắn dài gật gù,lần đầu tiên hắn khóc khi biết không có tiền nó nhục nhã thế nào. Hắn quay sang thằng Cò đang bế em, thằng bé nghe thầy sai liền bế em cắp đít chạy mất: