Cách đây 75 năm, vụ bắt cóc này vẫn được coi là một trong những vụ án hình sự giật gân nhất.
Ngày 1/3/1932 một chiếc phong bì màu trắng nằm trên bậu cửa. Chiếc giường của con trai đầu lòng của phi công Lindbergh bỗng trống không. Người phi công nổi tiếng từng bay qua Đại Tây Dương năm 1972, được tôn vinh như một người anh hùng dân tộc Mỹ, rụng rời chân tay khi đọc bức thư đòi khoản tiền chuộc viết bằng một thứ tiếng Anh hổ lốn, cảnh sát dự đoán kẻ bắt cóc là người Đức hoặc người thuộc khu vực Bắc Phi.
Phi công Lindberg mời lực lượng cảnh sát, phóng viên báo chí tới ngôi nhà của ông tại khu vực vắng vẻ ở ngoại ô thành phố New York. Ngay đêm đó, tất cả các báo đã gác lại các bài quan trọng để đăng bài kêu gọi công chúng giúp đỡ tìm kiếm nạn nhân bị bắt cóc. Giám đốc cơ quan Cảnh sát quốc gia đã trao quyền trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án cho viên phi công lừng danh Lindberg.
Tổng thống Mỹ Herbert C. Hoover yêu cầu FBI, lực lượng không quân và các tổ chức tình báo tham gia cùng điều tra.
Bố già Mafia Al Capone khi được tin con trai viên phi công bị bắt cóc đang thụ án trong tù cũng xin được góp sức hỗ trợ tìm kiếm. Lindberg bí mật tiếp xúc với một trùm Mafia điểm mặt các nhân vật trong thế giới ngầm để tìm tung tích con trai. Và chỉ trong vài ngày, Hạ viện Mỹ đã đưa ra một bộ luật mới có tên là "Luật - Lindberg".
Luật ghi rõ tội bắt cóc trẻ em sẽ bị án phạt t..ử hình. Trước nỗi đau con bị bắt cóc, bà Anne Morrow vợ Lindberg đang có mang tháng thứ ba rất đau khổ. Viên phi công yêu cầu vợ không được nhỏ giọt nước mắt khi xuất hiện trước công chúng và chính ông cũng kìm nén mọi đau thương để giữ ổn định cuộc sống gia đình và kín đáo tích cực tìm kiếm con.
Những mốc thời gian quan trọng của vụ bắt cóc:
1/3/1932: Charles con bị bắt cóc, tên bắt cóc đòi 50.000 đôla tiền chuộc. John F. Condon, một thầy giáo dạy toán ở Bronx và là người rất hâm mộ Lindberg, 71 tuổi, xung phong làm người môi giới chuyển tiền.
9/3: Người môi giới chuyển tiền Condon nhận được một lá thư có nội dung đòi tiền với ngôn ngữ một thứ tiếng Anh pha tạp lẫn lộn. Ông Condon thực hiện các yêu cầu của bọn bắt cóc qua một tên gọi điện thoại với chất giọng người Đức, qua điện thoại Condon còn nghe thấy có tiếng người nói tiếng Italia.
12/3: Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông Condon với một tên vô danh tại một nghĩa trang.
2/4: Ngoài khoản tiền chuộc phải đưa, Lindberg làm theo đúng yêu cầu của người đưa thư và bám theo Condon. Ông già nhận tiền để vào một cái hộp ôm theo người và trao mẩu giấy in dòng chữ: "The boy is on Boat Nelly. It is a small boat near Elizabeth Island (Thằng bé ở trong một cái thuyền nhỏ tên là "Nelly" gần Elizabeth Island). Ông Lindberg vội vàng tìm thuyền có tên là "Nelly". Nhưng không hề có chiếc thuyền nào ở khu vực đó.
12/5: Một người lái xe tải vô tình phát hiện xác cháu Charles bị vùi qua loa trong rừng chỉ cách khu biệt thự của bố mẹ vài km. Cháu bị ch.ết vì vỡ sọ, có thể bị rơi vì thang gãy khi tên bắt cóc đột nhập vào căn phòng của cháu. Một phần c,ơ th.ể nạn nhân đã trở thành thức ăn cho thú rừng.
Ngôi sao thế giới của thế kỷ 20 thu mình lại sau vụ tai họa này.
Ngay khi nghe tin vụ bắt cóc, du khách quây xung quanh khu biệt thự của gia đình Lindberg. Nhiều người hiếu kỳ mua vé tới giá 2,5 đôla để được bay trên khuôn viên của Lindberg. Không ai có thể ngờ con của Lindberg đã bị ch.ết.
Ông Lindberg sau khi nhận dạng xác con đã cho hỏa táng ngay, ông không muốn báo giới Paparazzi chộp được hình ảnh của ông khi làm công việc đau lòng này.
Ngày ông Lindberg lặng lẽ mang hộp tro hài cốt con trai lên thang máy bay để rắc tro trên Đại Tây Dương là ngày đứa con thứ hai của ông chào đời. Nhưng đến 6 tuần sau dư luận mới được biết về chuyện đó.
Lindberg kiên quyết xa lánh công luận mặc dù ông được đánh giá là ngôi sao thế giới đầu tiên trong thế kỷ 20. Ông và gia đình không chịu được sự săm soi của dư luận đã "lánh nạn" sang châu Âu nghỉ ngơi một thời gian để tìm sự thanh thản. Các nhà viết tiểu sử Lindberg như Berg và Schrock đã nghiên cứu rất kỹ vụ án. Tòa án Mỹ đã có cơ sở để tố cáo tên Hauptmann, thủ phạm vụ bắt cóc con trai ông.