Mãnh hổ thêm cánh lại càng thêm mạnh, lão có chí ngạo thị giang hồ, coi thường bốn biển.
Giờ mãnh hổ gãy cánh, hào khí lập tức giảm mất một nửa.
“Có lẽ vậy”. Liễu Nhị Ngốc lạnh lùng nói: “Lá gan này không phải tự nhiên mà có”.
“Trẻ con nói càn”. Phong Bát Bách tức giận: “Ngươi dựa vào đâu?”
Liễu Nhị Ngốc giơ kiếm lên.
“Kiếm? Hừ hừ”. Phong Bát Bách nhíu đôi mày rậm, sắc mặt xanh lè, quát to: “Trước mặt lão phu mà dám múa may thì non lắm”.
“Sao ngươi thấy được?”
“Lão phu là người thế nào? Liếc là thấy ngay”. Phong Bát Bách bảo: “Thậm chí nhìn ra ngươi có mấy cân xương”.
“Mấy cân?”
“Nhẹ lắm”.
“Ngươi nhìn lầm rồi”. Liễu Nhị Ngốc nhếch khóe môi: “Bất quá ta lại nhìn ra...”
“Ngươi thấy gì?”
“Thấy ngươi hình như thiếu một thứ”.
“Nói láo, lão phu thiếu cái gì?”
“Thiếu một đôi tai”.
Tai che trong tóc, đương nhiên không nhìn được, việc này lại cực ít người biết, cơ hồ là bí mật ngàn đời, giờ bị Liễu Nhị Ngốc nói toạc ra.
Phong Bát Bách run người như bị đánh trúng một đòn.
“Cẩu tiểu tử, dám múa may kiếm pháp trước mặt lão phu”. Lão không nhắc đến chuyện đôi tai, nhảy choi choi gào to: “Ngươi có biết cây kim đao của lão phu lợi hại?”
“Có nghe nói qua”.
“Nghe qua”.
“Thế là khách khí lắm rồi”. Liễu Nhị Ngốc nói: “Lẽ nào là thiên hạ vô địch”.
“Ha ha, đúng là như thế”.
“Lão vương bán dưa, tự bán tự khoe”. Liễu Nhị Ngốc cười lạnh: “Không ngờ ngươi cũng có ý nghĩ này”.
“Lẽ nào là giả?” Phong Bát Bách nhướng mày: “Lão phu ngoài năm mươi tuổi, chừng từng gặp địch thủ...”
“Ngươi nói hay lắm,” Liễu Nhị Ngốc cười khẩy: “Nếu thật thế, mười năm trước ngươi đã không phong đao quy ẩn”.
“Còn nữa,” Thẩm Tiểu Điệp chợt cười: “Ngươi cũng không đến nỗi hình dạng quái dị như bây giờ, đầu tóc lào xòa khác nào ổ gà”.
Nàng nói ra tiếng nào cũng như lưỡi dao sắc.
Liễu Nhị Ngốc chỉ tả sơ còn nàng tô đậm, khắc sâu vào vết thương của đối phương.
Phong Bát Bách không chỉ chưa từng bị chọc giận kiểu này, cơ hồ lão chưa từng phải nghe nửa câu không lọt tai.
Mối hận mười năm trước lại dâng lên trong lòng.
“Tốt lắm”. Lão tựa như ông hỏa dược, đốt dây dẫn nổ rồi liền bùng lên, gầm vang: “Tứ Không chết rồi, lão phu những tưởng hận này khó báo, hai ngươi đến đúng lúc lắm”.
“Tốt cái gì?” Liễu Nhị Ngốc nắm chặt cây kiếm.
“Cực hay”. Phong Bát Bách gầm to: “Lão phu phải nghiền nát hai ngươi”. Cửu hoàn đao rung lên leng keng, đột nhiên giơ cao.
Đao phong lóe lên, quả nhiên bảo đao không hề già cỗi.
“Khẩu khí của ngươi có lớn nữa,” nàng chống kiếm cười lạnh: “Cũng chỉ đến thế mà thôi”.
Phong Bát Bách rung tà áo, đảo người đứng vững mã bộ, giận đến trợn trừng hai mắt, tít lên: “Hừ, ngươi chạy nhanh lắm”.
Kỳ thật lão chưa bại, thậm chỉ còn hơi chiếm thượng phong nhưng lão vốn xưa nay tự thị thanh cao, phát ra liền hai đao mà không công hiệu, cảm giác mất hết mặt mũi.
“Đừng lầm”. Thẩm Tiểu Điệp nói: “Không phải ta chạy”.
“Không phải?”
“Ta chỉ muốn ngăn ngươi bỏ chạy”.
“Hừ, nói vớ vẩn”. Phong Bát Bách rung đao, kim hoàn trên sống đao va nhau leng keng, trầm giọng bảo: “Lão phu không hiểu”.
“Muốn nghe hả?”
Phong Bát Bách im lặng, hừ lên hai tiếng khinh miệt.
“Đơn giản lắm”. Thẩm Tiểu Điệp nói: “Mười năm trước ngươi phát thệ với trời cao, nói sẽ không bước vào giang hồ, giờ ngươi phản lại lời thề...”
“Câm ngay”. Phong Bát Bách quát: “Lão phu không nghe”.
“Không nghe?” Thẩm Tiểu Điệp cười lạnh: “Không nghe cũng phải nghe, ngươi nên bị trừng phạt?”
“Ai dám trừng phạt lão phu?”
“Được, coi như ngươi thừa nhận”.
“Thừa nhận gì?”
“Ít nhất ngươi cũng thừa nhận, ta không dùng sai hai chữ trừng phạt”.
“Hừ, nha đầu điêu ngoa”. Phong Bát Bách tức giận: “Giờ còn thích miệng lưỡi, không phải quá thừa sao?”
“Có lẽ thừa hơi nhưng lấy được quyền danh chính ngôn thuận cũng tốt”. Thẩm Tiểu Điệp nói: “Để giang hồ biết rằng ngươi có tội”.
“Cái gì là danh chính ngôn thuận?” Phong Bát Bách rít lên: “Tứ Không lão quỷ còn sống, lão phu úy kỵ ba phần, giờ xương cốt hắn lạnh rồi, ai dám trừng phạt lão phu, ngươi sao?”
“Đương nhiên không phải ta,” Thẩm Tiểu Điệp đáp: “Ta nói rồi, chỉ không muốn ngươi chạy mất thôi”.
Hiển nhiên nàng muốn nói vai chính là Liễu Nhị Ngốc.
Y là truyền nhân duy nhất của Tứ Không tiên sinh, giờ Phong Bát Bách không giữ lời thề năm xưa, y là người duy nhất có quyền hỏi đến.
“Là ai?” Phong Bát Bách trợn tròn mắt, trong lòng hiểu ra: “Là tên ngốc này?”
“Không sai, là ta”. Liễu Nhị Ngốc lên tiếng.
“Hừ, ngươi tiếp được mấy đao của lão phu?”
“Cái đó phải xem ngươi thế nào”.
“Xem lão phu? Xem cái gì?”
“Xem đao pháp của ngươi, thật ra có công phu quỷ khốc thần kinh gì”. Liễu Nhị Ngốc nói: “Nếu tầm thường như vừa rồi thì tốt nhất lại nên ‘phong’ là hơn”.
“Phong?”
“Thề lại lần nữa, tiếp tục phong đao”.
Lặp lại lời thề? Hiển nhiên có phần hoạt kê. Lại phong đao? Trên giang hồ chưa từng có, nếu có sẽ khiến người ta cười rơi răng.
Liễu Nhị Ngốc hiển nhiên có ý đó.
“Ha ha, ha ha”. Phong Bát Bách chợt cười khành khách: “Cả tên nhãi ranh cũng dám dọa lão phu nữa sao”.
Y có ý nghĩ đó, phải chăng chịu ảnh hưởng của Thẩm Tiểu Điệp?
Nàng nói năng khắc bạc nhưng sau cùng không dám tiếp một đao của lão, e rằng Liễu Nhị Ngốc cũng chỉ biết nói suông.
Phong Bát Bách tuyệt không cho rằng đao pháp của mình bình thường.
“Chính thị”. Liễu Nhị Ngốc nói: “Tốt nhất là xuất tuyệt chiêu”.
“Hảo”. Phong Bát Bách nhướng mày liên tục, cười lạnh lẽo: “Chắc ngươi cũng giống nha đầu kia, tránh nhanh như con lươn”.
Hóa ra lão nghĩ như thế.
“Không cần lải nhà lải nhải”. Liễu Nhị Ngốc giơ kiếm trầm giọng: “Thử là biết liền”.
“Thử?”
“Có lẽ một đao hoặc hai đao”. Liễu Nhị Ngốc nhướng mày: “Ngươi không xuất quá năm đao đâu”.
“Cẩu tiểu tử”. Phong Bát Bách gầm lên: “Càng nói càng không giống tiếng người”.
“Ta nói không giống tiếng người cũng không sao”. Liễu Nhị Ngốc đáp: “E rằng chốc nữa ngươi không còn giống người”.
“Láo xược”. Phong Bát Bách gầm lên giận dữ, xuất đao.
Còn đối đáp thêm nữa, lão không nén nổi lửa giận đang bùng lên.
Mồm miệng Thẩm Tiểu Điệp lợi hại, khoát toàn vào chỗ đau của lão, không ngờ Liễu Nhị Ngốc nói câu nào ra cũng như dao đâm.
Lão đã bao giờ bị coi thường như thế, ngọn lửa phẫn nộ bừng bừng trong ngực, trở thành ngọn sóng dâng cao.
Kiếm nhu còn đao cương mãnh, đa phần người dùng đao đi theo lối cương mãnh.
Giờ lão xuất đao trong lúc giận dữ, lập tức dấy lên một vùng đao cương, tử khí mênh mông trải ra trong vòng hơn trượng, ánh đèn khắp sảnh đường mờ hẳn đi.
Hiển nhiên lão dốc hết công lực vào chiêu đao này.
Lão biết rằng nhát đao này không chỉ quan hệ đến thành bại vinh nhục, thậm chí quan hệ đến sinh tử.
“Hảo đao pháp”. Liễu Nhị Ngốc cũng phải lên tiếng khen.
Nhưng tiếng khen vừa buông, bóng người chớp lên hóa thành muôn ngàn, phiêu hốt tựa sương khói, như con đèn cù lập lòe, xoay chuyển quanh Phong Bát Bách.
Càng di chuyển càng nhanh, y phục phần phật, như quỷ như mị.
Kiếm chưa xuất thủ, nhưng chiêu này xem ra tuyệt diệu.
Đương nhiên, Liễu Nhị Ngốc không phải quỷ mị, cũng không có thuật hóa hình, chỉ là bộ pháp của y quá kỳ diệu.
Bộ pháp này liên quan đến thân pháp cực nhanh.
Thân pháp kiểu này diệu tuyệt thiên hạ, thật khiến người ta đau đầu.
Phong Bát Bách rúng động, dù cho lão đao pháp tinh tuyệt, cũng không biết hạ thủ nhát đao này ở đâu.
Lão biết rõ bóng người loạn xạ đó thực tế chỉ có một, nhưng bóng người như gió, không nhận ra đươc hư thực.
Nếu vung đao chém loạn xạ chỉ tổ hao phí tinh lực, chương pháp đại loạn, sau cùng kiệt sức mà chết.
Nhưng đao đã xuất ra, lẽ nào còn thu lại?
Thu lại tất hậu quả càng thảm.
Vốn lão cho rằng với đao pháp của mình, cộng thêm công lực hùng hồn, kinh nghiệm nhiều năm tung hoành Giang Hoài, có mấy chục trận giao chiến lớn nhỏ khác nhau, ít nhất cũng nắm bảy phần thắng.
Không ngờ đối phương không vung kiếm ngạnh tiếp, cũng không tránh mà sử dụng thân pháp quỷ dị này.
Nhất thời giơ đao lên mà không hạ được, trong lòng chợt lạnh hẳn.
Lão cho rằng bảy phần thắng tất không thành, có điều lúc này, bóng người đan vun vút, ánh đèn trong đại sảnh lúc sáng lúc tối, chứa đầy ảo cảnh.
Chợt bóng người lóe quang hoa, kiếm khí lạnh ngắt từ mé trái vút tới.
Cầu vồng chợt hiện, chớp điện từ trong sóng mây gợn mưa xạ ra.
Phong Bát Bách hoa mắt, lòng run lên, đảo phắt người lại, kim đao vạch thành một vòng cung.
Nhát đao này dốc toàn lực, định ngăn chặn nhát kiếm, nhưng tiếc rằng đã muộn.
Nhát kiếm như lôi điện đan nhau lúc sắp mưa, như tia chớp ảo hóa từ mây dày mịt, lóe lên rồi tắt.
Không hiểu đó là hữu ý hay vô ý, ít nhất lão cũng không nhặt lên, rõ ràng đấu chí mất sạch, không còn muốn dùng đao nữa.
“Tiểu Điệp”. Liễu Nhị Ngốc quay người: “Chúng ta đi”.
“Đi? Tha cho hắn như thế này sao?”
“Thôi vậy,” Liễu Nhị Ngốc nói: “Tha được người ta thì tha”.
“Công tử nói vậy thì tùy”. Thẩm Tiểu Điệp hết sức miễn cưỡng: “Nhưng công tử nên nhớ một điều”.
“Nhớ gì cơ?”
“Sau này trên giang hồ xuất hiện một người đeo mặt nạ, khó lòng khẳng định đó không phải hắn”.
Không chết, có lẽ chỉ còn cách đeo mặt nạ.
Bất quá lúc này Phong Bát Bách không nghĩ đến điều đó mà nàng lại nghĩ đến, quả thật trí tưởng tượng siêu phàm.
Đương nhiên, nàng nghĩ ra không phải để mở lối cho lão mà muốn chơi thêm một vố.
Liễu Nhị Ngốc lại không cười.
Lúc lê minh, hai người rời Đồng Tước biệt quán.
Sông chảy cuồn cuộn về đông.
Sóng cuốn trôi vô vàn nhân vật phong lưu, biến vô vàn công tích vĩ đại trở thanh cát bụi của lịch sử, biến cố kinh nhân xảy ra trong một đêm với Đồng Tước biệt quán, trong dòng hồng lưu của thời gian chỉ là một chiếc bong bóng nhỏ trong dòng nước, nó biến mất cũng không đáng để người ta ghi lại, nhưng trên giang hồ lại là việc chấn động.
Năm xưa Phong Bát Bách bị Tứ Không tiên sinh cắt một tai nhưng đã qua mười năm, không mấy ai biết, lần này lại bị Liễu Nhị Ngốc cắt mũi, dù dùng thùng sắt cũng không che được.
Thiên tự cửu kiêu và Địa tự thập tam sát tan rã, tất cả đều tứ tán, ai còn nhớ đến Phong Bát Bách còn mặt mũi gì? Ai kể đến việc lão còn danh dự hay không?
Không đầy ba ngày đã lan khắp giang hồ.
Đồng thời cũng khiến nhân vật truyền kỳ Liễu Nhị Ngốc sau nửa năm im lặng lại tỏa sáng.
Người giang hồ không quan tâm việc Phong Bát Bách sống hay chết.
Tiêu điểm đàm luận đều tập trung vào mình Liễu Nhị Ngốc, nhao nhao như bầy ong, mọi hứng thú lại dồn vào con mọt sách trong Kim Lăng thành.
Ai cũng biết rằng y có bạn gái, trở thành một đôi thần tiên hiệp lữ.
Thu ý sâu dần, trên mặt sông khói sóng mênh mang.
Liễu Nhị Ngốc và Thẩm Tiểu Điệp rơi Đồng Tước biệt quán, đi men sông, dọc đường đều bình an.
Ngày thứ tán, họ quay vào trong đê, mục tiêu là Lạc Dương.
Kỳ thật Lạc Dương không phải mục tiêu sau cùng, chỉ là thuận đường ghé qua, hân thưởng phong vị của cổ đô Trung Nguyên.
Liễu Nhị Ngốc chợt phát giác có người bám theo.
Rời khỏi bờ sông, tình huống càng lúc càng rõ, người bám theo càng lúc càng nhiều.
Thật ra mục đích của họ là gì?
Liễu Nhị Ngốc nghĩ ra rất nhanh rằng có thể là dư đảng của Phong Bát Bách, thậm chí là nhân vật do Bạch Phượng Tử sai khiến bám theo để báo thù.
Nhưng Thẩm Tiểu Điệp lập tức phủ định.
“Tuyệt đối không phải”. Nàng nói: “Không ai chịu bán mạng cho Phong Bát Bách, Bạch Phượng Tử càng thức thời hơn ai hết”.
“Vậy thì họ vì....”
“Không vì gì cả”. Nàng nói: “Có lẽ chỉ muốn chiêm ngưỡng phong thái đại hiệp của công tử”.
“Phong thái của tại hạ?” Liễu Nhị Ngốc mỉm cười: “Tiểu Điệp, cô nương muốn trêu tại hạ chăng?”
“Trêu công tử?” Thẩm Tiểu Điệp nói: “Công tử thật sự nghĩ vậy?”
“Ai cũng nói tại hạ là đồ ngốc”.
“Còn bản thân công tử?”
“Tại hạ không biết”. Liễu Nhị Ngốc nói: “Dù sao thì miệng người ta có thếp vàng, ai cũng bảo tại hạ ngốc, tại hạ thật sự thấy mình ngốc”.
Thẩm Tiểu Điệp cười khanh khách.
“Cô nương cười gì?”
“Buồn cười lắm”. Thẩm Tiểu Điệp bảo: “Người ta nói công tử ngốc, công tử liền giả ngốc, nhưng vậy cũng hay”.
“Hay cái gì cơ?”
“Chỉ cần giả sao cho giống, công tử sẽ được nhiều điều tiện lợi”.
“Tiện lợi gì nhỉ?”
“Giả heo để ăn thịt hổ”. (Hàm ý giả hồ đồ để bắt nạt người khác.)
“Sao có thể thế?” Liễu Nhị Ngốc cười to: “Dù gặp hổ thật, Liễu Nhị Ngốc này cũng không giả heo”.
Dọc đường hai người cười cười nói nói, không nhận ra mặt trời sắp xuống núi, trời ngả tối dần.
Lão bản mặt mũi tươi tỉnh cười không ngậm miệng được, sai hai điếm tiểu nhị liên chân liên tay mang đồ ăn lên.
Bếp tỏa khỏi, tiếng bát đũa lanh canh không ngớt.
Liễu Nhị Ngốc và Thẩm Tiểu Điệp vào điếm, bảy tám chiếc bàn gần như không còn chỗ trống.
Bàn chính giữa chỉ có ba người.
Ba người chợt đứng dậy, một trung niên hán tử vòng tay: “Liễu đại hiệp, mời ngồi bên này”.
Ba người lạ mặt mà lại khách khí đến vậy.
Liễu Nhị Ngốc ngẩn người, chưa kịp lên tiếng, Thẩm Tiểu Điệp đã mỉm cười trước: “Sao lại để ba vị nhường chỗ?”
“Đâu có đâu có”. Trung niên hán tử nói: “Bọn tại hạ vẫn ngưỡng mộ Liễu đại hiệp, không có cách gì tỏ lòng liền đến trước thay đại hiệp tìm một chỗ ngồi”.
Hóa ra là người cùng lộ, chỉ là đến trước một bước.
Xem ra chính họ đã theo chân đến đây.
“Vậy xin đa tạ”. Thẩm Tiểu Điệp nói: “Sao ba vị không ngồi lại cùng ăn uống?”
“Không, không, không dám quấy nhiễu nhị vị...”
“Vậy các vị...”
“Không sao”. Trung niên hán tử nói: “Bọn tại hạ sẽ sang bàn khác ngồi”.
Ba người cùng báo tên họ, trung niên hán tử tự xưng Thiết chưởng Kiều Trang, hai người kia là Giang Bưu và Tống Bá.
Hiển nhiên họ muốn Liễu Nhị Ngốc chú ý, nhất là Thiết chưởng Kiều Trang, thần sắc càng cung kính.
Liễu Nhị Ngốc chỉ ơ hờ gật đầu.
Đó chính là khí phái của nhất đại đại hiệp, khi một người ý đắc chí mãn thường như thế.
Liễu Nhị Ngốc không thế, y chỉ đối phó cho qua mà thôi.
Không chỉ thế, dáng vẻ gã lúc bị coi là kẻ ngốc ở Kim Lăng thành cũng thế, đến giờ giang sơn vẫn không đổi.
Chỉ là lúc trước bị coi là kẻ ngốc, giờ lại trở thành danh nhân.
Mang cái ách đại hiệp.
Hai người ngồi xuống rồi, Thẩm Tiểu Điệp gọi tiểu nhị mang lên bốn món ăn và một bát canh, thêm một bình rượu.
Phong độ đại hiệp và tư dung của Thẩm Tiểu Điệp lập tức hút lấy mấy chục đôi mắt hâm mộ.
Liễu Nhị Ngốc cảm thấy rất không thoải mái.
Y chưa từng được đối xử thế này, cũng chưa từng hưởng thụ mùi bị được người ta biệt đãi, cảm giác không hề dễ chịu tí nào.
Thẩm Tiểu Điệp lại cực kỳ ung dung, cười nói như không, tỏ rõ nét hào phóng của nhi nữ giang hồ.
Nếu nói nàng từng là danh kỹ thanh lâu, có ai tin không?
Đương nhiên, việc đó có ẩn tình.
Chợt có một người áo xanh đứng lên lớn tiếng: “Chúng ta đến kính Liễu đại hiệp một chén”.
“Hảo”. Chúng nhân cùng nâng chén.
Ở tiểu điếm trên đường, bất chợt gặp gỡ toàn nhân vật giang hồ lạ mặt, Liễu Nhị Ngốc quả thật ngượng ngùng.
Y biết ở đây long xà hỗn tạp, tốt xấu lẫn lộn, nhưng không thể không hiểu nhân tình thế thái.
Lẽ nào người ta kính rượu lại không uống mà phất tay đi ngay?
Gây ra náo nhiệt là lỗi của y, nhưng kết giao tình với những người này thì có gì hay?
Đau đầu nhất là y không biết gì về họ, không biết lai lịch và ý đồ của họ.
Nhưng chúng nhân cùng giơ chén, y không thể làm lơ, đại hiệp không thể làm cao như thế.
Hơn nữa, chỉ là một chén.
Nên y nâng chén, châm đầy tận miệng.
Y uống đánh ực, không hề cảm tạ, cũng không gật đầu, thậm chí sắc mặt cũng không tự nhiên.
Chúng nhân đều không lấy làm lạ.
Chí ít họ cũng cùng uống rượu với Kim Lăng đại hiệp Liễu Nhị Ngốc, sau này khi đàm luận trên giang hồ có thể khoe khoang một phen, tâng bốc phần vinh quang này.
Thẩm Tiểu Điệp đương nhiên uống cùng.
Nàng cũng im lặng nhưng liếc mắt quan sát thần sắc mỗi người.
Tuy phần lớn đáng tin, họ đều nay lòng hiếu kỳ, sùng kính vị thiếu niên hiệp sĩ mới quật khởi, bám theo chỉ để chứng kiến Lư Sơn chân diện mục.
Nhưng không tránh khỏi có kẻ mang lòng phản trắc.
Ít nhất nàng cũng nhận ra hai người, một là thủ lĩnh Tiêu Văn Cử trong Động Đình thất quân tử, một là Hoa Sơn Thần Quyền Thái Bảo Khổng Cương.
Tiêu Văn Cử là người áo xanh vừa kính rượu, gã cũng là bá chủ một phương tại vùng Tây Hồ, Tam Tương.
Người này cá tính âm trầm, kiêm tu văn võ, hết sức tự thị.
Còn Hoa Sơn Thần Quyền Thái Bảo Khổng Cương thì tên như danh hiệu, dũng mãnh hiếu đấu, cơ hồ không coi ai ra gì.
Hai người này một âm trầm, một dương cương, là nhân vật được giang hồ chú ý.
Đêm nay lại cùng vào tửu điếm này, ai biết là định giở trò gì?
Thẩm Tiểu Điệp xưa nay cẩn thận, tuy nhận ra manh mối nhưng trước khi mọi sự bộc lộ thì nàng vẫn coi như không.
Liễu Nhị Ngốc tỏ ra cực kỳ bất an.
Bị chú ý, y không nuốt trôi, ngay cả rượu uống vào cũng đổi vị.
Ăn một bữa cơm thế này có khác gì chịu tội.
Y không thích thanh danh kiểu này, thà cả đời vô danh để được yên thân.
Nhưng đời không chiều người, giờ y đã thành danh.
Danh khí luôn đi kèm phiền não.
Trên giang hồ mấy ai không háo danh, sống trên đầu đao mũi kiếm, tranh hùng đồ bá là vì cớ gì?
Liễu Nhị Ngốc chỉ là ngoại lệ.
Có lẽ y thừa hưởng cá tính của Tứ Không tiên sinh, luôn thích nhàn vân dã hạc, cả tên thật cũng không để người đời biết.
Nhưng Tứ Không tiên sinh được võ lâm tôn sùng.
Cũng như Lão Tử nói, thánh nhân không cố tình làm việc lớn, lại thành việc lớn.
Bên ngoài tửu điếm treo một chiếc đèn lồng dán giấy, chao chát trong gió, chợt hai bóng người tiến vào vùng ánh đèn.
Là một nam một nữ, nam mới ngoài hai mười, phục sức hoa lệ, phong độ cao vời, giống với một vị vương tôn công tử.
Nữ tử còn trẻ hơn, mái tóc đen tuyền, mắt sáng rực, mũi nhô cao, miệng anh đào, ăn vận một màu xanh biếc, vòng eo thon thả, lúc đi như cành liễu trong gió.
Miệng nàng ta vĩnh viễn treo một nụ cười ngọt ngào.
Xem ra đó là một đôi.
Nhưng không ai chú ý đến, mọi ánh mắt đều đổ dồn vào Liễu Nhị Ngốc và Thẩm Tiểu Điệp.
Thiếu niên áo hoa hé nụ cười lạnh, từ tốn bước tới.
Gã bước thong thả, xem ra rất chậm nhưng thoáng cái đã đến trước mặt Liễu Nhị Ngốc.
“Ngươi là Liễu Nhị Ngốc?”
Liễu Nhị Ngốc ngẩng lên nhìn vị công tử bất ngờ xuất hiện, gật gật đầu.
Vốn y đang cảm thấy phiền não bất an, nghe thấy khẩu khí đầy địch ý đâm ra lại bình tĩnh hẳn.
“Là mỗ”. Y đáp.
“Là ngươi thì tốt”. Công tử hoa lệ lạnh lùng nói: “Bổn công tử đang tìm ngươi”. Hóa ra gã đúng là công tử.
“Tìm mỗ?”
“Đúng, tìm ngươi”. Công tử hoa lệ nói: “Ngươi có biết là mình làm một việc, không, hai việc chứ, khiến bổn công tử cực kỳ bực mình?”
Chợt xuất hiện một vị công tử hoa lệ đầy khí phái này, mấy chục đôi mắt đều tỏ vẻ kinh ngạc.
Bên cạnh gã còn có một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần.
Không ai biết lai lịch của đôi nam nữ này, ngay cả Tiêu Văn Cử kiến đa thức quảng cũng há hốc miệng.
“Hai việc nào?” Liễu Nhị Ngốc hỏi.
“Hai việc ngươi làm gần đây nhất”.
“Gần đây nhất?” Liễu Nhị Ngốc hỏi: “Bỉ nhân làm gì nhỉ?”
“Việc lớn như thế, ngươi còn định chối?” Hai mắt công tử hoa lệ rực lên: “Thứ nhất, ngươi không nên giết Tề Thiên Bằng, thứ hai ngươi không nên cắt mũi Phong Bát Bách”.
“À,” Liễu Nhị Ngốc tỉnh ra: “Hóa ra là thế”.
“Chính là thế”.
“Các hạ định báo thù cho chúng?”
“Báo cừu? Báo cừu cái gì?” Công tử hoa lệ nói: “Hai tên đó tội đáng chết vạn lần”.
Câu nói này mới bất ngờ.
“Khó hiểu quá”. Liễu Nhị Ngốc hỏi: “Nếu vậy, các hạ tìm mỗ làm gì?”
“Tìm ngươi tính sổ”.
“Tính sổ?” Liễu Nhị Ngốc hỏi: “Tính sổ gì?”
“Ngươi không biết?”
“Đúng”. Liễu Nhị Ngốc đáp: “Việc này quá khó hiểu”.
“Hảo, bổn công tử cho ngươi biết, Tề Thiên Bằng và Phong Bát Bách đã được đưa vào danh sách tử vong của bổn công tử, chỉ vì ta có việc nên tạm hoãn ngày thi hành”. Công tử hoa lệ lạnh lùng nói: “Giờ ngươi giết Tề Thiên Bằng, bổn công tử đâu thể giết hắn nữa, ngươi cắt mũi Phong Bát Bách, bổn công tử có đến tìm hắn cũng còn ý nghĩa gì?”
Hóa ra gã tìm Liễu Nhị Ngốc tính sổ chỉ vì nguyên nhân này.
Thoạt nghe rất có lý.
Tề Thiên Bằng đã chết, đương nhiên không thể giết tiếp, Phong Bát Bách bị cắt mũi, hình thể không toàn vẹn, giết cũng bằng thừa.
Bất quá như thế mà tìm người ta tính sổ thì trên giang hồ không chỉ hiếm thấy mà chưa từng nghe nói tới.
“Các hạ cho rằng Tề Thiên Bằng và Phong Bát Bách tội đáng chết vạn lần”. Liễu Nhị Ngốc nói: “Ai giết chúng chẳng vậy?”