Nguyện Ước Được Như Đôi Chim Câu

Chương 1: Người thân ly biệt

Chiến Tranh.. Thời kỳ kháng chiến..

Thực Dân, Thuộc Địa, Đô Hộ, Ách Nô Lệ, Cưỡng Ép, Bóc Lột, Đẫm Máu, Nước Mắt và Hy Sinh ….

Cô sinh ra khi đất nước còn là nô lệ, ách nô lệ dai dằng dẳng suốt vài thế kỷ không ngừng nghỉ diễn ra.

Ông bà, bố mẹ, anh chị em, hàng xóm, xung quanh cô là nớp nớp người lo sợ.

Còn nhớ mỗi khi tiếng bom đạn khói lửa nổ lên là một lần cha mẹ kéo mấy anh chị em cô lại vào trong hầm đang đào sẵn ở trong nhà trốn. Hoặc nếu mọi người đang tấp nập ra đồng làm việc là sẽ lôi nhau nườm nượp trốn vào sâu lũy tre xanh biếc.

Lúc đó cô chỉ là một đứa trẻ số tuổi đầy đủ giống như đếm trên cánh cỏ ba lá. Và chỉ mới biết nhận thức thứ gì là ánh sáng là mặt trời hay bóng đêm. Cảnh hỗn loạn cứ ngày ngày xảy ra trước mắt cô. Khiến cô chỉ biết chúi cái đầu nhỏ xinh ghì chặt vào vai cha mình, không dám mở ánh mắt to tròn ra nhìn Thế Giới nữa.

Thế Giới trong mắt cô khi đó chỉ là bom, là súng đạn, là khói lửa dày dặc. Nhưng thứ còn dày dặc hơn những điều đó là sự thống khổ, dân tị nạn nghèo đói xen lấn nhau.

Là nước mắt ròng ròng, là tiếng kêu thảm thiết khi sa vận, chậm chân bước để người thân ra đi trước mắt mình mà không thể làm gì hơn.

Chiến tranh thì vẫn xảy ra, còn người dân thì vẫn phải sinh sống nên vẫn phải ra đồng cày ruộng ngày ngày với lo sợ nhưng nếu những mầm sống không thể trưởng thành.

Gia đình không chết vì chiến tranh cũng sẽ chết vì nghèo đói. Tô thuế thì ngày một tăng cao. Đàn áp dân chúng đâu chỉ có thực dân còn địa chủ, những kẻ giàu có... Những kẻ còn tham lam và độc ác hơn cả cái bọn đang nhuốm máu tanh.

Gia đinh cô có 6 người, bố mẹ, chị cả, anh hai, cô và em trai.

Anh trai cô lên 10 tuổi, được đi học, trong nhà mẹ phhải bán thóc gạo để lấy vài đồng xu mua quần áo và tân trang đẹp đẽ cho anh đến trường. Nếu như luộm thuộm đừng hòng người ta cho vào học. Cuối buổi anh trở về, thì dậy lại cho chị cô và cô biết chút ít chữ. Học chữ ư? Học toàn thứ chữ ở đâu chẳng biết, đâu có phải là tiếng cha sinh mẹ đẻ hay nói. quả đúng nực cười. Cô ngang tàn hống hách đến nỗi không thèm học. Vả lại con gái cũng đâu có được học chữ?!.

Sóng gió bỗng nhiên từ đâu kéo tới mà chẳng bao giờ thèm báo trước. Năm cô lên 9 tuổi, chứng kiến cảnh gia đình chú cô vì không chạy trốn được kịp thời mà bị bom đánh rớt đẫm máu đã khiến cô vì thế trở thành một đứa trẻ mắc chứng bệnh không muốn nói chuyện với ai một thời gian dài.

Cha cô không chịu được căm phẫn, ông bí mật đầu quân vào một cuộc khởi nghĩa.

Và khi cô có số tuổi tròn trịa số ngón trên đầu hai bàn tay, cuộc khởi nghĩa của cha thất bại. Cuối cùng là bị đánh đến lìa đời. Mẹ cô không chịu cưỡng bức phục tùng mà cắn lưỡi tử tự. Còn bốn anh chị em cô theo lời mẹ trốn biệt trong hầm kín. Nửa ngày chui ra thì đã thấy thây xác cha mẹ nằm bất động.

Anh trai 16 tuổi của cô đem chôn họ sâu tại cánh đồng của gia đình cô.

Chưa dừng lại ở đó, bọn nô bộc của lão địa chủ đến bắt chị cả vừa tròn 18tuổi của cô đi hầu hạ một tên địa chủ tàn ác. Và già khú.

Anh cô vì sợ cô cũng bị như vậy nên ôm cô và em trai cùng bỏ trốn.

Tuổi thơ của cô là vậy đấy. Cái tuổi thơ nghiệt ngã đáng sợ mà ngay cả nghĩ đến cô cũng không dám nghĩ tới. cô hận bọn thực dân, cô hận bọn quý tộc. Trong đầu cô bây giờ tất cả chỉ có vậy.

Ba anh em cô chạy đến một thành phố khác. Thành phố có rất nhiều dân tị nạn bơ vơ sống qua ngày côi cút mà chẳng ai giúp đỡ. Ôi hỡi than ôi, ách nô lệ. Nỗi thống khổ đói rét biết bao giờ là no đủ. Ba anh em cô đi suốt quãng đường đầy dẫy sự đau thương đó. Những người mẹ ôm đứa con nhỏ đã ốm đói bao ngày bao đêm mà gương mặt trắng nhợt, thậm chí chẳng còn hơi sức để khóc. Người già trẻ nhỏ lặng giữa vào tường nhìn ngắm gió mây vì cổ họng đã cạn kiệt đau rát vì tiếng kêu gào.

Quân xâm lược từ đâu tới, cưỡi ngựa đi một cách ngang tàn ngạo nghễ. Chúng bỗng nhiên dừng lại ở chỗ ba anh em cô đang đứng. Tên cưỡi ngực đi đầu nói tiếng xì xà xì xồ gì đó với tụi đằng sau rồi cư nhiên chúng lôi anh cô đi. Lúc đó, cô chính thức sợ hãi. Tim cô thót lại. Sau bao ngày đờ đẫn với sự sống.Người duy nhất hai chị em cô cần là anh trai cô. Anh cũng đồng nghĩa với hy vọng sống duy nhất còn lại của cô. Giờ chúng định bắt anh cô đi đâu? Không được, dù có chết cũng không được. cô hét lớn tên anh trai cô. Và giằng co với bọn chúng, nước mắt tưởng chừng đã đóng băng của cô rớt xuống trên gương mặt đáng thương nứt nẻ đã bao ngày qua phờ phạc vì sương gió, giờ cô đã biết thế nào là chua xót.

Cô bị chúng đẩy mạnh ngã xuống, đầu gối chà sát xuống đường loét ra một mảng máu đáng sợ. Ai ai cũng to tròn mắt nhìn cô. Còn cô ư? Vết máu này là gì? Là gì? so với những vết thương trên người cha mẹ cô? Là gì? So với nỗi đau trong tim cô đang sục sôi vỡ òa này? Cô thở mạnh, đôi mắt dữ tợn như một con thú. Gống mình đứng dậy định lao vào bọn chó chết lần nữa thì một tên dương súng vào cô quát ” – Bố ai hiểu? Giờ này bọn mi làm gì tao cũng [bad word] sợ nữa rồi! – cô nghĩ.

Anh cô thấy vậy, bèn đánh cho hai tên đang giữ mình mỗi tên một cú đau đớn, sau đó đi ra nhanh chóng lấy bàn tay chặt vào đầu súng. Dữ tợn hét to với tên đó - Anh cô không những giỏi giang mà võ nghệ cũng không thua kém ai vì được cha cô kèm cặp từ nhỏ.Thời chiến tranh loạn lạc, ai không dạy con trai mình võ nghệ chứ?.

Một chiếc xe ngựa nhẹ nhàng đi đến đến, tên phụ xe mở rèm cho môt tên mặt trẻ tuổi cao lớn bước ra. Hắn dương đôi mắt nhìn hai anh em cô giây lát sau đó ra lệnh cho cả bọn lôi 3 anh em cô đi. Anh cô chỉ cúi đầu khoanh tay chịu chói mà đi theo chúng. Đôi lông mày anh nhíu lại, trên quãng đi chỉ trực cúi đầu, khiến cô cảm thấy thực thương cảm cho bản thân. Có lẽ là vì bọn cô nên anh mới chịu khuất phục như vậy. Mà chúng lôi họ đi đâu, mặc kệ giờ chỉ cần ở cùng nhau là cô đã thấy ổn rồi.

Chúng đẩy cô và em trai cô vào một nhà kho, sau đó nhốt lại trước khi cô kịp đứng dậy gào thét. Anh cô biết cô lo lắng nên đứng nói ngoài cửa vọng vào với cô “Ba, chăm sóc út. Anh không sao! Sẽ trở lại”

“Anh Hai, anh Hai ơi! Không được đâu! Không được, anh Hai!” – Cô lắc đầu lia lịa vừa gào vừa hét vừa đẩy cửa. Em trai cũng cứ gào khóc mà ôm lấy hông cô. Khiến cô tê dại cả lòng. Mà chẳng dám khóc nữa. Cô lấy mu bàn tay nhỏ xinh lau vội những hàng nước mắt trên khuôn mặt.

Cô nhẹ quay lại ôm lấy nó, vừa là an ủi đứa em nhỏ vừa là chấn tĩnh lại trái tim của bản thân. Lúc đó cô mới chỉ được 11 tuổi, dù có mạnh mẽ bao nhiêu cũng không thể giấu đi sự run rẩy của mình.

Cô ôm bé Tư Út ngồi trong góc phòng, bụng hai đứa trống không đã từ sáng nên cứ rên âm ỉ. Cô hát ru cho thằng bé ngủ, biết là thằng bé chẳng thể ngủ được nhưng cứ hát đến khi anh trai trở về. Những lời hát nghẹn đắng trong trái tim cô.

Cô nhớ đến cảnh cha đi làm gánh cô và bé út mỗi đứa một bên chạy quanh cánh đồng xanh ngắt nô đùa cùng mẹ và hai anh chị. Nhớ những buổi trưa hè nắng nôi cha và chú phải đi tát nước cho cánh đồng không bị héo tàn những mầm sống. Cô nhớ những lời hát ru đêm đêm của mẹ. Nước mắt cô nghẹn đắng rơi xuống.

Cô nhìn ra ánh trăng của khung cửa sắt, lại nhớ đến những đêm trăng sáng cả nhà quây quần bên bếp lửa ngồi nướng khoai luộc ngô trong tiếng cười hạnh phúc. Mặt anh chị em cô, đứa nào đứa nấy cũng lem luốc màu đen của than củi. Nghĩ đến đây thôi cô mỉm cười thống khổ. Trăng thì vẫn vậy còn cảnh đời thì đã nổi trôi như nước dưới sông. Ánh mắt nhắm lại rớt hai hàng lệ mặn đắng. cổ họng khô rát nuốt miếng nước bọt mà nghẹn xót cả trong tim. Than ôi cảnh đời ngã nghiệt đau đớn, biết bao giờ mới đếm được hai chữ ánh sáng thật sự của ngày mai.

…………………………………………………………………….