Ven con suối là liễu, du hòe, long lão mọc lẫn vào nhau. Do mấy ngày nay vừa phải hứng chịu cơn mưa lớn nên dấu vết cơn lũ vừa quét qua còn in rất rõ. Dòng suối đổ vào một con sông nhỏ nay đã cạn nước, còn rải rác vài thân cây khô, những búi rễ sần sùi của một vài gốc cây già ở mép sông trơ cả ra ngoài.
Bên gốc thùy dương liễu (*) là một tảng đá xanh nghiêng nghiêng chìm một nửa vào nước. Dưới tảng đá, nước sông trong vắt dồn về thành dòng chảy xiết, sâu hơn một đầu người, rộng khoảng bốn trượng. Trên triền núi bên trái là doanh trại do năm trăm thân quân của Tả tiêu doanh dựng lên. Từ sơn đạo có thể nhìn khắp cả Cao gia trang, thấy rõ từng đình đài lạc viện trong vườn nhà.
(*:loại liễu rủ, lá dài; khác với cây dương ở vùng biển có lá ngắn hơn.)
Cảnh vật thôn làng vốn vẫn u nhã tĩnh lặng nhưng đã vào trung tuần tháng sáu, khí trời oi ả lẫn tiếng ve sầu ra rả suốt ngày khiến người ta khó lòng an giấc. Lúc này, trên một chiếc giường tre làm bằng trúc Tương phi(1) đặt bên cạnh con sông nhỏ, Dương Lăng thảnh thơi nằm như một lão thái gia, ánh dương quang loang lổ vương rắc lên người khiến y lim dim muốn ngủ.
Hai tay hai chân y đều được quấn băng trắng, một chiếc cần câu dựng thẳng trước người, chiếc phao nhẹ đung đưa trên mặt nước, cá đã sớm thoát câu nhưng chẳng có ai thay mồi.
Từ kinh sư trở về được mươi ngày, những ngón tay bị nẹp gỗ kẹp nát, cẳng chân bị gông xiềng cứa bầm dập của Dương Lăng được sự chăm sóc tận tình của nữ thần y Cao Văn Tâm nên cũng sớm hồi phục được bảy tám phần. Tuy nhiên các cô nương Hàn Ấu Nương và Ngọc Đường Xuân không dám chủ quan, thấy cổ tay lẫn mắt cá chân của y mới lên da non, sợ bị bong tróc nên vẫn quấn băng vải dày cộm bắt nghỉ ngơi tử tế.
Chiếc giường tre y đang nằm là lễ vật do Nghiêm Tung biếu tặng. Nơi quê nhà, gia đình họ Nghiêm cũng được xem là một tiểu địa chủ, nhưng ở kinh thành thì thực không có gì đáng để tự hào. Đã không thể biếu được lễ vật hậu hỉ, thôi thì gã cứ tặng chút nhã vật hợp thời, ấy vậy mà lại rất hợp lòng dạ Dương Lăng.
Đối với chuyện vì sao đất lấy từ Đế Lăng về lại khớp với đất do bộ Lễ đang giữ, Dương Lăng vẫn luôn ôm mối hoài nghi trong lòng.
Khi Nghiêm Tung đến viếng thăm, y đã quanh co dò hỏi thử. Vốn Nghiêm Tung luôn cho rằng Thành quốc công và Vương Thủ Nhân mới là những người phụng chỉ hành sự, không chừng Dương Lăng cũng biết rồi, mà gã lại không dám khoe công, nên ban đầu không dám kể sự thật, cứ quanh co vờ vịt một hồi.
Nhưng sau gã nghĩ mình đã phát hiện được bí mật, trong lòng lại đâm ra ngứa ngáy khó chịu, e rằng người ta không biết mình cũng đã góp sức giúp đỡ nên trong lời nói không khỏi để lộ một số tin tức.
Dương Lăng nghe biết được ba người Thành quốc công, Vương Thủ Nhân và Nghiêm Tung liên thủ giúp y vượt ải khó, đương nhiên đầy lòng cảm kích khó tả bằng lời.
Mấy ngày qua, hầu hết những người có giao tình và quan hệ với y như Tiền Ninh, Vu Vĩnh của Cẩm Y Vệ, phó quan ở Tam Ty và Thần Cơ Doanh, Lưu Cẩn và Mã Vĩnh Thành của nha môn nội cung đều đích thân đến thăm; những ai không đi được cũng sai người đến tặng hậu lễ.
Những người này vung tay nào chỉ ngàn vàng. Dương Lăng ăn phải trận đòn, ra đến đầu chợ lại biểu diễn xuất sắc vai viên quan thanh liêm nên không những danh tiếng trung thành và nhân ái của y lan truyền khắp dân gian mà còn kiếm được vàng bạc tràn bồn đầy chén. Chẳng những mấy người Đới Nghĩa, Lý Đạc, Nghê Khiêm chẳng thể bì được mà bọn họ còn phải mua lễ vật đến nhà thăm hỏi Dương Lăng. Đến nước này, bọn họ cũng biết mình thoát chết là hoàn toàn nhờ vào Dương Lăng; do đó bọn họ đến thăm tất nhiên là để tạ ơn, chẳng qua trong lòng ai nấy đều rõ nhưng không nói ra thôi.
Dương Lăng từng nhậm chức đông cung thị độc, chịu sự cai quản của phủ Chiêm Sỹ(2), thế nên theo lễ tục thông thường, phủ Chiêm Sỹ cũng đã phái người đến thăm hỏi y. Giờ đây Dương Lăng đang là sủng thần của nhà vua, vuốt mặt cũng phải nể mũi cho nên phủ Chiêm Sỹ không dám qua loa chậm trễ, phái ngay một vị Hàn Lâm học sỹ đến thăm viếng.
Dương Lăng là tú tài trẻ tuổi nhất Tuyên phủ, mười sáu tuổi đã có công danh. Vị học sỹ được phủ Chiêm sỹ phái tới này lại càng không hề kém cạnh. Vị này là Thị giảng học sỹ của vua Chính Đức tên Dương Đình Hoà, mười hai tuổi đã là thần đồng nổi tiếng khắp Ba Thục. Vì học lực vượt trội đồng sinh (*) nên từ tú tài lão được thi thẳng lên cử nhân. Mười tám tuổi đỗ tiến sỹ, đến năm hai mươi tám tuổi được tuyển vào Hàn Lâm. Học bạ của Dương Lăng đem so với cái lý lịch chói lọi huy hoàng này thực như đom đóm so với ánh mặt trời.
(*): tên gọi thư sinh chưa thi tú tài hoặc chưa đậu kỳ thi tú tài, chữ đồng 童 nghĩa là nhỏ.
Được cái vị Dương học sỹ tuổi ngũ tuần này tính tình hết sức hiền hoà, bình thường trò chuyện cũng tuyệt đối không vì mình đọc nhiều Kinh Thư mà mở miệng ngậm miệng sặc điều hủ lậu. Hai người vừa chuyện trò một hồi, Dương Lăng bỗng nảy sinh hảo cảm với vị Thị giảng đại học sỹ này.
Vốn nể mặt mũi Hoàng Đế nên Dương Đình Hoà mới theo lệnh của phủ Chiêm Sỹ đến thăm hỏi sức khoẻ Dương Lăng. Trong lòng lão cũng xem thường vị sủng thần của Hoàng Đế thăng tiến như hoả tiễn nhưng lại có xuất thân tú tài này.
Song vừa mới bắt chuyện, Dương Đình Hoà đã phát hiện tuy vị tú tài này nói năng lung tung, không hề có một quan niệm mang tính hệ thống về các loại sự việc, nhưng mỗi khi y mở miệng, nếu không trúng vào trọng tâm thì cũng nói ra được lợi và hại trong đó. Còn như khi đưa ra cách giải quyết vấn đề, tuy rằng vài nhận xét và tư tưởng của y quá cấp tiến, chưa hẳn đã thích hợp để triều đình áp dụng, nhưng những kiến thức hiện đại hơn người này của y có rất nhiều bậc túc nho đầy bụng kinh thư cũng không thể nghĩ tới. Thỉnh thoảng y thờ ơ buông một câu tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng lão ngẫm nghĩ kỹ thì lại thấy rất có lý. Dương Đình Hoà không khỏi nhìn y bằng một con mắt khác, vẻ hờ hững lập tức không còn.
Cũng may Dương Lăng không hề biết uy danh lừng lẫy của vị "đồng tộc" (cùng họ) này, nên trong lúc chuyện trò y mới bạo gan nói thẳng những suy nghĩ của mình mà không hề kiêng dè gì cả. Tuy học vấn của y không sánh được với Dương Đình Hoà, nhưng thỉnh thoảng y thuận miệng nói một câu lại là những kết luận mà các bậc nhân sỹ có kiến thức ở đời sau quan sát các giai đoạn lịch sử sau đó mới đúc kết lại được. Vì vậy trong con mắt của Dương Đình Hoà, đương nhiên Dương Lăng là người nhìn xa trông rộng, kiến thức bất phàm.
Điều này cũng giống như là một thằng bé tinh quái và một võ lâm cao thủ. Mỗi lời nói, mỗi cử động vô tình của thằng bé đều chứa đựng cái gì đó chí lý, tuy rằng bản thân nó mù tịt không hay biết gì, nhưng trong mắt của người thạo nghề, đó lại là những gợi ý rất thích hợp.
Dương Đình Hoà cũng không ngờ là những quan điểm và kiến thức trước giờ lão chưa hề nghe tới, khiến cho người nghe phải giật mình tỉnh ngộ mà Dương Lăng phát biểu một cách không hệ thống đó, ngay cả bản thân Dương Lăng cũng không thấu đáo nội tình bên trong. Lão chỉ tưởng rằng y không chịu nói sâu, nói rõ thêm thôi.
Nhưng học vấn của lão vô cùng sâu rộng, chỉ cần tiếp thu những gợi ý này, kết hợp với học thức và kinh nghiệm của bản thân, đương nhiên lão có thể lập tức suy diễn, biến hoá thành những chính sách trị nước có thể được triều đình thi hành. Đến lúc này Dương Đình Hoà đã không còn xem Dương Lăng là kẻ viết không hay, nắm cày không thạo nữa, mà cho rằng y là người thâm tàng bất lộ, trong lòng không khỏi khâm phục và kính nể y.
Dương đại học sỹ là người không hề đố kỵ kì tài, từ đó về sau khi nhắc đến Dương Lăng lão đều không ngớt lời tán tụng. Dương Đình Hoà là tài tử cực kỳ có danh vọng trong Hàn Lâm viện, được lão khen ngợi cộng thêm việc gã Nghiêm Tung mới vào viện không tiếc lời tâng bốc, đám người Hàn Lâm vốn đọc sách bao năm mà vẫn phải lãng phí thời gian trong viện vẫn luôn bất mãn với việc Dương Lăng thăng chức vượt cấp ào ào cũng không còn dám quá ngông cuồng nữa. Những kẻ vốn thường xuyên công khai chỉ trích việc Dương Lăng chỉ xuất thân tú tài khó lòng đảm đương việc lớn cũng lập tức giảm bớt chê bai, biếm nhẽ rất nhiều. Chuyện tốt này khiến cho Dương Lăng rất đỗi bất ngờ.
Thực ra mấy người Lý Đạc và Đới Nghĩa đến thăm Dương Lăng xong thì hôm sau liền trở về Thái lăng ngay. Không phải vì thương thế của bọn họ khỏi nhanh hơn Dương Lăng, mà bọn họ còn ước gì ngày đó bị Hồng Chung đánh tàn nhẫn thêm một chút để bọn họ phải được khiêng về Thái lăng làm việc, có như vậy mới biểu lộ được sự trung thành của bọn họ với triều đình.
Lúc này Dương Lăng cũng đã khôn ra, y không dám chậm trễ việc công để người ngoài đàm tiếu nên cũng muốn theo về Thái lăng. Đới Nghĩa lại nghĩ là y chưa "yên tâm" với vị tam thiếu gia họ Vương đã vu cáo y, nên vội vỗ ngực tỏ ý trung thành, ra vẻ "ta đã làm thì cậu cứ yên tâm".
Thế nhưng nhìn cái vẻ cười gian của lão, vốn không muốn kết mối thâm thù với Vương Quỳnh, Dương Lăng lại càng không yên tâm. Vừa đúng lúc này, ân chỉ của đương kim Hoàng Đế Chính Đức lại đến.
Ý chỉ này trước hết tặng lại bức vẽ dốc núi và cây tùng do vua Hoằng Trị đã ban tặng cho Dương Lăng. Phỏng chừng Chính Đức cũng biết dù sao đi nữa thì trình độ hội họa của y cũng không thể bì được với Tiên đế, cho nên y cũng không dám tô vẽ, ghi chữ đề thơ gì gì lung tung lên bức hoạ đó, nhưng y lại đóng một cái ấn to đùng lên. So tranh chữ thì không thể hơn người cha quá cố, vậy so xem ấn của ai lớn hơn đi! Cái ấn của Chính Đức to gần bằng ngọc tỷ (ấn vua), một cái ấn lớn vuông vưng vức nằm chình ình chói lọi trên một bức tranh sơn thủy rất đẹp, trông như thế nào cũng chẳng ra ngô ra khoai gì cả!
Tiếp đó trên ý chỉ lệnh phong Hàn Ấu Nương làm tam phẩm Cáo Mệnh phu nhân, căn dặn Dương Lăng dưỡng thương thật tốt, ở yên trong nhà đợi ý chỉ an bài. Thế là Dương Lăng, vốn không thật sự muốn đi sửa mồ sửa mả, đã có lý do chính đáng để ở lại trong nhà hưởng phúc.
Bận rộn đón đưa khách khứa hết mấy ngày, hôm nay yên tĩnh, Dương Lăng liền kêu người mang chiếc giường tre cùng Ấu Nương đến bên nơi khe sông hẻm núi này hóng mát, câu cá. Thấy tướng công mệt mỏi thiu thiu ngủ, Hàn Ấu Nương bèn khẽ rút bàn tay xinh xắn mềm mại ra khỏi tay y, kéo chiếc áo mỏng ở cạnh đắp lên người tướng công rồi lặng lẽ nhón chân rời khỏi.
Cử động nhẹ nhàng của nàng khiến cho Dương Lăng vốn chỉ hơi lim dim liền tỉnh dậy. Y nheo mắt, gạt nhẹ nhành cây nhìn theo Ấu Nương. Ấu Nương rón ra rón rén di chuyển một lát mới đi đứng bình thường trở lại. Nàng đứng dưới một gốc cây xoay hai vòng, ngửa mặt quan sát một hồi rồi lại lấm la lấm lét ngoái đầu nhìn về phía Dương Lăng.
Dương Lăng nổi lòng hiếu kỳ, không biết Hàn Ấu Nương định làm gì. Vừa thấy nàng quay đầu, y liền nhắm mắt vờ ngủ. Thấy Dương Lăng đã ngủ, Hàn Ấu Nương lại nhìn quanh thêm mấy lần, sau đó nàng vén nhanh vạt váy nhét vào hông, xoắn hai ống tay áo, nhổ nước bọt vào bàn tay, rồi hai tay bám vào thân cây trèo soàn soạt lên cao. Nàng di chuyển nhanh nhẹn như một con khỉ lanh lợi, cặp mông tròn lẳn lắc lư.
Dương Lăng cả kinh. Ban đầu y còn sợ Hàn Ấu Nương té ngã, nhưng khi thấy thân thủ nàng khoẻ khoắn như vậy, y cũng không khỏi thán phục. Đứng trên cây, vẻ mặt Hàn Ấu Nương rất là hoan hỉ, như thể nàng đã không được chơi trò này từ rất lâu rồi.
Đây là một cây đào cổ thụ, cành cây bên dưới đã bị tiều phu chặt bỏ, chỉ để lại vài nhánh cây bén nhọn. Trong những tán lá xum xuê tươi tốt che giấu rất nhiều quả đào xanh, lông mềm, vị chát, to cỡ quả óc chó.
Hàn Ấu Nương nhón chân ngắt vài quả, lấy trong người ra một chiếc khăn tay bọc lại, nhét vào trong người rồi trèo xuống. Nàng chạy đến bên bờ sông mang quả đào xanh ra rửa, cắn rộp một quả ăn ngon lành, cũng mặc kệ quả đào đó chua hay chát.
Dương Lăng lặng lẽ đứng dậy, chậm rãi bước tới gần. Cổ chân y quấn băng vải dày nên đi đứng không được linh hoạt, y không cẩn thận đạp phải một cục đá. Một tiếng "sột" vang lên khiến cho Hàn Ấu Nương vừa mới đứng dậy giật thót mình. Nàng nhảy bắn người lên, một chân đạp xuống nước.
Ấu Nương cuống quýt rút chân lên. Quay đầu nhìn thấy tướng công đang đứng cạnh mình mỉm cười, nàng xấu hổ đứng yên, rụt cổ như một đứa trẻ đang đợi bị trách phạt, trong chiếc miệng xinh xắn còn đang ngậm một miếng đào xanh mang vị thơm chát.
Dương Lăng thấy Hàn Ấu Nương đứng ngây người tại chỗ, váy quấn trên eo, một chiếc giày thêu sũng nước, tay trái cầm khăn bọc sáu bảy quả đào xanh, tay phải cầm một quả đang cắn dở, khuôn mặt hơi ngăm đen thanh tú đỏ bừng, trên chóp mũi thẳng tắp xinh xắn còn lấm tấm vài giọt mồ hôi, thì không nhịn được bật cười phì, hỏi:
- Tam phẩm Cáo Mệnh phu nhân của ta ơi, nàng đang làm chuyện xấu gì đó hử?
Hàn Ấu Nương vẫn luôn dịu dàng hiền thục, suýt chút nữa Dương Lăng quên mất tuổi tác của nàng. Giờ thấy hình dáng này của nàng, y mới sực nhớ nàng là một cô nhóc từ nhỏ đã quen với cuộc sống hoang dã nơi núi rừng, bây giờ cùng lắm mới mười sáu tuổi, đang là tuổi tinh nghịch ham chơi, thế mà lại đã giúp chồng tề gia, sắm vai vợ hiền. Cũng may mà nàng có thể kiềm nén lâu như vậy.
Thấy Hàn Ấu Nương vẫn đứng nguyên tại chỗ, dáng điệu cực kỳ ngây thơ lẫn vẻ mặt ngốc nghếch hiếm thấy, Dương Lăng mỉm cười kéo xoã váy xuống hộ nàng, rồi nhẹ vuốt tóc bên má nàng, âu yếm:
- Thích ăn quả xanh thì về bảo gia nhân đi mua là được rồi. Trái dại như vầy hơi chát, ăn không được đâu!
Vốn tính tinh nghịch hiếu động, từ lúc cưới ông tú tài này thực không rõ Hàn Ấu Nương đã phải kiềm chế biết bao lâu. Hôm nay trở lại vùng rừng núi quen thuộc, trong lúc quá vui nàng đã trèo cây hái quả. Là một người phụ nữ đã có chồng, hơn nữa còn là Cáo Mệnh phu nhân, mà lại không giữ phong thái như vậy, nàng thực lòng lo ngại Dương Lăng sẽ quở trách. Đến khi thấy gương mặt đầy vẻ cưng chiều của y, Hàn Ấu Nương mới cảm thấy nhẹ nhõm. Nàng vội vã nuốt miếng đào trong miệng, vứt quả đào đã cắn một nửa trong tay đi, rồi nắm chéo áo y bẽn lẽn:
- Tướng công, thiếp... thiếp... xin lỗi...
Dương Lăng cười, không đồng ý:
- Chỉ là trèo cây thôi mà! Trèo thì trèo thôi, nhà chúng ta không có những quy định lộn xộn kia.
Đoạn y choàng vai Ấu Nương đi đến giường tre, vừa đi vừa bảo:
- Nàng đừng có nghĩ ngợi quá nhiều! Mấy ngày nay ở nhà, ta chỉ thấy nàng ngồi luyện khí, công phu côn bổng đã lâu không đụng tới rồi. Ấu Nương! Luyện võ có thể cường thân kiện thể, tịnh không phải là hành vi thấp hèn gì. Cáo Mệnh quý phụ thì sao chứ? Nàng đừng quá để ý đến thái độ của người khác. Đừng quên là ngoài chợ ngoài phố hiện đang đồn rằng tướng công là con cháu Dương Gia Tướng. Con gái nhà họ Dương võ nghệ cao cường là điều đương nhiên. Ha ha! Trở về ta sẽ bảo lính dọn miếng đất ở hậu viên, sau này mỗi ngày nàng vẫn phải luyện võ, tướng công cũng sẽ theo nàng học võ.
Y ngồi lên giường tre, thuận tay kéo nhẹ, Hàn Ấu Nương liền ngã lên đùi y. Hàn Ấu Nương bẽn lẽn vùng vằng lấy lệ một chút rồi cười ngượng ngùng không lên tiếng nữa. Dương Lăng ôm chiếc eo thon của Ấu Nương, bàn tay xấu xa "tập kích" bộ ngực mềm mại của nàng, kề tai thì thầm:
- Ấu Nương! Chỗ này đã to lên không ít à.
Hàn Ấu Nương vừa qua tuổi trăng rằm, thân thể vẫn đang phát triển, ngực đã dần dần nẩy nở. Bộ ngực bé như chồi non muốn nở đằng sau chiếc yếm lót căng lên thấy rõ. Ban ngày ban mặt ở trên núi bị tướng công bạo gan sờ nắn như vậy, Hàn Ấu Nương ngượng đến nỗi mặt nóng hầm hập. Nàng giữ tay Dương Lăng, không nén được xấu hổ van nài:
- Tướng công! Đừng mà! Mình đang ở bên ngoài đó.
Dương Lăng cười khà khà (TJ: cười gian bỏ mẹ), không nỡ nhìn nàng khó xử bèn thuận thế bỏ tay xuống. Tay chạm đến những quả đào xanh đẫm nước, trong lòng Dương Lăng chợt máy động. Y kinh ngạc xen lẫn vui mừng kêu thất thanh:
- Ấu Nương! Có phải nàng đã cấn thai không? Sao lại... sao lại thích ăn đào chua vậy?
Nói rồi y không tự chủ rờ tay lên bụng dưới phẳng lì của Ấu Nương. Hàn Ấu Nương ngượng ngùng đẩy tay y ra:
- Không có mà, không có mà! Từ nhỏ người ta đã thích ăn đào xanh rồi.
Đoạn nàng quay mặt lại, sợ hãi hỏi:
- Tướng công! Có phải là Ấu Nương không thể sinh con không?
Dương Lăng bật cười:
- Sao lại thế được!? Chúng ta cứ tiếp tục cố gắng rồi sẽ có thôi. Vả lại, nếu như không có con được thì cũng chưa chắc là đã do nàng.
- Hở?!
Hàn Ấu Nương lấy làm lạ lùng khó hiểu. Không phải là phụ nữ sinh con sao? Nếu sinh không được không phải là lỗi của phụ nữ vậy thì lỗi của ai đây?
Dương Lăng không muốn giải thích những thứ quá phức tạp với nàng. Trông thấy mắt ngọc xoe tròn, bộ mặt đáng yêu đang kinh ngạc nhìn mình, y không nhịn được hôn lên má nàng một cái rồi cười nói:
- Lại đây, cởi giày ra đi! Mang giày thấm nước không thoải mái đâu.
Nói rồi y giúp Ấu Nương cởi giày cởi vớ, để lộ đôi chân nhỏ nhắn trắng phau.
Chân của phụ nữ không thể để người khác thoải mái nhìn. Cho dù đó là tướng công của mình nhưng đang ở ngoài trời ban ngày ban mặt nên cũng khiến Hàn Ấu Nương rất ngượng. Nàng vội co chân lên giường, kéo chiếc áo khoác mỏng che phủ bản chân. Nàng vẫn bận lòng về vẻ mặt tràn đầy thất vọng của trượng phu vừa rồi: "Quả thực cũng đã gần nhau được bốn tháng rồi, sao cái bụng này lại không biến hóa gì vậy nhỉ?"
Cô nàng xoa bụng, không còn chút hứng thú ăn đào nào. Trề môi suy nghĩ một hồi lâu, nàng bỗng lắp bắp hỏi:
- Tướng công! Khi nào Hoàng Thượng làm lễ đại hôn vậy?
Dương Lăng giật thót mình, buông chiếc giày vừa mới cởi ra, ngập ngừng khó trả lời. Ngày đại hôn của Hoàng Thượng cũng chính là lúc mà y sẽ nạp thiếp, còn là phụng chỉ nạp thiếp, làm sao cự tuyệt đây?
Từ kinh trở về, y đã cố tránh không bàn đến chuyện này, nhưng người trên kẻ dưới trong phủ ai nấy đều đã thích ứng, cho rằng việc lão gia nạp thiếp là chuyện hết sức tự nhiên. Nhất là lão gia được Hoàng Thượng ban thưởng, nô bộc trong phủ khi ra ngoài kể chuyện với người khác đều đầy vẻ tự hào. Ngọc Đường Xuân và Tuyết Lý Mai cũng sớm đã tự học dùng lễ thiếp mà hầu hạ y và Ấu Nương, bắt đầu gọi Ấu Nương tỷ tỷ, dường như cũng có ngụ ý khác.
Dương Lăng thoáng thừ người, ấp úng đáp:
- Hoàng Đế ban thưởng, tướng công cũng không biết phải cự tuyệt như thế nào nữa. Ngọc nhi, Tuyết nhi đều là những cô nương tốt, nhưng nàng cũng thấy đấy, quan trường hiểm ác, lần này mất đi ba vị thượng thư, trong triều không biết bao nhiêu đại thần bất mãn với ta. Đi theo ta... chưa hẳn đã là phúc đâu.
Hai tay ôm lấy gối, Hàn Ấu Nương bật cười như tiếng suối reo:
- Tướng công lúc nào cũng buồn lo vô cớ, Ấu Nương thật không biết rốt cuộc tướng công lo lắng về cái gì? Tướng công đừng trách Ấu Nương lớn mật, nhưng theo chàng thì phải đối đãi với bọn họ thế nào thì bọn họ mới sẽ vui vẻ, bọn họ mới sẽ hạnh phúc?
Rồi nàng thở dài, giọng xa xăm:
- Tướng công! Chàng không biết chứ, sau khi Hoàng Thượng hứa chuyện thành thân, trong lòng bọn họ rất là vui sướng, thiếp có thể cảm nhận được điều đó. Có lúc thiếp đã nghĩ, người ta đã bước vào nhà chúng ta, nếu không thể như vậy thì còn có thể làm thế nào đây? Ấu Nương biết tướng công thương thiếp, nhưng nếu để Ấu Nương mang tội ghen tỵ, Ấu Nương... thật sự sẽ không vui đâu. Đối với các cô Ngọc Nhi và Tuyết Nhi, được đi theo tướng công chính là phúc khí của bọn họ. Tuy rằng bọn họ xuất thân đê hèn, nhưng trọng tình trọng nghĩa, lúc chúng ta lâm nạn đã chịu vứt bỏ mạng sống mà theo cùng.
Tướng công càng làm quan thì chức vị càng lớn, thê thiếp khắp nhà là việc mà Ấu Nương đã dự liệu. Nếu như thật sự phải đón vài tỷ muội vào nhà, Ấu Nương tình nguyện đón bọn họ. Phải nói thật sự Văn Tâm tỷ tỷ nặng ân tình với tướng công nhất. Nếu không phải tên Thập trưởng đó đã bị tỷ ấy ra tay, mấy vị Thượng thư đại nhân tuyệt sẽ không dễ dàng nhận tội như vậy đâu, không biết tướng công sẽ còn phải chịu bao trắc trở nữa mới thoát được.
Hàn Ấu Nương thấy y suy nghĩ đến nhập thần, còn tưởng tướng công hơi động lòng, bèn vừa thẹn thùng vừa "thêm dầu vào lửa":
- Ngọc Nhi muội muội bảo tướng Văn Tâm tỷ tỷ mắn con lắm đó! Không chừng tỷ tỷ sẽ sinh được thất lang bát hổ (bảy sói tám cọp, đại khái đông con cái khoẻ mạnh) nữa đó...
Chú thích:
(1) Trúc Tương phi: trúc đốm. Tương truyền Vua Thuấn đi tuần ở Thương Ngô rồi băng hà, hai vợ Vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh thương chồng than khóc ở khoảng giữa hai sông Trường Giang và Tương Giang. Nước mắt hai bà vẩy lên cây trúc, từ đó da trúc có đốm.
(2) phủ Chiêm Sỹ là cơ quan phụ trách trợ giúp Thái tử thời Minh. Phủ được bố trí một Chiêm sỹ hàm Chánh tam phẩm, một Thiếu chiêm sỹ hàm Chánh tứ phẩm, một Phủ thừa hàm Chánh lục phẩm. Phủ Chiêm Sỹ lập Tả hữu xuân phường, cục Tư Kinh, và ty Chủ Bộ.
(3) Cổ cầm: một loại đàn cổ. Theo truyền thuyết, cây đàn cổ cầm được sáng chế vào thời Nghiêu Thuấn, và chỉ có năm dây thôi nên được gọi là "ngũ huyền cầm". Về sau, mỗi vị hoàng đế Văn và Võ thêm dây vào làm thành cây đàn bảy dây hay "thất huyền cầm". Hai dây thứ sáu và thứ bảy được gọi là dây Văn và dây Võ.
(4) đây là những câu thơ trong bài "Xuân nhật li hợp" (Chia ly ngày xuân) của nhà văn học Dữu Tín (513-581) thời Bắc Chu.
Nguyên văn:
Code:
田家足闲暇,士友暂流连。
三春竹叶酒,一曲鹍鸡弦
Dịch nghĩa:
Cuộc sống nhà nông khá nhàn hạ,
Bạn bè lưu luyến đến chơi.
Ba tháng xuân ngồi uống rượu Trúc Diệp,
đàn một khúc tỳ bà.
Dịch thơ:
Nhà nông cuộc sống an nhàn,
Bạn thân lưu luyến hàng ngày sang chơi.
Ngày xuân rượu Trúc đem mời,
Đàn ca một khúc tỳ bà thêm vui.
(5) nguyên văn là "tiễn y" hay "tiễn tụ y", là loại trang phục mà ống tay áo được sít chặt. Xem hình http://imgsrc.baidu.com/baike/pic/it...151d95831c.jpg
(6) nơi Hoàng Đế nghe quần thần đàm luận kinh sử gọi là "Kinh Diên". Xem hình http://imgsrc.baidu.com/baike/pic/it...1962d09f92.jpg