Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

Chương 102: Kiếm nhân tài

Cũng phải nói đến dòng họ Lê tại Đại Lại đang trong tình cảnh khó khăn, nói họ thuộc hoàng tộc nhưng lại không phải hoàng tộc. Hồ Quý Ly đúng là xuất thân từ Lê gia Đại Lại nhưng hắn là chi thứ, tổ tiên Hồ Quý Ly chỉ là con nuôi của Tuyên Úy Lê Huấn mà thôi. Sau này Tổ tiên Hồ Quý Ly mới đổi thành họ Lê ( tên gốc của Hồ Quý Ly là Lê Quý Ly), nhưng khi đăng quang ngôi vua thì Lê Quý Ly lấy lại họ Hồ của tổ tiên mình. Do đó giữa hai bên đã có rạn nứt lớn. Nhưng sự việc không dừng ở đó, Hồ Quý Ly là chi thứ của Lê gia Đại Lại nhưng khi đã nắm quyền to hắn lại muốn mình làm chi trưởng, vơ vét hết quyền lực trong Lê gia, gạt bỏ cái chi trưởng hiện tại. Nếu không có Hồ Nguyên Trừng hết sức bảo bọc nhà vợ nhiều lần cầu xin thì Lê Huy hắn cũng không biết giờ này mình đang bơ vơ ở đâu.

Vậy nên khi nghe tin của Hồ Nguyên Trừng thì Lê Huy như sét đánh ngang trời, như búa tạ đập đầu. Nhưng với sự cáo già cảu một tộc trưởng thì hắn lại nghĩ ra gay lập tức đây là cơ hội của Lê gia Đại Lại. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương muốn giết Hồ Nguyên Trừng thì chắc chắn Hồ Nguyên Trừng không bao giờ khoanh tay chịu chết, nếu Hồ Nguyên Trừng là vị hoàng đế kia thì hắn chắc chắn sẽ đánh đập tơi bời cùng triều đình Tây Kinh. Lúc ấy bám chân to của tên vua tương lai này thì cả họ Lê gia Đại Lại thoát khống cảnh có khi còn thăng thiên. Mà nếu như vẫn còn là Hồ Nguyên Trừng thì lại càng tuyệt, với tình cảm của tên em rể này dành cho em gái mình thì cả tộc Lê gia Đại Lại ngon lành chiếm cứ vị trí nhất lưu. Suy đi tính lại thì Lê Huy thấy đây là một chuyện cực tốt chứ không có gì đáng sợ cả.

Ngay trong đêm tối mặc kệ tết nhất dòng chính Lê gia Đại Lại chuẩn bị đại quy mô di chuyển, tết là lúc quân phòng bị lơi là nhất, mọi chuyện chưa vỡ lở có cái mác hoàng tộc Lê gia Đại Lại di chuyển chỉ là chuyện nhỏ. Chỉ cần thoát khỏi đất xứ Thanh thì trời cao mặc chim bay, song lớn rồng vùng vẫy.

Nhưng tạm gác lại chuyện lùm xùm của hoàng Tộc Đại Ngu, quay Lại cùng Nguyên Hãn Vương gia cảu chúng ta. Sau này 30 và mùng một thì hắn không thể ở nhà ăn tết cùng vợ Và mẹ được, hắn cong có công việc cực kì quan trọng liên quan đến tiêng đồ của mình cũng như toàng bộ Trần Gia Quân. Việc này chính là tìm năng thần cho ba quân. Quân Trần Gia lúc này phải nói một câu binh thừa tướng thiếu, phải nói là nghiêm trọng thiếu. Lão tướng Trần Bân không phải người có khả năng cầm quân đánh giặp một mình, lão chỉ biết nghe lệnh và chấp hành là giỏi thôi. Việc tìm năng thần thì Nguyên Hãn có dự định rồi, đó chính là một người xuất sắc về mưu kế và tài quân sự có thể làm tướng soái độc lĩnh một phương. Một người kia lại cũng đầy mưu lược và có tài nội chính. Hai kẻ này một là Phạm Văn Xảo, kẻ còn lại là anh họ con cô con bá của Nguyên Hãn tên Nguyễn Trãi tự Ức Trai.

Phạm Văn Xảo thì dễ rồi tính ra năm nay mới 18 tuổi người Xã Nhân Lý cùng Trấn Sơn Tây với Nguyên Hãn. Kẻ này xuất thân nông hộ nhưng lại có sức mạnh hơn người, trí thong minh vượt bậc, ham học hỏi nhất là đam mê binh pháp tôn tử, tự minh học thành tài. Xong giờ đây Phạm Văn Xảo chỉ mới là mọt viên ngọc thô mà thôi. Nhưng chỉ cần Nguyên Hãn quan tâm bồi dưỡng thì với tố chất của một trí tướng nổi tiếng bậc nhất của quân Lam Sơn trong lịch sử thì Phạm Văn Xảo sẽ là niềm hi vọng lớn lao của Trâng gia quân. Giờ đây thu phục Phạm Văn Xảo dưới trướng không hề khó vì một người thanh niên đang khát khao được chứng tỏ bản thân, sẽ rất dễ dàng bị Nguyên Hãn lung lạc.

Nhưng Nguyễn Trãi lại là một ca cực kì khó, vì người anh họ này đã thi đậu tiến sĩ và ra làm quan trong thái học viện của Đại Ngu. Mà với tư tưởng nho gia đậm đặc của Ức Trai thì việc thuyết phục hắn tạo phản là cả một vấn đề. Nguyên Hãn quyết rồi, không thuyết phục được thì hắn sẽ dùng vũ lực bắt trói người anh họ này mang về. Hắn không muốn sau này số phận người anh này bi thảm lưu lặc 10 năm Đông Quan, cống hiến cả cuộc đời và sức lực sau đó chỉ bởi vì một chút hiềm nghi của ai đó mà Chết tức tưởi cả nhà trong vụ án Lệ Chi Viên. Mà nói đến chết tức tưởi thì Phạm Văn Xảo cũng không khác Ức Trai, gã này cũng ôm hàm oan mà bị ai đó giết. ( Không nói tên sợ bị phạm luật he he).

Ngày 3 tết Nguyên Hãn cùng thân binh nai nịt gọn gàng giả làm thân hương đi thăm quê quán mà mò về quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nói chung thì cũng loanh quanh cái Lộ Đông Quan này mà thôi. Nguyên Hãn đoán chắc anh họ và ông bác Nguyễn Phi Khanh sẽ về quê ăn tết nên mới mò đến vào lúc này. Xong hắn không ngang nhiên gặp mặt cha con Nguyễn Phi Khanh mà chỉ đưa bái thiếp chứng minh thân phận. Một đó là bức thư tay go mẫu thân hắn viết, hai là bức thư tay do người cậu Lê Trung Trực viết. Sau đó hẹn Nguyễn Trãi gặp nhau ở một nơi khác có chuyện cần bàn do thân phận của Nguyên Hãn rất mẫn cảm lúc này.

Đắn đo suy nghĩ Nguyễn Trãi quyết đi gặp Nguyên Hãn. Dù sao thì mẹ của Nguyễn Trãi cũng là em gái của bố Nguyên Hãn đấy. Nói đến chuyện bố mẹ của Nguyễn Trãi thì khá kì cục Trần Thị Thái là mẹ của Nguyễn Trãi cũng là em gái của Trần Anh ( phụ thân Trần Nguyên Hãn). Nguyễn Ứng Long ( tên nguyên gốc của Nguyễn Phi Khanh) tài văn chương, học rộng hiểu nhiều được cụ Tư Đồ Trần Nguyên Đán mời về làm thầy đồ dậy kèm cho nàng Trần Thị Thái năm đó mới được 15 tuổi. Chả hiểu Nguyễn Ứng Long dạy thế nào mà bụng nàng Trần Thị Thái to tướng ra, Ứng Long sợ quá mà bỏ trốn. Nhưng cụ Tư Đồ Đán rất là bác ái mà gọi hắn về rồi gả con gái cho. Từ một anh học trò nghèo Ứng Long đã thành con rể của tôn Thất như vậy đấy. Mà Nguyễn Trãi là kết quả của mối tình thầy trò máu lửa này. Nói đến cụ Tư Đồ Đán thì Nguyễn Phi Khanh chịu ơn sâu đậm và kính trọng bậc quân tử nho nhã bác ái của bố vợ. Vậy nên khi nhận được bái thiếp thì Phi Khanh đồng ý cho con tri đi gặp Nguyên Hãn, mặc dù hai cha con biết rằng việc này rất nguy hiểm. Xong chịu cái ơn thì có cái nghĩa, mà việc nghĩa thì có chết cũng không từ.

Lúc này đây triều đình nhà Hồ cũng khá trọng dụng Nguyễn Phi Khanh cùng Nguyễn Trãi vậy nên hai cha con cũng nghĩ đơn giản đó là gia cảnh Nguyên Hãn lúc này gặp khó khăn mà nhờ đến trợ giúp cảu họ hàng như mình mà thôi. Họ không nghĩ đến có âm mưu to lớn đang buông xuống đầu mình.

Sáng ngày 4 thang riêng năm 1403 một chiếc xe ngựa rất đỗi bình thường ghé qua trang viên của ông Tiến sĩ Đỗ Phi Khanh, một lát sau hai cha con Nguyễn Trãi bước lên xe. Rồi chiếc xe từ từ lăn bánh, chỉ một thoáng nó đã biết mất sau lũy tre của làng Nhị Khê.